Đề cương sinh lý động vật 2

49 5.7K 18
Đề cương sinh lý động vật 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thạch Văn Mạnh TYD-K55 1 ĐỀ CƢƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN MÔN: Sinh động vật 2 Học kỳ II năm học 2012-2013 Câu 1 : Hãy trình bày quá trình tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hoá học trong xoang miệng. Giải thích sự điều tiết nƣớc bọt của thần kinh thông qua phản xạ không điều kiện và có điều kiện? Tiêu hóa ở miệng gồm 3 gđ: + Lấy thức ăn và nước uống + Nhai và tẩm thức ăn với nước bọt + Nuốt Diễn ra với 2 quá trình: tiêu hóa cơ học do nhai và tiêu hóa hóa học do các enzym trong nước bọt. 1/ Lấy thức ăn và nước uống:Nhờ thị giác và khứu giác, xúc giác, vị giác, Mỗi loài gia súc có cách lấy thức ăn, nước uống khác nhau: + Lợn chủ yếu dùng mũi và môi + Trâu, bò chủ yếu bằng lưỡi + Ngựa chủ yếu dùng môi trên và răng cửa Đv ăn thịt, ăn cỏ, ăn tạp có cách lấy nước uống và thức ăn lỏng khác nhau: Đv ăn thịt thè lưỡi cong như cái thìa để lấy, còn các loài khác nhờ áp lực xoang miệng 2/ Tiêu hóa cơ học ( Nhai): -Là động tác phối hợp giữa đầu , răng, má và lưỡi để cắt xé, nghiền nát thức ăn, rồi tẩm đều thức ăn với nước bọt và viên thành các viên để nuốt đc dễ dàng. - Thức ăn kích thích niêm mạc miệng,hưng phấn theo thần kinh hướng tâm vào hành tủy kích thích trung khu nhai và đi lên vỏ não.Xung động truyền ra được dẫn đến các cơ nhai gây nên vận động nhai. - Nhai còn tạo sự kích thích tiết các dịch tiêu hóa, và sự vận động dạ dày, ruột 1 cách phản xạ, chuẩn bị tốt cho quá trình tiêu hóa - Giữa các loài gia súc động tác nhai khác nhau: + ĐV ăn thịt : Nhờ hoạt động lên xuống mạnh của hàm dưới để ép nát thức ăn giữa 2 hàm, răng nanh để cắt xé, răng hàm để ngiền nát + ĐV ăn cỏ:Sự vận động qua lại của hàm dưới để nhai nghiền thức ăn , hàm trên như 1 cái bàn thớt để chặt và băm cỏ + ĐV ăn tạp: khi nhai vận động lên xuống của hàm dưới nhiều hơn vận động qua lại.Khi ăn 2 mép k đóng chặt, khiến 1 luồng không khí lọt ra qua mép phát ra âm thanh đặc trưng. + ĐV nhai lại lại có 2 lần nhai:lần 1 nhai sơ bộ rồi nuốt xuống dạ cỏ, sau đó ợ lên nhai lại kỹ hơn nên tốn khá nhiều năng lượng. 3/ Tiêu hóa hóa học: a/ Tiết nước bọt: Nc bọt là 1 dich thể tiết ra từ: tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi Thạch Văn Mạnh TYD-K55 2 */ Thành phần: + Nước 99 -99,4% + Vật chất khô 0,6 – 1% trong đó 2/3 là protein, chủ yếu là mucoproteit tạo chất nhầy muxin và các enzim: amilaza, maltaza, còn lại là muối clorua, cacbonat,sunphat, đặc biệt là NaHCO3 có nhiều ở loài nhai lại. + Chất diệt khuẩn Lysozim + Ngoài ra có 1 số sản phẩm trao đổi chất, mảnh nhỏ niêm mạc bong tróc, VSV và bạch cầu. */ Tính chất của nước bọt: + Màu ánh sữa, có khi loãng, khi dính + tỷ trọng 1,002- 1,009 + pH từ 7,3 > 8,1. Ngựa, chó : 7,36 .Trâu, bò : 8,1. Lợn :7,32 b/ Tác dụng của nước bọt: -Tẩm ướt thức ăn tạo viên cho dễ nuốt - Làm trơn và bảo vệ màng nhầy xoang miệng, tránh các xây xát cơ giới - Phân giải tinh bột: Amilaza tinh bột chín > mantoza + Dextrin Mantaza Mantoza > 2 Glucoza ( lợn, người ) - Hòa tan NaCL và đường trong thức ăn kích thích tính thèm ăn, tăng tiết nước bọt, tiêu hóa tốt - Tác dụng diệt khuẩn nhờ Lysozim hòa tan màng các vi khuẩn - loài nhai lại: Lượng nước bọt nhiều, độ kiềm cao đảm bảo độ ẩm, độ kiềm thích hợp cho dạ cỏ và nước bọt chứa nhiều Vitamin C thuận lợi hệ VSV dạ cỏ phát triển.Đặc biệt nước bọt nhiều Ure xuống dạ cỏ được VSV sử dụng, chuyển thành protein VSV - Thải nhiệt (Trâu, chó tuyến mồ hôi kém phát triển) - Khi có chất bẩn, sỏi, sạn, chất độc vào miệng thì nước bọt có tác dụng tẩy rửa, tránh tổn thương niêm mạc miệng. c/ Đặc điểm tiết nước bọt ở các loài gia súc: - Lợn: tuyến mang tai tiết liên tục, thức ăn khác nhau có ảnh hưởng lớn tới lượng nước bọt tiết ra.Nước bọt nhiều Amilaza, Mantaza hơn các loài khác giúp tiêu hóa tinh bột. Sự tiết nước bọt thay đổi theo độ tuổi nhất là khi cai sữa chuyển sang khẩu phần thực vật. lợn tiết 15L / 24h - Trâu, bò: tiết 60L/ 24h. tuyến mang tai tiết liên tục, tuyến dưới hàm và dưới lưỡi chỉ tiết khi ăn.Hoạt động của tuyến mang tai phụ thuộc vào sự hình thành và phát triển của dạ cỏ. Bê đang bú sữa dạ cỏ chưa phát triển, tuyến mang tai hầu như không hoạt động, tuyến dưới hàm và dưới lưỡi tiết nhiều hơn.Khi chuyển sang ăn cỏ hoạt động lên men VSV dạ cỏ tăng thì tuyến mang tai tăng hoạt động và tiết nhiều, độ kiềm cao đảm bảo độ ẩm, độ kiềm cho VSV dạ cỏ phát triển. - Ngựa: Chỉ tiết nước bọt khi ăn.Thức ăn vào miêng sau 10-20 lần nhai ngựa mới bắt đầu tiết nước bọt.Thức ăn càng khô, thô, thời gian nhai càng lâu, lượng nước bọt càng nhiều. Nếu thêm vào thức ăn 1 số chất như muối, men bia thì nước bọt tiết càng nhiều.Ngựa tiết 40L/24h. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 3 d/ Cơ chế của sự tiết nước bọt: cơ chế thần kinh: - Phản xạ không điều kiện:Thức ăn chạm vào niêm mạc miêng 1-30 giây nước bọt bắt đầu tiết. + Thụ quan : là ác thụ quan hóa học và cơ giới trong niêm mạc miệng, lưỡi, má, tiếp nhận kích thích do thức ăn ( kích thích hóa, lý, nhiệt độ) + Thần kinh truyền vào:Dây V ( tam thoa), dây VII( Thần kinh mặt), dây IX ( lưỡi hầu), dây X( mê tẩu) + trung khu tiết nước bọt ở hành tủy + Thần kinh truyền ra:các sợi giao cảm ( gây tiết nước bọt đặc, nhiều muxin và men), sợi phó giao cảm( gây tiết nước bọt loãng, ít vật chất khô) Phản xạ có điều kiện: con vật chi mới nhìn thấy, ngửi thấy thức ăn đã tiết nước bọt. + Thụ quan: cơ quan phân tích thị giác. khứu giác + Thần kinh truyền vào :các sợi hướng tâm từ mũi và võng mạc mắt đi và trung khu khứu giác và thị giác ỏ vỏ não. + Trung khu TK: vỏ não + TK truyền ra: Từ thần kinh tiết nước bọt ở vỏ não > hành tủy >sợi giao cảm và phó giao cảm Thực tế: tiết nước bọt là phối hợp của PXKĐK và PXCĐK. PXCĐK đóng vai trò quan trọng > chế biến thức ăn có mùi vị ngon, cho ăn đúng giờ,kèm tín hiệu báo là những tác nhân kích thích làm nâng cao chất lượng nước bọt tiết ra và hiệu suất tiêu hóa. CÂU 2: Hãy trình bày thành phần của dịch vị? Nói rõ sự tạo HCl, các dạng HCl, hàm lƣợng HCl và tác dụng của HCl trong dịch vị (dạ dày đơn)? 