. 1. Lý thuyết: 1.1. Năng lực cạnh tranh 1.2. Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh 2. Thực trạng xuất khẩu gỗ và năng lực cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản: 2.1. Thực tr
Trang 1Đề tài: Nghiên cứu thị trường Nhật Bản để nâng cao năng lực cạnh tranh
của sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản.
1 Lý thuyết:
1.1 Năng lực cạnh tranh
1.2 Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
2 Thực trạng xuất khẩu gỗ và năng lực cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường NhậtBản:
2.1 Thực trạng xuất khẩu gỗ sang thị trường Nhật Bản
2.1.1 Tổng quan xuất khẩu gỗ của Viêt Nam: ( Tình hình xuất khẩu đồ gỗ, và các
đối tác của Việt Nam…) 2.1.2 Hoạt động xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Nhật Bản( giá trị, cơ cấu mặt
hang) 2.2 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản2.2.1 Các đối thủ cạnh tranh và thị phần đồ gỗ của Việt Nam trên thị trường Nhật
Bản
2.2.2 Điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam (đánh giá ưu nhược
điểm về đồ gỗ nội thất của Việt Nam)
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực canh tranh của hàng đồ gỗ Việt Nam
2.3.1 Các yếu tố bên trong quốc gia
2.3.1.1 Các nguồn lực ( nguồn nguyên liệu đầu vào, nhân công, vốn, công
nghệ)2.3.1.2 Các chính sách phát triển chế biến đồ gỗ của Việt Nam
2.3.1.3 Các thuận lợi do mối quan hệ tốt đẹp của hai nước đem lại ( các cam
kết song phương, hợp tác, ưu đãi cho hàng đồ gỗ Việt Nam) 2.3.2 Các yếu tố xuất phát từ phía thị trường Nhật Bản
qui mô thị trườngthị hiếu người tiêu dungtiêu chuẩn môi trường, chất lượng đối với đồ gỗ
hệ thống phân phối nhiều tầng
3 Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng đồ gỗ Việt Nam
3.1 Triển vọng
3.2 Phương hướng
3.3 Các biện pháp chủ yếu
Trang 2Chương 1.
Cơ sở lý luận về cạnh tranh và sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu.
Cạnh tranh
Khái niệm về cạnh tranh
Từ lâu, khái niệm về cạnh tranh được các học giả của các trường phái kinh tế khácnhau rất quan tâm Các học giả thuộc trường phái tư sản cổ điển cho rằng: cạnh tranh là mộtquá trình bao gồm các hành vi phản ứng Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên trong thịtrường một diư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đángvới khả năng của mình
Ở Việt Nam, đề cập đến cạnh tranh một số nhà khoa hoc cho rằng cạnh tranh là vấn
đề giành lợi thế về giá cả hàng hoá- dịch vụ (mua và bán) và đó là phương thức để giành lợinhuận cao cho các chủ thể kinh tế Nói khác đi, mục đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranhtrên thị trường của các chủ thể kinh tế là giành lơi thế để hạ thấp giá các yếu tố đầu vào” củachu trình sản xuất- kinh doanh và nâng cao giá “đầu ra” sao cho mức chi phí thấp nhất, giànhđược mức lợi nhuận cao nhất Như vậy trên qui mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thứcphân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó nó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nềnkinh tế phát triển Mặt khác, đồng thời với tối đa hoá lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh,cạnh tranh cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình tích luỹ và tập trung tư bản không đồng đều ởcác doanh nghiệp Và từ đó, cạnh tranh còn là môi trường phát triển mạnh mẽ cho các chủ thểkinh tế thích nghi được các điều kiện thị trường, đào thải các doanh nghiệp ít khả năng thíchứng với thị trường, dẫn đến quá trình tập trung hoá trong từng ngành,vùng, quốc gia…
Các khái niệm cạnh tranh kể trên chưa thực sự đầy đủ, bởi vì có nhiều hình thức cạnhtranh không chỉ bằng giá Ngoài ra, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì quan niệm và nhậnthức cạnh tranh là khác nhau và phạm vi cũng như cấp độ khác nhau
Như vậy, cạnh tranh là một sự tranh đấu mà trong đó, các chủ thể kinh tế ganh đuanhau, tim moi biện pháp để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh thịtrường, dành lấy khách hàng, cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất, nhằm nâng cao vị thếcủa mình Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoálợi ích, đối với người kinh doanh là lợi nhuận, còn đối với người tiêu thụ là lợi ích tiêu dùng
Phân loại cạnh tranh
Xét theo chủ thể cạnh tranh:
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua
- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau
Xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể:
Trang 3- Cạnh tranh dọc
- Cạnh tranh ngang
Xét theo hình thái cạnh tranh:
- Cạnh tranh hoàn hảo, hay còn gọi là cạnh tranh thuần tuý
- Cạnh tranh không hoàn hảo
Xét theo tính chất của phương thức cạnh tranh:
- Cạnh tranh lành mạnh
- Cạnh tranh không lành mạnh
Xét theo công đoạn của quá trình kinh doanh hàng hoá:
- Cạnh tranh trước khi bán hàng
- Cạnh tranh trong khi bán hàng
- Cạnh tranh sau khi bán hàng
Ngoài các hình thức cạnh tranh nêu trên, người ta còn xét theo một số chỉ tiêu khácnữa: Điều kiện không gian, lợi thế tài nguyên, nhân lực, đặc điểm, tập quán sản xuất, tiêudùng, văn hoá… ở từng dân tộc, khu vực, từng quốc gia khác nhau mà phân loại thành cạnhtranh giữa các nước và các khu vực trên thế giới; cạnh tranh trong và ngoài nước, cạnh tranhgiữa cộng đồng, các vùng có bản sắc dân tộc và tập quán sản xuất tiêu dùng khác nhau
Vai trò của cạnh tranh
Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường là một nền kinh tế năng động, có tínhcạnh tranh cao Vì nói đến kinh tế thị trường là nói tới cạnh tranh, không có cạnh tranh khôngcòn gọi là nền kinh tế thị trường Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhậncạnh tranh và qui luật của nó Chính vì vậy, vai trò của cạnh tranh ngày càng được thể hiệnmột cách rõ nét Một số vai trò chủ yếu của cạnh tranh được thể hiện như sau:
Thứ nhất: cạnh tranh buộc các doanh nghiệp sử dụng tài nguyên một cách tối ưu vàđồng thời khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vảo sản xuất Vì tài nguyên sửdụng làm đầu vào cho sản xuất không phải là vô hạn mà là hữu hạn, thậm chí còn khan hiếmtheo thời gian Nên việc tạo ra cạnh tranh một cách tối đa có mục đích nhằm đảm bảo rằngkhách hàng được cung cấp những loại hàng hoá và dịch vụ họ mong muốn ở mức giá mà nóphản ánh những chi phí cơ hội để sản xuất ra những hàng hoá dịch vụ đó Bên cạnh đó, đểnâng cao chất lượng cũng như hạ giá thành sản phẩm, các nhà sản xuất không ngừng đổi mớicông nghệ, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có chấtlượng tốt hơn, giá thành thấp hơn Như vậy, cạnh tranh sẽ dẫn đến kết quả là làm cho giá cảhàng hoá ngày càng có xu hướng giảm, lượng hàng hoá trên thị trường ngày càng tăng phùhợp vởi mong muốn, nguyện vọng của người tiêu dùng
Thứ hai, cạnh tranh làm cho người tiêu dùng gắn liền với sản xuất, sản xuất ngày càngthoả mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng Tức là sản xuất ngày càng xuất phát từ chínhnhu cầu của người tiêu dùng Do cạnh tranh mà ngày nay các doanh nghiệp phải tìm hiểu,nghiên cứu, phân tích nhu cầu để từ đó lập kế hoạch sản xuất đáp ứng nhu cầu một cách
Trang 4nhanh nhất, kịp thời nhất và hiệu quả nhất Sản xuất với năng suất số lượng ngày càng tăng.Điều này có ảnh hưởng rất tốt đến người tiêu dùng vì họ được tiêu dùng những hàng hoá cóchất lượng cao, với giá cả lại phải chăng, chủng loại cũng phong phú hơn dẫn đến sự lựachọn dễ dàng hơn Cạnh tranh đã góp phần thay đổi một quan niệm cổ điển: “sản xuất đượccái gì thì bán cái đó” sang một quan điểm hiện đại và đúng đắn hơn: “sản xuất cái mà thịtrường cần”
Thứ 3, Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế trên cơ sở kết hợp một cáchhợp lý giữa lợi ích của các doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của toàn xãhội Trong quá trình cạnh tranh, những doanh nghiệp nào kinh doanh kém hiệu quả, chi phíbình quân cao sẽ loại ra khỏi thị trường Ngược lại, những doanh nghiệp kinh doanh có hiệuquả, chi phí bình quân thấp sẽ tạo môi trường tốt để phát triển Điều này tạo ra một áp lực lớnbuộc các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí, tối ưu hoá đầu vào trong sản xuất kinh doanh.Các doanh nghiệp nếu muốn tiếp tục tồn tại và phát triển thì phải không ngừng phấn đấuvươn lên Mặt khác tổng sức cạnh tranh các doanh nghiệp của một nước tạo thành sức cạnhtranh của nền kinh tế quốc gia đó Điều đó có nghĩa la cạnh tranh sẽ tạo sự tăng trưởng kinh
tế bởi lẽ nền kinh tế chỉ có sức cạnh tranh cao khi có nhiều doanh nghiệp có sức cạnh tranhcao
Một lần nữa cần khẳng định rằng: cạnh tranh là điều kiện quan trọng để phát triểnlực lượng sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, là động lực cho nền kinh tế phát triển Tuy nhiên, cạnhtranh không chỉ có những ưu điểm, mà nó còn có những nhược điểm cố hữu mang đặc trưngcủa nền kinh tế thị trường Cạnh tranh một mặt sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, mặt khác nócũng là nguyên nhân dẫn đến tùnh trạng phân hoá trong xã hội một cách ghê gớm Kẻ thắng,người bại dễ dàng hình thành trong thị trường tình trạng cạnh tranh không lành mạnh hay độcquyền trên thị trường.Do vậy, cần có sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo cho các doanhnghiệp có thể tự do cạnh tranh một cách lành mạnh, có hiệu quả
Sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu
Khái niệm sức cạnh tranh của hàng hoá và các cấp độ của sức cạnh tranh.
