Sự thay đổi đối với từng cá nhân trong tổ chức kinh doanh

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị học (Trang 31 - 32)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

3.Sự thay đổi đối với từng cá nhân trong tổ chức kinh doanh

3.1. Quá trình thay đổi của từng cá nhân.

Quy trình thay đổi này gồm 3 bước: Tình trạng hiện tại - Thời kỳ quá độ - Trạng thái tương lai mong muốn. Trong đó quan trọng nhất là bước quá độ là giai đoạn chuyển từ tình trạng hiện tại tới tình trạng tương lai mong muốn. Thực tế rằng các tổ chức thường tốt hơn trong việc nhận định tương lai và xây dựng chiến lược so với quản trị nhân viên của mình trong thời kỳ quá độ.

Tuy nhiên, quản trị sự thay đổi thực chất là quản trị con người trong việc thích ứng với sự thay đổi đó. Đối với mỗi người, mọi sự thay đổi dù bất đắc dĩ hay không đều đe doạ sự cân bằng hiện có trong cuộc sống và đòi hỏi phải có sự điều

chỉnh nhất định vể sức lực, về tâm lý và tình cảm. Trước mỗi sự thay đổi, mọi người thường có những phản ứng sau:

- Sốc

- Ngạc nhiên - Nuối tiếc

- Lẫn lộn - suy sụp - Chấp nhận.

3.2. Những cản trở lớn nhất khi tổ chức tiến hành thay đổi:- Sự chống đối của nhân viên. - Sự chống đối của nhân viên.

- Văn hóa tổ chức không phù hợp. - Quản lý kém hiệu quả.

- Nhân viên thiếu kỹ năng.

3.3. Nguyên nhân có sự ngần ngại thay đổi.

Chu trình thay đổi ở trên cho phép đi sâu phân tích nguyên nhân có sự ngần ngại trước sự thay đổi là do:

- Cảm giác thiếu tự chủ dẫn tới tư duy bảo thủ. - Cảm giác hoang mang, sợ thất bại.

- Sợ mất mát, ảnh hưởng đến lợi ích - Không đủ nội lực.

- Sức ì của thói quen

- Không muốn thay đổi, thỏa mãn với những cái hiện có. - Thiếu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm

III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị học (Trang 31 - 32)