Áp dụng sự sáng tạo trong tổ chức

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị học (Trang 26 - 30)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

4.Áp dụng sự sáng tạo trong tổ chức

Các bước cần có khi áp dụng sáng tạo vào tổ chức:

- Đề ra những hướng đi, phương hướng, mục tiêu rõ ràng.

- Thúc đẩy và khuyến khích sự sáng tạo trong tổ chức: tạo nên sức mạnh tri thức tập thể.

- Khi có ý tưởng mới, sáng tạo mới được đề ra thì nên suy nghĩ nhận định và xem xét: có phù hợp với thực trạng của công ty, có khả năng đáp ứng được yêu cầu của thị trường, có khả năng cạnh tranh cao.

- Khi đã lựa chọn được một ý tưởng mới, ta cần lập kế hoạch triển khai một cách rõ ràng với ý tưởng đó.

- Truyền đạt rõ cho nhân vân kế hoạch đã lập ra để nhân viên hiểu, bên cạnh đó, nên động viên để họ thực hiện kế hoạch với lòng nhiệt huyết.

- Thử nghiệm nhiều lần trước khi áp dụng vào thực tiễn.

- Qua mỗi giai đoạn, mỗi quá trình thực hiện cần phải kiểm tra, xem xét, đánh giá mức độ thành công và rủi ro là bao nhiêu để hoàn thiện hơn kế hoạch đã vạch ra.

- Cuối cùng, phải biết nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm.

Người lãnh đạo là linh hồn của tổ chức thế nên vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng. Cần phải biết phát huy được hết sự sáng tạo trong tập thể, và người lãnh đạo phải biết nhìn nhận, xem xét, lựa chọn sáng tạo nào đúng đắn và đem đến sự thành công. Luôn luôn kiểm soát, theo dõi khi mắc sai lầm cần biết sửa chữa những sai lầm đó để không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

IV. KẾT LUẬN.

Trong tổ chức, thúc đẩy và khuyến khích sự sáng tạo phát triển là điều nên làm để những ý tưởng mới xuất hiện càng nhiều càng tốt. Kết nối tri thức, kết nối tập thể để tạo ra sức mạnh đột phá cho tổ chức. Bên cạnh đó, phải hoạch định hướng đi, mục tiêu cho tổ chức một cách rõ ràng trước khi áp dụng những ý tưởng sáng tạo để tránh phạm phải những sai lầm tối đa có thể xảy ra.

Sáng tạo cho phép phạm lỗi. Bởi khi có một ý tưởng mới ra đời nó sẽ khác những gì vốn có trước đây và sai sót là điều không thể tránh khỏi. Nếu là những sai sót nhỏ nhặt có thể cho qua và sửa chữa nhưng sai sót quá nhiều lần có thể gây ra hậu quả lớn, lúc đó ta nên xem xét kỹ càng và chấn chỉnh lại hướng đi một cách có

hệ thống. Xem rằng sự sáng tạo đó có phù hợp hay chưa? Tại sao lại mắc phải sai lầm mà không phải thành công? Xem rằng hướng đi cũ có thực sự hiệu quả? Để từ đó có hướng giải quyết, xử lý kịp thời, hoạch định lại và tìm hướng đi phù hợp cho những sáng tạo đó.

Đừng sợ thất bại mà không dám sáng tạo vì sáng tạo có thể tạo những bước đột phá mà chính chúng ta cũng không ngờ tới. Tư duy sáng tạo là tài sản quý giá mà tạo hóa ban tặng cho con người vì vậy đừng ngần ngại mà hãy vận dụng hết khả năng của món quà quý giá này. Dám tư duy đột phá, dám hành động, dám thay đổi sẽ giúp chúng ta thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống nói chung và trên thương trường nói riêng.

"THINK OUT OF BOX" (Tư duy ngoài chiếc hộp)

Nguồn tham khảo:

- Bài giảng Quản trị học - Giảng viên Đỗ Văn Khiêm - Kilobook.com

- tudiendanhngon.vn

- new.zing.vn 10 công ty sáng tạo nhất thế giới

- doanhnhan.edu.vn Đằng sau những thất bại trong kinh doanh

- tinhte.vn Vì sao BlackBerry thất bại - một câu chuyện được kể từ bên trong - archive.saga.vn Những thất bại của các thương hiệu lớn

Câu 3: Các tổ chức thường có giới hạn về khả năng hấp thu sự thay đổi. Là một

nhà quản trị, bạn sẽ nhìn vào dấu hiệu nào để xác định tổ chức của bạn đã vượt quá sự hấp thu?

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.

Giới hạn là khái niệm thường được đặt ra để chỉ về một ranh giới mà khi vượt quá nó tức vượt quá sự cho phép. Mọi thứ đều có giới hạn, như sinh vật có giới hạn khả năng thích nghi với môi trường sống (nhiệt độ, độ ẩm,…), con người có thêm giới hạn về sự chịu đựng của cảm xúc, của tư duy,…;môi trường, khí hậu, tập thể, cá nhân và toàn xã hội đều có những giới hạn nhất định. Khi đi quá giới hạn, tất cả sự vật, hiện tượng sẽ biểu hiện ra bên ngoài bằng những cách thức khác nhau: vượt quá sự chịu đau của cơ thể, nó sẽ rơi vào tình trạng ngưng hoạt động tạm thời (ngất xỉu) hoặc không thể hoạt động bình thường được nữa.

Sự thay đổi mang tính tất yếu trong quá trình vận động của tự nhiên và xã hội, nó bắt nguồn từ xung đột và dẫn tới xung đột. Tổ chức là một bộ phận của xã hội, cũng phải thay đổi khi có xung đột để trụ vững và tiếp tục phát triển, song vấn đề đặt ra, việc liên tục thay đổi không có hiệu quả sẽ đưa tổ chức đến giới hạn về khả năng hấp thu sự thay đổi. Cũng như những sự vật khác, khi đó tổ chức cũng sẽ biểu hiện bằng nhiều cách thức khác nhau thông qua biểu hiện của các nhân viên trong tổ chức và những hậu quả tiếp theo mà tùy theo mức độ vượt quá giới hạn sẽ có những hậu quả tương ứng. Việc cần phải làm của một nhà quản trị đó là nhận biết được khi nào tổ chức đã vượt quá giới hạn hấp thu sự thay đổi để có những giải pháp đúng đắn, kịp thời để vực dậy, duy trì và phát triển tổ chức.

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 1. Thay đổi.

Thay đổi tổ chức là những cố gắng có kế hoạch hoặc không có kế hoạch, nhằm

hoàn thiện, đổi mới tổ chức theo cách thức có thể giúp nó thích nghi được với những thay đổi của môi trường hoặc đạt được những mục đích mới.

Xét theo mức độ của những thay đổi trong tổ chức có thể phân thành 2 loại sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thay đổi căn bản triệt để: diễn ra khi một tổ chức thực hiện những điều chỉnh

căn bản, chính yếu trong cách thức kinh doanh, diễn ra không thường xuyên và tốn rất nhiều thời gian để hoàn thành.

Ví dụ: Áp dụng cơ cấu tổ chức mới vào doanh nghiệp, thay đổi loại hình kinh doanh từ dịch vụ tư nhân sang phục vụ cộng đồng.

Hình thức thay đổi căn bản triệt để thể hiện trên khuôn mẫu chung, nhà khoa học xã hội Kurt – Lewin khái quát thành 3 giai đoạn:

Phá vỡ hiện trạng => Chuyển đổi => Xây dựng lại.

Một mô hình khác của Lewin về tiến trình thay đổi với quy trình khép kín tuần hoàn:

Rã đông (Unfreeze) => Thay đổi (Change)

- Thay đổi dần dần: là tiến trình liên tục diễn biến theo thời gian mà trong đó nhiều sự thay đổi nhỏ xuất hiện đều đặn, tích lũy dần sẽ làm chuyển đổi tổ chức một cách tổng quát.

 Cách thức thực hiện thay đổi:

- Thay đổi phản ứng lại: diễn ra khi tổ chức buộc phải thay đổi nhằm đáp ứng lại

một vài sự kiễn diễn ra trong môi trường bên trong và bên ngoài.

Ví dụ: “Gã khổng lồ” Nokia từng thống trị thị trường điện thoại di động, nhưng gần đây Nokia gặp phải nhiều thất bại kể từ tháng 11/2012, hãng điện thoại của Phần Lan này đã đề ra và thực hiện những thay đổi tích cực trong đó có việc “phản ứng lại” thị yếu của người dùng với việc cho ra đời hàng loạt “smart phone” nhiều kiểu dáng, tính năng mới để cạnh tranh với các đối thủ nặng ký của mình.

- Thay đổi đón đầu: xuất hiện khi các nhà quản trị thực hiện những thay đổi tổ

chức nhằm đón trước những sự kiện sắp xảy ra hoặc khi tổ chức bước vào chu kỳ đầu của một xu hướng mới. Việc này đòi hỏi những nhà quản trị phải có tầm nhìn xa để có sách lược đúng đắn bởi việc “đi tắt đón đầu” rất mạo hiểm và dễ gặp thất bại.

Ví dụ: doanh nghiệp thiết lập những tiêu chuẩn mới để thu hút và tăng sự hài lòng của khách hàng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị học (Trang 26 - 30)