Nghiên cứu thị trường Nhật Bản để tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm gỗ xuất khẩu

MỤC LỤC

TRƯỜNG NHẬT BẢN

Khái quát về hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam

Việc chuyển sang xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường tiêu thụ trực tiếp không chỉ đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam mà còn khẳng định được vị thế của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường gỗ thế giới. Vào giai đoạn 2001 đến 2003, tỷ trọng sản phẩm gỗ xuất khẩu vào hai thị trường EU và Nhật Bản luôn lớn hơn vào thị trường Mỹ, điều này cho thấy tiềm năng nhập khẩu sản phẩm gỗ của Mỹ rất lớn nhưng do nhiều yếu tố bất lợi nên chúng ta chưa khai thác được thị trường này. Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ là sản phẩm thô( gỗ tròn, gỗ xẻ) đã phát triển lên một trình độ gia công cao hơn, áp dụng công nghệ tẩm, sấy, trang trí bề mặt.. xuất khẩu các sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm có giá trị gia tăng về công nghệ và lao động. Có thể chia các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam thành 4 nhóm chính :. -Nhóm thứ nhất : sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế vườn, ghế băng, dù. che nắng, ghế xích đu.. làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa.. - Nhóm thứ hai : Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn.. làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp với các vật liệu khác như da, vải.. áp dụng công nghệ trạm khắc, khảm. - Nhúm thứ tư : sản phẩm gỗ dăm sản xuất từ gỗ rừng trồng mừ nhanh như gỗ keo, gỗ bạch đàn.. Trong những năm trở lại đây tỷ trọng sản phẩm gỗ xuất khẩu xét theo như mặt hàng luôn luôn thay đổi tuỳ từng thời kỳ, một mặt do trước đây trình độ gia công của các doanh nghiệp Việt Nam còn lạc hậu nên không sản xuất được các sản phẩm có yêu cầu cao của các bạn hàng như Mỹ, EU và Nhật Bản, mặt khác do nhu cầu của thị trường chủ yếu mà Việt Nam đang cung cấp có nhu cầu tăng cao trong một số loại mặt hàng vào những thời điểm nhất định. Cơ cấu sản phẩm cũng rất đa dạng nhưng chủ yếu sản phẩm gỗ xuất khẩu là gỗ nội thất, trong đó chủ yếu là nội thất phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp và văn phòng. : Kim ngạch xuất khẩu gỗ nội thất của Việt Nam : ).

Tóm lại, đối với đồ gỗ nội thất xuất khẩu của Việt Nam, đây chính là mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu chiếm khoảng 90%, là mặt hàng không những trong hiện tại đang đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ mà còn hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt   Nam
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

Thực trạng về kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Cũng trong giai đoạn này, giá trị xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường, dao động từ khoảng (28.5%- 35.8%). Giai đoạn từ năm 2002 trở về trước, Nhật Bản luôn là thị trường nhập khẩu đồ gỗ nội thất lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này luôn ở mức rất cao, đạt trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của cả nước. Tuy nhiên, từ năm 2003, Nhật Bản đã mất dần vị trí thị trường dẫn đầu đối với ngành chế biến gỗ nội thất xuất khẩu của Việt Nam, thay vào đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường Mỹ và các nước EU, chỉ chiếm hơn 20 %.

Nhờ nỗ lực đa dạng hoá mặt hàng trên thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp trong nước, cả hai nhóm hàng này đều đang có xu hướng tăng lên cả về giá trị xuất khẩu, cả về tỷ trọng trong cơ cấu các nhóm hàng đồ gỗ nội thất xuất khẩu sang Nhật Bản, Đặc biệt, ghế gỗ ngày càng được ưa chuộng và là mặt hàng hứa hẹn sẽ có những tăng trưởng đáng kể trong thời gian tới.

Bảng 2.2.1 : Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Bảng 2.2.1 : Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Thực trạng về năng lực cạnh tranh của đồ gỗ nội thất Việt Nam trên thị trường Nhật Bản

Tuy rằng so với Trung Quốc, thị phần của đồ gỗ nội thất Việt Nam vẫn là con số quá nhỏ bé( 13.8% trong năm 2005, chỉ bằng 1/3 so với tỷ trọng của Trung Quốc), nhưng đây lại là bước tiến đáng kể của ngành chế biến đồ gỗ nội thất Việt Nam và điều này cũng chứng tỏ rằng khả năng cạnh tranh của hàng đồ gỗ nội thất của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản đang ngày càng được nâng cao, các sản phẩm của nước ta đang dần chiếm ưu thế hơn so với sản phẩm của các nước khác. Tuy trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam sang Nhật Bản liên tục tăng cao, so với các đối thủ cạnh tranh chính như Trung Quốc, Thái Lan, tỷ trọng của Việt Nam trong tổng giá trị nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Nhật Bản vẫn còn ở mức khiêm tốn. Tuy nhiên, chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng rằng thị phần của Việt Nam sẽ còn tăng lên troang giai đoạn tới vì tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ nội thất từ Việt Nam luôn cao hơn rất nhiều lần so với tôc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu từ tất cả các thị trường khác.

Những sản phẩm này của ta khi XK vào thị trường Nhật Bản được hưởng thuế suất bằng 0%, chi phí vận chuyển không lớn trong khi một số nước phải chịu mức thuế chống bán phá giá nên càng khuyến khích nhiều vốn đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam, làm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản 1. Các yếu tố bên trong quốc gia

Trong khi việc tổ chức nguồn nguyên liệu để phục vụ chế biến xuất khẩu ngày càng được quan tâm cho mục tiêu phát triển bền vững: Bên cạnh việc xúc tiến và nhanh chóng triển khai thành lập 3 trung tâm chuyên nhập khẩu gỗ ở 3 miền đất nước, sự liên kết giữa các lâm trường, các chủ rừng với các công ty chế biến gỗ trong nước đang được thắt chặt trên cơ sở lợi ích của cả hai phía sẽ là những bảo đảm quan trọng cho sự phát triển của ngành sản xuất đồ gỗ trong những năm tới. Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm gỗ còn thấp, khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm gỗxuất khẩu còn hạn chế: Do các doanh nghiệp đồ gỗ hiện nay vừa nhỏ lại vừa phân tán, phát triển tự phát thiếu sự liên kết nên dù các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế là có nguồn nhân công rẻ, tay nghề khéo léo, kỹ thuật tinh xảo và sản phẩm đạt chất lượng tương đương hàng nước ngoài, giá bán thấp hơn 20% so với hàng hóa cùng loại của nước ngoài vẫn khó cạnh tranh vì khách hàng quốc tế thường đặt yêu cầu cao về sự "an toàn" của các hợp đồng. - Việc đa dạng hoá và phát triển thị trường, đa dạng hoá và phát triển mặt hàng mới cho xuất khẩu và các hoạt động marketing xuất khẩu khác tuy đã đạt được những thành tựu lớn nhưng cũng còn không ít khó khăn có thể tổn hại đến xuất khẩu sản phẩm gỗ về lâu dài như sự phụ thuộc quá lớn vào 3 khu vực thị trường chính Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản (70% XK gỗ của Việt Nam), việc thiếu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, thiếu các thương hiệu gỗ uy tín….

Mặt khác, các quan chức Nhật Bản đang cần sự ủng hộ chính trị của các nhà bán lẻ thì lên tiếng ủng hộ duy trì hệ thống phân phối cũ vì hệ thống này đã được hình thành trong một thời gian dài, đã kết hợp được các khía cạnh về văn hóa, kinh tế, xã hội của người Nhật Bản vì với mật độ dân cư đông đúc, các cửa hàng bán lẻ sẽ là điểm mua sắm ưa thích, không phải lái xe đến các vùng ngoại ô xa xôi, nơi có các siêu thị lớn. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn nhất trên thế giới, đặc biệt trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện này, người Nhật ngày càng có nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế các vật liệu sắt, nhôm… Nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ nội thất có xu hướng tăng trưởng khá nhanh ở Nhật còn do qúa trình chuyển sản xuất các đồ gỗ giá rẻ sang khu vực Đông Nam Á là nơi có nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào, chi phí nhập khẩu thấp và đặc biệt là nỗ lực của các nhà nhập khẩu Nhật Bản giảm chi phí trong khâu phân phối đã cho phép giảm giá bán đồ gỗ nhập khẩu. Sử dụng chuyên gia tư vấn Nhật Bản trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Nhật, quản lý chất lượng, giảm giá thành: Hiện nay Nhật Bản đang có chương trình cử chuyên gia của tổ chức JODC (Japan Overseas Development Corporation) sang giúp các nước đang phát triển trong việc giảm giá thành sản xuất, tăng cường chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ và thiết bị, kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trường, phát triển nguồn nhân lực (chương trình JESA-I) hoặc trong các lĩnh vực cải tiến kỹ thuật công nghệ, quản lý chất lượng, hiện đại hoá hệ thống kế toán, tư vấn phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp (Supporting Industries) bảo vệ môi trường.

Bảng 1: Nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Nhật Bản trong những năm gần đây             Đơn vị: Tấn, triệu yên
Bảng 1: Nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Nhật Bản trong những năm gần đây Đơn vị: Tấn, triệu yên