0
Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Các yếu tố bên trong quốc gia

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU SANG NHẬT BẢN. (Trang 28 -28 )

( nguồn cung cấp nguyên liệu; chính sách phát triển của quốc gia; trình độ công nghệ chế biến….)môi trường kinh doanh quốc gia.

2.4.1.1. Nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu:

Mặt hàng gỗ đứng trong Top 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước, nhưng sự tăng trưởng của mặt hàng này được đánh giá là thiếu bền vững và dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài.

Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ đạt 2,34 tỷ USD, tăng 21,1% so với năm 2006. Dự kiến, năm 2008 đạt 3 tỷ USD, tăng 28,2% so với năm 2007. Tuy nhiên, đây là mặt hàng xuất khẩu thiếu bền vững và giá trị gia tăng trong xuất khẩu sản phẩm gỗ chưa cao. Năng lực cung ứng sản phẩm gỗ cho xuất khẩu còn hạn chế từ quy mô của các doanh nghiệp, trình độ công nghệ sản xuất, chế biến, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh và tay nghề yếu của đội ngũ lao động ngành gỗ và phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Theo Bộ Công Thương, để có thể phát triển bền vững, trong thời gian tới ngành gỗ cần tăng cường đầu tư, tạo năng lượng mới cho sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu, tăng cường thu hút FDI. Xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp chế biến lâm sản ở các vùng có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định.

Đẩy mạnh hiện đại hóa công nghiệp chế biến quy mô lớn, từng bước phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn và làng nghề truyền thống. Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo, giảm dần chế biến dăm giấy xuất khẩu. Khuyến khích sử dụng các sản phẩm từ ván nhân tạo và gỗ từ trồng rừng; Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ; Các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ cần liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu, trong đó, mỗi doanh nghiệp sẽ chuyên môn hóa một khâu để hoàn chỉnh sản phẩm.

Bên cạnh đó là quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến gỗ, xúc tiến việc xin cấp giấy chứng chỉ rừng; Tổ chức tốt việc nhập khẩu nguyên liệu lâm sản đáp ứng cho nhu cầu sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đồng thời tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn để khẩn trương đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến, giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Ngoài các sản phẩm đơn thuần làm từ gỗ, cần phát triển các mặt hàng nội thất làm từ các chất liệu khác hoặc kết hợp nhiều chất liệu trong một sản phẩm nội thất. Việc đa dạng hóa sản phẩm không những giúp thâm nhập thị trường dễ hơn mà còn tránh khả năng bị kiện bán phá giá. Mở rộng các thị trường xuất khẩu như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và những thị trường tiềm năng như Canada, Nga và các nước Đông Âu…

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU SANG NHẬT BẢN. (Trang 28 -28 )

×