Chất lượng đồ gỗ nội thất của Việt Nam so với đối thủ cạnh tranh
Việc đồ gỗ nội thất của Việt Nam được tiêu thị ngày càng nhiêu trên thị trường Nhật Bản và việc thị phần của Việt Nam tăng từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 3 trong thời gian qua chứng tỏ
người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng ưa chuộng các sản phẩm của Việt Nam. Đồng thời, điều này cũng đã chứng tỏ rằng chất lượng đồ gỗ nội thất của nước ta đang dần được nâng cao, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của khách hàng Nhật Bản.
Thực tế cho thấy rằng, các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ nội thất xuất khẩu của nước ta đang không ngừng đầu tư nhiều máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt. Bên cạnh đó, công tác tìm tòi,sáng tạo những kiểu dáng, mẫu mã mới cũng dã được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản, đặc biệt là so với sản phẩm của Trung Quốc và Thái Lan, đồ gỗ nội thất của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Các sản phẩm của nước ta có chất lượng và độ bền chưa thực sự cao do mới có ít doanh nghiệp đầu tư được dây chuyền xử lý gỗ chống ẩm mốc, nứt, cong, vênh hay biến dạng để phù hợp với điều kiện khí hậu của Nhật Bản. Không những thế, phần lớn đồ gỗ nội thất của Việt Nam còn rất thụ động trong công tác thiết kế kiểu dáng mà chủ yếu được sản xuất theo mẫu mã do phía nhập khẩu đặt hàng.
Theo các chuyên gia đồ gỗ Nhật bản, hiện nay Việt Nam đứng thứ 5 trong số các nước XK sản phẩm gỗ nội thất vào Nhật bản (sau Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Indonesia). Đạt được điều này là do thừoi gian qua chúng ta tăng cường năng lực cạnh tranh tại thị trường này nhừo chi phí nguyên liệu thấp, giá lao động rẻ, thợ thủ công có tay nghề cao. Hơn nữa, sản phẩm đồ gỗ nội thất của ta có ấn tượng khá tốt với người tiêu dùng Nhật Bản. Những sản phẩm này của ta khi XK vào thị trường Nhật Bản được hưởng thuế suất bằng 0%, chi phí vận chuyển không lớn trong khi một số nước phải chịu mức thuế chống bán phá giá nên càng khuyến khích nhiều vốn đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam, làm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Tuy nhiên, ta cũng có một số khó khăn, đó là: hầu hết các DN của ta phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu NK (tới 80%), thiếu vốn kinh doanh, không có mẫu mã riêng (đa phần là làm gia công), tiếp thị nghèo nàn. Mặt khác, Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế chống bán phá giá nên sẽ đổ dồn sang thị trường Nhật Bản; đồng thời đang xuất hiện thêm các đối thủ cạnh tranh mới tịa thị trường Nhật Bản như Myanma, Campuchia...
Theo chế độ thuế quan của Nhật Bản, thuế suất cơ bản là mức thuế suất cao nhất được áp dụng cho các nước không được hưởng thuế MFN và GSP. Thuế MFN với mức thấp hơn dành cho hàng hoá đến từ cá nước có thoả thuận thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO hoặc thoả thuận song phương. Thuế GSP thường thấp hơn thuế MFN từ 10-100%. Phần lớn thuế NK tính theo giá trị chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các mặt hàng tính thuế theo trọng lượng, số lượng hay mức thuế cố định. Mặt khác, tất cả các hàng hoá bán trên thị trường Nhật Bản hiện nay đều phải chịu thuế tiêu thụ là 5%, hàng NK cũng phải chịu chung quy định này.
Để tăng cường XK sang thị trường Nhật Bản, các DN cần chú trọng đến nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Người dân nước này đòi hỏi cao hơn về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Nhu cầu đối với sản phẩm có tính sáng tạo, có chất lượng tốt với giá cao. Mặt khác, các DN cần quan tâm giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ, triển
lãm và thông qua các phương tiện thông tin khác.
2.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản