1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận quản trị học

40 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 65,55 KB

Nội dung

1. Thay đổi tạo ra xung đột hay xung đột tạo ra thay đổi. Bạn hãy bình luận và rút ra nhận định thích hợp. 2. Sáng tạo đòi hỏi cho phép người ta phạm lỗi, những sai lầm quá nhiều lần có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng không sửa chữa được. Ý kiến bạn thế nào: đồng ý hay không đồng ý? Tại sao? Bạn có lời khuyên nào để nuôi dưỡng sự sáng tạo luôn hiện diện trong tổ chức. 3. Các tổ chức thường có giới hạn về khả năng hấp thu sự thay đổi. Là một nhà quản trị, bạn sẽ nhìn vào dấu hiệu nào để xác định tổ chức của bạn đã vượt quá sự hấp thu?

Trang 1

3 Các tổ chức thường có giới hạn về khả năng hấp thu sự thay đổi Là một nhàquản trị, bạn sẽ nhìn vào dấu hiệu nào để xác định tổ chức của bạn đã vượt quá sựhấp thu?

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC 2

Câu 1: Thay đổi tạo ra xung đột hay xung đột tạo ra thay đổi Bạn hãy bình luận và rút ra nhận định thích hợp I ĐẶT VẤN ĐỀ 4

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1 Thay đổi 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Tác nhân dẫn đến thay đổi 5

1.3 Các hình thức thay đổi 5

1.4 Phản ứng với sự thay đổi 6

2 Xung đột 6

2.1 Khái niệm 6

2.2 Nguyên nhân dẫn đến xung đột 6

2.3 Các loại xung đột thường gặp 7

2.4 Những quan điểm khi đánh giá xung đột 7

2.5 Phân loại xung đột 7

III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 8

1 Xung đột tạo ra thay đổi 8

1.1 Xung đột và sự thay đổi cơ cấu tổ chức 9

1.2 Xung đột và sự thay đổi công nghệ 9

1.3 Xung đột và sự thay đổi quy trình làm việc: cách thức điều hành công việc của cấp trên 9

2 Thay đổi tạo ra xung đột 10

2.1 Thay đổi tạo nên sự xung đột về mục tiêu 10

2.2 Thay đổi tạo nên sự xung đột về lợi ích 10

3 Ứng dụng vào tổ chức 11

III KẾT LUẬN 12

Câu 2: Sáng tạo đòi hỏi cho phép người ta phạm lỗi, những sai lầm quá nhiều lần có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng không sửa chữa được Ý kiến bạn thế nào: đồng ý hay không đồng ý? Tại sao? Bạn có lời khuyên nào để nuôi dưỡng

sự sáng tạo luôn hiện diện trong tổ chức.

Trang 3

I ĐẶT VẤN ĐỀ 13

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT 14

1 Sáng tạo 14

1.1 Khái niệm 14

1.2 Những đặc tính cơ bản của sáng tạo 15

1.3 Phân loại 15

2 Tầm quan trọng của sự sáng tạo 16

3 Sai lầm 17

III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 18

1 Sáng tạo cho phép người ta phạm lỗi 18

2 Hậu quả của sai lầm 19

2.1 Sai lầm quá nhiều lần có thể gây hậu quả nghiêm trọng không thể sửa chữa được 19

2.2 Sai phạm chỉ một lần nhưng cũng đủ gây hậu quả cực kì nghiêm trọng 22

2.3 Sai phạm quá nhiều lần những vẫn có thể sửa chữa và khắc phục được 23

3 Nuôi dưỡng sự sáng tạo luôn hiện diện trong tổ chức 24

4 Áp dụng sự sáng tạo trong tổ chức 26

IV KẾT LUẬN 27

Câu 3: Các tổ chức thường có giới hạn về khả năng hấp thu sự thay đổi Là một nhà quản trị, bạn sẽ nhìn vào dấu hiệu nào để xác định tổ chức của bạn đã vượt quá sự hấp thu? I ĐẶT VẤN ĐỀ 28

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT 29

1 Thay đổi 29

2 Lực lượng thúc đẩy sự thay đổi trong kinh doanh 30

3 Sự thay đổi đối với từng cá nhân trong tổ chức kinh doanh 31

3.1 Quá trình thay đổi của từng cá nhân 31

3.2 Những cản trở lớn nhất khi tổ chức tiến hành thay đổi 32

3.3 Nguyên nhân có sự ngần ngại thay đổi 32

III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 32

1 Khả năng hấp thu sự thay đổi của tổ chức 32

2 Những dấu hiệu nhận biết tổ chức đã vượt quá sự hấp thu 35

3 Ứng dụng vào tổ chức 36

IV KẾT LUẬN 39

Trang 4

Câu 1: Thay đổi tạo ra xung đột hay xung đột tạo ra thay đổi Bạn hãy bình luận và rút ra nhận định thích hợp.

I ĐẶT VẤN ĐỀ.

