Công ty TNHH LD MANDARIN LOGISTICS là một trong những doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của công ty còn có nhiều mặt hạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Vì vậy trong thời gian thực tập tại công ty, em đã chọn đề tài “GIAO NHẬN HÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH LD MANDARIN LOGISTICS VIỆT NAM. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” để nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Trang 2Tp.Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 04 năm 2010
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến GS.TS Võ Thanh Thu, khoa Thương Mại – Du
lịch – Marketing, trường ĐH Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh
đã dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn em nghiên cứu hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH
LD Mandarin logistics em đã học hỏi rất nhiều điều
trong công việc giao nhận hàng hóa ngoại thương với
vị trí sale và em xin gửi lời cảm ơn quý báu đến
Giám đốc Ông Lê Việt Hà, Trưởng phòng Anh Đỗ Đức Lợi và các anh chị trong công ty đã tận giúp đỡ,
tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt công việc được giao cũng như hoàn thành bài luận văn
Sinh viên : Trần Hoàng Phi Long
Trang 3DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 ICP: Intelligence Coperation Platform - hệ thống truy cập thông tin dữ liệu tại công ty TNHH LD Mandarin logistics
2 WTO: World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới
3 AFTA: Asean Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
4 LCL: Less than Container Load – Gửi lẻ nguyên container
5 FCL: Full Container Load – gửi hàng nguyên container
6 FIATA : Fédération Internationale des Associations de Transitaires et AssimilésLiên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế
7 L/C Letter og Credit - Tín dụng thư
8 ETA: Estimated Time of Arrival – Thời gian dự kiến tàu đến
9 ETD: Estimated Time of Departure – Thời gian dự kiến tàu đi
10 ROROC: Report On Receipt Of Cargo - Biên bảng kết toán nhận hàng ở tàu
11 FOB: Free on Board - Giao hàng lên tàu
12 CIF: Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, bảo hiểm & cước phí
13 HB/L: House Bill of Lading Vận đơn người gom hàng
14 B/L: Bill of Lading - Vận đơn đường biển
15 NOR :Notice Of Readiness - Thông báo sẵn sàng
16 INCOTERMS 2000: In ternational Commerce Terms – Các điều khoản thương mại thương mại quốc tế
Trang 417 UNCTAD: United Nations Conference on Trade and Development – Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại & Phát triển
18 TEU: Twenty –foot equivalent unit - là đơn vị đo của hàng hóa được côngtenơ hóa tương đương với một côngtenơ tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích)
19 ICD: Inland Clearance Deport Cảng khô (cảng cạn )
20 GDP Gross Domestics Product – Tổng sản phẩm quốc nội
Trang 5DANH SÁCH CÁC BẢNG THỐNG KÊ, BIỂU ĐỒ
VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1.Phạm vi dịch vụ người giao nhận 12
Sơ đồ 1.2.Mối quan hệ giữa người giao nhận và các bên liên quan 21
Sơ đồ 2.1.Bộ máy tổ chức công ty MANDARIN 36
Bảng 1.1.Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường biển trên thế giới 6
Bảng 2.1.Thống kê số lượng giao nhận của một số mặt hàng đối với từng loại container bằng đường biển 50
Bảng 2.2.Bảng thống kê tổng số container đối với từng loại mặt hàng vận chuyển bằng đường biển 51
Bảng 2.3.Tình hình doanh thu dịch vụ vận chuyển hàng hóa ngoại thương bằng đường biển tại công ty 53
Bảng 2.4.Cơ cấu một số mặt hàng giao nhận bằng dường biển tại công ty 56
Bảng 2.5.Doanh thu từ hoạt động giao nhận vận tải biển ở một số thị trường chính 60
Bảng 2.6.Thống kê số container hàng mà công ty MANDARIN bị trễ thời gian giao nhận do ảnh hưởng của hãng tàu 60
Biểu đồ 2.1.Thể hiện tốc độ tăng doanh thu dịch vụ vận chuyển hàng hóa ngoại thương bằng đường biển 54
Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng một số mặt hàng giao nhận bằng đường biển năm 2007 57
Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng một số mặt hàng giao nhận bằng đường biển năm 2008 57
Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng một số mặt hàng giao nhận bằng đường biển năm 2009 58
Biểu đồ 2.5 Thể hiện sự phân bố mạng lưới giao nhận hàng hóa ngoại thương bằng đường biển của công ty ở nước ngoài 59
Biểu đồ 2.6 Thể hiện trình độ Anh Văn của nhân viên trong công ty 62
Biểu đồ 2.7 Thể hiện số năm kinh nghiệm của nhân viên (tính đến năm 2010) 63
Biểu đồ 2.8 Thống kê số lượng máy tính bị lỗi tại công ty 64
Trang 6MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Tóm tắt các chương 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 5 1.1 Khái niệm chung về vận tải biển 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Vai trò của vận tải biển trong thương mại quốc tế 5
1.2 Dịch vụ giao nhận vận tải biển & người giao nhận vận tải biển 8
1.2.1 Dịch vụ giao nhận vận tải biển 8
1.2.1.1. Khái niệm 8
1.2.1.2 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận vận tải 9
1.2.1.3 Yêu cầu của dịch vụ giao nhận vận tải 10
1.2.2 Người giao nhận 11
1.2.2.1 Khái niệm 11
1.2.2.2 Phạm vi các dịch vụ của người giao nhận 12
1.2.2.2.1 Dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu) 12
1.2.2.2.2 Dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu) 14
1.2.2.2.3 Dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt 14
1.2.2.2.4 Các dịch vụ khác 16
1.2.2.3 Địa vị pháp lý của người giao nhận 16
1.2.2.4 Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận 18
1.2.2.5 Mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan 20
1.2.2.6 Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế 22
1.3 Nghiệp vụ giao nhận hàng hoá vận tải biển 23
1.3.1 Cơ sở pháp lý 23
1.3.2 Các nguyên tắc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu 24
1.3.3 Trình tự của hoạt động giao nhận hàng hoá bằng đường biển 25
1.3.3.1. Giao nhận hàng xuất khẩu 25
1.3.3.1.1 Đối với hàng hóa không phải lưu kho bãi tại cảng 25
1.3.3.1.2 Đối với hàng hóa phải lưu kho bãi tại cảng 26
1.3.3.1.3 Đối với hàng container 28
a/ Gửi hàng nguyên container (FCL - Full Container Load) 28
b/ Gửi hàng lẻ (LCL - Less than Container Load) 29
1.3.3.2 Giao nhận hàng nhập khẩu 29
