Khảo nghiệm và đánh giá giống ngô mới.

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng ngô thuần và một số tổ hợp lai triển vọng tại CHDCND lào và việt nam (Trang 34 - 37)

- Ưu thế lai về tính chín sớm:

1.2.5. Khảo nghiệm và đánh giá giống ngô mới.

Đánh giá giống ngô mới tạo ra là khâu hết sức quan trọng, việc đánh giá biểu hiện của một số giống thường bắt đầu từ việc đánh giá các đặc tính sinh học, đánh giá sự sinh trưởng, phát triển, tiềm năng năng suất khả năng chống sâu bệnh và các điều kiện bất thuận. Mối tương quan giữa một số chỉ

tiêu đến năng suất cây trồng, sâu bệnh và các điều kiện bất lợi.

Romahenco (1996) thấy rằng thời gian sinh trưởng tương quan với chiều cao cây, độ cao đóng bắp và độ dài thời gian từ mọc đến ra hoa. Các

tính trạng này biến động phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thời tiết (Phạm Thị Tài, 1993)[7].

Kozubenko (1965) thấy tương quan giữa các đặc tính của cây và năng suất thay đổi tuỳ theo nhóm giống và điều kiện môi trường. Phần lớn các giống ngô răng ngựa và các gống ngô lai thuộc nhóm chín trung bình và chín muộn. Trong những năm khô hạn có tương quan thuận và chặt chẽ giữa năng suất và tính trạng của cây có hai bắp trong điều kiện hạn cũng như đủ ẩm, năng suất hạt tương quan thuận chặt với khối lượng bắp, chiều dài bắp, số

ngày từ nảy mầm đến phun râu và chín.

Robinson (1949), nhận xét rằng: các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ngô có tương quan với nhau khi cải tiến thành phần này sẽ dẫn đến sự thay đổi thành phần kia. Nếu số lượng bắp trên cây tăng lên thì số hạt và khối lượng hạt sẽ giảm xuống. Chiều dài bắp và số hạt trên hàng có tương quan chặt chẽ với nhau và đều có tương quan thuận với năng suất. Các tác giả còn nhận thấy giữa các yếu tố số bắp, số hạt, khối lượng 1000 hạt có chiều hướng bù trừ lẫn nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp các giống ngô đặc biệt cho năng suất cao đã không thấy xuất hiện sự bù trừ này.

Luyện Hữu Chi, (1982)[1], nhận xét có sự tương quan thuận giữa thời gian sinh trưởng và các đặc trưng hình thái, cũng như các yếu tố cấu thành năng suất. Số lá và độ dài thời gian từ mọc đến trỗ cờ là những chỉ tiêu tin cậy để đánh giá độ dài thời gian sinh trưởng. Giống gieo trồng vào những vụ, những năm khác nhau nhưng nhìn chung lượng tích nhiệt của giống lai tương đối ổn định, tính trạng này liên quan chặt chẽ đến năng suất và giữa các giống có biến động nhiều.

Khi đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố hình thái và năng suất ngô, Văn Tất Tuyên (1995) đưa ra nhận xét: Các yếu tố cấu trúc bắp, chiều dài bắp, đường kính bắp, khối lượng 1000 hạt có tương quan thuận và chặt chẽ

với năng suất ngô, các yếu tố khí tượng đến năng suất càng cao. Kết quả

nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến năng suất ngô cũng cho thấy tổng số giờ nắng với nhiệt độ trung bình ngày trong vụ Đông có tương quan chặt và thuận với năng suất.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng ngô thuần và một số tổ hợp lai triển vọng tại CHDCND lào và việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)