Trái Đất đã tồn tại hơn 4 tỷ năm với hàng triệu lần thay đổi Mỗi lần môitrường tự nhiên thay đổi, các loài sinh vật cũng phải thay đổi để thích nghi với môitrường mới, thế nên sau mỗi lần biến động của môi trường nhiều loài mới xuấthiện Xã hội loài người cũng vậy, kể từ khi hình thành đã trải qua 4 lần thay đổihình thái xã hội Như vậy, xã hội dù có nền văn hoá vững chắc, sự tồn tại lâu đờirồi cũng sẽ đến lúc thay đổi theo qui luật của tự nhiên Bởi, xã hội chỉ mang tính

ổn định tạm thời, bên trong nó luôn là sự đấu tranh giữa các yếu tố cấu thành

Xã hội hiện đại ngày này chịu tác động của nhiều yếu tố hơn những xã hội xưa,như: kỹ thuật công nghệ, giao lưu hội nhập văn hoá, xung đột xã hội, tư tưởng….Trong đó, xung đột xã hội nổi bật lên như yếu tố chính quyết định sự thay đổi của

xã hội Điển hình là sự thay đổi hình thái xã hội có nguyên nhân từ sự xung đột haymâu thuẫn giai cấp

Các tổ chức kinh tế là một bộ phận cấu thành nên xã hội, nên cũng nằm trongguồng quay của các quy luật xã hội Một tổ chức kinh tế muốn tồn tại và phát triểncũng luôn phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội Nhưng để có sựthay đổi phù hợp, các tổ chức phải biết được họ cần thứ gì và làm như thế nào đểđạt được thứ họ cần Điều đó chỉ có thể xác định được thông qua sự tương tác giữacác nhân viên với nhau, giữa nhân viên với lãnh đạo, giữa các phòng ban trong tổchức, nói cách khác phải xuất hiện xung đột

Vì vậy nhóm quyết định chọn đối tượng phân tích là các tổ chức kinh tế để cócái nhìn chi tiết hơn về sự xung đột và thay đổi Từ đó trả lời cho câu hỏi: “Thayđổi tạo ra xung đột hay xung đột tạo ra thay đổi”

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT.

1 Thay đổi.

1.1 Khái niệm

- Theo từ điển tiếng Việt: Thay đổi là thay cái này bằng cái khác hay sự đổi khác,trở nên khác trước

Trang 5

- Cách khác: Thay đổi là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác động qua lại của

sự vật, hiện tượng, của các yếu tố bên trong và bên ngoài; thay đổi là thuộc tínhchung của bất kì sự vật hiện tượng nào Hay đơn giản thay đổi là “làm cho khác

đi hay trở nên khác đi”

- Thay đổi tổ chức là những cố gắng có kế hoạch hoặc không có kế hoạch, nhằmhoàn thiện, đổi mới tổ chức theo cách thức có thể giúp nó thích nghi được vớinhững thay đổi của môi trường hoặc đạt được những mục đích mới

1.2 Tác nhân dẫn đến thay đổi

Thay đổi nhằm giúp tổ chức thích nghi với sự biến đổi của môi trường và đạtđược những mục đích mới, nên có thể nêu một vài tác nhân gây ra sự thay đổitrong tổ chức:

chức có thể giảm chi phí và áp lực lên nhân viên, nhưng đồng thời đòi hỏi tổchức phải thay đổi để phù hợp Nếu không đổi mới hoặc đổi mới chậm sẽ bịđào thải

không chỉ gói gọn trong nước mà còn vươn ra thế giới nên đối mặt với sự cạnhtranh khốc liệt Vì thế đòi hỏi sự thay đổi theo kịp xu hướng Các chủ sở hữuluôn muốn đạt được lợi nhuận cao nên cần thay đổi để tìm ra hướng tối ưunhất

nơi tạo ra lợi nhuận để nuôi sống doanh nghiệp

VD: doanh nghiệp trong ngành may mặc phải theo kịp những xu hướng thờitrang và thị hiếu của xã hội mới mong tồn tại lâu dài

Trang 6

 Thay đổi quy trình: là việc đổi mới quy tắc hoạt động, tác phong nhân viên,cách thức tiến hành, thông báo, điểu hành công việc

VD: chuyển sang thông báo trên website, đổi cách điều hành ra mệnh lệnhbằng việc thương lượng, thoả thuận,

 Thay đổi có tính biến đổi: thay đổi yếu tố cơ bản, đưa tổ chức lên tầm cao mới

1.4 Phản ứng với sự thay đổi:

xung khắc nhau gây ra các hình thức can thiệp hay chống đối lẫn nhau

mong muốn đạt được cùng một mục tiêu mà họ cảm nhận là sẽ thuộc về họ chứkhông ai khác

2.2 Nguyên nhân dẫn đến xung đột:

- Sự bất đồng xã hội về tính cách cá nhân

- Sự đối lập trong nhu cầu, lợi ích

- Theo đuổi quyền lực

- Vai trò trong tổ chức không rõ ràng

Trang 7

- Sự thay đổi trong tổ chức.

- Xung đột văn hoá

2.4 Những quan điểm khi đánh giá xung đột:

- Quan điểm cổ điển: xung đột là những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực trong tổ

chức, cần phải tránh sự xung đột

- Quan điểm khoa học nghiên cứu hành vi (1950-1970): xung đột là hiện tượng

tự nhiên, đôi khi có thể kích thích sự sáng tạo

- Quan điểm tương tác: xung đột là cần thiết cho một tộ chức hoạt động hiểu

quả Xung đột không thể tránh khỏi nhưng nếu quản lý tốt xung đột sẽ phát huytính tích cực của nó

2.5 Phân loại xung đột:

- Xung đột giữa cá nhân với cá nhân: là xung đột diễn ra giữa các nhân viên do họ

có truyền thống văn hoá, mức độ giáo dục, bề dày kinh nghiệm khác nhau VD:nhân viên cũ - nhân viên mới, nhân viên già – nhân viên trẻ, nhân viên kinhnghiệm lâu năm – nhân viên non kinh nghiệm…

- Xung đột trong nội tại cá nhân: xảy ra khi có sự mâu thuẫn giữa nhiệm vụ được

giao và khả năng thực hiện, cũng có thể xảy ra khi yêu cầu công việc mâu thuẫnvới nhu cầu cá nhân

- Xung đột giữa các nhóm trong tổ chức: khi quan điểm quyền lợi của các nhóm

không thống nhất với nhau, sự phân công không hợp lý, không hiểu biết, tôntrọng nhau sẽ dễ dàng dẫn đến xung đột

 Theo nội dung, xung đột có mặt tiêu cực và mặt tính cực:

Trang 8

Hướng tiêu cực: khi xung đột không được quản lý tốt sẽ tạo điều kiện choxung đột sâu rộng và kéo dài Từ đó tình trạng căng thẳng trong tổ chức ngày càngtăng cao Xung đột thái quá có thể gây ra: mất thời gian và nguồn lực của nhânviên khi họ không tập trung vào công việc mà lo tham dự vào những cuộc tranhcãi, ảnh hưởng đến tinh thần (stress, chán nản,…) => năng suất lao động giảm =>lợi nhuận công ty giảm.

Ngược lại, xung đột cũng có mặt tích cực của nó Khi nhà quản trị biết cáchđiều phối để xung đột mang tính xây dựng, tính tích cực thì xung đột là cánh cửadẫn đến dung hoà những mâu thuẫn trong tổ chức: tác nhân chính dẫn đến sự thayđổi trong tổ chức, thúc đẩy sự sáng tạo và cải tiến, làm rõ các vấn đề tồn tại và mụctiêu của tổ chức, gia tăng nội lực công ty…

III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

Từ phân tích lý thuyết ở phần II, ta có thể rút ra nhận xét: “Xung Đột dẫn đến Thay

Đổi và Thay Đổi cũng tạo ra Xung Đột”.

1 Xung đột tạo ra thay đổi.

Trước khi đi vào sự thay đổi trong tổ chức do xung đột, hãy bắt đầu bằng mộtcâu chuyện vui trong cuộc sống: “Ở một ngôi nhà nọ, có một bà mẹ sống với 7 đứacon 7 đứa trẻ đó vô cùng phá phách, chúng thường thay nhau phá tung đồ đạctrong nhà mỗi khi bà mẹ đi vắng Nhưng sau mỗi lần như vậy, 7 đứa trẻ bao checho nhau nên không lần nào bà mẹ tìm ra được kẻ phá phách là ai Đến một ngày,

bà mẹ trở về nhà sau ca làm và cảnh tượng đồ đạc bừa bãi lại xuất hiện, không chịuđược sự quậy phá của những đứa con được nữa, bà mẹ nghĩ ra một cách Bà bắt 7đứa trẻ vào 1 căn phòng rồi cho chúng nhịn ăn bữa tối hôm đó Sáng hôm sau, bà

mẹ mở cửa phòng ra để cho những đứa con ăn sáng, bà phát hiện một đứa bị đánhbầm dập Bà biết ngay đứa trẻ ấy là kẻ đã phá đồ đạc ngày hôm qua

Qua câu chuyện trên, ta thấy: bình thường 7 đứa trẻ hợp tác, đoàn kết bao chenhau nhưng đến khi quyền lợi trực tiếp của mỗi đứa bị ảnh hưởng, chúng thay đổicách đối xử với nhau Bà mẹ khi không chịu đựng được sự phá phách của nhữngđứa con cũng đã thay đổi cách quản lý của mình Đó là ví dụ minh chứng cho hìnhthức xung đột giữa cá nhân với cá nhân (những đứa trẻ với nhau) và xung đột trongnội tại cá nhân (sự thay đổi của bà mẹ)

Trang 9

Xung đột không hẳn là sự tiêu cực Nhiều khi, xung đột lại chính là tác nhân,xúc tác chính để tiến đến những quyết định quan trọng Xung đột với chức năngtích cực sẽ là nguồn động lực để thay đổi tổ chức, giúp tổ chức ngày càng hoànthiện và phát triển.

1.1 Xung đột và sự thay đổi cơ cấu tổ chức

Trong thời kì bao cấp ở nước ta,hằng tháng mỗi người lao động được nhận 1xuất như nhau Nhưng công việc đặc thù của mỗi người lại khác nhau, có ngườilàm quá nhiều việc có người quá nhàn hạ

VD: Công việc của anh thợ cày thì vất vả hơn anh văn thư, thành quả công việccũng khác nhau nhưng họ lại nhận thù lao như nhau Từ đó, họ thấy được sự khôngcông bằng và ảnh hưởng đến thái độ làm việc Để giải quyết tình trạng đó, nước taquyết định đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN để thay thếnên kinh tế bao cấp

Có thể thấy từ việc xung đột giữa các cá nhân (hoặc nhóm với nhóm) dẫn đến việcthay đổi về cơ cấu tổ chức nền kinh tế

1.2 Xung đột và sự thay đổi công nghệ

Khi xã hội ngày càng tiến bộ, công nghệ ngày càng phát triển Người dân ngàycàng đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải thật tốt Những trường hợp nước tương có3-MCPD, hàm lượng Urê trong nước mắm cao,… nhận phải phản ứng tiêu cực từngười tiêu dùng, họ tẩy chay những sản phẩm gây hại đến sức khoẻ Không nhữngthế, người dân còn quan tâm đến tác động của qui trình tạo ra sản phải đối với môitrường Trường hợp xả thải không qua xử lý của nhà máy Vedan ra sông Thị Vảicũng nhận được sự phản đối của đông đảo người dân và họ cũng đã tẩy chay sửdụng sản phẩm của công ty này Trước tình cảnh đó, muốn tiếp tục tồn tại, cáccông ty buộc phải cải tiến, nâng cao chất lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền sảnxuất của mình

1.3 Xung đột và sự thay đổi quy trình làm việc: cách thức điều hành công việccủa cấp trên

Trang 10

Trong quá khứ, đa số các công ty sử dụng hình thức điều hành công việc bằngcách ra mệnh lệnh Cấp trên bắt buộc cấp dưới làm theo lệnh của mình và loại bỏnhững người chống đối Điều đó khiến những nhân viên thường sợ hãi và xa lánhcấp trên của họ Một trong những lời than phiền nhiều nhất từ nhân viên chính làcấp trên ép buộc họ làm quá nhiều, đe doạ sa thải họ trong thời kì khủng hoảng.Những người được giữ lại phải làm gấp đôi gấp ba để chứng tỏ họ xứng đáng vớiđặc ân của cấp trên cho mình Cách điều hành như vậy chỉ gieo rắc nỗi sợ, làmgiảm lòng trung thành của nhân viên và tăng lòng căm ghét ở họ

Ngày nay, nếu vẫn áp dụng cách điều hành như vậy thì một khi có cơ hội, họ sẽ

“vứt áo ra đi” tìm một nơi làm việc thoải mái hơn, cấp trên thấu tình đạt lý hơn.Điều đó quá nguy hiểm khi công ty có thể mất đi những nhân viên chủ chốt củacông ty Để tránh hiện trạng đó, những nhà quản lý, lãnh đạo hiện nay cần thay đổitheo hướng: cởi mở, chân thành, thân thiện với nhân viên, khuyến khích nhân viên,cho nhân viên thấy họ được coi trọng…

2 Thay đổi tạo ra xung đột

Tuy nhiên, không phải sự thay đổi nào cũng diễn ra một cách suôn sẻ và đưa tổchức hoàn thiện hơn Có sự thay đổi sẽ nhận được sự đồng tình, có sự thay đổi sẽvấp phải sự phản đối Từ sự phản đối ấy có thể hình thành xung đột

2.1 Thay đổi tạo nên sự xung đột về mục tiêu

Tại một công ty phần mềm, để nâng cao thương hiệu của công ty, bộ phận kĩthuật muốn xây dựng những chương trình mới tiên tiến, sáng tạo Nhưng bộ phậnkinh doanh lại không muốn đợi bộ phận kĩ thuật lập trình và thử nghiệm quá lâu,mối quan tâm của họ là lợi nhuận họ muốn bạn càng nhanh càng nhiều phần mềmcàng tốt Sự thay đổi của bộ phận kĩ thuật không phù hợp với mục tiêu của bộ phậnkinh doanh nên xung đột nảy sinh

2.2 Thay đổi tạo nên sự xung đột về lợi ích

Sự xung đột giữa người chủ và người làm công như là căn bệnh mãn tính tồntại từ xa xưa đến nay Khi người chủ bỏ tiền ra để kinh doanh, lúc nào ông ta cũng

có xu hướng muốn quản lý việc kinh doanh đó để đảm bảo tài sản của mình Mặc

Trang 11

dù hiện nay đã có sự tách bách khá rõ ràng giữa người chủ (người đầu tư, chủ sởhữu ) với vai trò quản lý của giám đốc hoặc tổng giám đốc nhưng họ vẫn thíchnhúng tay vào việc kiểm soát hoạt động của công ty Ban giám đốc, nhà quản lý bịhạn chế quyền hạn Khi kí hợp đồng hay thành lập công ty, những ông chủ hứa sẽtrả lương thật hậu hĩnh nhưng tham vọng muôn đời của những nhà tư bản là làmcăng túi mình càng nhiều càng tốt Có sự thay đổi khi lợi nhuận phân chia khôngđều, nhà quản lý không hài lòng Mâu thuẫn nảy sinh khi quyền lợi của nhà quản lýkhông được như thoả thuận ban đầu.

3 Ứng dụng vào tổ chức.

Xã hội ngày càng tiến bộ, thế giới ngày càng phát triển, các công ty cũng phảitiến hành thay đổi để phù hợp với sự thay đổi chung của toàn cầu Việc xây dựngmột chiến lược thay đổi sao cho phù hợp và có lợi nhất cho công ty luôn là bài toánnan giải đối với những nhà quản lý Để có sự thay đổi theo hướng có lợi, ngườilãnh đạo phải xác định mục tiêu một cách rõ ràng, cụ thể, vừa phải trong khả năngthực hiện được Phải đảm bảo mỗi thành viên trong công ty đều biết và hiểu rõnhững việc cần làm, phân công công việc một cách rõ ràng Bên cạnh đó, mục tiêucủa sự thay đổi không gây mâu thuẫn với lợi ích của nhân viên để tránh sự xungđột dẫn đến chán nản, khó chịu gây ảnh hưởng xấu đến tổ chức Khi mọi ngườihiểu hết những mục tiêu mà công ty đang hướng tới, họ sẽ nỗ lực làm việc hếtmình để cống hiến cho tổ chức

Khi bạn lớn lên, những bộ quần áo cũ không còn phù hợp, sự xung đột giữakích thước cơ thể (yếu tố bên trong) với quần áo (yếu tố bên ngoài) bắt đầu hìnhthành, bạn buộc phải mua những bộ quần áo mới Tổ chức cũng vậy, nó cần có sựxung đột để làm động lực phát triển và tự làm mới Nhưng không phải là nhữngxung đột kéo dài, mang tính tiêu cực để tạo stress, chán nản,… mà là những xungđột tính cực, có tính xây dựng Từ đó, môi trường tranh luận được lập ra, nhà lãnhđạo có điều kiện đánh giá, cân nhắc để ra những quyết định sáng suốt hơn và giảiquyết vấn đề hiệu quả hơn Theo ông Michael Roberto, chuyên gia của trường kinhdoanh Havard, việc thiếu các xung đột hữu ích - có tính chất xây dựng trong tổchức sẽ gây khó khăn cho việc đánh giá các ý tưởng kinh doanh và đưa ra cácquyết định quan trọng

 Cách tạo ra sự xung đột có tính xây dựng :

Trang 12

Trước khi tranh luận:

- Đề ra những quy tắc cụ thể, định hướng cho cuộc tranh luận

- Yêu cầu mọi người tôn trọng lẫn nhau

Trong lúc tranh luận:

- Giữ cho các ý kiến đi đúng vấn đề cần giải quyết

- Khuyến khích việc chứng minh bằng số liệu, thông tin thực tế, cũng như thúcđẩy việc đề ra những sáng kiến mới

- Tiếp thu ý kiến của nhau

Sau khi ra quyết định:

- Ổn định lại những mối quan hệ bị xấu đi do tranh luận

 Bên cạnh đó:

- Nhà lãnh đạo phải có năng lực làm chủ những cuộc đối thoại để hướng chúng

theo hướng xây dựng

- Điều hành cuộc tranh luận một cách công bằng: có nghĩa là ý kiến của mỗi

người đều phải được lắng nghe, được xem xét kĩ lưỡng trước khi người lãnh đạo raquyết định, quá trình ra quyết định phải minh bạch

- Dành thời gian cho những cuộc tranh luận có tính xây dựng: đảm bảo buổi thảo

luận có đủ thời gian, nhiều người cần mất thời gian để chuẩn bị phần trình bày củamình, một số người khác lại muốn nghe phần trình bày của người khác rồi mớitrình bày Vì thế, người lãnh đạo không nên điều hành buổi thảo luận quá nhanh đểtránh gây sức ép lên những người tham gia

- Làm cho mọi người có trách nhiệm: khi đã đề ra những quy tắc trước khi tiến

hành tranh luận, nhà lãnh đạo phải đảm bảo nếu ai vi phạm quy tắc đó sẽ phải chịutrách nhiệm và bị xử lý

III KẾT LUẬN.

Cuộc sống luôn tồn tại trong trạng thái “đứng yên trong sự vận động liên tục”.Xung đột và thay đổi tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau Xung đột làmxuất hiện sự thay đổi, đồng thời thay đổi không đúng cách sẽ dẫn đến xung đột.Hai yếu tố này là nguyên nhân chủ yếu cho sự vận động và phát triển Một tổ chứcluôn cần sự hiện diện của xung đột để các quá trình ra quyết định và thực hiệncông việc luôn có hướng đi mới, sáng suốt hơn, hoàn thiện hơn Thiếu những xung

Trang 13

đột đúng mức, mang tính xây dựng thì tổ chức sẽ không có động lực để thay đổi vàdần dần sẽ không còn phù hợp với nhịp độ phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

Nhưng việc tạo ra những xung đột mang tính xây dựng và thay đổi theo hướngtích cực là công việc không hề dễ dàng Khi chúng ta tạo ra môi trường xung độtnhằm thu thập những ý kiến trái ngược nhau để phục vụ cho quá trình ra quyếtđịnh hoặc thực thi công việc, nếu kĩ năng quản lý xung đột của người lãnh đạokhông tốt thì rất dễ dẫn đến sự căng thẳng Tình trạng ấy cứ kéo dài mà khôngđược giải quyết triệt để thì đến một lúc nào đó các nhân viên mất tính đoàn kết, họ

sẽ tránh né những công việc hợp tác tập thể Rơi vào những trường hợp như vậy,nhà lãnh đạo có thể dùng những biện pháp như thoả hiệp, tránh né, nhượng bộ,…

để xoa dịu xung đột Nếu làm được việc đó sẽ giúp mọi người bình tĩnh và tậptrung vào vấn để cần thảo luận Cuối cùng, dù xung đột hay thay đổi cũng cần có

sự tương tác giữa nhà quản lý và nhân viên, vì nếu mọi người chịu lắng nghe vàthấu hiểu vấn đề thì công việc sẽ đạt hiểu quả tốt hơn

 Nguồn tham khảo:

- Slide bài giảng – Giảng viên Đỗ Văn Khiêm

sự sáng tạo luôn hiện diện trong tổ chức.

I ĐẶT VẤN ĐỀ.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm đa dạng về hình thức, mẫu

mã, chủng loại Tuy nhiên, thị hiếu của người tiêu dùng được xác định dựa trên uytín của các thương hiệu, tạo nên sự cạnh tranh giữa các thương hiệu trên các mặthàng Để đạt được các tiêu chuẩn phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì cácnhà sản xuất phải tạo được uy tín riêng về thương hiệu trên thị trường nhờ vào sựsáng tạo nhằm tạo ra sự khác biệt giữa thương hiệu của mình với những thươnghiệu khác Vì vậy, khả năng sáng tạo và khác biệt càng trở nên cực kỳ quan trọng

Trang 14

Để làm tăng tính cạnh tranh cũng như có thể tồn tại bền vững trên thương trườngmỗi tổ chức phải xây dựng cho chính mình một văn hóa sáng tạo riêng biệt.

Nhà triết học người Đức Erich Fromm đã từng nói: "Sáng tạo đòi hỏi phải có

can đảm để buông tay khỏi những điều chắc chắn" vì vậy, đã gọi là sáng tạo tức

chấp nhận rủi ro và mạo hiểm Liều lĩnh, dám nghĩ dám làm sẽ mang đến cho tanhiều cơ hội và những bước chuyển mình mạnh mẽ Nhưng có phải sáng tạo nào

cũng dẫn ta đến con đường thành công? Có ý kiến cho rằng: "Sáng tạo đòi hỏi cho

phép người ta phạm lỗi, nhưng sai lầm quá nhiều lần có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng không sửa chữa được" Ý kiến này có chính xác hay không? Và phải

làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng sự sáng tạo luôn hiện diện trong tổ chức?

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT.

1 Sáng tạo.

1.1 Khái niệm

Hiện nay, khái niệm "sáng tạo" còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, cụ thể như:

- Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học: Sáng tạo là tạo ra những giá trịmới về vật chất hoặc tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới không bị

Vậy, nhóm rút ra khái niệm chung nhất: “Sáng tạo là kết quả hoạt động tư duy

của con người thể hiện qua một ý tưởng mới, phù hợp với xu hướng của thời đại, tạo ra được giá trị mới, có ích, đáp ứng nhu cầu tồn tại hoặc phát triển của con người trong xã hội đương đại”.

Trong tổ chức và trong doanh nghiệp, sự sáng tạo của những nhà quản trị cáccấp và những người nhân viên cấp dưới đều được coi trọng và khuyến khích phát

Trang 15

triển như: sáng tạo về đổi mới bộ máy quản lý, sáng tạo về phương thức làm việchiệu quả hơn, sáng tạo về việc sản xuất chế tạo sản phẩm mới, sáng tạo về cáchthức bán hàng nhằm tăng doanh thu, Sáng tạo với hai đặc tính cơ bản của nó là

sự đổi mới và sự tiến bộ so với cái có trước, luôn hứa hẹn một sự cải tiến và thayđổi hiệu quả cho mọi tổ chức trong các lĩnh vực của đời sống xã hội

1.2 Những đặc tính cơ bản của sáng tạo

Để được xem là kết quả của quá trình tư duy sáng tạo, một sản phẩm (vật chất hoặctinh thần) phải thỏa mãn các đặc tính:

- Tính mới: là bất kỳ sự khác biệt nào của đối tượng cho trước so với đối tượng tiền

thân của nó (đối tượng cùng loại ra đời trước đó xét về mặt thời gian) Trongtrường hợp này, chúng ta nói rằng đối tượng cho trước có tính mới

- Tính có ích: Để có được sự sáng tạo, tính mới phải đem lại lợi ích (tạo ra giá trị

thặng dư), không phải mới để mà mới "Tính ích lợi" do tính mới tạo ra có thể rất

đa dạng như tăng năng suất, hiệu quả; tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu; giảmgiá thành; có thêm chức năng mới; sử dụng thuận tiện hơn; thân thiện hơn với môitrường; tạo thêm được các xúc cảm, thẩm mỹ tốt

(Theo quan điểm của học giả Phan Dũng trong cuốn sách: "Phương pháp luận sáng

tạo và đổi mới")

1.3 Phân loại

Sáng tạo gồm hai hình thức cơ bản:

- Sáng tạo thông qua ý tưởng cá nhân: Tài năng của con người thể hiện trước tiên

ở tính sáng tạo, biến những điều bình thường thành mới lạ, biến điều tưởng chừngkhông thể thành có thể, cũng như khai thông những bế tắc Chính sự sáng tạo đãlàm nên lịch sử khoa học kỹ thuật, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật và thúc đẩy sựtiến hóa của nhân loại Tất cả những đồ vật mà ta thấy hay sử dụng hàng ngày đều

là kết tinh của sự sáng tạo trong quá khứ Chúng sẽ đẹp hơn, hoàn hảo hơn, đadạng hơn với nhiều công năng hơn, nhờ sự sáng tạo không ngừng trong tương lai

- Sáng tạo qua quá trình học hỏi: Có một câu chuyện khá thú vị như sau:

Trang 16

Trong một chuyến đi dự hội nghị tin học, 3 kỹ sư của hãng Apple và 3 kỹ sưcủa hãng Microsoft gặp nhau tại ga tàu Các kỹ sư của Microsoft rất ngạc nhiên khicác kỹ sư của Apple chỉ mua 1 vé duy nhất, làm sao họ có thể qua mắt được độikiểm soát vé gắt gao của tàu? Khi người soát vé bước vào toa tàu, ba kỹ sư củaApple đồng loạt đứng lên đi vào toalet Hành động của họ không thoát khỏi 3 cặpmắt tò mò của các kỹ sư Microsoft Sau khi kiểm tra xong trong toa, người soát vétiến về phía toalét và gõ cửa: "Cho kiểm tra vé!" Một giọng nói ở trong vọng ra:

"Thưa đây!" Và một chiếc vé được luồn qua khe cửa Người soát vé kiểm tra xong

và bỏ đi Các kỹ sư Microsoft ồ lên ngạc nhiên trước "công nghệ" của Apple

Và khi hội nghị kết thúc, 6 kỹ sư lại gặp nhau ở nhà ga Như lần trước, các kỹ

sư Apple chỉ mua 1 vé, trong khi các kỹ sư Microsoft lại chẳng mua vé nào Đếnlượt các kỹ sư Apple ngạc nhiên không hiểu làm sao ba người kia có thể thoátđược Tương tự, 3 kỹ sư Apple lại chui vào toalét đóng cửa lại Ngay lập tức, 1trong 3 kỹ sư Microsoft bước theo và giả giọng người soát vé, rút luôn chiếc vévừa thò qua khe cửa và cả 3 bọn họ chui tọt vào toalét bên cạnh

Như vậy chúng ta thấy rằng sáng tạo thông qua quá trình học hỏi là biết vậndụng những điểm mạnh của những sáng tạo trong quá khứ, của những người trước

để tạo ra những sáng tạo của chính chúng ta

2 Tầm quan trọng của sự sáng tạo.

Trong đời sống, sáng tạo là một phần không thể thiếu trong cuộc sống củachúng ta, không phải chỉ có những người làm nghệ thuật mới phải thường xuyênsáng tạo mà những người ở những ngành nghề khác nhau cũng va chạm với nótrong cuộc sống hằng ngày

Trong kinh doanh, cần những ý tưởng sáng tạo mang tính chất đột phá, táobạo, dám nghĩ dám làm cũng có thể giúp cho công ty vượt trội hơn, phát triển và

mở rộng mạnh mẽ trên thương trường khốc liệt Nếu một công ty kinh doanh màkhông có bất cứ một ý tưởng đổi mới sáng tạo nào thì công ty sẽ hoạt động theomột cách nhàm chán và có nguy cơ không thể "trụ hạng" trên thị trường cạnh

tranh Nhà triết học Jean Jacques Rousseau đã từng nói: "Chọn con đường đối lập

với lối mòn và bạn gần như sẽ luôn làm tốt"

Đúng vậy, trong kinh doanh để tồn tại một cách thành công thì đừng chạytheo xu hướng mà hãy tạo ra xu hướng

Trang 17

Sau đây là 10 công ty được đánh giá là sáng tạo nhất thế giới với số lượng bằngsáng chế "cực khủng" chỉ tính riêng trong năm 2012 (theo công bố của công tyDịch vụ bằng sáng chế (IFI)):

Bên cạnh đó còn có những nhà sáng tạo nổi tiếng như Mark Zuckerberg vớiFacebook, Larry Page và Sergey Brin với Google hay Microsoft - ông Bill Gate, Nhờ sáng tạo mà họ đã đóng góp cho sự thay đổi tiến bộ của công nghệ toàn cầu

và danh tiếng của họ đã được khẳng định trên khắp thế giới

Như vậy, ta thấy rằng, sự sáng tạo trong đời sống nói chung và trong tổ chứcnói riêng là một điều hết sức quan trọng, là một yếu tố không thể thiếu cho sựthành công của mỗi tổ chức

3 Sai lầm.

Trong cuộc đời mỗi người chúng ta kể cả trong tổ chức và doanh nghiệp đềumột lần phạm phải sai lầm dù sai lầm đó có lớn hay nhỏ nhưng chỉ một số ít ngườiđạt được thành công vẻ vang từ việc biết nắm bắt và sửa chữa được những sai lầm

mà mình đã mắc phải

"Ai cũng có sai lầm, nhưng người ít khinh suất nhất là người mau hối lỗi nhất."

Trang 18

- Nguyên nhân dẫn đến sai lầm khi áp dụng sáng tạo:

- Lập kế hoạch không phù hợp: Sẽ rất quan trọng nếu chúng ta vạch ra một kế

hoạch kinh doanh toàn diện và chi tiết phù hợp với thực trạng của công ty Việcnày có thể làm chúng ta mất nhiều thời gian nhưng nó luôn mang lại hiệu quảkhông ngờ Còn ngược lại chúng ta sẽ vấp phải những sai lầm khó lòng chấp nhậnđược và những hậu quả khôn lường

- Thiếu thực thi: Khi hành động không bám sát kế hoạch đề ra rất dễ dẫn đến sai

lầm

- Thiếu năng lực và kinh nghiệm quản trị: Nhiều người bắt đầu công việc kinh

doanh khi không có chút kinh nghiệm hay kiến thức nào về quản lý, kinh tế Một

số nghĩ rằng cứ làm rồi biết, nhưng nếu giám đốc còn đang “học việc” thì doanhnghiệp làm sao đi lên được Nếu các nhà quản trị không biết đưa ra những quyếtđịnh kinh doanh thích hợp, thì họ sẽ không thể đạt được thành công trong tươnglai

- Nhân viên tồi: Làm việc cầu thả khiến cho những sáng tạo có thể áp dụng một

cách không chính xác dẫn đến sai lầm

- Hành động gấp gáp, thiếu thời gian: Có câu nói "Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi

làm bất cứ một việc gì đó", vì vậy khi áp dụng sáng tạo cần có thời gian chuẩn bịchu đáo và suy nghĩ thật kỹ để không bị mắc sai lầm

- Hiểu sai công việc.

- Thiếu thông tin.

- Rủi ro tài chính: Không đủ vốn để áp dụng và thực hiện sáng tạo.

III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

1 Sáng tạo cho phép người ta phạm lỗi.

Trang 19

Sáng tạo là phải biết chấp nhận rủi ro, chấp nhận sự thất bại Sáng tạo là sựhình thành và phát hiện những ý tưởng mới trong bộ não của con người dựa trên cơ

sở cái cũ đã có hoặc là một ý tưởng hoàn toàn mới lạ trên cơ sở tư duy khoa học,hợp logic Sáng tạo hay đổi mới là những đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệptrong bối cảnh toàn cầu hóa với những cạnh tranh khốc liệt Vì vậy, yêu cầu doanhnghiệp muốn tồn tại thì nên phải thường xuyên có những ý tưởng sáng tạo nhưng

để áp dụng thành công vào thực tiễn lại là một chuyện khác

Quãng đường đi từ ý tưởng đến thực tế là một quãng đường không hề ngắn đòihỏi phải qua nhiều quá trình thử nghiệm Từ ý tưởng để đưa ra thực tế không phảilúc nào cũng như ta muốn, đều phải có những chênh lệch nhất định và có nhữngtình huống ta không thể lường trước được Chỉ khi chúng ta đưa những ý kiến sángtạo có hoạch định của mình ra thực tế thì mới thực sự biết được nó có thực thi haykhông, có phù hợp hay không, sai lệch so với dự kiến là bao nhiêu? Để từ đó rút rakinh nghiệm, bài học để hoàn thiện sự sáng tạo của mình hơn

Chuyện rủi ro hay thất bại trong việc thực hiện một ý tưởng sáng tạo là một

chuyện khó tránh khỏi Như Einstein đã từng nói: "Kẻ nào chưa từng mắc phải lỗi

lầm cũng là kẻ chưa bao giờ thử làm việc gì cả" Vì vậy sáng tạo cho phép người ta

phạm lỗi

"Thất bại là mẹ của thành công" Ví dụ: Thomas Edison đã thất bại hơn 10.000 lần

để có thể sáng chế thành công bóng đèn dây tóc

2 Hậu quả của sai lầm.

2.1 Sai lầm quá nhiều lần có thể gây hậu quả nghiêm trọng không thể sửachữa được

Trên thực tế hiện nay, trong một tổ chức việc gặp sai lầm khi sáng tạo là việckhông khó đoán trước nhưng cứ liên tục vấp phải sai lầm này đến sai lầm khác làđiều khó có thể chấp nhận được Ngày qua ngày những sáng kiến cứ xuất hiện rồilại thất bại, cứ sáng tạo rồi lại mắc sai lầm thì không một tổ chức nào có thể chấpnhận được những sáng kiến đó Một sai lầm nhỏ còn có thể bỏ qua, hai sai lầm nhỏvẫn còn có thể tạm chấp nhận nhưng đến năm hay sáu sai lầm liên tiếp thì khôngthể chấp nhận được vì lúc đó nó đã đi qua giới hạn mạo hiểm của tổ chức Đại văn

hào Victor Hugo đã từng nói: "Những lỗi lầm lớn thường kết cấu từ những lỗi lầm

Trang 20

nhỏ" và trong tổ chức cũng vậy những lỗi lầm nhỏ liên tiếp có thể gây ra những lỗi

lầm lớn mà khả năng khắc phục được sẽ rất khó khăn

Khi đưa sáng tạo vào thực tiễn mà mắc sai lầm nhiều lần sẽ gây khá nhiều tổnthất cho tổ chức như hao tổn công sức, tiền bạc, thời gian cho những lần áp dụngkhông thành công những sáng tạo đó Những tổn thất nhỏ sẽ dẫn đến những tổnthất lớn và trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là tổ chức sẽ dần đi tới bờ vực của sựtiêu vong nếu sáng tạo đó thiếu thực tế và không phù hợp với thực trạng của tổchức

Ví dụ điển hình về công ty BlackBerry:

- Trong những năm 2004, 2005 BlackBerry thuộc top đầu của những ông lớntrong làng điện thoại di động nhưng kể từ những nằm gần đây thì tên tuổi của ônglớn này đang dần đi vào quên lãng

- Vụ BlackBerry Storm: 2007-2008:

Một thời gian ngắn sau khi Apple ra mắt iPhone thế hệ đầu tiên, nhà mạng Verizon

ở Mỹ đã yêu cầu BlackBerry tạo ra một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng có khảnăng "giết iPhone" là BlackBerry Storm (BBS) Ngưỡng tưởng BBS sẽ là con átchủ bài để BlackBerry vươn lên qua mặt Apple nhưng khi đưa ra thị trường thìnhiều khách hàng lại ghét chiếc điện thoại này vì màn hình cảm ứng của nó, cũng

là màn hình cảm ứng đầu tiên mà RIM (nhà quản trị của BlackBerry) đem lên điệnthoại, quá khó sử dụng Người dùng phải nhấn mạnh xuống màn hình để xác nhậnthao tác, điều mà người ta không suy nghĩ đến khi thao tác trên iPhone Máy cũngchậm và có nhiều lỗi phát sinh Storm đã không thành công trong việc giúpVerizon có được sản phẩm có khả năng giết iPhone, và RIM cũng sớm ngừng pháttriển dự án này Thế nên Verizon chuyển sang hợp tác với Motorola và sau đó làGoogle

- Nỗi đau mang tên Playbook: 2010 – 2011

Sau khi mua lại công ty QNX Sotfware, công việc đầu tiên của nhóm QNX làviết nên hệ điều hành nền tảng để xài cho Playbook Các nhà quản trị củaBlackBerry cảm thấy rất ấn tượng với những gì mà nhóm đã mang lại choPlaybook thế nhưng nhóm lại cần quá nhiều nguồn lực để oàn thành chiếc

Ngày đăng: 03/03/2014, 21:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w