1.3.3.2.1 Hàng không phải lưu kho bãi tại cảng 29
Trang 71.3.3.2.2 Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng 30
1.3.3.2.3 Hàng container 32
Nhập nguyên container (FCL) 32
Đối với nhập hàng lẻ (LCL) 32
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH LD MANDARIN LOGISTICS VIỆT NAM 33 2.1 Giới thiệu sơ nét về công ty TNHH LD Mandarin logistics Việt Nam 33
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 33
2.1.2 Chức năng công ty 34
2.1.3 Nhiệm vụ công ty 35
2.1.4 Cơ cấu tổ chức hành chính 36
2.1.5 Mục tiêu hoạt động 36
2.2 Một số đặc thù của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty MANDARIN 37
2.2.1 Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ 37
2.2.2 Phương tiện phục vụ cho hoạt động giao nhận vận tải biển 38
2.3 Quy trình giao nhận hàng hóa ngoại thương bằng đường biển tại công ty TNHH LD Mandarin logistics: 39
2.3.1 Giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển 39
2.3.1.1.Nhận hàng từ người gửi hàng (người xuất khẩu) 39
2.3.1.2.Thuê người chuyên chở hàng hóa 40
2.3.1.3.Tổ chức giao hàng lên tàu 40
2.3.2.Giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 43
2.3.2.1.Trước khi tàu cập cảng 43
2.3.1.2.Khi tàu cập cảng 43
2.3.1.3.Tổ chức nhận hàng từ tàu và giao cho chủ hàng 44
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty MANDARIN 45
2.4.1 Bối cảnh quốc tế 45
2.4.2 Cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước 46
2.4.3 Tình hình xuất nhập khẩu trong nước 47
2.4.4 Biến động thời tiết 47
2.4.5 Các nhân tố nội tại của doanh nghiệp 48
2.5 Thực trạng giao nhận hàng hóa ngoại thương bằng đường biển tại công ty: 49
2.5.1 Sản lượng giao nhận trong vận tải biển 49
2.5.2 Giá trị giao nhận trong vận tải biển 53
2.5.3 Mặt hàng giao nhận trong vận tải biền 55
2.5.4 Hệ thống giao nhận vận tải biển và doanh thu từ thị trường giao nhận vận tải biển 59
2.6 Những vấn đề tồn tại ở công ty MANDARIN 60
2.6.1 Một số trường hợp chậm tiến độ giao hàng hóa ngoại thương 60
2.6.2 Trình độ ngoại ngữ và chuyên môn một số nhân viên còn hạn chế, hiệu quả làm việc làm việc chưa cao 61
Trang 82.6.3 Một số máy tính trong hệ thống máy tính, mạng Internet thường hay gặp
trục trặc 63
2.7 Nguyên nhân dẫn đến những vấn đề tồn tại: 64
2.7.1 Nguyên nhân gây nên tình trạng trễ thời gian giao nhận hàng hóa của khách hàng 64
2.7.2.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số nhân viên trình độ ngoại ngữ & nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế, hiệu quả làm việc chưa cao 65
2.7.3.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số máy tính trong hệ thống máy tính, mạng Internet bị trục trặc 65
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂNTẠI CÔNG TY TNHH LD MANDARIN LOGISTICS VIỆT NAM 66 3.1.Giải pháp 1: 66
3.1.1.Tên giải pháp: Tăng cường sự liên kết, liên doanh với các hãng tàu, đàm phán kí kết hợp đồng với đối tác về dịch vụ vận chuyển hàng hóa ngoại thương 66
3.1.2.Nội dung giải pháp 66
3.1.3.Điều kiện để thực hiện giải pháp này 66
3.1.4.Dự trù hiệu quả khi thực hiện giải pháp này tại công ty: 66
3.1.5.Khó khăn khi thực hiện giải pháp này 67
3.2.Giải pháp 2: 67
3.2.1.Tên giải pháp: Nâng cao trình độ nghiệp chuyên môn & trình độ ngoại ngữ cho một số nhân viên và cả nhân viên 67
3.2.2.Nội dung giải pháp : 67
3.2.3.Điều kiện để thực hiện giải pháp này: 69
3.2.4.Dự trù hiệu quả khi ứng dụng giải pháp này 69
3.2.5.Một số khó khăn khi thực hiện giải pháp này 69
3.3.Giải pháp 3: 70
3.3.1.Tên giải pháp: Nâng cấp hệ thống máy tính công ty & chỉnh sửa hệ thống mạng Internet 70
3.3.2.Nội dung giải pháp: 70
3.3.3.Điều kiện để thực hiện giải pháp này 70
3.3.5.Khó khăn khi thực hiện giải pháp này 71
KẾT LUẬN 72
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài:
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới -WTO, kinhdoanh hàng hoá dịch vụ nói chung và hoạt động giao nhận vận tải quốc tế nói riêngluôn là một mắt xích trong chuỗi liên hoàn của hoạt động xuất nhập khẩu, nó phục vụcho nhu cầu giao lưu buôn bán giữa các khu vực và giữa các quốc gia trên thế giới.Đây là loại dịch vụ thương mại không cần đầu tư nhiều vốn nhưng lợi nhuận thu đượclại tương đối ổn định, góp phần làm cho nền kinh tế đất nước phát triển nhịp nhàng,cân đối, mở rộng các mối quan hệ về nhiều mặt như: chính trị, xã hội, pháp luật, vănhóa,… với các quốc gia khác nhau Có thể nói giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế lànhịp cầu nối giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, giao nhận vận tải quốc tế làmột khâu quan trọng không thể thiếu trong suốt quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu
và nhất là trong thời đại như hiện nay nhu cầu xuất nhập khẩu là rất lớn
Cùng với sự phát triển của giao nhận hàng hóa thương mại quốc tế, giao nhậnvận tải quốc tế ngày càng phát triển, các công ty cạnh tranh gay gắt với nhau Hiện naytrên toàn lãnh thổ Việt Nam khoảng 800 đến 1000 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnhvực giao nhận vận tải thuộc đủ các thành phần kinh tế hoạt động rộng khắp trong cảnước, tiêu biểu khu khối doanh nghiệp nước ngoài như: MAERSK, “K” lines, DHL,UPS,… khối doanh nghiệp trong nước như: Vietrans, Vinalink, Tân Cảng logistics,…
và nhiều doanh nghiệp cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân khác Nhưng lĩnh vực hoạtđộng giao nhận quốc tế là lĩnh vực còn rất mới mẻ đối với nước ta, hơn nữa hoạt độnggiao nhận quốc tế lại là một công việc hết sức phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tốnước ngoài như luật pháp, chính trị, kinh tế, xã hội, ngôn ngữ, tập tục, tập quán, cácthông lệ quốc tế,… Do đó có nhiều vấn đề cần phải làm để không ngừng nâng cao trình
Trang 10độ nghiệp vụ lên ngang tầm quốc tế để phục vụ tốt cho công tác xuất nhập khẩu và cáchoạt động kinh tế đối ngoại khác
Công ty TNHH LD MANDARIN LOGISTICS là một trong những doanh
nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế Bêncạnh những kết quả đạt được, hoạt động của công ty còn có nhiều mặt hạn chế ảnhhưởng tới hiệu quả kinh doanh Vì vậy trong thời gian thực tập tại công ty, em đã chọn