1/ Đặc tính,thành phần của dịch vị: -Đặc tính: dịch thể trong suốt, tính axit mạnh: Chó pH = 1,5-2,0. Lợn : 2,5-3,0. Bò: 2,17- 3,14. Ngựa : 1,5-3,1 -Thành phần + 99,5% nước + 0,5% VCK Vô cơ:muối Cl - - , SO4 - , PO4 - của Na + , K + ,Mg ++ ,Ca ++ ,đặc biệt HCl. Hữu cơ:Protein( men, muxin), axit hữu cơ, axit lactic, uric 2/ Sự tạo HCl: HCl hình thành trong t/b vách phần thân vị dạ dày anhydraza cacbonic CO 2 + H 2 O > H 2 CO 3 < > H + + HCO 3 - NaCl ( thức ăn) > Na + + Cl -+ Cl - từ máu vào t/b vách kết hợp H + H + +Cl - > HCl HCO 3 - + Na + > NaHCO 3 ( một phần vào máu tạo kiềm dự trữ, một phần chuyển vào tuyến nước bọt tạo độ kiềm trong nước bọt nhất là đối với loài nhai lại) 3/ HCl trong dịch vị tồn tại ở 2 dạng: Kết hợp:HCl + muxin+protein TĂ Tự do:yếu tố chính quyết định pH dịch vị Thạch Văn Mạnh TYD-K55 4 HCl tổng số = axit tự do + axit kết hợp + photphat axit và các axit hữu cơ 4/ Tác dụng của HCl: - Diệt khuẩn ( Vk lẫn trong thức ăn). Riêng với lợn con dưới 45 ngày tuổi, HCl dịch vị ít, nó nhanh chóng kết hợp với dịch nhầy tạo môi trường gần trung tính, E.coli phát triển gây rối loạn tiêu hóa( ỉa phân trắng) - Trương nở protein, hòa tan colagen trong mô liên kết bao bọc quanh các bó cơ, Nucleoprotein tạo điều kiện cho pepsin phân giai protein. - Hoạt hóa các enzim tiêu hóa protein Pepsinogen > Pepsin (Không hoạt động) H + ( Hoạt động) - Tạo pH thuận lợi cho pepsin hoạt động (pH = 1,5 – 2,0) - Kích thích tiết dịch tụy - Gây phản xạ đóng mở cơ vòng hạ vị CÂU 3: Hãy kể tên các enzyme có trong dịch vị? Trình bày tác dụng của các enzyme đó trong quá trình tiêu hoá thức ăn?. Hãy giải thích cơ chế tự bảo vệ của dạ dày đối với sự tấn công của HCL và các enzyme? 1/ Các enzim trong dịch vị: a/ Enzim tiêu hóa protein: - pepsin: là emzim chủ yếu do tế bào chủ tiết ra dưới dạng pepsinogen HCl pepsinogen >pepsin protein > Albumoz + pepton + a.a pH = 1,5 -2,5 pepsin thủy phân protein thịt và máu nhanh hơn so với protein trứng và colagen ( bạc nhạc) và gân - Catepxin: tác dụng giống pepsin, thủy phân protein và 1 số mạch peptit thành a.a, hoạt động thích hợp tại pH= 4 – 5. Vị vậy catepxin chủ yếu hoạt dộng mạnh ở đv bú sữa, khi hàm lượng HCL thấp. - Gelatinaza và colagenaza :là những enzim tiêu hóa dây chằng, gân, protein của các tổ chức liên kết thành các mạch peptit và a.a - kimozin: là enzim ngưng kết sữa Kimozin Ca 2+ caseinogen > casein >caseinat caxi enzim này tác dụng trong môi trường axit yếu, trung tính và kiềm yếu với sự có mặt của muối Ca. Enzim này chủ yếu trong dịch vị của gia súc non đang bú sữa, về sau không còn tác dụng nữa .Không có Kimozin sữa lỏng chảy xuống ruột nhanh chóng, gây ỉa chảy. b/ Tiêu hóa mỡ: Lipaza, hàm lượng ít và trong dạ dày không có muối mật nên lipaza hoạt động rất yếu. Riêng đv sơ sinh đang trong thời kỳ bú sữa có prolipaza từ nước bọt xuống có tác dụng tiêu hóa mỡ c/ Tiêu hóa gluxit: Thạch Văn Mạnh TYD-K55 5 Trong dịch vị không có enzim tiêu hóa Gluxit, không có amilaza.Nhưng amilaza trong nước bọt khi vào dạ dày vẫn còn tác dụng trong các lớp thức ăn chưa thấm axit dịch vị. d/ Tác dụng của chất nhầy muxin Do tế bào phụ khắp niêm mạc dạ dày tiết ra, có tác dụng phủ 1 lớp nhầy lên bề mặt niêm mạc để bảo vệ, tránh tác động cơ giới của thức ăn, ngăn cản ảnh hưởng của HCl,pepsin. 