Khái niệm về sức cạnh tranh:
Cạnh tranh ở đây là nói đến hành vi của chủ thể, vì vậy có hành vi của doanh nghiệp kinhdoanh, của cá nhân kinh doanh và của một nền kinh tế, không có hành vi của hàng hóa Trongquá trình các chủ thể cạnh tranh với nhau, để giành lợi thế về phía minh, các chủ thể phải ápdụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của minh trên thị trường Cácbiện pháp này thể hiện một sức mạnh nào đó, một khả năng nào đó hoặc một năng lực nào đócủa chủ thể, được gọi là sức cạnh tranh của chủ thể đó hoặc khả năng cạnh tranh của chủ thể
đó Khi muốn chỉ một sức mạnh một khả năng duy trì được vị trí của một hàng hoá nào đótrên thị trường (hàng hoá này là của một doanh nghiệp nào đó, một quốc gia nào đó) thì tacũng dùng thuật ngữ “sức cạnh tranh của hàng hoá”, hoặc sức cạnh tranh của hàng hoá cũngthể hiện mức độ hấp dẫn của hàng hoá đó đối với khách hàng
Trang 5Sức cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là sự vượt trội của sản phẩm đó so với cácsản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản phẩm tham gia cạnh tranhđều đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng Có nghĩa là những sản phẩm mang lại giá trị sửdụng cao nhất trên một đơn vị giá cả là những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn
Các cấp độ của sức cạnh tranh
Sức cạnh tranh có thể phân chia thành 4 cấp độ khác nhau: Sức cạnh tranh cấp độquốc gia, cấp độ ngành, cấp độ doanh nghiệp, và cấp độ sản phẩm hàng hoá Sức cạnh tranhcủa bốn cấp độ trên đây có mối liên hệ tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau
Do đó, khi xem xét, đánh giá và đề ra giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩmxuất khẩu cần thiết phải đặt nó trong mối tương quan chung giữa các cấp độ sức cạnh tranhtrên
Một sản phẩm hàng hoá được coi là có sức cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầuhàng hoá về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng độc đáo hay khác biệt về thương hiệu,bao bì… hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hoá cùng loại Sức cạnh tranh của sản phẩmhàng hoá và sức cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ với nhau Vì sức cạnhtranh của hàng hoá có được thường là do sức cạnh tranh của chủ thể doanh nghiệp Điểu nàycho thấy tầm quan trọng của chủ thể doanh nghiệp trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sảnphẩm trên thị trường quốc tế, cũng như việc xây dựng một thương hiệu hàng hoá mạnh, cótác động tích cực đến sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường đó
Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá
Sức cạnh tranh của sản phẩm trong thương mại quốc tế là tổng hoà sức cạnh tranhcủa doanh nghiệp, ngành và quốc gia Như vậy có thể nói các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnhtranh sản phẩm trong thương mại quốc tế bao hàm các yếu tố từ phạm vi doanh nghiệp,ngành công nghiệp đến phạm vi quốc gia Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnhtranh sản phẩm trong thương mại quốc tế có thể được tập hợp thành 4 nhóm cơ bản:
Nhóm các yếu tố thuộc về lợi thế so sánh
Đối với trường hợp này, sức cạnh tranh được xem là sức cạnh tranh thực sự và bằnglợi thế so sánh Trước hết đó chính là sự dồi dào các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên cũngnhư nguồn lực con người (lao động) và nguồn vốn Các yếu tố này được thể hiện qua cácmức giá bình quân thấp và đó cũng chính là cơ sở căn bản của lợi thế so sánh và sức cạnhtranh Một yếu tố khác là năng suất lao động của nhà sản xuất được phản ánh bằng các hế sốđầu vào thấp Lợi thế so sánh giúp một nước xác định được mặt hàng cần sản xuất và nênxuất khẩu Có thể coi lợi thế so sánh là điều kiện cần để có được khả năng cạnh tranh quốc tế
về sản phẩm xuất khẩu nhưng đây chưa phải là điều kiện đủ
Lợi thế so sánh không phải là yếu tố tĩnh như nhiều quan điểm vẫn thường đưa ra, mà
có thể thay đổi năng động do lợi thế so sánh của một nước không thể phụ thuộc vào các yếu
tố tương đối tĩnh như tài nguyên thiên nhiên và đất đai mà nó còn phụ thuộc vào các yếu tốđộng là lao động và vốn (công nghệ, máy móc, thiết bị,…) vì vậy lợi thế so sánh có thể thay
Trang 6Chiến lược cơ cấu và cạnh tranh giữa các công ty
Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan
đổi nhờ vào ứng dụng những công nghệ mới thông qua R&D, FDI và liên kết sản xuất quabiên giới để vận dụng lợi thế so sánh về tài nguyên của các nước và lợi ích kinh tế nhờ quy
mô Ngoài ra, phân tích lợi thế so sánh còn cần tính khả năng nâng cao trình độ thành thạocủa công nhân và thay đổi mô hình sản xuất của các nước Micheal E.Porter đã đưa ra: “Lýthuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia” để giải thích tại sao một quốc gia lại có được vị trí dẫnđầu trong việc sản xuất một số sản phẩm nhất định Lý thuyết này cho rằng khả năng cạnhtranh của một ngành sản xuất phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó
Hình 1.1: Các yếu tố qui định lợi thế cạnh tranh của quốc gia
Nguồn: Giáo trình Kinh doanh Quốc tế( tập 1 )
Ông đã xác định bốn nhóm yếu tố mà mỗi một quốc gia đều có sẵn, nhưng với mức
độ khác nhau và các yểu tố đó hình thành nên khả năng cạnh tranh quốc gia, đó là: (1) cácđiều kiện về yếu tố sản xuất; (2) điều kiện cần; (3) các ngành có liên quan và các ngành hỗtrợ; (4) Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh giữa các công ty (Hình 1.1)
(Thực tế về năng lức canh tranh quốc gia của Việt Nam)
Nhóm các yếu tố thuộc về khả năng tăng trưởng kinh tế đất nước
Sức cạnh tranh quốc tế là khả năng cạnh tranh của một đất nước trong việc nhận thức rómục đích của chính sách kinh tế tập trung đặc biệt là đối với tăng trưởng thi nhập và việclàm ma không gặp phải các khó khăn trong cán cân thanh toán Tăng trưởng kinh tế của mộtquốc gia được xác định bởi năng suất của nền kinh tế quốc gia đó, trong khi đó năng suất làyếu tố cơ bản tạo thành sức mạnh cạnh tranh quốc tế Tăng trưởng kinh tế tác động trực tiếpđến sức mua của xã hội, tạo điều kiện để mở rộng qui mô sản xuất
Nhóm các yếu tố thuộc về khả năng tăng trưởng kinh tế đất nước có 3 yếu tố đặc biệt
là liên quan đến viễn cảnh tăng trưởng kinh tế đất nước và tạo ra khả năng cạnh tranh: tài trợ
Trang 7và nợ nước ngoài, tiết kiệm và đầu tư, tỷ giá hối đoái
Nhóm các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh vĩ mô
- Nhóm các yếu tố trong môi trường nội địa
Môi trường nội địa bao gồm: (1) môi trường luật pháp, chính trị, sự ổn định chính trị,
hệ thống pháp luật đầy đủ nghiêm minh, chính sách thương mại sẽ có ảnh hưởng đến cơ chếkhuyến khích xuất khẩu, rào cản thương mại trong nước và tiếp cận thị trường nước ngoài.Chính sách tỷ giá liên quan đến tỷ gia hối đoái thực và tỷ giá hối đoái so sánh giữa các nướcxuất khẩu và nước bạn hàng; (2) môi trường kinh tế: là sự ổn định và phát triển của nền kinh
tế trong nước; (3) cấu trúc cạnh tranh: là sự đa dạng nhiều hình thức kinh doanh, sự tham giacác đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước
- Nhóm các yếu tố thị trường nước ngoài
Đó là các yếu tố tương tự như những yếu tố trong môi trường nội địa; ngoài ra, cònkèm theo các yếu tố khác: (4) trình độ công nghệ; sự chênh lệch về trình độ va hiệu quả ứngdụng công nghệ; (5) cấu trúc phân phối: là khả năng phân phối ra thị trường có hiệu quả sảnphẩm ra thị trường nước ngoài;(6) yếu tố địa lý, cơ sở hạ tầng của nước ngoài; (7) yếu tố vănhoá: là sự khác biệt về văn hoá, tôn giáo, con người dẫn đến những thói quen tiêu dùng, tậpquán kinh doanh khác nhau
Môi trường kinh doanh vi mô
Theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của micheal E Porter thí các yếu tố tham gia quyếtđịnh cường độ cạnh tranh:
- Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành quyết định tính chất và mức độ tranh đuanhằm giành giật lợi thế trong ngành mà mục đích cuối cùng là giữ vững và phát triển thịphần hiện có, đảm bảo cho mức lợi nhuận được cao nhất có thể Thường thỉ cạnh tranh trởnên khốc liệt khi ngành ở giai đoạn bão hoà, suy thoái hoặc có đông đối thủ cạnh tranh băngvai phải lứa với các chiến lược kinh doanh đa dạng và do những rào cản kinh tế làm cho cácdoanh nghiệp khó sự di chuyển sang ngành khác
- Nguy cơ đe doạ nhập ngành từ các đối thủ tiềm ẩn
Khi các doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh ở một lĩnh vực, một ngành hoặc mộtthị trường sẽ mang theo năng lực sản xuất mới với mong muốn chiếm lĩnh thị phần thịtrường Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải đủ khả năng vượt qua những cản trở nhất định.Theo quan điểm của ME.porter, các rào cản ngăn sự xâm nhập của một công ty bao gồm: (1)Hiệu quả kinh tế do qui mô; (2) Sự khác biệt hay ấn tượng vế sản phẩm; (3) Yêu cầu về vốn;(4) Chi phí chuyển đổi; (5) Kênh phân phối; (6) Chính sách của Chính phủ; (7) Sự phản ứngcủa các nhà cạnh tranh
- Quyền thương lượng của người mua:
Đối với doanh nghiệp bất kỳ thì mọi việc chỉ có ý nghĩa khi tiêu thụ được sản phẩm
Trang 8và có lãi Chính vì vậy, sự tín nhiệm của khách hàng luôn là tài sản có giá trị quan trọng củadoanh nghiệp và doanh nghiệp có được điều đó là do biết cách thoả mãn tốt hơn các nhu cầu
và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác Còn người mua luôn muốn trảgiá cho sản phẩm thấp, vì vậy họ sẽ thực hiện ép giá, gây áp lực đòi chất lượng cao hơn hoặcđược phục vụ tốt hơn đối với doanh nghiệp khi có điều kiện và điều này làm giảm lợi nhuậncủa doanh nghiệp
- Quyền thương lượng của người cung ứng
Nhà cung ứng các yếu tố đầu vào luôn muốn thu nhiều nhất lợi nhuận có thể, vì vậykhi có điều kiện họ có thể đe doạ tăng giá hoặc giảm giá chất lượng sản phẩm đặt mua nhằmlàm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Trong thực tế, các doanh nghiệp luôn phải ứng phómột cách thường xuyên đến nguồn cung ứng ngay trong nội bộ doanh nghiệp, có thể đó là lựclượng lao động, đặc biệt với những lao động có trình độ cao vì khả năng thu hút và giữ đượccác nhân viên có năng lực là một tiền đề quan trọng đảm bảo sự thành công của doanhnghiệp
- Nguy cơ đe doạ từ những sản phẩm thay thế:
Các sản phẩm thay thế luôn có tác động lớn đến mức lợi nhuận tiềm năng của ngành,nhất là những sản phẩm luôn có chu kỳ sống ngắn Vì phần lớn các sản phẩm thay thế là kếtquả của việc đổi mới công nghệ nên thường có ưu thế về chất lượng và giá thành sản phẩm,mặc dù giá thành ban đầu có thể cao so với các sản phẩm hiện có bán trên thị trường Biệnpháp chủ yếu được sử dụng để hạn chế sự tác động của sản phẩm thay thế là tăng cường đầu
tư cho R&D, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý…nhằm đáp ứng giá thành vànâng cao chất lượng sản phẩm hoặc tăng cường tính độc đáo khác biệt của sản phẩm trên thịtrường
Nhóm các yếu tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp
Vốn của doanh nghiệp
Nhân tố vốn hay tư bản bao gồm tiền và tài sản để mua trng thiết bị, vật tư công nghệ,lao động và các nhu cầu khác cho sản xuất Trong nhân tố này cũng cần các tri thức vể quản
lý tư bản sao cho việc sử dụng có hiệu quả Mặt khác, trong kinh doanh luôn tồn tại nhu cầu
về vốn Doanh nghiệp nào tìm được biện pháp để giải quyết hữu hiệu vấn đề vốn sẽ có thuậnlợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình và dễ dàng chiếm được ưu thế trong cạnhtranh với các đối thủ cùng ngành
Ngày nay tất cả các doanh nghiệp dù là mới thành lập, hay hoạt động lâu năm, dù là có xuấtkhẩu hay không xuất khẩu hàng hoá thỉ nhân sự vẫn là vấn đề then chốt đối với sự tồn tại củadoanh nghiệp Một doanh nghiệp muốn có những chiến lược cạnh tranh tốt thì họ cần một độingũ cán bộ có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý bởi họ chính là những người sẽ địnhhướng cho sự phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như trong tương lai Nhân sự
có thể coi là tài nguyên vô giá của doanh nghiệp Tuy nhiên, để có thể quản lý tốt được nhân
Trang 9sự là một vấn đề không hề đơn giản, điều đó đòi hỏi nghệ thuật của người lãnh đạo
Công nghệ sản xuất:
Yếu tố công nghệ là yếu tố không kém phần quan trọng đối với sản xuấtcủa các doanhnghiệp trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế Công nghệ đang dần trởthành nhân tố cạnh tranh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, vì chỉ có những công nghệ tiếntiến mới tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao đồng thời đảm bảo năng suất lao động cao.Nếu chỉ sử dụng các công nghệ lạc hậu thì giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu sẽ rất thấp
vì có quá nhièu đối thủ cạnh tranh trong thị trường đó
Thương hiệu sản phẩm:
Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, yếu tố thương hiệu ngày càngđóng vai trò quyết định Một thương hiệu sản phẩm chứa đựng trong đó nhiều hơn một cáitên, mộtcái logo… vì đó chính là thể hiện năng lực, uy tín, tiềm năng của doanh nghiệp trongviệc sản xuất sản phẩm đó Có thể nói, thương hiệu là sụe phản ánh trung thực việc sản phẩm
đó đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như thế nào Chỉ có những sản phẩm có thương hiệu mới đủsức mạnh để cạnh tranh trong một nền kinh tế hội nhập cao, mức độ cạnh tranh cao với nhiềuđối thủ cạnh tranh nặng ký từ khác các nước, các khu vực
Các nhân tố khác:
Ngoài những nhân tố trên, thì còn có những nhân tố khác như trang thiết bị của doanh nghiệp,vấn đề tài chính…và mỗi yếu tố đều có vai trò tác động nhất định của mình đến sức cạnhtranh của sản phẩm xuất khẩu do doanh nghiệp sản xuất ra Vì vậy, chỉ có một sự kết hợpđồng bộ các yếu tố này sẽ là tiền đề cho sự phát triển bền vững, duy trì sức cạnh tranh với cácsản phẩm cùng loại của các quốc gia xuất khẩu khác trong dài hạn
1.2.3 Các nhóm chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của hàng hoá
1.2.3.1 Nhóm các chỉ tiêu định lượng
Sản lượng, doanh thu mà hàng hoá xuất khẩu đem lại cho từng năm
Đây là một chỉ tiêu đơn giản, dễ tính toán nhưng rất quan trọng, vì nó nhằm đánh giá sứccạnh tranh của hàng hoá trên thị trường Có thể hiểu sản lượng là tổng khối lượng hàng hoá