đề tài “GIAO NHẬN HÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY TNHH LD MANDARIN LOGISTICS VIỆT NAM THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP” để nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2 Mục đích nghiên cứu:
Trước tình hình kinh doanh hiện nay, việc kiểm soát và đánh giá dịch vụ củamột công ty chưa được chú trọng đúng mức Khảo sát tình hình thực tế việc giao nhậnhàng hóa ngoại thương tại công ty TNHH LD MANDARIN LOGISTICS, em đánh giádịch vụ giao nhận tại công ty về những cái đạt được, những cái chưa đạt được và từ đótìm ra nguyên nhân gây ra những thiếu sót để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể đểhoàn thiện dịch vụ được tốt hơn đáp ứng dược những nhu cầu và mong muốn củakhách hàng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Các vấn đề liên quan đến dịch vụ giao nhận vận tải biển và các giải pháp hoànthiện dịch vụ giao nhận hàng hóa ngoại thương bằng đường biển
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Trong công ty TNHH LD Mandanrin logistics Việt Nam
Trang 114 Phương pháp nghiên cứu:
Bài luận văn là kết quả của quá trình khảo sát thực tế tại công ty TNHH LDMANDARIN LOGISTICS trên cơ sở sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn Phươngpháp nghiên cứu được thực hiện dựa trên các phương pháp thu thập ý kiến, so sánh, đốichiếu,…
Tuy nhiên, do hạn hẹp về kiến thức, thời gian và kinh nghiệm thực tế chưa nhiềunên khó có thể tránh khỏi nhiều thiếu sót trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp do
đó em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô, ban lãnh đạo công ty, các bạn sinhviên cũng như người đọc Xin chân thành cảm ơn
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH LD MANDARIN LOGISTICS
Trong chương 2 này, giới thiệu sơ lược về công ty sau đó phân tích thực trạng
về dịch vụ giao nhận hàng hóa ngoại thương bằng đường biển tại công ty để thấy đượcnhững thành công mà công ty đạt được cũng như những vấn đề hạn chế mà công tyđang gặp phải và tìm ra nguyên nhân gây ra những vấn đề còn tồn đọng
Trang 12CHƯƠNG 3.CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG TẠI CÔNG TY LD MANDARIN LOGISTICS
Dựa trên những vấn đề còn tồn đọng ở công ty MANDARIN để đưa ra các giảipháp hoàn thiên dịch vụ giao nhận hàng hóa ngoại thương bằng đường biển
Trang 13CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG
HÓA NGOẠI THƯƠNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1 Khái niệm chung về vận tải biển
1.1.2.Vai trò của vận tải biển trong thương mại quốc tế
Vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa ngoạithương, chiếm khoảng 80% khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế Sản lượnghàng hóa vận chuyển hàng năm đạt 6,000 tỷ tấn và khối lượng luân chuyển đạt khoảng25,000 tỷ tấn/hải lý Khối lượng luân chuyển hàng hóa bằng đường biển một số nămtrên thế giới thể hiên như trong bảng sau
Trang 14BẢNG 1.1.KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA LUÂN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Than đá
Ngũ cốc
5 loại hàng khô khối lượng lớn
Hàng khô khác
Tổng cộng toàn thế giới
( Nguồn: Review of Maritime Transport 2008 –UNCTAD)
Vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng như vậy trong thương mại quốc tế, vì nó cónhững ưu điểm nổi bật sau:
Vận tải đường biển có năng lực vận chuyển lớn: phương tiện trong vận tảiđường biển là các tàu có sức chứa rất lớn, có thể chạy nhiều tàu trong cùng mộtthời gian trên cùng một tuyến đường; thời gian tàu nằm chờ tại các cảng giảmnhờ sử dụng container và phương tiện xếp dở hiện đại nên khả năng thông quancủa một số cảng là rất lớn Ví dụ như cảng Rotterdam ( Hà Lan ): 322 triệu tấn
Trang 15hàng/năm, cảng Hồng Kông : 18,6 triệu TEU/năm, cảng Singapore 16,4 triệuTEU/năm, cảng Busan: 9,3 triệu TEU/năm ( năm 2002 )
Vận tải đường biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóatrong thương mại quốc tế như: than đá, dầu mỏ, quặng, ngũ cốc,…
Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp: vì các tuyến đườngbiển là các tuyến giao thông tự nhiên nên không đòi hỏi nhiều vốn, nguyên vậtliệu, sức lao động để xây dựng, duy trì, bảo quản, trừ việc xây dựng các kênhđào và hải cảng
Giá thành vận tải biển rất thấp: vì trọng tải tàu vận chuyển lớn, cự ly vận chuyểntrung bình lớn, biên chế ít nên năng suất lao động trong ngành vận tải biển cao.Nhiều tiến bộ khoa học và kĩ thuật trong vận tải và thông tin được áp dụng nêngiá thành vận tải biển có xu hướng ngày càng hạ hơn
Tiêu thụ nhiên liệu trên một tấn trọng tải thấp, chỉ cao hơn vận tải đường sông một ítTuy nhiên, vận tải biển cũng có một số nhược điểm sau:
Vận tải biển phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên, hàng hải
Tốc độ của các loại tàu biển tương đối thấp
Trang 161.2 Dịch vụ giao nhận vận tải biển & người giao nhận vận tải biển
1.2.1. Dịch vụ giao nhận vận tải biển:
1.2.1.1. Khái niệm
Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người bán và người mua ở nhữngnước khác nhau Sau khi hợp đồng mua bán được kí kết, người bán thực hiện việc giaohàng, tức là hàng hóa vận chuyển từ nước người bán sang nước người mua Để cho quátrình vận chuyển đó bắt đầu được, tiếp tục được và kết thúc được, tức là hàng hóa đếntay người mua được, cần phải thực hiện hàng loạt các công việc khác liên quan như:đóng gói, bao bì, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm các thủ tục gửi hàng, xếp hàng lêntàu, chuyển tải hàng hóa ở dọc đường, dở hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận,…Những công việc đó gọi là dịch vụ giao nhận
Dịch vụ giao nhận ( Freight Forwarding ), theo “Quy tắc mẫu của FIATA vềdịch vụ giao nhận” được định nghĩa như là “bất kỳ loại dịch vụ nào liên quanđến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hoácũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả cácvấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quanđến hàng hoá”
Theo luật Thương Mại Việt năm 1997 thì “giao nhận hàng hóa là hành vi
thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục, giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác”.
Trang 17Như vậy về cơ bản, giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liênquan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng(người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).