2/ Cơ chế tự bảo vệ cuả dạ dày: - Yếu tố tấn công: HCl, pepsin, vi khẩn làm tổ nếp gấp,yếu tố tâm ( stress), rượu, thuốc lá - Yếu tố bảo vệ :Các men đều ở dạng tiền hoạt động, lớp muxin phủ bề mặt niêm mạc, do tuần hoàn máu tới nuôi dưỡng dạ dày có môi trường kiềm ( NaHCO 3 cao ) nó trung hòa lượng axit bám vào dạ dày > Khi 2 yếu tố cân bằng thì không bị loét, mất cân bằng bị loét CÂU 4: Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo của dạ dày lợn? Giải thích quá trình tiêu hoá trong dạ dày lợn trƣởng thành? 1/ Cấu tạo dạ dày lợn:5 vùng - Thực quản ( nhỏ) không có tuyến - Manh nang và thượng vị : tiết dịch nhầy, không có pepsin và HCl - Thân vị và hạ vị; giống đv dạ dày đơn : tiết HCl, pepsin. 2/ Tiêu hóa dạ dày lợn trưởng thành: a/ Đặc điểm phân tiết: - Tiết liên tục ( khi ăn tăng tiết, sáng > chiều) - Lượng dịch vị phụ thuộc vào thức ăn : TĂ rang > ngâm, TĂ sống > chín, TĂ ủ men > không ủ > Cách chế biến + thành lập phản xạ có điều kiện làm tăng hiệu quả tiêu hóa + Nhu động dạ dày yếu nên TĂ đc xếp thành lớp, hoạt tính enzim và pH các lớp khác nhau.Vùng hạ vị co bóp mạnh hơn nên Tă trộn lẫn và đều với dịch vị hơn. b/ Quá trình tiêu hóa: - Protein: xảy ra ở sát vách thân vị và hạ vị - Gluxit: amilaza từ nước bọt, thức ăn - Lipit: lipaza – không đáng kể + Ngoài ra, VSV manh nang, thượng vị phân giải gluxit, tinh bột, xelulose tạo glucose > axit hữu cơ vào máu tạo Năng lượng + VSV phân giải protein và sử dụng ure > a.a vsv > giá trị dinh dưỡng cao Câu 5 : Hãy trình bày một số đặc điểm sinh tiêu hoá trong dạ dày lợn con, phân tích ý nghĩa của nó trong chăn nuôi thú y? 1.Tiêu hóa dạ dày lợn con - Điều tiết TK chưa hoàn thiện chưa có pha tiết dịch vị bằng p xạ, sau 20-25 ngày mới xuất hiện - Lợn nhỏ hơn 1 tháng dịc vị ko có HCl tự do ( tiết ít và nhanh chóng kết hợp với dịch nhày )  vsv phát triển gây bệnh đường ruột( lợn con ỉa phân trắng ). - Tiêu hóa protein sữa nhờ trypsin dịch vị. Khả năng ngưng kết sữa tăng theo tuổi nhưng sau 1 tháng thì giảm, hoạt lực pepsin tăng - Thức ăn khác nhau ảnh hưởng khác nhau tới tiết dich vị. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 6 - Vận động của dạ dày trước 10 ngày tuổi là liên tục ko nghỉ, sau 10 ngày thời kì vận động vẫn dài nghỉ ngắn. Càng về sau vận động càng ngắn nghỉ càng dài. - Sau 20 ngày lượng sữa mẹ giảm nhu cầu của lợn lại tăng  giai đoạn khủng hoảng thứ nhất. Sau cai sữa là khủng hoảng thứ 2.Vì vậy cần tập cho lợn con ăn sớm để bổ sung dinh dưỡng và kt tăng tiết dich vị, tăng HCl và enzim  tăng khả năng tiêu hóa. - Lợn sơ sinh 7-10 ngày tuổi cần cho bú sữa đầu( VTM, kháng thể, khoáng) 2.Ý nghĩa trong chăn nuôi thú y( tự chém) Câu 6 : Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo của dạ dày kép (động vật nhai lại) giải thích tác dụng của rãnh thực quản?. Trình bày điều kiện và môi trƣờng dạ cỏ. Trình bày khu hệ vi sinh vật dạ cỏ (nấm men, nấm mốc, vi khuẩn và tiêm mao trùng)? 1/ Cấu tạo dạ dày kép: 4 túi , 3 túi trước- dạ cỏ , tổ ong, lá sách ( không có tuyến chỉ có tế bào phụ tiết dịch nhày), 1 túi sau – dạ múi khế ( có tuyến  tiêu hóa hóa học duy nhất) 2/ Tác dụng rãnh thực quản - Từ thực quản đến lỗ tổ ong lá sách, có hình lòng máng - Gia súc non: rãnh tq khép tạo ống cho sữa và nước chảy thẳng qua dạ lá sách và múi khế.Nếu đóng không kín sữa vào dạ cỏ  lên men  chướng bụng đầy hơi. - Càng lớn rãnh càng ko thể khép kín  chỉ là cái gờ dẫn nước do gia súc uống. - Thụ quan củ phản xạ khép rãnh thực quản ở màng nhày môi lưỡi miệng hầu. Trung khu phản xạ ở hành tủy liên kết với trung khu mút bú 3/ Điều kiện môi trường dạ cỏ ( thuận lợi cho vsv phát triển ) -PH = 5,5 – 7,4 ổn định nhờ nước bọt -nhiệt độ 38-42 độ ẩm 80-90% -yếm khí nồng đô oxi < 1% Nhu động yếu  thức ăn lưu lại lâu 4. Khu hệ vi sinh vật dạ cỏ (nấm men, nấm mốc, vi khuẩn và tiêm mao trùng) -Nấm: nấm men, nấm mốc - Vi động vật chủ yếu là protozoa, có vai trò quan trọng là lớp tiêm mao trùng và trùng tơ ciliata -Vi khuẩn xấp xỉ 200 loài, số lượng 10 9 vk/1gam chất chứa dqaj cỏ: +Nhóm phân giải xenlulo: số lượng lớn nhất +Nhóm phân giải hemixenlulozo +Nhóm phân giải đường +nhóm phân giải tinh bột +Nhóm phân giải protein +nhóm tạo NH 3 + Nhóm tạo CH 4 + Nhóm phân giải mỡ + Nhóm tổng hợp VTM B12 + Nhóm sử dụng các axit hữu cơ Thạch Văn Mạnh TYD-K55 7 CÂU 7: Hãy trình bày sự phân giải hydratcacbon (cellulose, tinh bột, đƣờng) của vi sinh vật trong dạ cỏ động vật nhai lại? Nêu rõ vai trò của axit béo bay hơi đối với động vật nhai lại? 1/ tiêu hóa các chất xenluloz, tinh bột, đường trong dạ cỏ: - Xenluloz và hemicenluloz ( thành phần chủ yếu trong thức ăn loài nhai lại) Nhò men vsv ( tiêu hóa 80% xenluloz ăn vào dạ cỏ) depolimeraza glucozidaza xenlulo >polysaccarit > xenlubioz xenlulobiaza Xenlubioz >2 glucose xenlulaza Xenluloz >2 glucose Xenluloz có vai trò quan trọng với loài nhai lại: cung cấp năng lượng, dinh dưỡng, đảm bảo sự vận động của dạ dày và tạo khuôn phân > phải đảm bảo tỉ lệ trong khẩu phần vì khi thức ăn nhiều tinh bột thì tiêu hóa xenluloz giảm do vsv sử dụng đương tăng lên ức chế vsv phân giải xenluloz. ( vsv ) Hemicenluloz > Silobioz + các sản phẩm khác silobioza Silobioz > Siloz ( vsv) -Tiêu hóa tinh bột, đường: ( 90% tiêu hóa ở dạ cỏ) amilaza Tinh bột > mantoz +Dextrin mantaza Mantoz > 2 Glucoz Dạ dày đơn Glucoz là sản phẩm cuối cùng của tiêu hoa tinh bột và đường được cơ thể hấp thu. Dạ dày kép : 6% đường vào máu, còn lại lên men vsv tạo axit béo bay hơi hấp thu vào máu tạo năng lượng và tham gia cấu tạo cơ thể, nguyên liệu tạo đường, mỡ sữa. 2/ Vai trò của axit béo bay hơi đối với động vật nhai lại: - Tổng lượng axit béo bay hơi cũng như tỉ lệ phần trăm giữa các loại phụ thuộc vào khẩu phần.axit axetic chiếm 50-70% tổng lượng axit báo bay hơi trong dạ cỏ và có nhiều khi ăn cỏ khô - Khẩu phần nhiều tinh bột, đường sẽ tạo ra nhiều propionic Khi thức ăn giài protein thì butylic tăng, axetic, propionic giảm axit béo bay hơi ở dạ cỏ sẽ đc hấp thu hoàn toàn ở dạ dày trước và đc đv nhai lại sử dụng làm nguồn năng lượng, thành phần cấu tạo cơ thể Câu 8: Hãy trình bày sự phân giải protein và N – phiprotein của vi sinh vật trong dạ cỏ động vật nhai lại? Giải thích sự tổng hợp protein của vi sinh vật trong dạ cỏ? 1/ protein: proteaza peptidaza Protein > peptit > a.a Thạch Văn Mạnh TYD-K55 8 (vsv) (vsv) 80% a.a sử dụng tổng hợp protein vsv Deaminaza còn lại : a.a > axit hữu cơ + NH 3 Loài dạ dày đơn a.a là sản phẩm cuối cung của tiêu hóa protein, được sử dụng để tổng hợp proteinVsv. loài nhai lại a.a tiếp tục phân giải tạo amoniac. 2/ Nitophiprotein: Nitophiprotein Tă được dùng để tổng hợp protein vsv > bổ sung ure cho trâu bò( bằng amon hoặc cacbamit) thay thế 1 phần protein trong khẩu phần, tiết kiệm protein, bổ sung Nito. ureaza ure > CO 2 + 2 NH 3 ( vsv) Vsv sử dụng NH 3 qua phản ứng chuyển hóa amin để biến Nito vô cơ thành Nito hữu cơ của vsv. transaminaza Xetoaxit + NH 3 > a.a Quá trình tổng hợp protein Vsv tiến hành song song với phân giải gluxit trong dạ cỏ để lấy Xetoaxit Thạch Văn Mạnh TYD-K55 9 Câu 9: Trên cơ sở sự phân giải và N-phiprotein và tổng hợp protein của vi sinh vật trong dạ cỏ, hãy trình bày cơ sở của việc bổ sung urê và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn N-phiprotein cho động vật nhai lại? 1.Cơ sở bổ sung ure -Do quá trình phân giải ure của vsv thành NH 3 nhanh gấp 4 lần qtr vsv sử dunhj NH 3 tổng hợp protein của bản thân  thừa NH 3 được hấp thu qua vách dạ cỏ vào máu trúng độc ure. Cần cho trâu bò ăn cacbamit đúng kĩ thuật : +Nhiều lần trong ngày, thêm đường dễ tan tạo xetoaxit +Ép ure với tinh bột thành viên nén phân giải chậm phù họp với quá trình tông hợp +Nên trộn lẫn thức ăn, rắc lên cỏ cám, tránh uống trực tiếp +Chỉ bổ sung cho bê nghé lớn hơn 6 tháng tuổi(hệ vsv) +Liều lượng 50-70g/ngày /con +Có thể cho trâu bò ăn thêm axetat, propionat amon để tăng nito và đuyongwf trong khẩu phần. 2.Ý nghĩa - VSV cung cấp lượng protein khà lớn tương đương 1/3 nhu cầu protein hằng ngày của động vật nhai lại - Về chất lượng: protein vsv có giá trị sinh học cao hơn protein thức ăn vì dễ tiêu hóa và có các axitamin không thay thế Câu 10 : Hãy trình bày sự hình thành thể khí do quá trình lên men của vi sinh vật trong dạ cỏ? Giải thích các nguyên nhân gây chƣớng bụng đầy hơi ở động vật nhai lại và nêu các biện pháp phòng trị? 1/ sự hình thành thể khí do quá trình lên men của vi sinh vật trong dạ cỏ -VSV lên men tạo thể khí với số lượng lớn (ở bò 1000l/ngày đêm).Số lượng và thành phần thể khí phụ thuộc loại thức ăn và mức độ quá trình lên men. Thành phần chất khí ở dạ cỏ: CO 2 (50-60%). CH 4 (30-40%), N 2 , H 2 S, H 2 , O 2 thoát ra qua ợ hơi Nếu không ợ dc bị chướng bụng đầy hơi. - Tạo CO 2 : lên men glucose và NaHCO 3 nước bọt. vsv Glucose  rượu + CO 2 NaHCO 3 + axit hữu cơ muối Na + H 2 CO 3 H 2 CO 3  H 2 O + CO 2 - Tạo CH 4 hoặc hoàn nguyên CO 2 : vsv 2C 2 H 5 OH + CO 2 > 2 CH 3 COOH + CH 4 CO 2 + 2H 2  CH 4 + O 2 ( hoàn nguyên) - Tạo H 2 S do phân giải a.a chứa S như Methionin. - N 2 và O 2 theo tự nhiên vào. 2/ nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi: - Nhu động dại cỏ kém, liệt dạ cỏ. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 10 - Trúng độc làm mất phản xạ ợ hơi. - Quá trình lên men quá mạnh: Mùa xuân cỏ non nhiều saponin  sức căng bề mặt thể lỏng trong dạ cỏ giảm  sinh nhiều khí bào (67% CO2, 26% CH4, rất ít O2, H2S). 