0
Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Đặc điểm thị trường Nhật Bản Thị trường đồ gỗ nội thất Nhật Bản

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU SANG NHẬT BẢN. (Trang 30 -35 )

- Những thành tựu đạt được:

2.4.2. Đặc điểm thị trường Nhật Bản Thị trường đồ gỗ nội thất Nhật Bản

Với số dân khoảng 127.8 triệu người (năm 2006) có mức sống khá cao (GDP theo đầu người là 35994 USD), Nhật Bản là nền kinh tế thứ 2 trên thế giới sau Hoa Kỳ, đồng thời cũng là nước nhập khẩu lớn với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 350-450 tỷ USD. Trong nền

kinh tế Nhật Bản, dịch vụ có vai trò quan trọng nhất, hàng năm, các ngành dịch vụ chiếm lên tới trên 60% GDP của Nhật Bản, tiếp theo là ngành công nghiệp khoảng trên 30% GDP, còn lại là nền nông nghiệp có tỷ trọng nhỏ nhất trong nền kinh tế của Nhật Bản, hàng năm chiếm không đến 2 % GDP.

Nhật Bản trải qua thời kỳ phát triển kinh tế thần kỳ trong suốt 2 thập kỷ ( từ khoảng những năm 1953- 1973, trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng). Đến nhứng năm 90, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh của mức đầu tư thái quá trong những năm cuối của thập kỷ 80 và những chính sách trong nước nhằm hạn chế sự tăng vọt của giá cổ phiếu và thị trường địa ốc. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao do quá trình tái cơ cấu của tập đoàn. Các cố gắng của Chính phủ nhằm vực lại sự tăng trưởng trong những thập kỷ 90 đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy còn chịu ảnh hưởng của sự chững lại của nền kinh tế Hoa Kỳ và khủng hoảng kinh tế Châu Á. Mức độ tập trung dân cư và tuổi thọ trung bình đã trở thành hai vấn đề chính trong chính sách kinh tế và xã hội của Nhật Bản. Năm 1992, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản đạt 3.87 triệuJPY/người, năm 2002 tăng lên 3.94 triệu JPY/người và năm 2004 là 4,5 triệu JPY/người, tăng 16.28% so với năm 1992.

Nhật Bản là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển mạnh và đứng hàng đầu thế giới. Thành tựu kinh tế của Nhật Bản chủ yếu tập trung trong ngành chế tạo. Nhật Bản đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô, xe máy và là một trong những nước hàng đầu về đóng tàu, sản xuất sắt thé, sợi tổng hợp, hoá chất, xi măng, đồ điện và các thiết bị điện tử… NHững tiến bộ nhanh chóng trong nghiên cứu và công nghệ đã giúp Nhật Bản mở rộng kinh tế hướng vào xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là các loại thiết bị điện, điện tử, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…

Trong khi xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng công nghiệp trên thì đồng thời Nhật Bản cũng phải nhập khẩu một lượng lớn các nguyên liệu và các mặt hàng tiêu dùng(do có đặc điểm về địa lý rất hiếm tài nguyên thiên nhiên). Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: nguyên liệu, thực phẩm, hoá chất, hàng dệt may, các sản phẩm gia dụng, trang trí nội ngoại thất…Trong đó, sản phẩm đồ gỗ nội thất là mặt hàng được nhập khẩu ngày càng nhiều do những nhu cầu trong nước không ngừng tăng lên, và thị trường đồ gỗ nội thất Nhật Bản được đánh giá là một trong những thị trường tiêu thụ đồ gỗ nội thất lớn nhất trên thế giới.

Nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ nội thất của người Nhật Bản.

Xu hướng tiêu dùng đồ ngoại người Nhật Bản ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ của thị trường này là rất lớn, vào khoảng 3000 tỷ JPY, bao gồm cả hàng gia dụng trong đó hàng đồ gỗ nội thất chiếm khoảng 37% thị phần tại thị trường Nhật. Có thể khẳng định rằng, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn nhất trên thế giới, hàng năm tiêu dùng cho đồ gỗ tại nước này xấp xỉ 1000 USD/ tháng /hộ. Trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người Nhật càng có nhu cầu sử dụng nhiều đồ vật bằng chất liệu gỗ.

Theo cơ cấu về mặt hàng, trong số các mặt hàng đồ gỗ nội thất nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản, đồ gỗ nội thất phòng khách và phòng ăn chiếm tỷ trọng cao nhất (xấp xỉ 90 %). Mặc

dù người Nhật Bản truyền thống đã quen tập tục ngồi chiếu tatami( chiếu cói), việc sử dụng ghế trở lên rất thông dụng do việc phổ biến nhà theo phong cách phương tây từ hơn 50 năm nay,

Bàn và ghế gỗ bắt đầu được sử dụng trong các gia đình Nhật Bản từ những năm 1955- 1960, Theo báo cáo của Cục Kế hoạch và Kinh tế Nhật Bản về xu hướng tiêu thụ đồ gỗ trong gia đình, năm 1961 bàn ghế được sử dụng trong 6.2% gia đình Nhật Bản, trong khi bàn ghế phòng khách được sử dụng tại 12% gia đình Nhật;Năm 1992, 69.7% gia đình Nhật sử dụng bộ bàn ghế ăn; Năm 1995, 36,3 % gia đình Nhật có bàn ghế trong phòng khách, tỷ lệ này ít thay đổi trong những năm gần đây. Trong những con số này đã chứng tỏ rằng, xu hướng sử dụng bàn ghế đang ngày càng trở nên phổ biến tại Nhật Bản, và Nhật Bản đang nổi lên như một thị trường lớn đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ gỗ nội thất của Việt Nam.

Trong thời gian qua ( giai đoạn từ 1996-2007) kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Nhật Bản không ngừng tăng lên nhanh chóng, tốc độ tăng bình quân đạt khoảng 5.1%. Trong số các nhóm mặt hàng, đồ gỗ nội thất phòng ngủ có tỷ lệ tăng trưởng bình quân lớn nhất, đạt 9%; Tiếp theo là đồ gỗ nội thất phòng khách và phòng ăn với tốc độ tăng trưởng bình quân là 7.7%, đồ gỗ nội thất văn phòng với 6.6%, đồ gỗ nội thất nhà bếp với 4.1%. Chủng loại đồ gỗ nội thất có tốc độ tăng trưởng bình quân nhỏ nhất là ghế gỗ với tốc độ tăng trưởng là 2.5%.

Đồ gỗ nội thất nhập khẩu vào Nhật Bản được chia làm hai nhóm cơ bản: đồ gỗ nội thất cao cấp và đồ gỗ nội thất giá rẻ.

Đồ gỗ nội thất cao cấp được nhập khẩu chủ yếu từ Châu Âu và Mỹ. đồ gỗ nội thất của các quốc gia nay thu hút người tiêu dùng Nhật Bản do kiểu cách đẹp, chất lượng tốt và uy tín với những nhãn hiệu nổi tiếng. Trong số các thị trường nói trên thì đồ gỗ nội thất xuất xứ từ Mỹ ngày càng tăng. Sở dĩ như vậy là vì các nhà sản xuất Mỹ bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới thị trường Nhật Bản, hơn nữa người tiêu dùng quan tâm hơn đến hệ thống đồ đạc gia dụng (đặc biệt là đồ đạc nhà bếp) kiểu Bắc Mỹ.

Đồ nội thất giá rẻ được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan, và các nước ASEAN (Việt Nam, Inđônêxia, Malaixia). Các nước ASEAN cũng đã có tiến bộ rất nhiều về chất lượng và kiểu dáng, tuy nhiên các sản phẩm của ASEAN trước khi nhập khẩu vào Nhật Bản vẫn phải trải qua các cuộc kiểm tra khắt khe.

Trong những năm gần đây, hàng đồ gỗ nội thất xuất xứ từ Trung Quốc tăng đáng kể ở Nhật Bản. Từ năm 2000, Trung Quốc đứng đầu các nước xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật. Nhập khẩu từ Thái Lan, Inđônêxia và các nước ASEAN khác cũng tăng. Gần đây, Đài Loan đã chuyển từ xuất khẩu đồ mây tre sang xuất khẩu đồ gỗ và đồ kim loại.

Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang Nhật Bản. . Hệ thống phân phối hàng hoá ở Nhật

Để đưa hàng hóa xâm nhập thành công thị trường Nhật Bản, việc hiểu rõ hệ thống phân phối hàng hóa của nước này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều. Nhật Bản là nước

tiêu thụ hàng hóa lớn thứ 2 trên thế giới với các kênh phân phối hàng hóa đặc trưng.

Theo kết quả điều tra của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, hệ thống phân phối hàng hoá của Nhật Bản có nhiều cửa hàng bán lẻ với mật độ rất dày đặc nhưng quy mô nhỏ.

Những cửa hàng bán lẻ này thường sử dụng trung bình từ 1-49 nhân viên và có mật độ khoảng 13 cửa hàng cho 1.000 dân cư, cao hơn so với tỷ lệ 8,7 cửa hàng/1.000 dân ở Pháp, 6,6 ở Đức, 6,5 ở Mỹ và 6,1 ở Anh.

Nếu tính về số lượng các cửa hàng bán lẻ, Nhật có 1,6 triệu cửa hàng bán lẻ so với 1,5 triệu cửa hàng của Mỹ. Trong khi đó, Mỹ có số dân lớn gấp 2,1 lần và diện tích lớn gấp 25 lần của Nhật.

Cửa hàng bán lẻ và hệ thống phân phối

Các cửa hàng bán lẻ nhỏ trong hệ thống phân phối hàng hoá thường nằm ở các vùng đông dân cư và kinh doanh nhiều loại mặt hàng như: thực phẩm, may mặc và các loại hàng hoá tiêu dùng khác. Các cửa hàng này có đặc điểm tiện lợi và dịch vụ tốt. Trong hệ thống phân phối Nhật Bản còn có các cửa hàng bách hoá lớn và các siêu thị cũng làm nhiệm vụ kinh doanh bán lẻ.

Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng siêu thị lớn ở Nhật Bản không cao do thiếu tính linh hoạt, nền kinh tế và chi tiêu tiêu dùng giảm sút.

Gần đây, các cửa hàng bách hoá tổng hợp đang chuyển sang cung cấp nhiều loại dịch vụ, hoạt động giải trí khác nhau, đồng thời, cung cấp nhiều loại hàng hoá cao cấp đắt tiền, kể cả hàng nhập khẩu. Ở Nhật Bản, các nhà bán lẻ không có cửa hàng, chuyên kinh doanh bán hàng qua catalogue, điện thoại, internet, máy bán hàng và giao hàng tận nhà. Doanh số của loại bán hàng này không lớn lắm, nhưng đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây.

Trong hệ thống phân phối hàng hoá của Nhật, từ khi hàng được sản xuất ra đến khi giao đến các cửa hàng bán lẻ tồn tại nhiều cấp phân phối trung gian, nhiều hơn so với các nước công nghiệp phát triển khác.

Hiện nay, Nhật có khoảng hơn 430 ngàn cơ sở bán buôn, cứ trung bình khoảng 34 cơ sở bán buôn cho 10.000 dân cư. Nếu tính quan hệ từ nhà sản xuất đến người bán lẻ, thì trung bình có 2,21 nhà bán buôn nằm giữa người bán lẻ và nhà sản xuất, cao gấp 2 lần so với con số 0,73 ở Pháp và 1 ở Mỹ. Do đó, một hàng hoá ở Nhật thường phải trải qua nhiều tầng nấc trung gian và phải đi một quãng đường dài hơn. Trong hệ thống phân phối, các nhà buôn rất quan trọng vì họ có quan hệ mật thiết với các nhà bán lẻ.

Đặc điểm rất độc đáo trong hệ thống phân phối hàng hoá của Nhật Bản là sự tồn tại của hệ thống duy trì giá bán lẻ của nhà sản xuất kiểm soát giá bán lẻ thông qua các chính sách chiết kh u hoa hồng và mua lại hàng hoá. Đối với chính sách mua lại hàng hoá, khác với châu Âu và Mỹ (người mua phải gánh chịu mọi rủi ro về sản phẩm trong phạm vi khu vực phân phối. Chỉ những hàng hoá bị khuyết tật mới được trả lại), tại Nhật Bản người tiêu dùng có thể trả lại các loại hàng hoá như may mặc, sách báo và dược phẩm.

hoa hồng, Nhật Bản thực hiện nhiều loại chiết khấu và được chiết khấu thường xuyên, chứ không chỉ chiết khấu vào lúc thanh toán tiền hàng như ở châu Âu.

Kết cấu chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối

Hệ thống phân phối hàng hóa Nhật Bản có sự cấu kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất và các nhà phân phối theo vòng khép kín và bài ngoại, nhất là những hệ thống cửa hàng chuyên môn hóa chỉ kinh doanh một loại hàng nhất định.

Sự cấu kết này thể hiện như sau: các nhà sản xuất cung cấp vốn cho các nhà bán buôn và các nhà bán buôn lại cung cấp tài chính cho các nhà bán lẻ, thực hiện chế độ định giá bán lẻ, chiết khấu hoa hồng thường xuyên và rộng rãi, chế độ các nhà sản xuất sẵn sàng mua lại hàng hóa nếu không bán được và các nhà bán lẻ chỉ kinh doanh những mặt hàng đó do các nhà bán buôn và các nhà sản xuất giao.

Điều này cũng có nghĩa là không khuyến khích các nhà bán lẻ bán các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, hoặc có nghĩa là hạn chế bán sản phẩm cho các khách hàng ở nước ngoài ở địa bàn đã định.

Trong hệ thống phân phối của Nhật Bản còn tồn tại song song hệ thống nhập khẩu. Theo đó, bất cứ một công ty nào cũng có thể nhập khẩu bất cứ một sản phẩm nào từ nước ngoài song song với các tổng đại lý nhập khẩu. Tuy nhiên, dịch vụ chăm sóc khách hàng, bảo dưỡng, bảo hành của hệ thống nhập khẩu song song không tốt vì các tổng đại lý nhập khẩu từ chối chăm sóc các sản phẩm được nhập khẩu theo hệ thống nhập khẩu song song.

Mặc dù hệ thống phân phối hàng hóa của Nhật Bản đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, tạo mối quan hệ kinh doanh lâu dài và ổn định giữa các nhà sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên, theo nhận định của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, hệ thống này cũng bộc lộ một số nhược điểm như: hệ thống phân phối hàng hóa khép kín qua nhiều tầng nấc làm cho giá hàng hóa tăng giá khi tới tay người tiêu dùng. Giá bán lẻ của Nhật Bản trung bình cao hơn ở Mỹ là 48%, ở Anh là 55%; không kích thích các cửa hàng bán lẻ nỗ lực cải tiến nâng cao hiệu quả kinh doanh, hạ giá sản phẩm; duy trì số lượng cửa hàng bán lẻ đông đảo không hiệu quả; không minh bạch về định giá sản phẩm; hạn chế sự thâm nhập thị trường Nhật Bản của các công ty nước ngoài.

Cơ quan này cũng cho biết, hiện nay, Nhật Bản đang đối đầu với 2 luồng quan điểm nới lỏng quy định về phân phối hàng hóa và bảo vệ duy trì hệ thống cũ. Một mặt, Nhật Bản đang phải chịu sức ép của nước ngoài, không cho hàng hóa của họ thâm nhập thị trường Nhật Bản.

Mặt khác, các quan chức Nhật Bản đang cần sự ủng hộ chính trị của các nhà bán lẻ thì lên tiếng ủng hộ duy trì hệ thống phân phối cũ vì hệ thống này đã được hình thành trong một thời gian dài, đã kết hợp được các khía cạnh về văn hóa, kinh tế, xã hội của người Nhật Bản vì với mật độ dân cư đông đúc, các cửa hàng bán lẻ sẽ là điểm mua sắm ưa thích, không phải lái xe đến các vùng ngoại ô xa xôi, nơi có các siêu thị lớn.

Ngoài ra, với diện tích sinh hoạt của người Nhật Bản rất hạn chế, không có nhiều chỗ để dự trữ nên họ đi chợ mua sắm các loại tạp phẩm và thực phẩm thường xuyên hơn.

Thị trường đồ gỗ Nhật Bản (trích trong tài liệu của trung tâm xúc tiến thương mại của Việt Nam)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU SANG NHẬT BẢN. (Trang 30 -35 )

×