1.2.1.2. Đặc điểm của dịch vụ giao nhận vận tải
Do cũng là một loại hình dịch vụ nên dịch vụ giao nhận vận tải cũng mangnhững đặc điểm chung của dịch vụ, đó là nó là hàng hóa vô hình nên không có tiêuchuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, không thể cất giữ trong kho, sản xuất vàtiêu dùng diễn ra đồng thời, chất lượng của dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận củangười được phục vụ
Nhưng do đây là một hoạt động đặc thù nên dịch vụ này cũng có nhữngđặc điểm riêng:
Dịch vụ giao nhận vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làm cho
đối tượng thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không tác động về mặt kỹthuật làm thay đổi các đối tượng đó Nhưng giao nhận vận tải lại có tác độngtích cực đến sự đến sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân
Mang tính thụ động: Đó là do dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu
của khách hàng, các qui định của người vận chuyển, các ràng buộc về luậtpháp, thể chế của chính phủ (nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước thứ ba)
…
Mang tính thời vụ: Dịch vụ giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất
nhập khẩu nên nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa xuất nhập khẩu Màthường hoạt động xuất nhập khẩu mang tính chất thời vụ nên hoạt động giaonhận cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ
Trang 18 Ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước, người làm dịch
vụ giao nhận còn tiến hành các dịch vụ khác như gom hàng, chia hàng, bốcxếp nên để hoàn thành công việc tốt hay không còn phụ thuộc nhiều vào cơ
sở vật chất kỹ thuật và kinh nghiệm của người giao nhận
1.2.1.3. Yêu cầu của dịch vụ giao nhận vận tải
Cũng như bất kỳ một loại dịch vụ nào, dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa tuykhông có những chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng nhưng nó cũng cónhững yêu cầu đòi hỏi riêng mà người giao nhận phải đáp ứng mới thỏa mãnđược nhu cầu của khách hàng Một số yêu cầu của dịch vụ này bao gồm:
Giao nhận hàng hóa phải nhanh gọn Nhanh gọn thể hiện ở thời gian hàng đi từ
nơi gửi đến nơi nhận, thời gian bốc xếp, kiểm đếm giao nhận Giảm thời giangiao nhận góp phần đưa ngay hàng hóa vào đáp ứng nhu cầu của khách hàng,muốn vậy người làm giao nhận phải nắm chắc quy trình kỹ thuật, chủng loạihàng hóa, lịch tàu và bố trí hợp lý phương tiện vận chuyển
Giao nhận chính xác an toàn Đây là yêu cầu quan trọng để đảm bảo
quyền lợi của chủ hàng và người vận chuyển Chính xác là yếu tố chủ yếuquyết định chất lượng và mức độ hoàn thành công việc bao gồm chính xác về
số lượng, chất lượng, hiện trạng thực tế, chính xác về chủ hàng, nhãn hiệu.Giao nhận chính xác an toàn sẽ hạn chế đến mức thấp nhất sự thiếu hụt, nhầmlẫn, tổn thất về hàng hóa
Bảo đảm chi phí thấp nhất Giảm chi phí giao nhận là phương tiện cạnh tranh
hiệu quả giữa các đơn vị giao nhận Muốn vậy phải đầu tư thích đáng cơ sở vậtchất, xây dựng và hoàn chỉnh các định mức, các tiêu chuẩn hao phí, đào tạo độingũ cán bộ nghiệp vụ
Trang 191.2.2. Người giao nhận
1.2.2.1. K hái niệm
Chưa có một định nghĩa thống nhất nào về người giao nhận được quốc tếchấp nhận Người ta thường hiểu người kinh doanh dịch vụ giao nhận hay cácdoanh nghiệp giao nhận là người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder,
Forwarding Agent) Theo FIATA, “người giao nhận là người lo toan để hàng hóa
được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác.Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợpđồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểmhoá”
Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận côngviệc giao nhận hàng hóa của mình), chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủ hàngthực hiện dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhậnchuyên nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giaonhận hàng hóa Theo luật Thương mại Việt Nam thì người làm dịch vụ giaonhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụgiao nhận hàng hóa
Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra nhận xét:
Người giao nhận hoạt động theo hợp đồng ủy thác ký với chủ hàng, bảo vệ lợiích của chủ hàng
Người giao nhận lo liệu việc vận tải nhưng chưa hẳn là người vận tải.Anh ta
có thể sử dụng, thuê mướn người vận tải Anh ta cũng có thể có phương tiện vậntải, có thể tham gia vận tải, nhưng đối với chủ hàng ủy thác, anh ta là người giaonhận, ký hợp đồng ủy thác giao nhận, không phải là người vận tải
Trang 20 Cùng với việc tổ chức vận tải, người giao nhận còn làm nhiều việc khác trongphạm vi ủy thác của chủ hàng để đưa hàng từ nơi này đến nơi khác theo nhữngđiều khoản đã cam kết.
Dù ở các nước khác nhau, tên gọi của người giao nhận có khác nhau,nhưng tất cả đều cùng mang một tên chung trong giao dịch quốc tế là “ người giaonhận hàng hóa quốc tế” (international freight forwarder), và cùng làm một dịch vụ
tương tự nhau, đó là dịch vụ giao nhận.
1.2.2.2. Phạm vi các dịch vụ của người giao nhận
Cho dù người giao nhận thực hiện rất nhiều dịch vụ khác nhau liên quan đếnhàng hóa nhưng có thể tổng hợp thành các nhóm như sau:
SƠ ĐỒ1.1: PHẠM VỊ DỊCH VỤ NGƯỜI GIAO NHẬN
gửi hàng
Thay mặt người nhận hàng
Dịch
vụ hàng hóa đặc biệt
Dịch
vụ khác PHẠM VI DỊCH VỤ NGƯỜI GIAO NHẬN
Trang 21 Lưu cước với người chuyên chở đã chọn.
Nhận hàng, thiết lập và cung cấp những chứng từ cần thiết như giấy chứngnhận nhận hàng của người giao nhận
Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư
Đóng gói hàng hóa (trừ khi việc đóng gói hàng hóa thuộc trách nhiệm củangười gửi hàng trước khi giao hàng cho người giao nhận) có tính đến tuyếnđường, phương thức vận tải, bản chất của hàng hóa, và những qui chế áp dụngnếu có, ở nước xuất khẩu, nước quá cảnh và nước nhập khẩu
Lo liệu việc lưu kho, cân đo, mua bảo hiểm cho hàng hóa khi khách hàngyêu cầu
Vận tải hàng hóa đến cảng, thực hiện việc khai báo hải quan, các thủ tục chứng
từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở
Thực hiện việc giao dịch ngoại hối, nếu có
Thanh toán phí và những chi phí khác bao gồm cả tiền cước
Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở giao cho người gửi hàng
Thu xếp việc chuyển tải trên đường nếu cần thiết
Giám sát việc vận tải hàng hóa trên đường gửi tới người nhận hàng thôngqua những mối liên hệ với người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ởnước ngoài
Ghi nhận những tổn thất của hàng hóa, nếu có
Giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại với người chuyên chở về tổn thấthàng hóa, nếu có
Trang 221.2.2.2.2. Dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu)
Theo những chỉ dẫn của khách hàng, người giao nhận sẽ:
Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận tải hàng hóa khi trách nhiệm vậntải hàng hóa thuộc về người nhận hàng
Nhận và kiểm tra tất cả những chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hànghóa, quan trọng nhất là vận đơn
Nhận hàng của người chuyên chở và nếu cần thì thanh toán cước
Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những phí khác cho hảiquan và những cơ quan liên quan
Thu xếp việc lưu kho quá cảnh nếu cần
Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng
Giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên chở về tổnthất hàng hóa nếu có
Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng hóa nếu hai bên cóhợp đồng
1.2.2.2.3. Dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt
Giao nhận hàng hóa đặc biệt khác giao nhận hàng hóa thông thường ở chỗcông việc này đòi hỏi người giao nhận phải có thêm các thiết bị chuyên dùng, đồngthời cũng yêu cầu người giao nhận phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vữngchắc Dó là do hàng hóa đặc biệt không đồng nhất mà có thể là hàng bách hóa baogồm nhiều loại thành phẩm, bán thành phẩm, hay hàng sơ chế hoặc những hànghóa khác giao lưu trong buôn bán quốc tế
Trang 23Một số dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt mà người giao nhận thường gặphiện nay:
Giao nhận hàng công trình
Hàng công trình chủ yếu là máy móc nặng, thiết bị để xây dựng những côngtrình lớn như nhà máy hoá chất, nhà máy thuỷ điện, sân bay, cơ sở lọc dầu.Giao nhận hàng loại này là phải từ nơi sản xuất đến tận công trường xây dựngtrong đó việc di chuyển cần phải có kế hoạch cẩn thận để đảm bảo giao hàng đúngthời hạn Đây là một lĩnh vực chuyên môn của người giao nhận vì nó cần nhữngthiết bị đặc biệt như cần cẩu loại nặng, xe vận tải ngoại cỡ, tàu chở hàng loại đặcbiệt v.v…
Giao nhận quần áo treo trên mắc
Quần áo may mặc được chuyên chở bằng những chiếc mắc áo treo giá trong
những container đặc biệt gọi là container treo (hanging container) Đây cũng chỉ
là những chiếc container 20’, 40’ bình thường nhưng được lắp đặt thêm nhữngthanh bar ngang hoặc dọc hay những sợi dây có móc để móc mắc treo vào Loạicontainer này có những yêu cầu về vệ sinh rất nghiêm ngặt ở nơi đến, quần áođược chuyển trực tiếp từ container vào cửa hàng để bầy bán Cách này loại bỏđược việc phải chế biến lại quần áo nếu đóng nhồi trong container, đồng thờitránh được ẩm ướt, bụi bậm
Giao nhận hàng triển lãm
Người giao nhận thường được người tổ chức triển lãm hay các đơn vịtham gia triển lãm giao cho việc chuyên chở hàng đến nơi triển lãm ở nước ngoài.Đây thường là hàng tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập nên cũng có nhữngthủ tục riêng trong giao nhận không giống hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường
Trang 24đòi hỏi người giao nhận phải có kinh nghiệm.
1.2.2.2.4. Các dịch vụ khác
Ngoài những dịch vụ nêu trên, tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, ngườigiao nhận có thể làm những dịch vụ khác nảy sinh trong quá trình chuyênchở và cả những dịch vụ đặc biệt như gom hàng, dịch vụ liên quan đến hàng côngtrình, công trình chìa khóa trao tay v.v…
Người giao nhận cũng có thể thông báo cho khách hàng của mình về nhu cầutiêu dùng, thị trường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, nhữngđiều khoản cần đưa vào hợp đồng mua bán ngoại thương, tóm lại là tất cả nhữngvấn đề liên quan đến công việc kinh doanh của khách hàng, cho dù khách hàng cóyêu cầu hay không
1.2.2.3. Địa vị pháp lý của người giao nhận
Do chưa có luật lệ quốc tế quy định về lĩnh vực này nên địa vị pháp lý củangười giao nhận ở từng nước có khác nhau, tùy theo luật pháp ở nước đó
Ở những nước có luật tập tục (common law) - luật không thành văn, thôngdụng trong các nước thuộc khối liên hiệp Anh, hình thành trên cơ sở tập quán phổbiến trong quan hệ dân sự từ nhiều thế kỷ - thì địa vị pháp lý của người giaonhận dựa trên khái niệm về đại lý Người giao nhận lấy danh nghĩa của người ủythác (người gửi hàng hay người nhận hàng) để giao dịch cho công việc củangười ủy thác
Hoạt động của người giao nhận khi đó phụ thuộc vào những quy tắctruyền thống về đại lý, như việc phải mẫn cán khi thực hiện nhiệm vụ củamình, phải trung thực với người ủy thác, tuân theo những chỉ dẫn hợp lý của người
Trang 25ủy thác, mặt khác được hưởng những quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm phùhợp với vai trò của một đại lý.
Trong trường hợp người giao nhận đảm nhận vai trò của người ủy thác (hànhđộng cho lợi ích của mình), tự mình ký kết hợp đồng với người chuyên chở và cácđại lý, thì người giao nhận sẽ không được hưởng những quyền bảo vệ và giới hạntrách nhiệm nói trên, anh ta phải chịu trách nhiệm cho cả quá trình giao nhận hànghóa kể cả khi hàng nằm trong tay những người chuyên chở và đại lý mà anh ta
sử dụng
Ở những nước có luật dân sự (civil law) - luật quy định quyền hạn và việc bồithường của mỗi cá nhân - thì địa vị pháp lý quyền lợi và nghĩa vụ của ngườigiao nhận ở các nước khác nhau có khác nhau thông thường những ngườigiao nhận phải lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho công việc của người ủy thác,
họ vừa là người ủy thác vừa là đại lý Đối với người ủy thác (người nhận hàng hayngười gửi hàng) họ được coi là đại lý còn đối với người chuyên chở họ lại là người
ủy thác Tuy nhiên thể chế mỗi nước sẽ có những điểm khác biệt
Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) đã soạn thảo Điều kiện
kinh doanh tiêu chuẩn để các nước tham khảo xây dựng các điều kiện cho
ngành giao nhận của nước mình, giải thích rõ ràng các nghĩa vụ, quyền lợi và tráchnhiệm của người giao nhận
Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn quy định người giao nhận phải:
- Tiến hành chăm sóc chu đào hàng hóa được ủy thác
- Điều hành và lo liệu vận tải hàng hóa được ủy thác theo chỉ dẫn củakhách hàng về những vấn đề có liên quan đến hàng hóa đó
- Người giao nhận không nhận đảm bảo hàng đến vào một ngày nhất
Trang 26định, có quyền cầm giữ hàng khi khách hàng của mình không thanh toán các khoảnphí.