3. Điều trị -Kích thích dạ cỏ nhu động. -Ức chế các vsv lên men bằng cách cho uống nc dưa, dấm, rượu bia. -Kích thích pxa ợ hơi: Ngửi quả bồ kết đốt. -Chọc dò dạ cỏ bằng troca. Câu 11 : Hãy trình bày đặc tính thành phần của dịch tụy ngoại tiết. Nêu tác dụng của các enzyme tiêu hoá của dịch tụy trong chức năng phân giải bột đƣờng, lipit và protein? 1.Đặc tính thành phần của dịch tụy ngoại tiết. -Dịch tụy tinh khiết là chất lỏng trong suốt không màu, pH = 7,8-8,4(tương ứng với độ axit dịch vị) -Ổn định nhờ các muối vô cơ chủ yếu là NaHCO 3 -Thành phần 90% nước và 10% v/c khô( muối vô cơ NaHCO 3 , NaCl, CaCl 2 , Na 2 HPO 4 , NaH 2 PO 4 , Chất h/c : protein, emzim) 2.Tác dụng của các enzyme tiêu hoá của dịch tụy trong chức năng phân giải bột đường, lipit và protein. a/ Nhóm phân giải protein: - tripsin là enzym chủ yếu của dịch tụy Enterokinaza(dịch ruột) Tripsinogen  tripsin  tự hoạt hóa tripsin Protein peptide + aa tripsin mạnh , triệt để hơn pepsin tripsin -Kimotripsinogen  Kimotripsin Kimotripsin Protein peptide + aa Kimotripsin yếu hơn của tripsin -Elastaza: phân giải protein dạng elastin(gân)  peptide + aa -Cacboxipolipeptidaza: tác dụng lên polipeptide tách aa ra khỏi phân tử - Dipeptidaza: phân giải đipeptide thành 2 aa tự do -Protaminaza : thủy phân protamin thành peptide + aa -Nucleaza: Thủy phân nuclic thành mononucleotide b/ Nhóm phân giải đường: - amilaza ( amilopsin): tinh bột thành mantose - Mantaza: mantose tạo 2 glucose - lactaza: lactose thành glucose + glactose ( quan trọng cho gia súc non bú sữa) - Saccaraza: saccarose tạo glucose + fructose c/ Nhóm phân giải lipit: [...]... chức PO2 thấp →45% HbO2 phân ly + Ở phổi PO2 cao→ có 92% HbO2 ở dạng HbO2 + PO2 phổi giảm từ 100-80mmHg→HbO2 tạo ra chỉ giảm từ 92- 90% do đó vẫn đảm bảo đủ O2 2, Sự kết hợp và vận chuyển CO2: tổ chức > máu, 2 dạng: -Hoà tan ≈ 2. 7% -Kết hợp( còn lại): trong đó 80%KHCO3 + 20 %HbNHCOOH ( Cacbamin) a, Kết hợp và vận chuyển CO2 trực tiếp dạng cacbamin: CO2 kết hợp trực tiếp nhóm NH2 của Hb Tổ chức(PCO2 cao)... O2 cao nên: HHb + O2 >HHbO2 + Do HHbO2 mạnh hơn H2CO3 nên nó cướp gốc kiềm của KHCO3 HHbO2 + KHCO3 > KHbO2 + H2CO3 ( H2O + CO2) Phân ly H2O + CO2 chỉ xảy ra trong hồng cầu vì enzim anhydraza cacbonic chỉ có trong hồng cầu 3, Các nhân tố ảnh hưởng: - Nhân tố thể dịch ảnh hưởng đến hô hấp chủ yếu là nồng độ CO2 trong máu Nếu CO2 tăng, O2 giảm sẽ gây hưng phấn trung khu hô hấp, và ngược lại nếu CO2giảm,... + HCO3 > B- + H2CO3 > CO2+ H2O OH- + H2CO3 > HCO3- +H2O * Hệ đệm Bicacbonat: Gồm H2CO3 và muối NaHCO3 hoặc muối KHCO3 + Axit tăng: axit hữu cơ or lactic + NaHCO3 > Lactat Na + H2CO3 H2CO3 > H2O + CO2 ( thải qua phổi) + Bazo tăng: NaOH + H2CO3 > NaHCO3 + H2O NaHCO3 thải qua thận * Đệm photphat: gồm muối photphat diaxit và muối photphat monoaxit + Axit tăng: HCl+ Na2HPO4 > NaH2PO4 + NaCl > làm... hƣởng? 1, Sự kết hợp và vận chuyển O2: - O2vào máu ở 2 dạng: hoà tan(0.3%), kết hợp Hb (99.97%) - Sự kết hợp và vận chuyển O2: Phổi(áp suất O2 cao) Hb + O2 HbO2(Fe luôn hoá trị 2, dễ kết hợp và phân ly) Tổ chức(áp suất O2 thấp) - Độ bão hoà O2 của Hb tỷ lệ với phân áp O2: + Sự phân ly của HbO2 phụ thuộc vào nhiệt độ, [H+] và PCO2- Khi các yếu tố này cao thì sự phân ly HbO2 diễn ra càng mạnh và ngược lại... protein Câu 24 : Hãy trình bày chức năng sinh của hồng cầu trong trao đổi chất khí, trong dinh dƣỡng và trong duy trì độ pH máu và ý nghĩa của nó trong Chăn nuôi và Thú y? 1/ chức năng sinh của hồng cầu: Vận chuyển O2, CO2, dinh dưỡng + O2 ; ở điều kiện phân áp O2 cao như ở phổi thì Hb dễ dàng kết hợp với O2 tạo HbO2 Máu vận chuyển O2 đến mao mạch ở các mô bào.Phân áp oxy ở mô bào thấp > HbO2 phân... Hb Tổ chức(PCO2 cao) HbNH2 + CO2 HbNHCOOH Phổi(PCO2 thấp) b, Kết hợp và vận chuyển gián tiếp: Khuyếc tán vào HC H+ + TĐC tạo CO2 + H2O H2CO3 HCO3Anhydrazacacbonic áp suất O2 thấp 34 Thạch Văn Mạnh +Mặt khác: Ở tổ chức KHbO2 TYD-K55 KHb + O2 +Do H2CO3 mạnh hơn HHb cướp gốc kiềm KHb: K+ + HCO3- > KHCO3 H+ + Hb- > HHb -H2CO3 + KHb >KHCO3 +HHb →Tổ chức CO2 kết hợp gián tiếp→ KHCO3... bào.Phân áp oxy ở mô bào thấp > HbO2 phân ly thành Hb + O2, O2 cung cấp cho mô bào + CO2: ở mô bào phân áp CO2 cao, 1 phần Hb kết hợp với CO2 tạo cacbonhemoglobin Khi đến phổi phân áp CO2 thấp thì cacbonhemoglobin phân ly thành HbNH2 và CO2, CO2 thải ra ngoài qua phổi > Các trường hợp mất khả năng vận chuyển oxy + Say sắn: HCN + Hb > HbCN ( Fe2+ > Fe3+) methemoglobin > mất khả năng vận chuyển oxy... tiếng tim gồm 2 tiếng: + Tiếng tâm thu: ứng với kì tâm thất co.Nguyên nhân do 2 van nhĩ thất đóng và sự rung động của cơ tâm thất gây nên >” pùm” Âm đục, trầm, kéo dài ( do 2 van nhĩ thất không đóng cùng lúc) 29 Thạch Văn Mạnh TYD-K55 + Tiếng tâm trương: ứng với kì tâm thất dãn,do 2 van động mạch đóng Am cao, gọn > “ pụp” + giữa tiếng thứ nhất và thứ 2 là khoảng im lặng ngắn,giữa tiếng thứ 2 và thứ nhất... tắc máu ở động mạch vành) Câu 34: Hãy trình bày tuần hoàn máu trong động mạch, huyết áp động mạch (các trƣờng hợp cao, thấp huyết áp), cách kiểm tra và ý nghĩa của việc kiểm tra huyết áp? 1 Tuần hoàn máu trong động mạch: -máu chảy trong động mạch có đường kính lớn nhanh hơn ở các động mạch có đường kính nhỏ.Vì động mạch lớn phân nhánh thành các động mạch nhỏ nên có tổng đường kính của các động mạch... hạch tự động phụ khôi phục lại hưng phấn nhưng chậm hơn + Nút 2: buộc giữa rãnh nhĩ thất > tâm nhĩ và tâm thất đều co bóp vị phân đôi hạch tự động, nếu buộc phía dưới vách ngăn thì tâm nhĩ đập, tâm thất ngừng và ngược lại 28 Thạch Văn Mạnh TYD-K55 + Nút 3:buộc vào giữa tâm thất > mỏm tim không hoạt động > mỏm tim không có hạch tự động 2/ Sự dẫn truyền hưng phấn: keith flack Hưng phấn phát xung động . + CO 2 NaHCO 3 + axit hữu cơ muối Na + H 2 CO 3 H 2 CO 3  H 2 O + CO 2 - Tạo CH 4 hoặc hoàn nguyên CO 2 : vsv 2C 2 H 5 OH + CO 2 > 2 CH 3 COOH. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 1 ĐỀ CƢƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN MÔN: Sinh lý động vật 2 Học kỳ II năm học 20 12- 2013 Câu 1 : Hãy trình bày quá trình

Ngày đăng: 26/02/2014, 22:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan