- Ưu thế lai về tính chín sớm:
1.2.4. Đánh giá dòng và tổ hợp lai về đặc tính nông học 1 Đánh giá dòng
1.2.4.1 Đánh giá dòng
Cùng với việc xác định KNKH, các dòng triển vọng được đánh giá xác định một số đặc tính nông học như: thời gian sinh trưởng, đặc điểm hình thái, khả năng chống chịu sâu bệnh, chống hạn, chống đổ, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, đặc biệt phải mô tả tất cả các đặc tính quan trọng của dòng có liên quan đến việc sản xuất hạt giống trong tương lai, nếu như dòng được sử dụng làm bố mẹ. Trong thực tế việc chọn bố mẹ trong cặp lai phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm hình thái, sinh lí và năng suất của chính dòng đó (Ngô Hữu Tình và Nguyễn Đình Hiền, 1996)[5].
Đối với dòng mẹ, các đặc tính quan trọng là: năng suất hạt cao, bắp to, dài nhiều hạt, kích thước hạt vừa phải, chống đổ tốt, phun râu đều, đồng đều khi ra hoa, chỗ cờ trước khi tung phấn, chống chịu sâu bệnh và cỏ dại. Đối với dòng bố: cờ có nhiều nhánh, phấn nhiều, thời gian tung phấn dài, chỗ cờ tập trung, phát tán phấn tốt, cao cây, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận khác.
1.2.4.2.Đánh giá khả năng kết hợp (KNKH) của dòng
Khả năng kết hợp là một đặc tính có kiểm soát di truyền, nó được truyền lại qua tự phối cũng như qua lai.
KNKH được biểu hiện bằng giá trị trung bình của ưu thế lai qua quan sát thấy ở tất cả các THL cụ thể nào đó. Giá trị thứ nhất bỉeu hiện KNKH chung (GCA), giá trị thứ hai biểu hiện KNKH riêng (SCA). KNKH phụ
thuộc vào kiểu gen và tương tác giữa chúng.
Thực tiễn cho thấy không phải dòng thuần nào quan thấy tốt, cũng cho khả năng kết hợp cao. Hayer H.K.(1995) đã tổng kết chỉ có khoảng 0,06% số dòng tự phối có khả năng kết hợp tốt. A.R.Hallauer, er.(1990) cho
biết trong khoảng 72.000 dòng ngô thuần được tạo ra và thử nghiệm từ năm 1939, nhưng số dòng sử dụng được chỉ khoảng 0,01-0,1%.
Kết quả đánh giá khả năng kết hợp của các dòng bố, mẹ thông qua các tính trạng trên THL của chúng, giúp chúng ta có quyết định chính xác về
việc giữ lại dòng có khả năng kết hợp cao, loại bỏ các dòng kém không có tác dụng khi lai, cũng như sử dụng các dòng có khả năng kết hợp chung và khả năng kết hợp riêng cao, loại bỏ các dòng kém không có tác dụng khi lai, cũng như sử dụng các dòng có khả năng kết hợp chung và khả năng kết hợp riêng cao vào cá mục tiêu tạo giống khác nhau.
Hai phương pháp lai thử truyền thống được áp dụng để đánh giá khả
năng kết hợp của vật liệu tạo giống đó là: - Lai đỉnh (Top cros)
- Lai luân giao (diallel cross)
Phương pháp này do Devis đề xuất năm 1927, Jenkins và Bruce (1932) đã sử dụng và phát triển. Phương pháp sử dụng cây thử chung (tester) để thay cho việc lai tất cả các vật liệu ới nhau được gọi là lai đỉnh toàn phần. Ngoài ra Hinkelman (1996) đề nghị sử dụng phương pháp lai đỉnh từng phần nhằm tăng số cây thử mà không làm tăng số tổ hợp lai. Lai đỉnh được sử
dụng rộng rãi để đánh giá kn chung của vật liệu tạo giống, đặc biệt có hiệu quả đối với cây ngô, vì trong quá trình tạo dòng do số dòng phát sinh nhiều cần phải đánh giá sớm để chọn các dòng tốt, loại bỏ các dòng xấu nhằm tiết kiệm thời gian, nhân lực và phương pháp thí nghiệm. Vì vậy, lai đỉnh đã trở
thành kỹ thuật chuẩn trong tất cả các chương trình cải tạo gống ngô.
1.2.4.3.Đánh giá tổ hợp lai
Đánh giá tổ hợp lai là khâu quan trọng trong công tác tạo dòng và giống lai, đây cũng là công việc đòi hỏi nhiều thời gian, tiền của và công sức của các nhà tạo giống [29]. Các nhà khoa học rất quan tâm đến mối quan hệ
tồn tại giữa đặc điểm và năng suất của giống lai được tạo ra từ dòng đó. Một vài nghiên cứu đã có được kết quả về lĩnh vực này.
Nhưng cho đến nay, các kết quả nghiên cứu đều thống nhất rằng: giữa năng suất của dòng tự phối và năng suất của những giống lai đơn được tạo ra từ những dòng này không tồn tại một tương quan đày đủ chặt chẽ nào, vì vậy việc đánh giá tổ hợp lai vẫnpahỉ thực hiện qua các thí nghiệm đồng ruộng ở
nhiều vụ và nhiều năm.
Việc đánh giá tổ hợp lai thông thường phải qua các thí nghiệm với yêu cầu kỹ thuật ở các mức độ khác nhau. Đầu tiên THL được đánh giá qua thí nghiệm khảo sát THL. Đây là thí nghiêm với yêu cầu kỹ thuật không cao, mỗi THL gieo thành một hàng và thí nghiêm nhắc lại hai lần. Thí nghiệm cho phép đánh giá một số lượng lớn THL/ Từ đó xác định được những dòng THL tốt để đưa vào thí nghiệm so sánh giống lai với yêu cầu kỹ thuật cao hơn. Mỗi giống lai được gieo thành 4 hàng, trong đó các chỉ tiêu theo dõi đánh giá được thực hiện trên hai hàng giữa và thí nghiệm được nhắc lại 3-4 lần. Kết quả thí nghiệm có tể đánh giá tương đối chính xác các đặc điểm, đặc tính nông sinh học và năng suát của giống lai. Để có được kết luận đầy đủ và tin cậy, thí nghiệm được bố trí ở nhiều vùng, nhiều vụ khác nhau.