- Chỉ chịu trách nhiệm về lỗi lầm của bản thân mình và người làm công chomình, không chịu trách nhiệm về sai sót của bên thứ ba, miễn là đã tỏ ra cầnmẫn thích đáng trong việc lựa chọn bên thứ ba đó
Những điều kiện này thường được hình thành phù hợp với tập quánthương mại hay thể chế pháp lý hiện hành ở từng nước
Ở những nước chưa có Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thì hợp đồng giữa
người giao nhận và khách hàng sẽ quy định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệmmỗi bên
1.2.2.4. Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận
Dù ở địa vị đại lý hay người ủy thác người giao nhận cũng phải chăm sóc chuđáo hàng hóa được ủy thác, thực hiện đúng những chỉ dẫn của khách hàng vềnhững vấn đề có liên quan đến vận tải hàng hóa
Khi đóng vai trò là đại lý, người giao nhận chịu trách nhiệm do lỗi lầm sai sótcủa bản thân mình và những người dưới quyền (cán bộ nhân viên trong doanhnghiệp) như giao hàng trái chỉ dẫn, lập chứng từ nhầm lẫn, quên thông báo khiếnhàng phải lưu kho, lưu bãi tốn kém, làm sai thủ tục hải quan… Người giaonhận không chịu trách nhiệm về tổn thất do lỗi lầm, sai sót của bên thứ ba (ngườichuyên chở, người ký hợp đồng phụ, nhận lại dịch vụ…) miễn là người giao nhận
đã thể hiện sự cần mẫn thích đáng trong việc lựa chọn bên thứ ba đó
Khi đóng vai trò là người ủy thác thì ngoài những trách nhiệm của đại lý nóitrên, người giao nhận còn chịu trách nhiệm về cả những hành vi và sơ suất của bênthứ ba mà người giao nhận sử dụng để thực hiện hợp đồng Trong vai trò này người
Trang 27giao nhận thường đưa ra “giá trọn gói” chứ không phải chỉ nhận hoa hồng như đại
lý Người giao nhận thường đóng vai trò người ủy thác khi thu gom hàng lẻ, khikinh doanh vận tải đa phương thức, khi đảm nhận tự vận chuyển hàng hóa haynhận bảo quản hàng hóa trong kho của mình
Trong việc hình thành những Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn, người giao
nhận được hưởng một số miễn trừ trách nhiệm mà lẽ ra họ phải chịu Trongluật tập tục, người giao nhận khi hoạt động như người chuyên chở, họ phảichịu trách nhiệm về tổn thất hàng hóa trừ trường hợp tổn thất do nội tì củahàng hóa, do thiên tai hay những nhân tố khác được miễn trừ trách nhiệm theo luậttập tục
Theo Luật Thương mại Việt Nam 1997, điều 167 quy định người làm dịch vụgiao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người giao nhận có thể thực hiện khácvới chỉ dẫn của khách hàng nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàngnhưng phải thông báo ngay cho khách hàng
- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việckhông thực hiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thỉphải thông báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm
- Trong trường hợp hợp đồng không có sự thỏa thuận về thời hạn cụ thể thựchiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thờihạn hợp lý
Theo Luật Thương mại Việt Nam, người làm dịch vụ giao nhận khôngphải chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng phát sinh trong những
Trang 28trường hợp:
- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
- Đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người đượckhách hàng uỷ quyền
- Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp
- Do khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ quyền thực hiện việcxếp dỡ hàng hóa
- Do khuyết tật của hàng hóa
- Do có đình công
- Trường hợp bất khả kháng
Người giao nhận không chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ kháchhàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận hàng sai địa chỉ mà không phải dolỗi của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
1.2.2.5. Mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan
Như trên đã nói, người giao nhận là người nhận sự ủy thác của chủ hàng để
lo liệu việc vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, mà trong quá trìnhvận chuyển hàng hóa phải qua rất nhiều giai đoạn, chịu sự kiểm tra, kiểm soát củarất nhiều cơ quan chức năng Do đó, người giao nhận cũng phải tiến hành các côngviệc có liên quan đến rất nhiều bên
Trang 29SƠ ĐỔ 1.2: MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI GIAO NHẬN VỚI CÁC
BÊN LIÊN QUAN
Sơ đồ trên biểu thị mối quan hệ giữa người giao nhận với các bên liênquan nhưng không phủ nhận mối quan hệ giữa các bên với nhau, nhưng do phạm vinghiên cứu giới hạn nên bài viết này không đề cập đến
Trước hết là quan hệ với khách hàng, có thể là người gửi hàng hoặc ngườinhận hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, mang nhiều quốc tịch khácnhau Mối quan hệ này được điều chỉnh bằng hợp đồng ủy thác giao nhận
Quan hệ với Chính phủ và các cơ quan chức năng đại diện cho Chính phủnhư: Bộ Thương mại, Hải quan, Giám định, Cơ quan quản lý ngoại hối, kiểm dịch,
y tế,…
HĐ dịch vụ
Chính phủ & các cơ quan chức năng
Bộ Công Thương Hải quan
Cơ quan quản lý ngoại hối
Người nhận hàng
HĐ ủy thác
chuyên chở
Người bảo hiểm
Trang 30Quan hệ với người chuyên chở và đại lý của người chuyên chở: đó có thể làchủ tàu, người môi giới, hay bất kỳ người kinh doanh vận tải nào khác, mối quan
hệ này được điều chỉnh bằng hợp đồng cung cấp dịch vụ
Ngoài ra, người giao nhận còn có mối quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng,người bảo hiểm
1.2.2.6. Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế
Từ trước đến nay các “Forwarders” vẫn được coi như những người trung giantrong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hoá Nhiều người cho rằng sự tồn tạicủa nghề này sẽ không còn được bao lâu nữa bởi lẽ công nghệ thông tin trên mạngtoàn cầu đã phát triển mạnh mẽ và trở nên phổ biến, các chủ hàng có thể giao dịchtrực tiếp với các nhà vận chuyển lớn
Tuy nhiên, nhận định như vậy còn quá sớm vì người giao nhận vẫn đóng mộtvai trò rất quan trọng Họ là người điều phối làm sao để toàn bộ quá trình vậnchuyển hàng hóa được thông suốt Chúng ta biết thương mại điện tử là rất tốt,nhưng người ta vẫn phải cần một ai đó thực giao nhận món hàng Các hãng tàu chỉquan tâm làm sao cho các container của họ được đầy hàng Các nhà cung cấphàng hóa đôi khi cũng có thể chấp nhận vận chuyển một container đầy hàngcủa họ cho một khách hàng nào đó Nhưng nếu một container lại chứa hàngcủa rất nhiều người mua thì có lẽ chẳng ai khác ngoài người giao nhận có thể đưachúng đến tay người mua hàng Có thể nói, người giao nhận đóng một vai trò rấtquan trọng trong thương mại quốc tế
Trang 311.3 Nghiệp vụ giao nhận hàng hoá vận tải biển
1.3.1. Cơ sở pháp lý
Hoạt động giao nhận về thực chất là hoạt động tác nghiệp liên quan đếnnhiều vấn đề như vận tải, hợp đồng mua bán, thanh toán, thủ tục Hải quan cho nênkhi thực hiện nghiệp vụ giao nhận cần quan tâm đến những cơ sở pháp lý trực tiếp
và gián tiếp điều tiết hoạt động đó
Cơ sở pháp lý cho việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm các quyphạm pháp luật quốc tế (các Công ước về vận đơn vận tải, Công ước về hợpđồng mua bán hàng hóa…); các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nướcViệt Nam về giao nhận vận tải; các loại hợp đồng và tín dụng thư…
Các công ước quốc tế bao gồm:
Công ước Viên 1980 về buôn bán quốc tế
Các công ước về vận tải như Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc
về vận đơn đường biển ký tại Brussels ngày 25/8/1924 còn được gọi là quy tắcHague Công ước này cho đến nay đã được sửa đổi chỉnh lý hai lần, lần thứnhất vào năm 1968 tại Visby nên được gọi là Nghị định thư Visby 1968 vàlần sửa đổi thứ hai vào năm 1979, gọi là Nghị định thư SDR Ngoài ra còn cóCông ước Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển kýtại Hamburg ngày 31/3/1978, thường gọi tắt là Công ước Hamburg hay quitắc Hamburg 1978
Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn Incoterm 2000 giải thích các điều kiệnthương mại của phòng thương mại quốc tế
Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP 500 của phòngthương mại quốc tế Paris
Trang 32Bên cạnh luật pháp quốc tế, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bảnquy phạm pháp luật liên quan đến vận tải, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu như
Bộ luật Hàng hải Việt Nam 1990, Luật thương mại Việt Nam 1997, Quyết định2106/QĐ-GTVT qui định thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa tạicảng biển Việt Nam, Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn Việt Nam (do VIFAS banhành trên cơ sở của FIATA), Luật kinh doanh bảo hiểm, rồi Luật thuế v.v…
Các loại hợp đồng làm cơ sở cho hoạt động giao nhận bao gồm hợp đồng muabán ngoại thương, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng ủy thác giao nhận, hợp đồng bảohiểm
1.3.2. Các nguyên tắc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu
Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc chung trong giao nhậnhàng hóa
- Việc bốc dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng là docảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng hoặc người được chủ hàng
ủy thác với cảng Người được chủ hàng ủy thác thường là người giao nhận
- Đối với hàng không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì chủ hànghoặc người được ủy thác có thể giao nhận trực tiếp với tàu, chỉ thỏa thuận với cảng
về địa điểm bốc dỡ, thanh toán chi phí bốc dỡ và các chi phí phát sinh khác
- Việc bốc dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng do cảng tổ chức thực hiện.Nếu chủ hàng đưa phương tiện và nhân công vào cảng để bốc dỡ thì chủ hàng phảithỏa thuận với cảng và phải trả lệ phí liên quan, nếu có
- Khi được ủy thác nhận hàng từ tàu, cảng nhận hàng bằng phương thức nàothì phải giao hàng bằng phương thức ấy
- Người giao nhận hàng phải xuất trình chứng từ hợp lệ xác nhận quyền đượcnhận hàng và phải nhận liên tục trong một thời gian nhất định khối lượng hàng hóa
Trang 33ghi trong chứng từ Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi đã ra khỏi cảng.
- Việc giao nhận được tiến hành trên cơ sở ủy thác của chủ hàng tức làchủ hàng ủy thác việc gì thì chỉ làm việc đó
Ngoài ra còn có những qui tắc cơ bản như việc giao nhận phải đảm bảo địnhmức xếp dỡ của cảng, hàng thông qua cảng phải có đầy đủ ký mã hiệu…
1.3.3. Trình tự của hoạt động giao nhận hàng hoá bằng đường biển
1.3.3.1. Giao nhận h à ng xuất khẩu
1.3.3.1.1. Đối với hàng hóa không phải l ư u kho bãi t ại cảng
Hàng không phải lưu kho bãi tại cảng là hàng xuất khẩu do chủ hàngngoại thương vận chuyển từ các nơi trong nước để xuất khẩu, có thể bảo quản tạicác kho riêng của mình chứ không qua các kho của cảng Từ kho riêng, các chủhàng hoặc người được chủ hàng ủy thác có thể giao trực tiếp cho tàu
Các bước giao nhận bao gồm:
Đưa hàng đến cảng
Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác bằng phương tiện của mìnhvận chuyển hàng đến cảng
Làm thủ tục xuất khẩu, giao hàng cho tàu
- Đăng ký với cảng về máng, địa điểm, cầu tầu xếp dỡ
- Làm thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩu, xin giấy chứng nhận vệ sinh,kiểm dịch nếu cần,…
- Tổ chức vận chuyển, xếp hàng lên tàu
- Liên hệ với thuyền trưởng để lấy sơ đồ xếp hàng
- Tiến hành xếp hàng lên tàu do công nhân của cảng làm, nhân viên giao
Trang 34nhận phải theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra, trong đó phải xếp
hàng lên tàu và ghi vào tally sheet (phiếu kiểm kiện)
- Tàu sẽ lập biên lai thuyền phó ghi số lượng, tình trạng hàng hóa xếp lên tàu(là cơ sở để cấp vận đơn) Biên lai phải sạch
- Cung cấp chi tiết để người chuyên chở cấp vận đơn và đưa vận đơn chongười chuyên chở ký, đóng dấu
- Lập bộ chứng từ thanh toán tiền hàng mà hợp đồng hoặc L/C qui định
- Thông báo cho người nhận hàng biết việc giao hàng
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu trong hợp đồng qui định)
- Tính toán thưởng phạt xếp dỡ hàng nhanh chậm (nếu có)
1.3.3.1.2. Đối với hàng hóa phải lưu kho bãi tại cảng
Hàng hóa không được giao trực tiếp cho tàu mà phải thông qua cảng.Trình tự giao nhận bao gồm:
Danh mục hàng hóa xuất khẩu (Cargo list)
Thông báo xếp hàng của hãng tàu cấp (Shipping Order), nếu cần
- Giao hàng vào kho, bãi của cảng
Trang 35Cảng giao hàng cho tàu
- Trước khi giao hàng cho tàu, chủ hàng phải:
Làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu: hải quan, kiểm dịch, vệsinh…
Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA), chấp nhận NOR
Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng
- Xếp và giao hàng cho tàu
Trước khi xếp, tổ chức vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấylịch xếp hàng, ấn định máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân,người áp tải (nếu cần)
Tiến hành bốc và giao hàng cho tàu Việc xếp hàng lên tàu
do công nhân của cảng làm Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sựgiám sát của đại diện hải quan Trong quá trình giao hàng, nhân viênkiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng giao vào Tally Report,cuối ngày phải ghi vào Daily Report và khi xếp xong một tàu, ghivào Final Report Bên phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm vàghi tình hình vào Tally Sheet Việc kiểm đếm cũng có thể thuênhân viên của công ty kiểm kiện
Khi giao nhận xong một lô hoặc cả tàu, cảng phải lấy biênlai thuyền phó (Mate’s Receipt) để trên cơ sở đó lập vận đơn
Lập bộ chứng từ thanh toán
Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, người giao nhận phải lập hoặc lấy cácchứng từ cần thiết tập hợp thành bộ chứng từ, xuất trình cho ngân hàng để đượcthanh toán tiền hàng Nếu thanh toán bằng L/C thì bộ chứng từ thanh toán phải phù
Trang 36hợp với nhau và phù hợp về mặt hình thức với L/C và phải xuất trình trong thờihạn hiệu lực của L/C.
Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho
hàng hóa nếu cần.
Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển,lưu kho, bảo quản…
Tính toán thưởng phạt xếp dỡ (nếu có)
1.3.3.1.3. Đối với hàng container
a/ Gửi hàng nguyên container (FCL - Full Container Load)
Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác sẽ phải giao dịch với hãng tàuhoặc đại diện của hãng tàu để xin container và/hoặc đàm phán giá cả
Sau khi hai bên đã có thoả thuận, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container
Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình
Mời đại diện hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định đến kiểm tra vàgiám sát việc đóng hàng vào container Sau khi đóng hàng xong, nhân viên hải quan
sẽ niêm phong, kẹp chì
Chủ hàng sẽ giao container cho tàu tại bãi container quy định trong thời gianquy định (closing time) của từng chuyến tàu (thường là 8 tiếng trước khi tàu xếphàng) và lấy biên lai nhận container để chở của tàu
Sau khi container đã được xếp lên tàu thì mang biên lai này đến hãng tàu đểđổi lấy vận đơn
b/ Gửi hàng lẻ (LCL - Less than Container Load)
Trang 37 Chủ hàng giao dịch với hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấp cho họnhững thông tin cần thiết về hàng xuất Sau khi được chấp nhận, hai bên sẽ thoảthuận với nhau về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng.
Chủ hàng hoặc người giao nhận mang hàng đến giao cho người chuyên chởtại CFS hoặc ICD quy định
Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hoá, giám sát việc đónghàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng Sau khi hải quanniêm phong kẹp chì container, chủ hàng phải hoàn thành nốt thủ tục để bốc containerlên tàu và yêu cầu cấp vận đơn
Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chủ (Master Bill
of Lading)
Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến
1.3.3.2. Giao nhận hàng nhập khẩu
1.3.3.2.1.Hàng không ph ả i l ư u kho bãi tại cảng
Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác đứng ra giao nhận trực tiếp vớitàu
Để có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủhàng phải trao cho cảng một số chứng từ:
Bản lược khai hàng hóa (2 bản)
Sơ đồ xếp hàng (Cargo plan - 2 bản)
Chi tiết hầm hàng (2 bản)
Chi tiết về hàng quá khổ quá tải (nếu có)
Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu
Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhậnhàng như:
Trang 38 Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm bảolưu trách nhiệm của tàu về những tổn thất xảy ra sau này.
Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt
Thư dự kháng (LR - Letter of Reservation) đối với tổn thấtkhông rõ rệt
Bản kết toán nhận hàng với tàu(ROROC)
Biên bản giám định
Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập)
Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quankiểm hoá Nếu hàng không có niêm phong kẹp chì phải có hải quan áp tải về kho
Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập
Vận chuyển hàng về kho hoặc phân phối ngay hàng hoá
1.3.3.2.2.Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng
Cũng như đối với hàng xuất khẩu, trình tự nhận hàng gồm các bước sau:
Cảng dỡ hàng và nhận hàng từ tàu
Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận cùng người giao nhận
Đưa hàng về kho bãi cảng
Cảng giao hàng cho các chủ hàng
Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấygiới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng Hãng tàu hoặc đại lý giữlại vận đơn gốc và trao 2 bản lệnh giao hàng cho người nhận hàng
Trang 39 Chủ hàng nộp phí chứng từ, phí lưu kho, đặt cọc mượn vỏ hoặc tiền đặt cọc
vệ sinh (nếu có), phí xếp dỡ và lấy biên lai
Chủ hàng mang lệnh giao hàng cùng hoá đơn và phiếu đóng gói đến Vănphòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận vào lệnh giao hàng và tìm vị trí hàng
Chủ hàng mang bộ chứng từ này đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho
Bộ phận này giữ một bản lệnh giao hàng và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng
Làm thủ tục hải quan
- Xuất trình và nộp các giấy tờ
Tờ khai hàng nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu Bản kê chi tiết
Lệnh giao hàng của người vận tải
Hợp đồng mua bán ngoại thương
Một bản chính và một bản sao vận đơn
Giấy chứng nhận xuất xứ, Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểmdịch (nếu có)
- Hải quan sẽ kiểm tra chứng từ và hàng hoá, tính và thông báo thuế
- Chủ hàng ký nhận vào giấy thông báo thuế (có thể nộp thuế trong vòng 30ngày) và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan
Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan” chủ hàng có thểmang hàng ra khỏi cảng và chở về kho riêng
1.3.3.2.3.Hàng container
Trang 40 Nhập nguyên container (FCL)
Khi nhận được thông báo hàng đến do hãng tàu gửi thì chủ hàng mang vậnđơn gốc, giấy giới thiệu cuả cơ quan hoặc giấy uỷ quyền (nếu có) đến hãng tàu đểlấy lệnh giao hàng
Chủ hàng mang lệnh giao hàng đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểmhoá (có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quannhưng phải trả vỏ đúng hạn nếu không sẽ bị phạt)
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhậnhàng cùng lệnh giao hàng đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận lệnh giaohàng
Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng
Đối với hàng lẻ (LCL)
Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặcđại lý của người gom hàng để lấy lệnh giao hàng, sau đó nhận hàng tại CFRquy định và làm các thủ tục như trên
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG