Lực lượng thúc đẩy sự thay đổi trong kinh doanh

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị học (Trang 30 - 31)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

2.Lực lượng thúc đẩy sự thay đổi trong kinh doanh

- Đường lối chính sách của nhà nước, hệ thống pháp luật.

Một cơ chế thuận lợi từ nhà nước, Chính phủ cho tổ chức doanh nghiệp về các thủ tục pháp lý là điều kiện quan trọng, hỗ trợ cho sự phát triển tích cực cho tổ chức. Đồng thời những thay đổi từ đường lối chính sách và pháp luật cũng tạo nên những thay đổi bắt buộc từ phía tổ chức doanh nghiệp.

- Xu hướng xã hội, nhu cầu của khách hàng.

Toàn cầu hóa đã trở thành xu thế của mọi quốc gia trong nhiều năm gần đây khiến mọi thứ trong đời sống xã hội có những thay đổi nhất định. Môi trường mới cho

phép và đòi hỏi con người cần phải năng động, sáng tạo hơn; từ đó thúc đẩy xã hội phát triển. Tổ chức cũng cần có những thay đổi tất yếu để phù hợp và cùng “hội nhập” với toàn thế giới, đáp ứng những nhu cầu mới từ những khách hàng mới.

- Sự phát triển của công nghệ hiện đại.

Đây là sự thay đổi thường xuyên và rõ nét nhất, tác động lên nhiều mặt của tố chức. Công nghệ mới giúp quá trình sản xuất nhanh chóng hơn với độ chính xác cao, thay thế dần lao động con người bằng những máy móc hiện đại. Các tổ chức phải rượt đuổi nhau để nắm bắt, tiếp thu công nghệ mới và chính điều này tạo nên sự thay đổi trong cỗ máy hoạt động của tổ chức.

- Thay đổi từ phía đối tác, đối thủ cạnh tranh.

Khi các đối thủ cạnh tranh đồng loạt thay đổi những cách thức sản xuất, mẫu mã, hình ảnh tổ chức,… thu hút thị trường thì bản thân tổ chức không thể chỉ đứng nhìn hay chạy theo, bắt bước đối thủ ấy mà cần thích ứng phù hợp hoặc khởi tạo nên cách thức mới.

- Thay đổi trong cơ cấu lãnh đạo của tổ chức.

Mỗi người có cách tư duy khác nhau và người lãnh đạo cũng có những hướng chỉ đạo khác nhau nên khi thay đổi cơ cấu ban lãnh đạo trong tổ chức sẽ dễ dẫn đến những thay đổi trong tổ chức.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị học (Trang 30 - 31)