- Những thành tựu đạt được:
2. Nguồn nhập khẩu đồ gỗ của NhậtBản
Đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản chủ yếu bao gồm đồ gỗ cao cấp nhập từ Châu Âu (Italia, Đức, Áo, Đan Mạch), Mỹ và một khối lượng từ các nước ASEAN. Đồ nội thất của Mỹ và Châu Âu (đặc biệt là Italia và Đức) thu hút người tiêu dùng Nhật Bản do kiểu cách đẹp, chất lượng tốt và uy tín nhãn hiệu hàng hoá cao. Nhiều sản phẩm nhập từ châu Á là sản phẩm sản xuất dưới dạng OEM (còn gọi là "mặt hàng nhập khẩu phát triển") từ các cơ sở của Nhật đóng gói tại nước ngoài. Các sản phẩm này thay đổi ít nhiều về thiết kế so với các sản phẩm sản xuất tại Nhật.
Trong những năm gần đây hàng đồ gỗ xuất xứ Trung Quốc và Mỹ tăng đáng kể ở Nhật Bản. Đài Loan chuyển từ việc xuất khẩu đồ mây tre sang xuất khẩu đồ gỗ và đồ kim loại. Philipine đã thay đổi việc xuất khẩu mây tre sang Nhật bằng các hàng nội thất đắt tiền có chất lượng cao do nguồn mây tre trong nước giảm. Thái Lan chủ yếu cung cấp hàng đồ gỗ cao su. Các nước ASEAN đã có tiến bộ rất nhiều về chất lượng và kiểu dáng, tuy nhiên các sản phẩm của các nước ASEAN trước khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản vẫn phải trải qua các cuộc kiểm tra khắt khe.
Nói chung, đồ gỗ giá rẻ được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN, trong khi đó đồ gỗ cao cấp được nhập từ Châu Âu, Mỹ. Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong những năm gần đây. Bắt đầu từ năm 2000, Trung Quốc đứng đầu các nước xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật. Nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia và các nước ASEAN khác cũng tăng. Trong số các nước, lãnh thổ xuất khẩu hàng đầu đồ gỗ vào Nhật Bản, chỉ có Đài Loan xuất khẩu giảm đáng kể về trị giá (trung bình 15,7%/năm trong khoảng 5 năm gần đây). Điều này phản ánh thực tế rằng các nhà xuất khẩu gỗ Đài Loan cũng đang chuyển dần các cơ sở sản xuất sang Trung Quốc để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Trong số các nước Châu Á xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật, Trung Quốc chiếm 28,7%, Thái Lan 20,3%, Malaysia 13,8% và Indonesia 11,8%.