Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng ngô thuần và một số tổ hợp lai triển vọng tại CHDCND lào và việt nam (Trang 67 - 73)

- Đuôi chuộ t: Đuôi chuột là khái niệm đơn giản để chỉ giai đoạn đầu bắp ngô kết hạt Những dòng không có đuôi chuột hoặc đuôi chuộ t ng ắ n là

c/ Khả năng kháng bệnh *Bệnh đốm lá :

3.2.1.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống, bởi vì đây là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh tập trung nhất, chính xác nhấu khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng như

khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh của từng giống. Năng suất phụ

thuộc nhiều yếu tố như : chiều dài bắp, đường kính bắp, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên/hàng và khối lượng 1000 hạt. Ngoài ra, năng suất còn phụ

thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như : thời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh.

*Chiều dài bắp

Chiều dài bắp của các THL biến động từ 17,1cm đến 22,6cm. THL có chiều dài bắp cao nhất đạt 22,6cm đó là : IL10xT2. THL có chiều dài bắp ngắn nhất là IL6xT2 (17,1cm). Trong khi đó, giống đối chứng có chiều dài bắp là 19,4cm.

Các THL trong thí nghiệm có đường kính bắp biến động từ 4,0cm đến 4.8cm. Tổ hợp lai IL4xT1 và IL10xT2 có đường kính bắp lớn nhất (4,8cm), tổ hợp lai IL10xT1 có đường kính bắp nhỏ nhất 4,0cm. Trong khi đó, giống đối chứng có đường kính bắp 4.4.cm.

*Số hàng hạt trên bắp

Các THL trong thí nghiệm có số hàng trung bình trên bắp từ 13,1 cho đến 15,8 hàng. Giống đối chứng có số hàng hạt 13,7 hàng. THL có số hàng hạt cao nhất là IL3xT2, đạt 15,8 hàng, cao hơn số hàng hạt của đối chứng là 2,1 hàng.

* Số hạt trên hàng

Số hạt trên hàng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống. Ngoài ra còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thụ phấn thụ tinh. Trong giai đoạn trỗ

cờ, tung phấn phun râu, gặp điều kiện bất lợi có thể làm giảm số lượng râu sinh sản dẫn đến giảm thụ phấn giác noãn và hạn chế số hạt phát triển. Những noãn không thụ tinh sẽ không có hạt và bị thoái hoá, gây nên hiện tượng ngô đuôi chuột, đỉnh bắp không có hạt, làm giảm số lượng hạt trên hàng. Số hạt trên hàng còn phụ thuộc và khoảng cách giữa tung phấn và phun râu, khoảng cách càng ngắn thì càng có lợi để hình thành hạt.

Qua bảng 3.13 cho thấy : số hạt trên hàng của các THL trong thí nghiệm dao động từ 32,5 đến 47,8 hạt trên hàng. Giống đối chứng có số

hạt/hàng là 36,7 hạt/hàng. THL có số hạt/hàng cao nhất là IL10xT2 đạt 47,8 hạt/hàng. THL có số hạt/hàng thấp nhất là IL2xT2 (32,5hạt/hàng).

*Khối lượng 1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt là do đặc tính di truyền của giống quy định, nhưng phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh như : khí hậu, thời tiết đất đai, kỹ thuật canh tác…nếu sau khi trỗ cờ thụ phấn thụ tinh gặp điều kiện bất thuận thì có thể hạn chế độ lớn của hạt.

Khối lượng 1000 hạt của các THL tham gia thí nghiệm biến động từ

280,6-375,6g. Giống đối chứng có khối lượng 1000 hạt là 321,5g. THL có khối lượng 1000 hạt cao nhất là IL10xT2 (tương ứng 375,6g) cao hơn đối chứng là 54,1g. THL có khối lượng 1000 hạt thấp nhất là IL6xT2 (tương

ứng 280,6g), thấp hơn đối chứng 40,9g.

Bảng 3.13.Năng suất và yếu tố cấu tành năng suất của các THL tại Việt Nam

Vụ Xuân 2007 TT THL Dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) Số hàng hạt/bắp Số hạt/hàng KL 1000 hạt (g) Năng suất TT (tạ/ha) 1 IL1 x T1 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 2 IL 2x T1 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 3 IL 3x T1 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 4 IL 4x T1 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 5 IL 5x T1 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 6 IL 6x T1 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 7 IL 7x T1 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 8 IL 8x T1 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 9 IL 9x T1 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 10 IL 10x T1 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 11 Il1 x T2 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 12 IL2 x T1 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 13 IL 3x T1 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 14 IL 4x T1 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 15 IL 5x T1 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 16 IL 6x T1 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 17 IL 7x T1 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 18 IL 8x T1 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 19 IL 9x T1 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 20 IL 10x T1 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 21 LVN10đ/c 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 CV% 7,4 LSDO0,05 5,2

* Năng suất thực thu.

Theo kết quả phân tích phương sai chỉ tiêu năng suất, trong vụ Xuân năm 2007, các THL trong thí nghiệm có năng suất thực thu đạt từ 53,83 tạ/ha. THL :IL2xT1 đến 81,58 tạ/ha (ở THL IL10xT2), trong khi năng suất thực thu của giống đối chứng đạt 71,15 tạ/ha. Có 3 THL (đó là : IL4xT1, IL3xT2, IL7xT2, IL10xT2) cho năng suất vượt giống đối chứng mọi cách chắc chắn với độ tin cậy P> /0,95

Tóm li : Qua kết quả thí nghiệm so sánh đánh giá 20 THL được tạo

ra từ 10 dòng thuần với 2 cây thử là T1 và T2 ở vụ Xuân 2007 tại Viện

Nghiên cứu Ngô, chúng tôi có một số nhận xét sau :

- Các THL có TGST từ mọ đến chính sinh lý trung bình từ 113 ngày -

121 ngày. Thời gian tung phấn đến phun râu của các THL phù hợp, chênh

lệch từ 1-3 ngày.

- Các THL có chiều cao cây vừa phải, phù hợp với điều kiện sinh thái

ở Việt Nam.

- Khả năng chống chịu sâu bệnh của các THL khá tốt với các loại sâu

bệnh hại chính (sâu đục thân, bệnh khô vằn, nhưng chưa đến mức độ thiệt

hại về giá trị kinh tế).

- Năng suất của các THL dao động từ 53,83-81,58 tạ/ha, trong đó có

3 THL cho năng suất từ 78,66-81,58 tạ/ha vượt đối chứng ở mức độ tin cậy

P≥0,95

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr East West North

Hình 3.2.Năng suất các THL tại Việt Nam vụ Xuân 2007

3.2.2.Kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học và tính thích ứng của các tổ hợp lai được tạo ra từ các dòng trên tại CHDCND Lào

Thí nghiệm so sánh THL đã được triển khai tại Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp - Viện Nghiên cứu Nông Lâm Nghiệp CHDCND Lào trong vụ

Khô 2007 và vụ mưa 2007, nhằm đánh giá đặc điểm nông sinh học và tính thích ứng của các THL trong điều kiện sinh thái của Lào. Tất cả 20 THL được bố trí trong thí nghiệm so sánh và được theo dõi tất cả các đặc điểm nông sinh học của chúng. Đối chứng của thí nghiệm là CP888 và SW2, đây là 2 trong các giống đang được trồng phổ biến ở Lào.

3.2.2.1.Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai tại Lào

Qua theo dõi các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các THL trong thí nghiệm ở vụ Khô và vụ Mưa năm 2007 tại Trung tâm Nghiên cứu Nông Nghiệp Lào chúng tôi thu được kết quả như sau (Bảng 3.14).

* Giai đoạn từ mọc đến tung phấn.

Qua theo dõi thí nghiệm ở vụ Khô 2007, tại Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Lào cho thấy : thời gian từ mọc đến tung phấn của các THL trong thí nghiệm biến động từ 58-6 ngày. Tổ hợp lai IL5xT1 có thời gian mọc đến tung phấn ngắn nhất (58 ngày) tương đương với giống đối chứng

SW2 (58 ngày) 2THL có thời gian từ mọc đến tung phấn dài nhất trong thí nghiệm là : IL10xT1, IL10xT2 (65 ngày) dài hơn so với giống đối chứng CP888 (64 ngày). Những THL khác có thời gian từ mọc đến tung phấn từ

59-64 ngày.

Vụ Mưa 2007, các THL trong thí nghiệm có thời gian sinh trưởng từ

mọc đến tung phấn ngắn hơn so với vụ Khô 2007, biến động từ 49-58 ngày. THL có thời gian từ mọc đến tung phấn ngắn nhất là IL6xT1 (49 ngày), ngắn hơn đối chứng SW2 (50 ngày). Tổ hợp lai IL10xT2 có thời gian sinh trưởng từ mọc đến tung phấn dài nhất (58 ngày), dài hơn so với đối chứng.

CP888 (57 ngày). Các THL còn lại có thời gian từ mọc đến tung phấn từ 50-57 ngày.

* Giai đoạn từ mọc đến phun râu.

Vụ Khô năm 2007, giai đoạn từ mọc đến phun râu của các THL trong thí nghiệm không chênh lệch nhau nhiều, biến động từ 60-66 ngày. Đối chứng 1 (CP888) có TGST từ mọc đến phun râu 66 ngày, đối chứng 2 (SW2) có TGST từ mọc đến phun râu 60 ngày. THL có TGST từ mọc đến phun râu dài nhất là IL10xT1 và IL10xT2 (tương ứng 66 ngày). THL có TGST từ mọc đến phun râu ngắn nhất là IL5xT1 (tương ứng 60 ngày).

Vụ Mưa năm 2007, tất cả các THL trong thí nghiệm TGST từ mọc đến phun râu từ 52 cho đến 59 ngày. Có 4THL, thời gian từ mọc đến phun râu ngắn nhất (tương ứng 52 ngày) như : IL5xT1, IL6xT1, IL7xT1, IL9xT2 bằng TGST từ mọc đến phun râu của đối chứng 2 (SW2). Đối chứng 1 (CP888) có TGST từ mọc đến phun râu 58 ngày, tương đương với các THL : IL10xT2, IL3xT2 và IL1xT1.

Nhìn chung cả 2 vụ thấy rằng : vụ Mưa các THL đều có TGST từ mọc đến phun râu ngắn hơn trong vụ Khô, nếu xét trong cùng một vụ thì các THL có TGST từ mọc đến phun râu không chênh lệch nhau nhiều.

Bảng 3.14. Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai (tại Lào). Vụ Khô năm 2007 (gieo ngày

04/01)

Vụ mưa năm 2007 (gieo ngaỳ

19/4) TT Tổ hợp

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng ngô thuần và một số tổ hợp lai triển vọng tại CHDCND lào và việt nam (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)