mà doanh nghiệp đã sản xuất ra trong một giai đoạn, một khoảng thời gian nhất định Đối vớidoanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu thì người ta quan tâm đến sản lượng tiêu thụhàng hoá của doanh nghiệp; khối lượng hàng hoá mà doanh nghiệp đưa ra trên thị trường làbao nhiêu Nếu sản lượng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp tăng cao qua các năm điều đó
có nghĩa là thị trường đầu ra của doanh nghiệp ổn định và doanh nghiệp đã tạo được chomình một khả năng tốt trong việc duy trì và giữ vững thị phần so với đối thủ cạnh tranh, tìnhtrạng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của doanh nghiệpvẫn đang tiến triển thuận lợi
Để có thêm đánh giá chính xác hơn sức cạnh tranh của hàng hoá thì bên cạnh chỉ tiêusản lượng người ta cong sử dụng chỉ tiêu doanh thu Doanh thu bán hàng là tổng số tiền màdoanh nghiệp thực tế đã thu được tỏng một thời kỳ nhất định nhờ bán sản phẩm hàng hoá và
Trang 10dịch vụ của mình Nếu doanh thu qua các năm tăng với tốc độ cao, chứng tỏ giá bán của hànghoá được duy trì ổn định , hàng hoá đó được thị trường chấp nhận Còn nếu sản lượng tiêuthụ lớn mà doanh thu không cao có nghĩa là giá cả của hàng hoá đó thấp, trị giá xuất khẩuhàng hoá của doanh nghiệp giảm và có thể là thể hiện sức cạnh tranh của hàng hoá giảm
- Thị phần của sản phẩm so với thị phần toàn thế giới
Là tỷ lệ phần trăm giưa doanh thu sản phẩm xuất khẩu của một nước so vơi dung lượng thịtrường của sản phẩm đó tính trên toàn thế giới trong một thời kỳ nhất định
Công thức:
Độ lớn của chỉ tiêu này nói lên vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, cũngnhư giúp cho chúng ta biết được mức độ chấp nhân tiêu dùng sản phẩm của khách hàng đangsản xuất kinh doanh như thế nào Nếu như sản phẩm của một nước có thị phần lớn tại một thịtrường nhất định hay tại nhiều thị trường thì chứng tỏ sản phẩm xuất khẩu của nước đó đãkhá thành công trong việc đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng và khả năng chấp nhận củakhách hàng đối với sản phẩm của nước đó cao
- Thị phần của sản phẩm so với phân đoạn thị trường mà nó phục vụ
Mỗi ngành và cả doanh nghiệp luôn phải đối mặt với vấn đề là làm thế nào để có thểthoả mãn được tốt nhất nhu cầu của khách hàng trong khi nguồn lực của quốc gia, của doanhnghiệp lại có hạn Nhu cầu của khách hàng lại phong phú, đa dạng và luôn luôn thay đổi Dovậy, doanh nghiệp thường phải cố gắng tìm ra cho minh một vài đoạn thị trường mà mình cóthể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng trên đoạn thị trường đó Thị phần của sản phẩm
so với phân đoạn thị trường mà nó phục vụ là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu sản phẩm xuấtkhẩu của một nước so với dung lượng đoạn thị trường đã cung cấp sản phẩm đó
Công thức:
Giá thành, giá bán và lợi nhuận
Trong một thị trường có nhiều sản phẩm tương đồng nhau về chất lượng, mẫu mã, bao
bì, thì lúc này giá chính là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến khả năng cạnh tranh của hànghoá
Trong khi chi phí sản xuất được hiểu là toàn bộ các khoản hao phí vật chất được tínhbằng tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, có đặc điểm làluôn vận động mang tính đa dạng và phức tạp gắn liền với tính đa dạng phức tạp của ngành
Trang 11nghề sản xuất, qui trình sản xuất Còn giá thành sản phẩm, dịch vụ là toàn bộ những chi phítính bằng tiền để sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định
Giá thành sản phẩm với các chức năng vốn có đã trở thành chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩarất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh Có thể nói rằng giáthành sản phẩm phản chiếu toàn bộ hiệu quả của biện pháp kinh tế, tổ chức, quản lý, và kỹthuật hiện tại của doanh nghiệp
Lợi nhuận là khoản còn lại sau khi trừ đi chi phí và thuế trng thu nhập của một công
ty Lợi nhuận là tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài nguyên của doanhnghiệp Và cách làm như thế nào để đạt được những mục tiêu này thì đó chính là chiến lượccủa công ty Điều này có nghĩa là những mong muốn được đề cập như là tăng thị phần, tạo ramột hình ảnh mới, đạt được % tăng trưởng về doanh số hay nâng cao khả năng cạnh tranh sảnphẩm của doanh nghiệp
Giá bán một đơn vị sản phẩm là tổng của giá thành xuất xưởng, chi phí vận chuyển,chi phí quảng cáo… và lợi nhuận dự kiến của sản phẩm
Công thức:
Z XK = Z x + C 1 + C 2 + P dk
Trong đó:
Z XK : Giá bán 1 sản phẩm xuất khẩu
Zx: Giá thành xuất xưởng cho 1 sản phẩm
C1: Chi phí vận chuyển bảo hiểm cho 1 sản phẩm
C2: Chi phí quảng cáo tiếp thị cho 1 sản phẩm
Pdk: Lợi nhuận dự kiến cho một sản phẩm
1.2.3.2 Nhóm các chỉ tiêu định tính :
Chất lượng hàng hoá xuất khẩu
Khi mua bất cứ một sản phẩm nào, chất lượng và giá cả là hai yếu tố luôn được kháchhàng quan tâm đầu tiên Ngày nay khi mức sống của người tiêu dùng được nâng cao thi nhucầu về hàng hoá có chất lượng càng cần được chú ý thoả mãn hơn Nếu trên thị trường cónhiều người bán cùng một mặt hàng vói công dụng giá cả, ngang nhau thi khách hàng sẽ chọnmua sản phẩm có chất lượng tốt hơn Thậm chí trong hàng hoá vói giá đắt mà chất lượng caothì xu hướng mua mặt hàng này vẫn có thể tăng lên Làm cho doanh thu tăng, dẫn đến lợinhuận tăng, ngoài ra điều đó còn giúp sản phẩm chiếm được lòng tin của khách hàng, gâyđược ấn tượng tốt về hình ảnh nhãn hiệu sản phẩm
Mức độ hấp dẫn về kiểu dáng, mẫu mã của hàng hoá xuất khẩu
Tạo ra nét độc đáo cho sản phẩm xuất khẩu được coi là một trong những công cụ hữu hiệu đểnâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá đó so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnhtranh Tuy nhiên, điều đó còn tuỳ thuộc vào môi trường văn hoá, luật pháp, cạnh tranh củamỗi quốc gia Sự khác biệt giữa sản phẩm cùng loại của nước mình so với nước khác nhằmmục tiêu nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩuvà cũng vì một mục tiêu bao trùm
Trang 12là nâng cao lợi thế của sản phẩm xuất khẩu Tuy nhiên trong khi cố gắng tạo ra nét độc đáocho sản phẩm, doanh nghiệp cần chú ý đảm bảo được tính hoàn mỹ, không làm thay đổi mộtcách quá lớn về đặc điểm chung của sản phẩm, và trên hết là phải phù hợp hơn với nhu cầu,thị hiếu, văn hoá của quốc gia mà tại đó người tiêu dùng đang sống, tránh gây ra những cúsốc về văn hoá
Mức ấn tượng về hình ảnh, nhãn hiệu hàng hoá của nhà sản xuất
Trong chiến lược sản phẩm, người ta đặc biệt quan tâm đến các quyết định gắn nhãn sảnphẩm Điều này càng dễ hiểu hơn đối với các sản phẩm được xuất khẩu, vì nhãn mác có vaitrò căn bản là cung cấp thông tin và xúc tiến thương mại đối với các thị trường mới
Nhãn hiệu sản phẩm xuất khẩu được hiểu là tên, thuật ngữ, kí hiệu, biểu tượng haykiểu dáng hoặc một sự kết hợp nào đó những yếu tố kể trên nhằm xác nhận rằng hàng hoáhay dịch vụ của một người bàn hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với hàng hoácủa đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Do vậy, nhãn hiệu xác nhận người bán hay người sản xuất Nói đến nhãn hiệu ngườithường ngầm hiểu yếu tố đảm bảo chất lượng đằng sau nó Nhãn hiệu thương mại của hànghoá tạo nên lòng tin, độ tin cậy đối với hàng hoá Còn đối với nhãn hiệu được coi là nổi tiếngtrên thị trường thì người tiêu dùng khi mua những sản phẩm đó sẽ có cảm giác bớt băn khoăn,cũng như là không mất nhiều thời gian để ra quyết định mua sản phẩm
1.2.4 Các công cụ cạnh tranh
Có thể hiểu công cụ cạnh tranh là các yếu tố, các chính sách, các kế hoạch, chiến lược
mà doanh nghiệp sử dụng nhằm tạo ra ưu thế so với đối thủ cạnh tranh Việc lựa chọn cáccông cụ và biện pháp nào cho phù hợp để áp dụng trong từng trường hợp cụ thể là cả mộtnghệ thuật trong cạnh tranh Nếu sử dụng đúng thì sẽ dành được thắng lợi, và ngược lại thí sẽthất bại Khi đó không những không duy trì được vị thế mà còn làm cho vị thế đó giảm đi sovới trước đó
1.2.4.1 Cạnh tranh bằng sản phẩm
Để đáp ứng được nhu cầu thị trường ngày càng biến động hết sức nhanh chóng, đadạng hơn, phong phú hơn, cao cấp hơn và độc đáo hơn, doanh nghiệp có thể lựa chọn chiếnlược sản phẩm phát triển theo các hướng:
Đa dạng hoá sản phẩm
Đa dạng hoá sản phẩm thực chất là quá trình mở rộng danh mục hàng hoá, tạo nênmột cơ cấu sản phẩm có hiệu quả của doanh nghiệp, của quốc gia Sự tiến bộ nhanh chóng,không ngừng của khoa học công nghệ, cùng với sự phát triển ngày càng cao của nhu cầu thịtrường khiến vòng đời của sản phẩm đang ngày càng bị rút ngắn lại Doanh nghiệp cần cónhiều chủng loại sản phẩm hàng hoá để hỗ trợ cho nhau Trong quá trình mở rộng kinhdoanh, các doanh nghiệp có thể thực hiện đa dạng hoá sản phẩm với các hình thức khác nhau
Có thể dùng hình thức hoàn thiện và cải tiến các sản phẩm đang sản xuất để giữ vững thịtrường hiện tại và thâm nhập thị trường mới, có thể đa dạng hóa theo chiều sâu của mỗi loại
Trang 13sản phẩm hoặc đa dạng hoá theo bề rộng nhu cầu các loại sản phẩm, hoặc có thể sản xuất ranhững sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau, nhưng có chung chủng loại nguyên liệu gốchoặc sử dụng tổng hợp các chất liệu để sản xuất một số sản phẩm có giá trị sử dụng khácnhau.
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Có thể hiểu chất lượng sản phẩm là mức độ, là thước đo biểu thị giá trị sử dụng của nó Chấtlượng sản phẩm là vũ khí cạnh tranh lợi hại trên thị trường Khi nền kinh tế thị trường pháttriển, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng cao thì chất lượng của các sản phẩm, dịch vụngày càng cao thì chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ ngày càng được chú trọng Đặc biệt,
để đưa được hàng hoá vào các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, chấtlượng hàng hoá cần phải đạt được mức “ chất lượng hàng hoá quốc tế” và phải được một số
tổ chức có uy tín chứng nhận Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đưa ra khái niêm: “ Chấtlượng sản phẩm là tổng thể những chỉ tiêu, những đặc trưng kinh tế kinh tế kỹ thuật của sảnphẩm, thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợpvới công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn” Nếu theo như khái niệm nàythì chất lượng hàng hoá có thể giải thích theo2 nghĩa, chất lượng với các tiêu chuẩn kinh tế kỹthuật và chất lượng sản phẩm với sự phù hợp với nhu cầu thị trường Nâng cao chất lượng sảnphẩm phải xét đến cả hai khía cạnh trên
1.2.4.2 Cạnh tranh bằng giá bán của sản phẩm
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm mà người bán hay doanh nghiệp dự định
có thể được từ người mua qua việc trao đổi sản phẩm trên thị trường Giá cả có một vai trò rấtquan trọng, đối với doanh nghiệp nó là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanhhàng hoá, còn đối với người tiêu dùng nó là một trong những yếu tố quyết định hành vi muahàng Giá cả là dấu hiệu tin cậy phản ánh tình hình biến động thị trường Thông qua giá cả,doanh nghiệp có thể nắm bắt được sự tồn tại, sức chịu đựng cũng như sức cạnh tranh của sảnphẩm trên thị trường
Trong cạnh tranh, giá cả được sử dụng như một công cụ cạnh tranh hứu hiệu thôngqua chính sách định giá bán Khi đưa ra chính sách định giá bán doanh nghiệp cần phải xemxét các vấn đề như: Lượng cầu đối với sản phẩm, chi phí sản xuất và giá thành đơn vị sảnphẩm Tuy nhiên nhiều trường hợp doanh nghiệp phải chấp nhận bán với giá thấp hơn giàthành vì mục tiêu khác như: để thâm nhập thị trường dễ dàng hơn Để cuối cùng là phải nhậndạng đúng thị trường cạnh tranh, từ đó có chính sách định giá riêng cho mỗi loại sản phẩmnhằm đảm bảo sự phù hợp với nhu cầu và giá bán sản phẩm
1.2.4.3 Cạnh tranh bằng hệ thống kênh phân phối
Lựa chọn hệ thống kênh phân phối
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh và đây cũng là giaiđoạn thực hiện bù đắp chi phí và lợi nhuận Để tiêu thụ sản phẩm, công việc đầu tiên củadoanh nghiệp là lựa chọn kênh phân phối sản phẩm một cách hợp lý, có hiệu quả nhằm đáp
Trang 14ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của khách hàng, nhanh chóng giải phóng nguồn hàng để
bù đắp chi phí sản xuất và thu hồi vốn Xây dựng được một hệ thống mạng lưới phân phối tốt
có nghĩa là xây dựng một nền tảng vững chắc để phát triển thị trường, bảo vệ thị phần củadoanh nghiệp, của quốc gia đối với sản phẩm xuất khẩu
Một số biện pháp yểm trợ bán hàng
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá trước đây thì hoạt động yểm trợ khách hàng chưa được quantâm một cách đúng đắn do cơ chế phân phối chủ yếu là cấp phát Tuy nhiên, trong nền kinh tếthị trường thì hoạt động yểm trợ bán hàng thật sự cần thiết và ngày càng đóng vai trò quantrọng đối với kết quả của hoạt động bán hàng, được thể hiện ở doanh số và doanh thu của sảnphẩm Hoạt động yểm trợ bán hàng không chỉ nâng cao số lượng sản phẩm được tiêu thụ màcòn nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Các hoạt động yểm trợ bán hàng có một vàihoạt động chính sau: Quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, hội chợ, hậu bán hàng, bảo hành…1.2.4.4 Cạnh tranh bằng các công cụ khác
Định hướng khách hàng
Định hướng khách hàng là việc doanh nghiệp hoạt động theo phương châm “sản xuất ra cácsản phẩm, dịch vụ phải trên cơ sở nhu cầu khách hàng và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ làmức độ thoả mãn nhu cầu khách hàng của sản phẩm, dịch vụ đó”
Dịch vụ sau bán hàng
Ngày nay khách hàng không chi chú ý đến giá cả hàng hoá, chất lượng sản phẩm mà ngàycàng quan tâm đến dịch vụ hậu mãi khi mua bất kỳ sản phẩm nào Do đó, bố trí các cơ sởchăm sóc khách hàng ở những nơi thuận tiện với đầy đủ trang thiết bị, đội ngũ nhân viên cótay nghề cao, tận tình phục vụ là một công cụ tuyệt vời có thể hỗ trợ tốt cho việc bán hàng
Phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán cũng là một công cụ canh tranh được nhiều doanh nghiệp sử dụng.Phương thức thanh toán gọn nhẹ hay rườm rà, nhanh hay chậm; ngoài ra khả năng thươngmại điện tử của doanh nghiệp sẽ làm ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt làtrên những thị trường có trình độ hiện đại cao, do đó cúng sẻ ảnh hưởng đến năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp trên thị trường
1.2.5 Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá
Trang 15CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU &SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM ĐỒ GỖ NỘI THẤT CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ
TRƯỜNG NHẬT BẢN.
2.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam
Trong khoảng 10 năm gần đây, sản phẩm gỗ và thị trường xuất khẩu lâm sản ViệtNam bắt đẩu phát triển tương đối mạnh Từ một nước xuất khẩu nguyên liệu gỗ là chủ yếu,Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu sản phẩm gỗ đứng hàng thứ 15 trên thế giới
Đồ gỗ nội thất của Việt Nam đã bắt đầu có mặt tại nhiều nước trên thế giới.Hơn thế nữa, sảnphẩm gỗ của Việt Nam đã bắt đầu có vị trí ổn định và được người tiêu dùng tại các thị trườnglơn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…hết sức ưa chuộng
2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu:
Đến thời điểm này, Việt Nam đã có khoảng 750 doanh nghiệp tham gia vào hoạt độngchế biến, sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ nội thất trong tổng số 1200 cơ sở chế biến gỗ trong cảnước, trong đó có 8 đơn vị đạt kim ngạch xuất khẩu trên 15 triệu USD Kim ngạch xuất khẩu
đồ gỗ nội thất của Việt Nam không ngừng tăng lên Đồ gỗ nội thất không ngừng tăng lênđóng góp rất lớn vào sự thành công của ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam, đưasản phẩm gỗ chính thức lọt vào TOP 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và nằmtrong câu lạc bộ 1 tỷ USD trở lên Trong câu lạc bộ ấy, sản phẩm gỗ là một trong 5 mặt hàngđạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (cùng với ngành Thuỷ sản, hàng dệt may, hàng giày dép, vàdầu thô)
Đồ thị biểu hiện vị trí của hoạt động xuất khẩu gỗ trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ( năm 2006-2007)
CÂU LẠC BỘ TRÊN 1 TỶ USD
Sản phẩm gỗ
Thuỷ sản
Giày dép
Dệt may
Dầu thô
Trang 16nước ta và là một ngành có đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
KNXK đồ
gỗ củaViệt Nam (TriệuUSD)
Tốc độtăngtrưởng(%)
KNXKĐGNTcủaViệtNam
Tốc độtăngtrưởng(%)
Tỷ trọngcủa
KNXKĐGNTtrong tổngKNXKcủa ViệtNam (%)
KNXK ĐGNT
trong tổngKNXK đồ gỗ
Tháng 11/07, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 217,87 triệu USD, tăng 0,47% so với tháng 10/07, tăng 30,8% so với tháng 11/06 Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 11 tháng năm 2007 đạt 2,134 triệu USD, tăng 24,14% so với cùng
kỳ năm 2006
cả năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,4 tỷ USD, tăng 122,3% so với năm 2006 và dự báo kim ngạch sẽ tiếp tục tăng trong năm 2008
Trang 17Tháng 11/07, những thị trường chính xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn là Mỹ, Nhật Bản, Anh, Trung Quốc, Đức và Pháp.
Trong đó, Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 11/07 đạt 19,6 triệu USD, giảm 29,54% so với tháng 10/07, giảm 26,13% so với tháng 11/06 Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Nhật Bản 11 tháng năm 2007 đạt 277,436 triệu USD, tăng 10,45% so với cùng kỳ năm 2006 và chiếm 13% tỷ trọng
Về cơ cấu sản phẩm, với kim ngạch đạt gần 4,49 triệu USD, chiếm 23,5% tỷ trọng, nội thất phòng khách là chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường Nhật Bản Tiếp đến là nội thất phòng ngủ cũng đạt trên 4,1 triệu USD, chiếm 21,5% tỷ trọng Đứng thứ 3 là đồ nội thất văn phòng đạt 3,75 triệu USD, chiếm 19,6% tỷ trọng
2.1.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong nhữngnăm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài Loan, Singapore, HànQuốc để tái xuất sang các thị trường tiêu thụ trực tiếp( nước thứ 3), đến nay đã xuất khẩutrực tiếp sang các thị trường tiêu thụ trực tiếp chứ không chuyển qua các thị trường trungchuyển như trước nữa Việc chuyển sang xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường tiêu thụ trựctiếp không chỉ đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam mà còn khẳngđịnh được vị thế của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường gỗ thế giới
Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt nam không ngừng được mở rộng và đadạng hoá Đến nay, sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 120 nước trên thế giới, trong đócác thị trường quan trọng và tiờu thụ nhiều nhất là : Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan nhưngvẫn tập trung chủ yếu vào 3 khu vực thị trường chớnh là Hoa kỳ, EU và Nhật Bản với hơn70% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước (chi tiết như bảng 1) Trong khi xuất khẩusang EU và Nhật Bản vẫn tăng nhanh và ổn định thì xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã đạt mức tăngđột biến thời gian 3 năm qua: Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ đạt
744 triệu USD, tăng 31,3% so với năm 2005 và tăng gấp 2,33 lần mức xuất khẩu của năm
2004, đưa thị phần của Hoa Kỳ lên 39% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của ViệtNam so với 28% của năm 2004
Trang 18Bảng 2 2 Thị phần các nước nhập khẩu đồ gỗ nội thất chủ yếu của Việt Nam
(Đơn vị : triệu USD ; %) Nă
Các nướckhác
( Nguồn : Bộ thương mại Việt Nam năm 2006)
Mỹ là thị trường nhập khẩu đồ gỗ nội thất hàng đầu của Việt Nam, hiện nay thị trườngđang chiếm tỷ trọng khoảng 34% kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam Theo sốliệu thống kê của Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, đồ gỗ nội thất của Việt Nam xuất khẩu vào thịtrường Mỹ đã tăng mạnh trong 3 năm gần đây và Việt Nam đã trở thành một trong 10 nước
Trang 19xuất khẩu đồ gỗ nội thất lớn nhất vào thị trường Mỹ Số liệu thống kê từ Uỷ ban Thương mạiquốc tế Mỹ cho biết, nếu như năm 2001, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Namsang Mỹ chỉ đạt 13 tỷ USD thì đến năm 2004 con số này đã lên đến 182 triệu USD và năm
2005 là 432 triệu USD, chiếm tới 34.2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của
cả nước Thị phần bình quân trong giai đoạn 2001-2005 của Mỹ đạt 28.4%, cao nhất trong sốcác thị trường nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam
Trên thị trường EU, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam không ngừngtăng lên trong những năm gần đây và đồ gỗ là mặt hàng xếp thứ 5 trong danh sách các mặthàng của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn vào thị trường này Trong số 27 thành viêncủa EU, đồ gỗ nội thất Việt Nam mới chỉ thâm nhâp được vào 20 thị trường, trong đó, Anh lànhà nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất trong các nước EU, tiếp đến là Đức, Pháp, Hà Lan, Tây BanNha Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu sang các nước trong khối EU đang chiếm khoảng 28.8
% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất cả nước
(Hình 2.2 Thị phần bình quân )
Thị trường cuối cùng trong số 3 thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của sảnphẩm đồ gỗ nội thất Việt Nam là Nhật Bản, hiện đang chiếm khoảng 21.8% kim ngạch xuấtkhẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam Đây là thị trường được đánh giá là thị trường lớn nhất cho
đồ gỗ nội thất vì hàng năm tiêu dùng cho đồ gỗ nội thất tại nước này xấp xỉ 1000USD/hộ/tháng
Vào giai đoạn 2001 đến 2003, tỷ trọng sản phẩm gỗ xuất khẩu vào hai thị trường EU
và Nhật Bản luôn lớn hơn vào thị trường Mỹ, điều này cho thấy tiềm năng nhập khẩu sảnphẩm gỗ của Mỹ rất lớn nhưng do nhiều yếu tố bất lợi nên chúng ta chưa khai thác được thịtrường này Nhưng năm 2004 là năm bản lề cho ngành gỗ Việt Nam với tỷ lệ tăng trưởng 3chữ số Đồng thời, xoay lại vị trí đối tác giữa Mỹ và Nhật Bản Luc này thị trường Mỹ lại
được chú trọng hơn Nhật Bản Cho đến năm 2006, và đầu 2007, kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm gỗ sang thị trường Mỹ luôn đạt mức cao và là thị trường chiến lược
(Bẩng và đồ thị ) bieu thi su hoan doi vi tri đói tac giua Mỹ và Nhật Bản
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trương
Mỹ có xu hướng giảm sút do nhiều yếu tố, và thay vào đó thị trường Nhật Bản lên ngôi ( )
2.1.3.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam
Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ là sản phẩm thô( gỗ tròn, gỗ xẻ) đã pháttriển lên một trình độ gia công cao hơn, áp dụng công nghệ tẩm, sấy, trang trí bề mặt xuấtkhẩu các sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm có giá trị gia tăng về công nghệ và lao động Có thểchia các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam thành 4 nhóm chính :
-Nhóm thứ nhất : sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế vườn, ghế băng, dùche nắng, ghế xích đu làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với các vật liệu khác như sắt,nhôm, nhựa
- Nhóm thứ hai : Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường tủ, giá
Trang 20kê sách, đồ chơi, ván sàn làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp với các vật liệu khác như da,vải
- Nhóm thứ ba : Nhóm đồ gỗ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn ghế, tủ ápdụng công nghệ trạm khắc, khảm
- Nhóm thứ tư : sản phẩm gỗ dăm sản xuất từ gỗ rừng trồng mõ nhanh như gỗ keo, gỗ bạchđàn
Trong những năm trở lại đây tỷ trọng sản phẩm gỗ xuất khẩu xét theo như mặt hàngluôn luôn thay đổi tuỳ từng thời kỳ, một mặt do trước đây trình độ gia công của các doanhnghiệp Việt Nam còn lạc hậu nên không sản xuất được các sản phẩm có yêu cầu cao của cácbạn hàng như Mỹ, EU và Nhật Bản, mặt khác do nhu cầu của thị trường chủ yếu mà ViệtNam đang cung cấp có nhu cầu tăng cao trong một số loại mặt hàng vào những thời điểmnhất định
Cơ cấu sản phẩm cũng rất đa dạng nhưng chủ yếu sản phẩm gỗ xuất khẩu là gỗ nộithất, trong đó chủ yếu là nội thất phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp và văn phòng Theothống kê của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam , mặt hàng đồ gỗ nội thất phòng ngủ đứngđầu trong tỉ lệ các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu với tỷ lệ khoảng 28.8 %, tiếp đến là các sảnphẩm nội thất phòng khách 22.7% nội thất văn phòng 12.6 %, thấp nhất là các loại sản phẩm
gỗ trang trí 2.1%, nội thất nhà bếp 2.9% và gỗ ván 5.6% ( theo số liệu năm 2006)
(Theo bang 2.1 ta nh ận th ấy trong s ố sản phẩm g ỗ xuất khẩu th ì sản phẩm đồ gỗ nội thất chi ếm t ỷ tr ọng r ất l ớn theo bang do ta co bieu đo sau, bi ểu đo do the hi ên … )
(Biểu đồ 2.2 : Kim ngạch xuất khẩu gỗ nội thất của Việt Nam : )
Tóm lại, đối với đồ gỗ nội thất xuất khẩu của Việt Nam, đây chính là mặt hàng có tỷtrọng xuất khẩu chiếm khoảng 90%, là mặt hàng không những trong hiện tại đang đóng góplớn vào kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ mà còn hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa trongtương lai Các thị trường trên thế giới ngày càng tiêu thụ nhiều sản phẩm đồ gỗ nội thất củaViệt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản Cụ thể năm 2005 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗcủa Việt Nam là 1.563 tỷ USD thì trong đó có đến 1.4 tỷ USD là sản phẩm gỗ nội thất, chiếmđến 89 % Trong năm 2006 thì tỷ lệ này là 91 % Một thực tế có thể thấy, với mức tỷ trọngcao như vậy thì tốc độ tăng trưởng của sản phẩm gỗ nội thất cũng thể hiện mức tăng trưởng
của xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong thời gian qua
2.2 Thực trạng về kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu
Trong thời gian gần đây, nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản về đồ gỗ nội thất từcác nước Châu Á ngày một tăng lên, đặc biệt đồ gỗ nội thất của Việt Nam đang ngày càngđược ưa chuộng Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam sang thị trường Nhật Bảnkhông ngừng tăng lên
Trang 21Bảng 2.2.1 : Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Tốc độ tăngtrưởng (%)
Tỷ trọng XK ĐGNTtrong tổng KNXKsang NhậtBản
( Nguồn : Hải quan Nhật Bản- www.customs.go.jp)
Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản từ năm (1996-2005)có thểchia làm 2 giai đoạn : giai đoạn từ 1996-2000 và giai đoạn từ (2000-2005)
Trong giai đoạn từ (1996-2000) : kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Namsang Nhật Bản ở mức thấp, dao động từ 49 triệu USD( năm 1996) đến 69.3 triệuUSD năm
2000 Giai đoạn này chỉ có năm 1998 là kim ngạch giảm sút so với năm trước đó( năm 1997)
Đó là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế ở Châu Á, còntất cả các năm còn lại đều có tốc độ tăng trưởng nhẹ Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạnnày là 9.43%, trong đó tốc độ tăng của năm 2000 so với năm 1999 là cao nhất, đạt 20.1 %.Cũng trong giai đoạn này, giá trị xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọnglớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường, dao động từkhoảng (28.5%-35.8%)
Sang đến giai đoạn (2001-2005), kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Namsang Nhật Bản đã có sự tăng trường đáng kể Kim ngạch năm 2001 đạt 98.9 triệu USD, tăngđến 42.6 % so với năm 2000 Sau đó kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản tiếp tục tăng lên
Trang 22trong năm 2002 và 2003 nhưng không tăng nhiều Nếu năm 2003, kim ngạch xuất khẩu chỉtăng 4.9% so với năm trước, sang đến năm 2004, đồ gỗ nội thất Việt Nam đã tăng trưởngngoạn mục tại thị trường Nhật Bản với tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu là 52.7%,đạt kim ngạch là 187 triệuUSD Và 257 triệu USD là kết quả của năm 2005, tăng 37.4 % sovới năm 2004 Giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 21.5 %, gấp 2.3 lần so với tốc
độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn trước( 1996-2000) Trong 2 năm 2001và 2002, kimngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất tron tổng kim ngạch xuấtkhẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam( khoảng trên 30%) Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo,mức tỷ trọng này giảm xuống 26.5 % trong năm 2003, 21.6 % năm 2004 và 20.3% năm 2005
Giai đoạn từ năm 2002 trở về trước, Nhật Bản luôn là thị trường nhập khẩu đồ gỗ nộithất lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này luôn ở mức rất cao, đạttrên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của cả nước Đặc biệt, năm 2001, mức tỷtrọng nhập khẩu của Nhật Bản đã chiếm tới 37.2%, trong khi đó Mỹ và các nước EU chỉchiếm tới hơn 20% Tuy nhiên, từ năm 2003, Nhật Bản đã mất dần vị trí thị trường dẫn đầuđối với ngành chế biến gỗ nội thất xuất khẩu của Việt Nam, thay vào đó là sự tăng trưởngmạnh mẽ của thị trường Mỹ và các nước EU, chỉ chiếm hơn 20 % Tỷ trọng kim ngạch xuấtkhẩu sang thị trường Nhật Bản giảm dần và đến thời điểm năm 2005, mức tỷ trọng này chỉcòn đạt 20.3 % và Nhật Bản đã tụt xuống vị trí thứ 3 trong số các thị trường xuất khẩu chủyếu của đồ gỗ nội thất Việt Nam, nhường vị trí dẫn đầu cho Mỹ và các nước EU
Bảng : Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam sang Nhật Bản trong tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam
Năm
Tổng KNXK đồ gỗ
nội thất của Việt
Nam ( triệu USD)
KNXK đồ gỗ nội thất củaViệt Nam sang Nhật Bản( triệu USD)
Tỷ trọng KNXK đồ gỗ nộithất sang Nhật Bản trong tổngKNXK đồ gỗ nội thất ViệtNam (%)
Trang 23( Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam các năm và số liệu của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản ViệtNam )
2.2.2 Cơ cấu sản phẩm đồ gỗ nội thất xuất khẩu sang Nhật Bản
Đồ gỗ nội thất gồm 5 nhóm mặt hàng cơ bản sau ( phân chia theo mã HS: ghế gỗ, đồ
gỗ nội thất văn phòng, đồ gỗ nội thất nhà bếp, phòng ngủ, phòng khách và phòng ăn) Cả 5nhóm mặt hàng này, các sản phẩm của Việt Nam đều có mặt đều đặn trên thị trường NhậtBản trong thời gian qua Tuy nhiên, cơ cấu xuất khẩu giữa các nhóm mặt hàng này vẫn chưa
có sự đồng đều và rất cần phải có sự nỗ lực điều chỉnh để đạt sự cân bằng hơn trong thời giantới
Bảng: Cơ cấu xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang thị trường Nhật Bản
Năm
KNXK ghế gỗ đồ gỗ nội thất
văn phòng
đồ gỗ nội thấtnhà bếp
đồ gỗ nội thấtphòng ngủ
đồ gỗ nội thấtphòng khách,phòng ănKN
(triệu
USD)
tỷtrọng(%)
KN(triệuUSD)
tỷtrọng(%)
KN(triệuUSD)
tỷtrọng(%)
KN(triệuUSD)
tỷtrọng(%)
KN(triệuUSD)
tỷtrọng(%)
2007
TB
(Nguồn: Hải quan Nhật Bản -www.customs.go.jp)
Trong cơ cấu đồ gỗ nội thất của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nhữngnăm gần đây, nhóm hàng đồ gỗ nội thất phòng khách và phòng ăn luôn có kim ngạch dẫnđầu Thậm chí đã có những thời điểm nhóm hàng này chiểm tỷ trọng gần như chủ yếu trong
cơ cấu đồ gỗ nội thất Việt Nam tại Nhật Bản Đó là những năm 1996,1997,và 1998 với tỷtrọng từ 92 - 95,8 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang thị trường NhậtBản Con số này giảm dần trong những năm tiếp theo, xuống đến khoảng 86,8 % trong giaiđoạn (1999-2001) và trong những năm (2002-2005) là khoảng 72,7% Điều đó chứng tỏ ngàycàng có xu hướng cân bằng hơn, đa dạng hơn về mặt hàng, giảm dần tình trạng thiên về mộtnhóm mặt hàng nào đó
Trang 24Đứng thứ hai sau là đồ gỗ nội thất phòng ngủ, nhóm hàng này luôn đứng vị trí thứ hai
về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, ngoại trừ năm 1996 Tỷ trọng đồ gỗ nộithất phòng ngủ trong tổng kim ngạch đồ gỗ nội thất xuất khẩu sang Nhật Bản ngày càng có
xu hướng tăng lên Từ 1.3 % năm 1996 lên 5,3 % năm 1997, tiếp theo đó là 8.1 % năm 1999.Sang năm 2002, giá trị xuất khẩu đồ gỗ nội thất phòng ngủ của Việt Nam đã vươn lên chiếm13.7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất vào thị trường Nhật Bản Mức tỷ trọngnày tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo nhưng với tốc độ tăng trưởng không lơn vàhiện nay đang dừng lại ở con số 15.1% năm 2005 Với tốc độ tăng trưởng như thế, tỷ trọngbình quân của nhóm hàng đồ gỗ nội thất phòng khách và phòng ăn trong 10 năm qua đạt 9.3
%/
Tiếp theo đó là mặt hàng ghế gỗ và đồ gỗ nội thất nhà bếp, có tỷ trọng gần như xấp xỉnhau qua các năm( tỷ trọng bình quân của ghế gỗ là 3.8% còn của mặt hàng đồ gỗ nội thấtnhà bếp là 3.5%) Nhờ nỗ lực đa dạng hoá mặt hàng trên thị trường Nhật Bản của các doanhnghiệp trong nước, cả hai nhóm hàng này đều đang có xu hướng tăng lên cả về giá trị xuấtkhẩu, cả về tỷ trọng trong cơ cấu các nhóm hàng đồ gỗ nội thất xuất khẩu sang Nhật Bản,Đặc biệt, ghế gỗ ngày càng được ưa chuộng và là mặt hàng hứa hẹn sẽ có những tăng trưởngđáng kể trong thời gian tới
Đồ gỗ nội thất văn phòng là nhóm hàng có tỷ trọng thấp nhất với kim ngạch xuất khẩurất nhỏ, hầu như không đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang Nhật Bảnhàng năm của nước ta Tỷ trọng bình quân thời gian qua chỉ đạt 0.1% Đây là nhóm hàngthời gian tới các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam cần chú ý phát triển để ngày càng đadạng hoá các chủng loại mặt hàng trên thị trường đầy tiềm năng này
Biểu đồ: Cơ cấu hàng đồ gỗ nội thất xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NhậtBản giai đoạn (1997-2007) ( theo tỷ trọng bình quân)
2.3 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của đồ gỗ nội thất Việt Nam trên thị trường Nhật Bản
2.3.1 Vị trí của đồ gỗ nội thất Việt Nam trên thị trường Nhật Bản
Trên thị trường Nhật Bản, đồ gỗ nội thất của Việt Nam phải cạnh tranh chủ yếu với cácnước: Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Indonexia, Đài Loan…
Xét về thị phần, Trung Quốc là nước có thị phần lớn nhất vào tại Nhật Bản và từ năm
2000, Trung Quốc trở thành nước đứng đầu trong số các nước xuất khẩu đồ gỗ nội thất sangNhật Kim ngạch và thị phần của nước này liên tục tăng lên, tỷ trọng bình quân của lượng đồ
gỗ nội thất của nước này sang Nhật Bản giai đoạn 2001-2005 đạt 36.32 % Đồ gỗ nội thất củaTrung Quốc chủ yếu là các sản phẩm có giá trị thấp và thuộc dạng “ mặt hàng nhập khẩu pháttriển” của Nhật Bản Đây quả là đối thủ lớn đối với bất kỳ nước nào muốn cạnh tranh trên thịtrường đồ gỗ nội thất Nhật Bản
Sau đối thủ khổng lồ Trung Quốc, đồ gỗ nội thất của Việt Nam phải cạnh tranh với cácsản phẩm của Thái Lan- hiện đứng thứ hai về thị phần tại Nhật Bản Đồ gỗ của nước này chủ
Trang 25yếu là hàng đại trà từ gỗ cao su Trong giai đoạn 2001-2005, tuy vẫn luôn giữ được vị trí thứ
2, nhưng thị phần của đồ gỗ nội thất Thái Lan tại Nhật đã giảm đáng kể Năm 2001 là 18%,nhưng đến thời điểm năm 2005 đã giảm xuống còn 14.5% , tỷ trọng binh quân đạt 15.94% Tình trạng giảm sút về thị phần cũng là tình trạng chung đối với sản phẩm đồ gỗ nội thấtcủa Malaixia, Inđônêxia hay Đài Loan Các nước này đang ngày càng mất dần vị trí ưu thếtrên thị trường đồ gỗ nội thất Nhật Bản và đang dần nhường chỗ cho các sản phẩm của ViệtNam
Bảng: Thị phần các nước xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang thị trường Nhật Bản
( triệu USD)
186.6 297.6 255.3 256 270.9
4Malaixia Kim ngạch
Trong những năm qua, kim ngạch và thị phần đồ gỗ nội thất Việt Nam liên tục tăng lên
Từ vị trí thứ 6 những năm 1996-2000 lên vị trí thứ 5 trong những năm 2001,2002,2003 cuốicùng vươn lên vị trí thứ 3 trong năm 2004 và 2005 Tuy rằng so với Trung Quốc, thị phần của
đồ gỗ nội thất Việt Nam vẫn là con số quá nhỏ bé( 13.8% trong năm 2005, chỉ bằng 1/3 sovới tỷ trọng của Trung Quốc), nhưng đây lại là bước tiến đáng kể của ngành chế biến đồ gỗnội thất Việt Nam và điều này cũng chứng tỏ rằng khả năng cạnh tranh của hàng đồ gỗ nộithất của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản đang ngày càng được nâng cao, các sản phẩm của
Trang 26nước ta đang dần chiếm ưu thế hơn so với sản phẩm của các nước khác
Biểu đồ: Tỷ trọng bình quân của các nước xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang thị trường NhậtBản giai đoạn
Thị phần của đồ gỗ nội thất Việt Nam trên thị trường Nhật Bản
Tuy trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam sang NhậtBản liên tục tăng cao, so với các đối thủ cạnh tranh chính như Trung Quốc, Thái Lan, tỷtrọng của Việt Nam trong tổng giá trị nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Nhật Bản vẫn còn ở mứckhiêm tốn
Xét trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Nhật Bản, tỷ trọng củaViệt Nam dao động trong biên độ từ 4% (năm 1996) đến 13,8% ( năm 2005) Tỷ trọng bìnhquân giai đoạn 1996-2005 là 6,6%, nhỏ hơn nhiều so với các nước xuất khẩu đồ gỗ nội thấtkhác vào thị trường Nhật (như Trung Quốc, Indonexia, Thái Lan) Tuy nhiên, chúng ta có thểhoàn toàn tin tưởng rằng thị phần của Việt Nam sẽ còn tăng lên troang giai đoạn tới vì tốc độtăng trưởng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ nội thất từ Việt Nam luôn cao hơn rất nhiều lần sovới tôc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu từ tất cả các thị trường khác
Bảng: Thị phần đồ gỗ nội thất của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản
KNNK đồ
gỗ nội thấtcủa NhậtBản
(TriệuUSD)
Tốc độtăngtrưởng(%)
Tỷ trọng KNNK
đồ gỗ nội thấtViệt Nam trongtổng KNNK đồ
gỗ nội thất củaNhật Bản (%)
( Nguồn: Hải quan Nhật Bản- www.customs.go.jp)
2.3.1.2 So sánh về giá cả hàng đồ gỗ nội thất trên thị trường đồ gỗ Nhật Bản
2.3.2 Những mặt mạnh và mặt yếu về sản phẩm đồ gỗ nội thất của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản