Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty cổ phần May Thăng Long trên thị trường Mỹ
Trang 1là trọng điểm Sản phẩm may mặc xuất khẩu là một trong những mặt hàng cónăng lực cạnh tranh cao so với nhiều mặt hàng khác Trong nhiều năm, hàngmay mặc xuất khẩu trở thành mặt hàng mũi nhọn trong xuất khẩu hàng hoácủa công ty, hàng may mặc luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạchxuất khẩu của công ty
Thị trường Mỹ là một trong những thị trường chiếm vị trí quan trọngtrong hoạt động thương mại của công ty, một thị trường rộng lớn, đa dạng cónhiều triển vọng cho hàng xuất khẩu của công ty nhưng cũng là một thịtrường "sang trọng" và "khó tính" Chinh phục thị trường này là một điềukhông dễ, nhất là khi công ty phải cạnh tranh với hàng may mặc của TrungQuốc, Ấn Độ một trong các cường quốc về các mặt hàng xuất khẩu
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua kim ngạch và thị phần xuất khẩu hàngmay mặc của công ty sang thị trường Mỹ tăng giảm không ổn định mặc dùhàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam giành ưu thế trên thị trường này Cónhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là khả năng cạnh tranh hàngmay mặc của công ty trên thị trường Mỹ có chiều hướng suy giảm do phảicạnh tranh với quá nhiều đối thủ
Trang 2Để góp phần vào việc nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc của công
ty trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường Mỹ nói riêng nhất là trongbối cảnh Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO Vì vậy, em
đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
may mặc xuất khẩu của Công ty cổ phần May Thăng Long trên thị trường Mỹ”.
Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo bao gồm:
Chương1: Lý luận chung về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và nâng cao
năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc của doanh nghiệp.
Chương2: Phân tích năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc xuất khẩu của
công ty cổ phần May Thăng Long trên thị trường Mỹ.
Chương3: Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty trên thị trường Mỹ.
Do kiến thức thực tế còn hạn chế, bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, cũng như trình độ phân tích chưa sâu em mong thầy giáo góp ý, sửa chữa để em hoàn thành bài viết một cách tốt nhất
Em xin chân thành cảm ơn thầy!
Trang 3
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN
PHẨM MAY MẶC CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm về cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm
Cạnh tranh luôn tồn tại không chỉ trong tự nhiên giữa các loài để dànhlấy sự sống, mà cạnh tranh còn diễn ra gay gắt, quyết liệt hơn trong xã hộiloài người Cạnh tranh diễn ra trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh
tế Và cạnh tranh là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trườnghiện nay Có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh, các học giả thuộc trường phái
tư sản cổ điển thì cho rằng: "Cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành viphản ứng Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên trong thị trường một dư địahoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng sovới khả năng của mình"
Theo định nghĩa khác thì cạnh tranh là cuộc đấu tranh đối kháng giữacác nhà sản xuất hàng hóa nhằm nhằm giành điều kiện thuận lợi nhất về sảnxuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận tối đa
Theo từ điển kinh doanh của Anh (1992) khái niệm cạnh tranh đượcđịnh nghĩa như sau: “Cạnh tranh (competion) là sự ganh đua, sự kình địchgiữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tàinguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình” Trong kinhdoanh cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa, dịch vụ để giànhlợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế Có thể nói rằng, mục đích trực tiếp củahoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể là giành lợi thế để hạ
Trang 4thấp giá các yếu tố đầu vào, và nâng giá đầu ra sao cho mức chi phí là thấpnhất, lợi nhuận là cao nhất Cạnh tranh giúp phân bổ các nguồn lực xã hội mộtcách tối ưu nhất Cạnh tranh là yếu tố thúc đẩy quá trình tích lũy và tập trung
tư bản không giống nhau ở các doanh nghiệp Cạnh tranh còn là môi trườngphát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp có khả năng thích nghi cao, nhữngdoanh nghiệp có khả năng thích nghi với điều kiện thị trường thấp sẽ bị đàothải Cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực cho sự phát triển
Các khái niệm cạnh tranh kể trên đều chưa thực sự đầy đủ Ngoài ra, ởmỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì quan niệm và nhận thức về cạnh tranh làkhác nhau và phạm vi cũng như cấp độ cũng khác nhau
Xét theo hướng tiếp cận của đề tài này, khái niệm cạnh tranh có thể được hiểu như sau:
Cạnh tranh là một quá trình tranh đấu, các chủ thể kinh tế ganh đuanhau và tìm mọi biện pháp để đạt được mục tiêu mục tiêu trước mắt cũng nhưmục tiêu lâu dài đã được đề ra Vậy thì, thực chất của cạnh tranh là sự tranhgiành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường Mỗi chủ thể đềumong muốn có lợi ích về mình Người bán thì muốn tối đa hoá lợi nhuận bằngcách bán với giá cao còn người mua thì muốn tối đa hoá lợi ích của mìnhbằng cách mua hàng hoá tốt và rẻ ( lợi ích tiêu dùng ) Giữa người bán diễn ra
sự cạnh tranh gay gắt vì mục tiêu lợi nhuận, họ tìm cách giảm chi phí vàgiành khách hàng về mình
Cạnh tranh hàng hóa là hình thức đấu tranh gay gắt giữa những ngườisản xuất hàng hoá dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, nhằmgiành giật những điều kiện có lợi nhất về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá Mụctiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận tối đa, bảo đảm sự tồn tại vàphát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh Tuy nhiên, điều kiện của thịtrường để thực hiện mục tiêu đó lại có hạn Do đó, người sản xuất kinh doanh
Trang 5phải tìm cách giành khách hàng bằng sản phẩm, dịch vụ tốt, giá cả hợp lý vàtạo được uy tín với khách hàng.
Như vậy, cạnh tranh hàng hoá là quy luật khách quan của nền sản xuấthàng hoá, nền sản xuất càng phát triển, hàng hoá bán ra càng nhiều, số lượngngười cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt, quyết liệt kết quả củacạnh tranh sẽ loại dần những hàng hoá kém chất lượng không được kháchhàng chấp nhận và tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của những hànghoá có chất lượng tốt Có thể nói rằng cạnh tranh giữa những người bán quyếtliệt sẽ có lợi hơn cho khách hàng, được sử dụng hàng hóa tốt với giá rẻ, đượcnhận những dịch vụ tốt trước, trong và sau bán
Trong phạm vi của đề tài sẽ xem xét tới cạnh tranh hàng hóa chi tiếthơn
*Tiền đề cơ bản của cạnh tranh
Cạnh tranh cũng như các quy luật hiện tượng kinh tế, tự nhiên, xã hộikhác chỉ xuất hiện, tồn tại và phát triển khi có điều kiện như: nhu cầu, môitrường cạnh tranh và vận hành tốt khi có môi trường cạnh tranh thuận lợi vàbình đẳng
Nhu cầu lợi nhuận là động lực nảy sinh cạnh tranh-mục đích cuối cùng
của các bên tham gia cạnh tranh là nhằm thoả mãn tối đa lợi ích kinh tế là lợi
nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Trong hầu hết trườnghợp, cạnh tranh sẽ không xuất hiện khi lợi nhuận không phải là mục đích cuốicùng Cạnh tranh được sinh ra từ nhu cầu tối đa hoá lợi nhuận, thoả mãn lợiích kinh tế của con người Tuy vậy, mặc dù động lực cạnh tranh xuất hiện,song cạnh tranh chỉ vận hành khi có môi trường cạnh tranh, môi trường cạnhtranh được hình thành trong nền kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường tạomôi trường cho cạnh tranh vận hành, cạnh tranh bị hạn chế trong nền kinh tế
kế hoạch tập trung bao cấp
Trang 6Nền kinh tế thị trường với sự tồn tại đa hình thức sở hữu, thành phầnkinh tế là tiền đề cơ bản cho cạnh tranh xuất hiện, tồn tại và phát triển Tuynhiên, cơ chế cạnh tranh trong những điều kiện như vậy trong nhiều trườnghợp chưa thực sự vận hành hiệu quả, thậm chí có thể bị tắc nghẽn do nhữngkhuyết tật của chính thị trường, đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước Sự canthiệp hợp lý của nhà nước nhằm đảm bảo cơ chế cạnh tranh vận hành mộtcách hiệu quả Khi cơ chế cạnh tranh không thể vận hành một cách suôn sẻ do
thất bại của thị trường thì sự điều tiết hợp lý của nhà nước trong chính sách để
cơ chế cạnh tranh vận hành hiệu quả là điều cần thiết.Nhà nước phải thựchiện, xây dựng chính sách cạnh tranh hiệu quả, môi trường cạnh tranh thôngthoáng, bình đẳng, lành mạnh nhằm tránh thất bại của thị trường gây tổn hạiđến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung
Nhu cầu, động lực cạnh tranh là lợi nhuận Song chỉ có nền kinh tế thịtrường là tiền đề cơ bản, tạo điều kiện cho cạnh tranh có thể vận hành được.Việc can thiệp của nhà nước nhằm điều tiết cạnh tranh, giúp cơ chế cạnh tranhđược vận hành thông suốt trong trường hợp thất bại của thị trường là cần thiếttrong nền kinh tế thị trường hiện đại
1.1.2 Vai trò, phân loại cạnh tranh hàng hóa
1.1.2.1 Vai trò của cạnh tranh hàng hóa
Cạnh tranh hàng hóa có những vai trò sau:
Cạnh tranh hàng hoá là động lực cho sự phát triển kinh tế Một mặt
nó, giúp loại bỏ những doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, mặt khác nótạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả có cơ hội phát triển
Cạnh tranh hàng hoá rút ngắn khoảng cách từ sản xuất tới tiêu dùng,
do cạnh tranh ngày càng quyết định các doanh nghiệp phải tìm hiểu nghiêncứu nhu cầu để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất
và hiệu quả nhất Doanh nghiệp sẽ tìm mọi cách để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu
Trang 7của khách hàng.
Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí sản xuất sản
phẩm, tăng năng suất nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, cũngnhư cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt với giá rẻ hơn đối thủ cạnhtranh Để đạt được mục tiêu, doanh nghiệp buộc phải sử dụng hợp lý nguyênliệu đầu vào, tránh lãng phí Đồng thời, đổi mới công nghệ sản xuất, mua sắmdây chuyền công nghệ hiện đại nhằm tăng năng suất chất lượng sản phẩm.Như vậy, cạnh tranh hàng hoá buộc các doanh nghiệp phải sử dụng tài nguyên
có hiệu quả hơn và phải áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất
1.1.2.2 Phân loại cạnh tranh
Tùy vào giác độ nghiên cứu, có thể phân loại cạnh tranh theo các tiêu thức chủ yếu sau:
* Xét theo chủ thể cạnh tranh:
Xét theo chủ thể cạnh tranh sẽ có các loại hình:
Thứ nhất: Cạnh tranh giữa người bán với người mua: Là cuộc cạnh
tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt Người bán luôn mong muốn bánhàng hoá của mình với giá cao nhất, còn người mua lại muốn mua ở mức giáthấp nhất
Thứ hai: Cạnh tranh giữa những người mua: Là cuộc cạnh tranh trên
cơ sở quy luật cung cầu Khi cung một loại hàng hoá dịch vụ nào đó nhỏ hơnmức cầu thì cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra quyết liệt hơn Gía cả hàng hoá và dịch
vụ đó sẽ tăng nhanh Kết quả cuối cùng là người bán thu được lợi nhuận cao,tuy nhiên người mua lại phải chịu thiệt thòi
Thứ ba: Cạnh tranh giữa những người bán: Là cuộc cạnh tranh gay go
và quyết liệt nhất Cuộc cạnh tranh này thường diễn ra trong trường hợp cunglớn hơn cầu Thực chất cạnh tranh giữa những người bán là sự giành giật cáclợi thế trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ nhằm thu được lợi nhuận
Trang 8lớn nhất.
* Xét theo sự khác biệt về sở hữu tư liệu sản xuất của chủ thể kinh tế:
Các thành phần kinh tế đều nằm trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, cómối liên hệ thống nhất và mâu thuẫn với nhau Chính từ sự thống nhất và mâuthuẫn này làm nảy sinh cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế với nhau
* Xét theo tính chất của phương thức cạnh tranh:
Để cạnh tranh thành công không ít các chủ thể kinh tế đã dùng các biệnpháp cũng như thủ đoạn để đạt được mục tiêu của mình Họ dùng các thủđoạn phi pháp nhằm tiêu diệt đối phương chứ không phải bằng nỗ lực thực sựcủa chính mình gọi là cạnh tranh không lành mạnh(Healthy Competion).Cạnh tranh mà sử dụng các thủ đoạn phi pháp nhằm tiêu diệt đối thủ cạnhtranh gọi là cạnh tranh không lành mạnh( Unfair Competion)
* Xét theo hình thái cạnh tranh:
Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition) hay gọi là cạnh tranh
thuần tuý (Pure Competition) là tình trạng cạnh tranh mà giá cả của một loạihàng hoá là không đổi trong toàn bộ các nơi của thị trường do có nhiều ngườibán và người mua, họ có đủ thông tin về các điều kiện của thị trường Thực
tế, rất ít tồn tại hình thái cạnh tranh này
Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition) là hình thái
chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất kinh doanh Ở đó, các nhà sản xuất bánhàng đủ mạnh để chi phối giá cả các sản phẩm của mình trên thị trường hoặctừng nơi, từng khu vực cụ thể
Trong cạnh tranh không hoàn hảo lại phân ra ba loại là:
Độc quyền Độc quyền nhóm
Cạnh tranh mang tính chất độc quyền
Trang 9Ngoài các loại hình cạnh tranh đã nêu trên, người ta còn xét theo một số tiêu chí khác nữa như phạm vi, lợi thế tài nguyên, nhân lực, đặc điểm tập quán sản xuất, tiêu dùng, văn hoá địa lý ở từng khu vực, từng quốc gia khác nhau.
1.1.3 Khái niệm về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc của doanh nghiệp
Khi nói đến khái niệm sức cạnh tranh (năng lực cạnh tranh) người ta rấtkhó có thể định nghĩa chung chung, thông thường định nghĩa về năng lựccạnh tranh thường sẽ định nghĩa cụ thể hơn về phạm vi cũng như cấp độ
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác vàPhát triển kinh tế (OECD) đã lựa chọn một định nghĩa cố gắng kết hợp
cho cả doanh nghiệp, ngành và quốc gia như sau: “Sức cạnh tranh là khả
năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.” Định nghĩa này
đã phản ánh được khái niệm cạnh tranh quốc gia trong mối liên hệ gắn kết vớihoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập vàmức sống nhân dân
Năng lực cạnh tranh (còn gọi là sức cạnh tranh; Anh: Competitive
Power) khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranhtrên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần củađồng nghiệp (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, 2001, NXB Từ điển Bách khoa
Hà Nội)
Theo định nghĩa này, có thể hiểu sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranhkhả năng cạnh tranh, tính cạnh tranh đều có nội dung tương tự nhau và hiểutên của chúng một cách nhất quán trong đề tài này là "năng lực cạnh tranh"
Các cấp độ của cạnh tranh:
Trang 10- Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia
- Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá
Năng lực cạnh tranh ở bốn cấp độ phân biệt trên đây có mối tương quanmật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau
Trong phạm vi đề tài sẽ xem xét chủ yếu tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm mà cụ thể là năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc.
Khái niệm năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa là gì?
Năng lực cạnh tranh của một sản phẩm là sự thể hiện thông qua các lợithế so sánh đối với sản phẩm cùng loại
Lợi thế so sánh của một sản phẩm bao hàm các yếu tố bên trong và bênngoài tạo nên, như năng lực sản xuất, chi phí sản xuất , chất lượng sản phẩm,dung lượng thị trường của sản phẩm Khi so sánh cùng một loại sản phẩmcủa hai doanh nghiệp sản xuất khác nhau A, B, và nói rằng sản phẩm A cónăng lực cạnh tranh hơn sản phẩm của B là nói đến những lợi thế vượt trộicủa sản phẩm do A sản xuất, như doanh nghiệp A có năng lực sản xuất lớnhơn, có chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm thấp hơn, dung lượng thịtrường chiếm lĩnh được lớn hơn…
Còn nếu so sánh với sản phẩm cùng loại nhập khẩu thì yếu tố lợi thếđược thể hiện cơ bản qua giá bán sản phẩm, giá trị sử dụng của sản phẩm vàmột phần không nhỏ là tâm lý tiêu dùng
Có thể thấy rằng, khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm động,được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô
và vĩ mô Một sản phẩm có thể năm nay được đánh giá là có năng lực cạnhtranh, nhưng năm sau, hoặc năm sau nữa lại không còn khả năng cạnh tranh
Trang 11nếu không giữ được các yếu tố lợi thế Nhìn chung, các sản phẩm nhóm maymặc, đặc biệt là hàng may sẵn, hàng tơ tằm và vải dệt kim hiện nay đang cónăng lực cạnh tranh cao và trong giai đoạn 2006 - 2010, cơ bản vẫn giữ đượcmức độ cạnh tranh
Theo http://www.moi.gov.vn
*So sánh năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa với năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá được định đoạt bởi nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp Sẽ không có năng lực cạnh tranh của sảnphẩm hàng hoá cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinhdoanh sản phẩm đó thấp Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp là hai phạm trù khác nhau nhung có quan hệhữu cơ với nhau Năng lực cạnh tranh của hàng hoá có được do năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp tạo ra Nhưng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpkhông chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng hoá, mà còn phụ thuộc vào nhiềuyếu tố khác nữa Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá lại cóảnh hưởng lớn tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng mộtdoanh nghiệp tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốndưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các hàng hoá cũng nhưnăng lực của doanh nghiệp để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làmnảy sinh các thị trường mới
Trong quá trình kinh doanh có nhiều yếu tố tác động tới năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp như các yếu tố do doanh nghiệp chi phối đó là chiếnlược cạnh tranh, đào tạo lao động và công tác Maketing… Ngoài ra, còn cócác yếu tố thuộc môi trường ngoài doanh nghiệp như đối thủ cạnh tranh,
Trang 12chính sách đầu tư, chính sách thương mại của đối thủ…
Năng lực cạnh tranh của hàng hoá được nhận biết qua lợi thế cạnh tranhcủa hàng hoá đó với các hàng hoá khác cùng loại Lợi thế của hàng hoá baogồm nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến Đó là giá cả, chấtlượng, hình thức, chủng loại hàng hoá… Qua các khái niệm trên, có thể thấynăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của hàng hoá có mốiquan hệ mật thiết, phụ thuộc vào nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển Mộtdoanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao phải có hàng hoá có năng lực cạnhtranh cao Như vậy,sức cạnh tranh của hàng hoá là cốt lõi năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp
1.1.4 Đặc điểm về sản phẩm may mặc.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu ăn mặc của con người không chỉdừng ở “ mặc ấm” mà chuyển lên mức cao hơn là “mặc đẹp”, do vậy, nhữngsản phẩm may mặc được bán trên thị trường không chỉ đáp ứng nhu cầu
“mặc” của người tiêu dùng mà phải đáp ứng cả nhu cầu “mặc đẹp” Như vậy,đối với sản phẩm may mặc trong xã hội phát triển ngày nay thì vấn đề quantâm đó chính là thời trang Sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của ngườitiêu dùng thì sản phẩm đó sẽ bán rất chạy và ngược lại Sản phẩm may mặc cóvòng đời rất ngắn, nó phụ thuộc vào nhu cầu sở thích của người tiêu dùng vàkhi nó không còn đáp ứng nhu cầu thị hiếu tiêu dùng nữa, vòng đời của sảnphẩm sẽ kết thúc Mà sở thích về thời trang của con người nhanh thay đổi, cóthể thay đổi theo mùa, theo tháng và lâu hơn là theo năm Một đặc điểm nữacủa sản phẩm may mặc là tính mùa vụ với những mùa khác nhau thì có nhữngmẫu quần áo phù hợp đặc trưng theo mùa Đòi hỏi các nhà thiết kế cần phải
có sự sáng tạo, nghiên cứu nhu cầu trước khi đưa ra thị trường những sảnphẩm mới
Trang 13
1.2 Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc
*Chỉ tiêu mang tính định tính
1.2.1 Chất lượng sản phẩm
Chất lượng của sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnhtranh của sản phẩm và cũng là yếu tố quan trọng đầu tiên được sử dụng đểđánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm Chất lượng sản phẩm chịu tácđộng của nhiều yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, trình độ taynghề của người lao động
Chất lượng sản phẩm được nâng cao dẫn tới tăng tốc độ tiêu thụ tăng,tăng khối lượng hàng hoá bán ra và kéo dài chu kỳ sống của hàng hoá, từ đótăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Khi hàng hoá có chất lượng cao dẫn tới tăng
uy tín của doanh nghiệp từ đó mở rộng thị phần doanh nghiệp góp phần tăngsức cạnh tranh của hàng hoá
Vì vậy, chất lượng hàng hoá là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với mộtdoanh nghiệp bởi vì, chất lượng hàng hoá thấp đồng nghĩa với việc giảm uytín, mất khách hàng và nhanh chóng phá sản
Để tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trongđiều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại cạnh tranh gay gắt cần hiểu rõ vàđúng đắn hơn về sản phẩm Sản phẩm là sự thỏa mãn nhu cầu nào đó củakhách hàng, một sản phẩm được xác định theo cách nhìn của nhà doanhnghiệp chưa hẳn đã là một sản phẩm mà khách hàng mong muốn Một sảnphẩm tốt theo khách hàng là một sản phẩm có chất lượng “vừa đủ” Khi đưamột sản phẩm nào đó ra thị trường doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu củakhách hàng, để đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng
mà doanh nghiệp muốn nhắm tới Bán cái thị trường cần chứ không phải báncái doanh nghiệp có Sản xuất một sản phẩm có chất lượng tốt phải theo đánhgiá của khách hàng
Trang 141.2.2 Mức độ hấp dẫn của sản phẩm là kiểu dáng, màu sắc, bao bì nhãn hiệu tính độc đáo tới khách hàng
Một sản phẩm chỉ có chất lượng tốt chưa phải là một sản phẩm hoànthiện, nó sẽ chỉ đáp ứng, thỏa mãn một nhu cầu của khách hàng mà thôi, trong
đó, nhu cầu của khách hàng ngày càng phong phú đa dạng theo sự phát triểncủa xã hội Khi khách hàng mua sản phẩm ngoài mục đích giá trị sử dụng củasản phẩm, khách hàng còn có nhu cầu thể hiện địa vị khi sử dụng sản phẩm.Mẫu mã sản phẩm cũng như kiểu dáng giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầunày, một chiếc xe sang trọng, một sản phẩm có bao bì trang trí bắt mắt sangtrọng sẽ được khách hàng lựa chọn thay vì phải lựa chọn sản phẩm khôngđược đẹp mặc dù chất lượng có thể hơn hoặc ngang bằng.Mức độ hấp dẫn tạo
ra sức cạnh tranh của hàng hoá vì nó mang lại những đặc thù riêng biệt củahàng hoá này so với hàng hoá khác Nhu cầu con người càng đa dạng, hànghoá phải đáp ứng được tính đa dạng trong nhu cầu đó thể hiện những giá trị,yếu tố trong cuộc sống của khách hàng Đặc biệt, với sản phẩm may mặc tínhthời trang nhu cầu về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm rất cao Chính sự khác biệtcủa hàng hoá này so với hàng hoá khác đã đem lại những giá trị khác nhaucho những hàng hoá khác nhau Sự khác biệt này tạo ra sức cạnh tranh rất lớncho hàng hoá Vì vậy, bên cạnh công tác nâng cao chất lượng sản phẩm,doanh nghiệp cần chú ý tới kiểu dáng, mẫu mã hình thức bên ngoài của sảnphẩm tạo nên tính độc đáo hấp dẫn của sản phẩm, sự khác biệt hóa theohướng tích cực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh so với sản phẩm của đốithủ
1.2.3 Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường
Uy tín thương hiệu được hình thành dựa trên chất lượng, các dịch vụsau bán hàng, thời gian giao hàng,… Một thương hiệu có uy tín với kháchhàng thì đồng nghĩa với việc có lợi thế trong cạnh tranh Khách hàng khi đó
Trang 15tin rằng họ đang tiêu dùng một hàng hoá có chất lượng cao, các dịch vụ kèmtheo tốt…Do đó, hàng hoá đưa ra thị trường có thể nhanh chóng thu hút đượcngười tiêu dùng Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm một phần chi phí choviệc thu hút khách hàng, khách hàng sẽ trung thành với thương hiệu hàng hoáhơn.
Thương hiệu hàng hóa có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển vànăng lực cạnh tranh của một sản phẩm Thương hiệu thường gắn với sảnphẩm và được sử dụng để xác định sản phẩm của từng doanh nghiệp nênkhách hàng thường mua sản phẩm thông qua thương hiệu Một thương hiệutốt đồng nghĩa với một sản phẩm tốt và ngược lại người tiêu dùng tìm muasản phẩm trên cơ sở các mức đọ đánh giá khác nhau về hình ảnh của nhãnhiệu trên thị trường Mức độ chấp nhận thương hiệu tương ứng với mức độchấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp Như vậy, thương hiệu có tầm quantrọng và ảnh hưởng ngày càng lớn đến năng lực cạnh tranh của một sản phẩm
*Các chỉ tiêu mang tính định lượng
1.2.3 Chi phí sản xuất sản phẩm.
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệpphải bỏ ra trong một thời kỳ nhất định để thực hiện hoạt động sản xuất kinhdoanh Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các chi phísản xuất, mua hàng, chi phí bảo quản, chi phí lưu thông, chi phí quản lý Chiphí kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm, hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của sảnphẩm Chi phí thấp chính là bước khởi đầu để có thể cạnh tranh, sự phát triểnkinh doanh năng động mới tận dụng được lợi thế so sánh chi phí để từ đónâng cao khả năng về chất, nhờ đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của sảnphẩm
Trang 16Đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dựa trên yếu tố chi phí làđánh giá các chỉ tiêu về chi phí liên quan đến sản phẩm ( giá thành sản phẩm)
1.2.4 Giá bán sản phẩm
Chất lượng và giá cả là hai yếu tố thường xuyên đi liền với nhau Chấtlượng sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm,song một sản phẩm có chất lượng rất tốt nhưng đồng thời giá của nó cũng lạiquá cao so với sự đánh giá của khách hàng mục tiêu mà nó nhắm tới thì nócũng không thể có sức cạnh tranh lớn khi đưa ra thị trường Do vậy, doanhnghiệp cần có chính sách giá hợp lý mà sản phẩm lại có chất lượng tốt có thểbán sản phẩm chất lượng tốt với giá rẻ Để đạt được mục tiêu trên doanhnghiệp cần phải cắt giảm những chi phí không cần thiết, sao cho giá sản xuấtsản phẩm thấp, như vậy doanh nghiệp mới có thể hạ giá thành sản phẩm
Giá thành hàng hoá là giá trị của tất cả các yếu tố đầu vào hình thànhnên hàng hoá như chi phí nguyên vật liệu, chi phí lương công nhân sản xuất…trên cơ sở đó xác định giá cả của hàng hoá
Muốn giá cả thấp doanh nghiệp phải tìm cách hạ giá thành tức là phảitận dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có, đồng thời đổi mới thiết bị và công nghệsản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý… có như vậy mới hạ giá thành từ đónâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá
Giá bán = Giá thành sản xuất + Chi phí liên quan + Lợi nhuận dự kiếnTrong nền kinh tế thị trường, khách hàng có quyền lựa chọn cho mìnhnhững hàng hoá tốt nhất và cùng một loại hàng hoá thì chắc chắn họ sẽ lựachọn hàng hoá có giá thấp hơn Vì vậy, giá là công cụ cạnh tranh hữu hiệutrên thị trường Để chiếm ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải cócác chính sách giá thích hợp cho từng loại hàng hoá, từng giai đoạn trong chu
kỳ sống của hàng hoá hay tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng thị trường
1.2.5 Khả năng sinh lợi trên một đơn vị sản phẩm :
Trang 17Lợi nhuận một đơn vị sản phẩm đem lại là chỉ tiêu chất lượng tổng hợpbiểu hiện kết quả kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp Lợi nhuận khôngchỉ có ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm mà nó còn làđộng lực, mục tiêu của cạnh tranh, cạnh tranh chỉ là một trong những cáchphổ biến nhất để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Năng lực cạnh tranhcủa sản phẩm bị chi phối bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là khả năng duy trì được lợi nhuận vàthị phần trên thị trường Không thể tồn tại được lâu dài một sản phẩm có khảnăng sinh lời thấp mà lại có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường Một sảnphẩm không có khả năng sinh lời hay khả năng sinh lời thấp thì sớm muộncũng sẽ bị thay thế bởi các sản phẩm khác Đồng thời, một sản phẩm có khảnăng sinh lời cao sẽ tạo nhiều điều kiện để góp phần cải tiến sản phẩm, nângcao chất lượng, hạ giá thành từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranhcủa sản phẩm
1.2.6 Tốc độ tăng doanh thu, tốc độ tăng thị phần
*Tốc độ tăng doanh thu: Là một chỉ tiêu mang tính tuyệt đối thể hiện
sức cạnh tranh của hàng hoá Hàng hoá mà có sức cạnh tranh lớn sẽ bán đượcnhiều, làm tăng doanh thu hơn những hàng hoá có sức cạnh tranh yếu, sẽ bánđược ít
Doanh thu của hàng hóa đạt mức cao trên thị trường chứng tỏ được thịtrường chấp nhận, khách hàng ưa chuộng Sự chấp nhận của khách hàng thểhiện hàng hóa đáp ứng nhu cầu của khách hàng Như vậy, tăng doanh thunghĩa là hàng hóa thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, mức độ thoảmãn tốt hơn nhu cầu khách hàng phản ánh sức cạnh tranh của hàng hóa caohơn
Tăng doanh thu của hàng hóa có thể đạt được thông qua tăng giá bán,trong khi giữ nguyên số lượng hàng may mặc cung ứng trên thị trường Điều
Trang 18đó khó có thể xảy ra đối với hàng hóa chưa có thương hiệu nổi tiếng trên thịtrường và trong môi trường tự do hóa thương mại Hơn nữa, khi tự do hoáthương mại diễn ra Xu hướng chung của hàng hóa trên thế giới đều giảm giábán.
Tăng doanh thu bán hàng bằng cách bán giá thấp hơn và đưa ra thịtrường số lượng hàng hóa lớn hơn, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thươngmại Đây chính là xu hướng chung của các nhà sản xuất và kinh doanh hànghoá trên thế giới nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá
*Tốc độ tăng thị phần
Thị phần được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán hàng hóacủa doanh nghiệp so với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinhdoanh loại hàng hóa đó trên một thị trường và trong một thời gian nhất định
Thị phần càng lớn thì nó biểu hiện hàng hoá của doanh nghiệp đượcnhiều người tiêu dùng trên thị trường đó chấp nhận Khi đó, sức cạnh tranhcủa hàng hóa đó là lớn Còn khi chỉ tiêu này nhỏ thì nó biểu hiện hàng hóa đócủa doanh nghiệp có sức cạnh tranh kém Điều đó buộc doanh nghiệp phảixem xét để cải tiến mặt hàng hoặc đưa ra các chính sách sản phẩm khác đểnâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm đó hoặc có thể dừng sản xuất mặt hàng
đó nếu không thể cạnh tranh nổi so với đối thủ
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì môi trường bên ngoài
doanh nghiệp luôn luôn biến đổi và đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh
tranh của hàng hoá của doanh nghiệp
Trang 19hàng hoá Đầu tư là yếu tố rất quan trọng có tích chất quyết định đến việc đẩynhanh tốc độ tăng sản xuất hàng hoá.
Mở cửa thương mại đòi hỏi nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, tăngxuất khẩu và tiến hành dỡ bỏ hàng rào nhập khẩu
Tiến bộ khoa học và kỹ thuật ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí sản xuất
và chất lượng sản phẩm hàng hoá
Bối cảnh quốc tế như xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đang giatăng trở thành đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới sẽ tạo ra những thuậnlợi, những cơ hội cũng như những thách thức cho việc cạnh tranh của hànghoá
Các yếu tố chính trị luật pháp, chính sách kinh tế ảnh hưởng …có tácđộng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm Nếu sản phẩm được nhà nướckhuyến khích sử dụng sẽ được ưu đãi về thuế, hoặc hỗ trợ về giá làm cho giásản phẩm đó giảm đồng nghĩa với việc làm tăng khả năng cạnh tranh của sảnphẩm đó so với các sản phẩm cùng loại khác Và ngược lại bị các chính sáchhạn chế tiêu dùng sản phẩm như rượu bia cấm quảng cáo tác động đến nănglực cạnh tranh của sản phẩm và thấp hơn so với các hàng hóa khác
1.3.2 Nhóm các yếu tố vi mô.
* Doanh nghiệp không kiểm soát được
Theo M Porter thì có 5 lực lượng tác động đến cạnh tranh của doanhnghiệp đó là các nhân tố cạnh tranh liên quan đến cùng một ngành của doanhnghiệp như về khách hàng, nhà cung ứng, hay đối thủ cạnh tranh trực tiếpđang và sẽ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp như đối thủcạnh tranh tiềm tàng, đối thủ cạnh tranh hiện tại và các sản phẩm thay thế
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là những công ty, doanh nghiệp đanghoạt động kinh doanh trong một ngành công nghiệp nhất định, những công ty,
Trang 20doanh nghiệp này đã vượt qua được những rào cản để xâm nhập vào ngànhhoặc những hãng muốn rút lui khỏi ngành nhưng chưa có cơ hội.
Các lĩnh vực cần tìm hiểu về tiềm năng của đối thủ cạnh tranh bao gồmchủng loại sản phẩm, chính sách marketing, tiềm lực tài chính, nguồn nhânlực và trình độ quản lý, khả năng về công nghệ, những cơ hội đầu tư, các quan
hệ xã hội của đối thủ,…
Những điểm mạnh, điểm yếu; cơ hội và thách thức phản ánh khả năngthích nghi của đối thủ cạnh tranh trước những thay đổi của môi trường kinhdoanh Nếu đối thủ cạnh tranh nào có nhiều điểm mạnh hay cơ hội thì khảnăng thích nghi của họ với những thay đổi của môi trường kinh doanh cànglớn và ngược lại
Khách hàng
Tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều nhằmlàm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Nếu doanh nghiệp nào càng đáp ứngtốt nhu cầu của người tiêu dùng so với các đối thủ cạnh tranh thì họ càng nhậnđược sự ủng hộ và sự trung thành từ phía khách hàng
Trong điều kiện một ngành có sự cạnh tranh gay gắt thì vai trò củakhách hàng càng trở nên quan trọng và cần được ưu tiên hơn Một doanhnghiệp không thể thỏa mãn được tất cả nhu cầu của các loại khách hàng Chonên, nhất thiết các doanh nghiệp phải phân loại khách hàng thành các nhómkhác nhau Trên cơ sở đó mới tiến hành phân tích và đưa ra các chính sáchthích hợp để thu hút ngày càng nhiều khách hàng về phía mình
Các nhà cung ứng
Các nhà cung ứng bao gồm các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào chohoạt động của một số công ty, như các nhà cung cấp vốn, nguyên vật liệu chosản xuất, nhân công, … Các nhà cung ứng có thể gây một áp lực khá mạnh tớihoạt động của công ty Cho nên, việc phân tích và tìm hiểu các nhà cung ứng
Trang 21là vấn đề quan trọng trong quá trình phân tích cạnh tranh
Các nhà cung cấp nguyên, vật liệu cho sản xuất: Những nhà cung ứng
này có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp bằng cách tăng giá cung ứng hoặcgiảm mạnh chất lượng các yếu tố cung ứng Yếu tố làm tăng thế mạnh của cácnhà cung ứng cũng tương tự như yếu tố làm tăng thế mạnh của khách hàng
Ví dụ như yếu tố số lượng người cung cấp ít, không có mặt hàng thay thếkhác và không có nhà cung ứng chào bán sản phẩm có tính khác biệt Nếu nhàcung ứng có được điều kiện thuận lợi như vậy thì các doanh nghiệp mua hàngcần cải thiện quan hệ của họ thông qua việc tác động vào các yếu tố nói trên
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Khi một ngành có sự gia tăng thêm số lượng các đối thủ cạnhtranh mới thì hệ quả có thể là tỷ suất lợi nhuận bị giảm và tăng thêm mức độcạnh tranh Các đối thủ cạnh tranh mới tham gia vào thị trường sau, nên họ cókhả năng ứng dụng những thành tựu mới của khoa học, công nghệ
Khi đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện thì vị thế cạnh tranh của doanhnghiệp sẽ thay đổi Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tự tạo ra một hàng rào ngăncản sự xâm nhập của các đối thủ mới Những hàng rào này là lợi thế sản xuấttheo quy mô, đa dạng hóa sản phẩm, sự đòi hỏi có nguồn tài chính lớn, chi phíchuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chế xâm nhập các kênh tiêu thụ
Sản phẩm thay thế
Nếu không chú ý đến các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp cóthể bị tụt lại ở các thị trường nhỏ bé Vì vậy, các hãng không ngừng nghiêncứu và tung ra các mặt hàng thay thế
Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của sự phát triển bùng nổ vềcông nghệ trong vài thập kỷ trở lại đây Muốn đạt được thành công, các hãngphải luôn ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất
*Nhóm các yếu tố doanh nghiệp kiểm soát được
Trang 22Ngoài các nhân trên ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp thìcác nhân tố thuộc bên trong doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sứccạnh tranh của hàng hoá Các nhân tố bên trong doanh nghiệp bao gồm nguồnnhân lực, năng lực tài chính, năng lực về vật chất kỹ thuật, trình độ tổ chứcquản lý và một loạt các hoạt động Maketing, mạng lưới phân phối để đưa sảnphẩm tới khách hàng một cách tốt nhất.
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là tài sản quý giá của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng rấtlớn tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nguồn nhân lực của công tybao gồm từ các nhà lãnh đạo, các nhân viên, người lao động Nếu ban lãnhđạo có trình độ quản lý cao, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thươngtrường, có khả năng đánh giá và quan hệ đối ngoại tốt thì doanh nghiệp đó sẽ
có sức cạnh tranh cao và ngược lại
Đội ngũ nhân viên, người lao động: Khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp chịu sự chi phối của đội ngũ này thông qua các yếu tố: năng suất laođộng, trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động, sự sáng tạo…bởi vì các yếu tố này chi phối tới việc nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm giáthành cũng như tạo thêm tính ưu việt, độc đáo, mới lạ của hàng hoá
Năng lực tài chính
Khả năng tài chính được hiểu là quy mô tài chính của doanh nghiệp vàtình hình hoạt động Các chỉ tiêu tài chính hàng năm như tỷ lệ thu hồi vốn,khả năng thanh toán… Nếu một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, khảnăng huy động vốn lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có nhiều vốn để mở rộngsản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị, tăng khả năng hợptác đầu tư về liên doanh liên kết Tình hình sử dụng vốn cũng sẽ quyết địnhchi phí về vốn của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh
Năng lực về vật chất kỹ thuật
Trang 23Năng lực về vật chất kỹ thuật thể hiện trình độ công nghệ hiện tại và
khả năng có được các công nghệ đó đồng thời nó thể hiện qui mô, năng lựcsản xuất của doanh nghiệp
Nếu quy mô và năng lực sản xuất lớn sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra khốilượng hàng hoá lớn hơn từ đó giảm giá thành tạo thỏa mãn nhu cầu của nhữngkhách hàng nhạy cảm về giá, có năng lực vật chất kỹ thuật doanh nghiệp cókhả năng đáp ứng những nhu cầu của khách hàng nhanh chóng, kịp thờinhững đòi hỏi mang tính kỹ thuật Doanh nghiệp có khả năng chiếm lĩnh thịtrường, tăng thị phần và xâm nhập thị trường sâu hơn đối thủ cạnh tranh.Vìvậy, để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải cóđược những công nghệ tiên tiến hiện đại, đồng thời tránh lãng phí công suấtthiết bị nếu không lúc đó chi phí cố định vào giá thành cao từ đó làm giảmsức cạnh tranh của hàng hoá
Trình độ tổ chức quản lý
Trình độ tổ chức quản lý thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức, bộ máyquản trị, hệ thống thông tin quản lý, bầu không khí và đặc biệt là nề nếp hoạtđộng của doanh nghiệp Một doanh nghiệp biết tập hợp sức mạnh đơn lẻ củacác thành viên và biến thành sức mạnh tổng hợp thì doanh nghiệp đó sẽ vữngmạnh Doanh nghiệp cần phải xây dựng cơ cấu phòng ban hợp lý, quyền hạn
và trách nhiệm được xác định rõ ràng Một nề nếp tốt có thể dẫn dắt mọingười tích cực hơn trong công việc và lôi kéo họ vào quá trình đạt tới mụctiêu chung của doanh nghiệp Tạo một bầu không khí thoải mái, thân thiện,trách nhiệm có chế độ khen thưởng hợp lý sẽ tạo cho nhân viên có niềm tinvào doanh nghiệp và từ đó có thể giúp họ có nên gắn bó doanh nghiệp, trungthành với công ty hay không Buộc doanh nghiệp phải có chính sách thu hútnhân tài, cũng như giữ chân nhân tài để họ có thể tự nguyện cống hiến sứcmình cho sự phát triển của doanh nghiệp
Trang 24Hoạt đông Marketing, mạng lưới phân phối, công tác bán hàng
Nhiệm vụ chính của Marketing là nghiên cứu, phát hiện các nhu cầu
thị hiếu, nhu cầu thị trường và hoạch định các chiến lược hữu hiệu về sảnphẩm, giá cả, phân phối phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp đang vươntới Từ đó, xây dựng mạng lưới phân phối phù hợp để đưa hàng hóa tới ngườitiêu dùng một cách nhanh nhất
Để tiêu thụ hàng hoá, doanh nghiệp cần lựa chọn các kênh phân phối,
từ đó có các chính sách phân phối sản phẩm hợp lý, hiệu quả đúng nhu cầucủa khách hàng Đối với từng mặt hàng khác nhau doanh nghiệp cần xâydựng hệ thống phân phối phù hợp với từng mặt hàng để đạt hiệu quả tối ưu
Nhóm yếu tố về sản phẩm: Năng lực cạnh tranh của sản phẩm trước hết
phụ thuộc vào chính các đặc tính của sản phẩm như : chất lượng của sảnphẩm, kiểu dáng, màu sắc, bao bì nhãn hiệu, tính độc đáo của sản phẩm
Một sản phẩm có năng lực cạnh tranh khi nó có khả năng đáp ứng đượcnhu cầu của khách hàng, trong các loại nhu cầu thì nhu cầu về chất lượngthường là nhu cầu được quan tâm đầu tiên khi quyết định mua sản phẩm
Đối với sản phẩm may mặc nhu cầu về hợp thời trang của sản phẩmđóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định mua hàng củangười tiêu dùng
Tuy nhiên, bên cạnh chất lượng của sản phẩm thì các yếu tố kèm theonhư bao bì, kiểu dáng, màu sắc, tính độc đáo của sản phẩm cũng đóng vai tròrất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của ngườitiêu dùng, tức đồng nghĩa với việc nó có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnhtranh của sản phẩm
Như vậy, chất lượng của sản phẩm, các yếu tố đi kèm bao gồm kiểudáng, màu sắc, bao bì nhãn hiệu, tính độc đáo của sản phẩm là những yếu tố
Trang 25quan trọng đầu tiên có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một sản phẩmtrên thị trường
Trên đây, là những yếu tố chủ yếu tác động tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm, nó có thể gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tác động tiêu cực hay tích cực, mức độ ảnh hưởng như thế nào ?Doanh nghiệp cần nắm rõ để có những biện pháp phòng ngừa những rủi ro làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm, cũng như nắm bắt được những cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Trang 26CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
THĂNG LONG TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty
2.1.1 Tên công ty
* Công ty cổ phần May Thăng Long
*Tên giao dịch: Thang Long Garment Joint StockCompany_THALOGA., JSC
*Tên viết tắt: Thaloga
Là doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa theo quyết định số165/2003/QĐ-BCN của Bộ công nghiệp ngày 14 tháng 10 năm 2003
Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký số 0103003573 ngày
13 tháng 01 năm 2004 của Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
Thực hiện Quyết định số 165/TCLD-BCN ngày 14/10/2003 của BộCông nghiệp về việc chuyển công ty May Thăng Long thành công ty cổ phầnMay Thăng Long Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 51% Công ty được cấpchứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi lần thứ nhất ngày 15/2/2007 dochuyển đổi chủ sở hữu và chuyển thành công ty 100% cổ phần do các cổ đôngđóng góp và sửa đổi lần thứ 2 ngày 04/08/2007 do bổ sung ngành nghề kinhdoanh của công ty
Hiện nay, công ty là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam
*Địa chỉ giao dịch, liên lạc
*Trụ sở chính: 250 Minh Khai, phường Minh Khai, Quận Hai BàTrưng, Thành phố Hà Nội
Trang 27Cửa hàng thời trang (250 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội )
Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm ( 39 Ngô Quyền, HoànKiếm, Hà Nội );
-Hệ thống đại lý:
Công ty kinh doanh hàng thời trang 25 Bà Triệu, Hà Nội
Các cửa hàng đại lý tại các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, TháiNguyên…;
* Ngành nghề kinh doanh: Từ sau khi chuyển đổi thành công ty cổ
phần, tháng 8 năm 2007 công ty đã bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh, đadạng hóa sản phẩm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh của công ty ngày càng mởrộng Nhưng sản phẩm mũi nhọn cũng như ngành kinh doanh chính của công tyvẫn là mặt hàng may mặc, dệt may Chi tiết ngành nghề kinh doanh của công ty
được công bố chi tiết trên website của công ty - http://www.thaloga.vn
Trang 282.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần May Thăng Long.
Ngày 08/05/1958 Bộ Ngoại thương đã chính thức ra quyết định thànhlập công ty may mặc xuất khẩu, thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm
Trụ sở văn phòng công ty đóng tại số nhà 15 phố Cao Bá Quát-Hà Nội.Đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu sự ra đời của 1 công tymay mặc xuất khẩu đầu tiên ở Việt Nam Hàng công ty xuất sang các nướcĐông Âu ( thuộc khối XHCN ) báo hiệu một triển vọng và 1 tương lai tươisáng của ngành may mặc xuất khẩu Việt Nam hiện tại và tương lai
Những ngày đầu bước vào sản xuất công ty đã gặp không ít khó khăn,nhất là không đủ chỗ cho các bộ phận sản xuất Vì vậy, công ty đã chuyển địađiểm về 40 Phùng Hưng, có chỗ làm việc rộng hơn trước nhưng vẫn khôngđáp ứng được yêu cầu sản xuất nên bộ phận đóng gói, đóng hòm phải phântán về 17 phố Chả Cá & Cửa Đông Ở địa điểm mới, công nhân phải làm cađêm cho kịp kế hoạch xuất khẩu Những ngày đầu đi vào sản xuất, công tygặp nhiều khó khăn Những yêu cầu về kĩ thuật, về dây chuyền đòi hỏi phải
có tính thống nhất Đây là khó khăn cơ bản của công ty vì là công ty xuấtkhẩu đầu tiên của Việt Nam, phải tự mò mẫm, rút kinh nghiệm và những khókhăn về tiêu chuẩn quốc tế, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm đây là vấn đề hoàntoàn mới đối với công ty
Do địa điểm sản xuất ở Phùng Hưng không còn đáp ứng yêu cầu củasản xuất nên công ty đã chuyển địa điểm về 139 Lò Đúc nhưng 1 số bộ phậnsản xuất vẫn phân tán ở 1 số nơi.Cơ sở sản xuất không tập trung, dây chuyềnsản xuất bị đứt đoạn, mất nhiều thời gian vận chuyển Trước tình trạng đó,công ty triển khai 1 số biện pháp giải quyết kịp thời những khó khăn Chỉnhđốn công tác quản lý, phát động phong trào thi đua, trang bị thêm máy móccông nghệ Nghiên cứu và ứng dụng dây chuyền công nghệ mới trong sản
Trang 29xuất sản phẩm Nhờ đó giảm được giá thành sản phẩm Công ty đã hoànthành xuất sắc nhiệm vụ
Được Bộ chủ quản cho phép tháng 7/1961, công ty chuyển địa điểm về
250 Minh Khai, là trụ sở chính của công ty ngày nay Các bộ phận phân tántrước, nay thống nhất thành 1 mối, tạo dây chuyền sản xuất khép kín khá hoànchỉnh từ khâu nguyên liệu, cắt, may, là, đóng gói
Công ty có sự thay đổi lớn về mặt tổ chức, theo quyết định của BộNgoại thương, ngày 31/8/1965 đã tách bộ phận gia công với tên gọi Công tygia công may mặc xuất khẩu -1 đơn vị sản xuất độc lập Còn công ty may mặcxuất khẩu đổi thành xí nghiệp may mặc xuất khẩu Ban chủ nhiệm đổi thànhban giám đốc Việc đổi tên công ty thành xí nghiệp là 1 sự điều chỉnh về côngtác tổ chức cho linh hoạt với tình hình sản xuất, tạo điều kiện đi vào lĩnh vựcchuyên môn hóa mặt hàng xuất khẩu, nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm
Về công tác tổ chức sản xuất, xí nghiệp đã có khách hàng & hợp đồngxuất nhập khẩu ổn định Để nâng cao năng suất, chất lượng, Bộ đã trang bịthêm cho xí nghiệp 178 máy chạy điện của cộng hòa dân chủ Đức, là loại máymới, hiện đại Đây chính là bước ngoặt chuyển từ sản xuất thủ công sang sảnxuất công nghiệp Trong bối cảnh công ty tách làm hai, một số cán bộ chủchốt chuyển sang công ty gia công, xí nghiệp gặp một số khó khăn nhưng vẫnhoàn thành được tốt mọi chỉ tiêu kế hoạch được giao
Thực hiện sự phân công sắp xếp lại của Bộ ngoại thương, tháng 4/1966các cơ sở sản xuất thuộc tổng Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm tại Hà Nội,trong đó, xí nghiệp may mặc xuất khẩu phân cấp về Ủy ban nhân dân thànhphố Hà Nội, trực tiếp là sở ngoại thương chịu trách nhiệm quản lý về kếhoạch sản xuất, tổ chức cán bộ, còn về tài chính vật tư vẫn trực thuộc BộNgoại Thương
Trang 30Việc phân cấp quản lý này, có rất nhiều hạn chế, vừa không toàn diệnlại thiếu triệt để Vì vậy, đến cuối tháng 6/1968 Ủy Ban Nhân Dân thành phố
Hà Nội hoàn trả cho cục quản lý sản xuất của Bộ Ngoại Thương
Năm 1969 Bộ Ngoại Thương lại có quyết định sát nhập công ty giacông may mặc với xí nghiệp may xuất khẩu Hà Nội Cuối năm 1971, Chấphành quyết định của Hội Đồng Bộ trưởng, Bộ Ngoại Thương bàn giao các cơ
sở may mặc xuất khẩu sang Bộ Công Nghiệp nhẹ quản lý
Qua 3 năm thực hiện cải tiến công tác quản lý xí nghiệp (1969-1971)tuy còn nhiều mặt cần khắc phục, nhưng cơ bản xí nghiệp đã đạt được cácthành tích đáng kể Dấu ấn đáng ghi nhận, lần đầu tiên xí nghiệp gia công
hàng may mặc của Pháp- bạn hàng có yêu cầu kĩ thuật chất lượng cao Trong
thời gian này, Bộ công nghiệp nhẹ đầu tư thêm máy móc thiết bị Tình hìnhsản xuất những năm 1973-1975, có những tiến bộ rõ rệt Những thành tích đạtđược kể trên là do xí nghiệp đã áp dụng hệ thống tổ chức quản lý xí nghiệp vàtrả lương theo sản phẩm do đó đã góp phần kích thích sản xuất
Trong các năm 1976-1980, xí nghiệp đã tập trung vào 1 số hoạt độngchính : Đổi mới trang thiết bị, chuyển hướng sản xuất, nghiên cứu đổi mớidây chuyền có sự cộng tác giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô, khuyến khíchphát huy sáng kiến đã thu được những thành quả có ý nghĩa quan trọng
Năm 1979, xí nghiệp được Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định đổi tênmới: Xí nghiệp may Thăng Long Năm 1981, xí nghiệp bắt đầu gia công áo sơ
mi cho Cộng Hòa liên bang Đức với số lượng sản phẩm đặt hàng ngày càngtăng Tiếp đến xí nghiệp nhận gia công cho Pháp và Thụy Điển
Từ năm 1982 đến năm 1988, xí nghiệp đã đầu tư chiều sâu, đẩy mạnhsản xuất gia công hàng xuất khẩu, tập trung hướng mũi nhọn vào hàng xuấtkhẩu
Trang 31Năm 1983 Bộ Công Nghiệp nhẹ lấy là năm chất lượng sản phẩm vàphát động phong trào thi đua toàn ngành Xí nghiệp May Thăng Long đượcliên hiệp các xí nghiệp bình chọn là đơn vị điểm Các loại hàng của công tyđều đạt chất lượng từ 99% trở lên.
Ghi nhận chặng đường phấn đấu 25 năm của xí nghiệp, năm 1983 Nhà
nước đã trao tặng xí nghiệp May Thăng Long : Huân chương lao động hạng
nhì.
Ngày 8/5/1988 Xí nghiệp long trọng đón nhận : Huân chương lao
động hạng nhất.
Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông
Âu, đã ảnh hưởng đặc biệt đối với một xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩusang các nước trong phe xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu Xí nghiệpMay Thăng Long đã: “mất trắng” thị trường của mình Đối diện với khó khănmang tính sống còn, làm sao và làm thế nào để duy trì sản xuất, bảo đảm công
ăn việc làm cho hơn 3.000 lao động? Câu hỏi dần dần có lời giải đáp Muốntồn tại, phát triển trước hết xí nghiệp phải chú ý đầu tư trang thiết bị, hệ thốngmáy móc mới thay cho những trang thiết bị lạc hậu Có như vậy mới nâng caotrình độ công nghệ, đủ khả năng sản xuất những mặt hàng mới cao cấp Đồngthời phải tổ chức sắp xếp lại sản xuất, cải tiến các mặt quản lý cho phù hợpvới yêu cầu mới Một công việc hết sức quan trọng là phải đẩy mạnh công táctiếp thị, tìm kiếm thị trường mới, tập trung vào những nước có tiềm năng kinh
tế lớn mạnh như Tây Âu, Nhật Bản và chú ý hơn nữa thị trường nội địa
Công ty đã đầu tư thay thế toàn bộ hệ thống thiết bị cũ bằng máy móchiện đại nhập ngoại Nhờ đổi mới trong khâu máy móc thiết bị mà năng suấtsản xuất tăng gấp 3 lần, chất lượng được nâng cao Mặt hàng quần bò của xínghiệp ngay từ đầu đã có uy tín trên thị trường quốc tế và thị trường trong
Trang 32nước Điều đáng tự hào là những chiếc quần bò mài được làm từ nguyên liệu
là vải sản xuất trong nước
Theo định hướng chiến lược của xí nghiệp, ngay từ những năm 1990
xí nghiệp đã chú trọng tìm kiếm và mở rộng thị trường mới Thời kỳ đó xínghiệp đã ký nhiều hợp đồng gia công và ký hợp đồng bán sản phẩm chonhiều công ty của Pháp, Đức, Thụy Điển đồng thời cũng tiếp cận thị trườngcác nước Châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản Trước kia, trong sản xuất vẫnthường tách rời các công đoạn: Cắt , may, là, đóng gói, đóng hòm, theo từngđơn vị sản xuất khác nhau làm cho năng suất thấp, lãng phí lao động…, nay tổchức lại sản xuất theo dây chuyền khép kín Các công đoạn sản xuất đượcthực hiện trọn vẹn trong 1 đơn vị sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối cùng,đưa năng suất ngày một cao Xí nghiệp còn thực hiện tinh giảm bộ máy tổchức, quản lý Qua tổ chức lại sản xuất, năng lực sản xuất được nâng cao Vớikết quả đó, năm 1991 xí nghiệp là đơn vị đầu tiên trong ngành may được nhànước cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp Công ty được trực tiếp ký hợpđồng và tiếp cận với khách hàng, tích kiệm được chi phí và nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh
Tháng 6/1992, xí nghiệp được Bộ Công nghiệp nhẹ, cho phép đượcchuyển đổi tổ chức từ xí nghiệp thành công ty và giữ nguyên tên gọi:“ ThăngLong”
Công ty May Thăng Long ra đời, đồng thời cũng là mô hình công tyđầu tiên trong các xí nghiệp may mặc phía Bắc
Thị trường rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mộtcông ty, do vậy lãnh đạo Công ty luôn chú trọng giữ vững thị trường đã có,đồng thời khai thác, mở rộng thị trường mới bằng cách đảm bảo uy tín vớikhách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo thời gian
Trang 33giao hàng và tăng cường thông tin quảng cáo Vì thế, Công ty đã đàm phán và
ký kết được nhiều hợp đồng kinh tế đảm bảo công ăn việc làm cho công nhân
Từ năm 1994, Công ty thực hiện việc quản lý cải tiến sản xuất, từ chế
độ hai ca một ngày sang chế độ một ca Bộ máy quản lý gián tiếp tinh giảm,giám đốc trực tiếp điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của xí nghiệp Sựcải tiến trên đem lại hiệu quả rõ rệt, năng suất lao động tăng 20% Thu nhậpcủa công nhân cũng tăng tương ứng với năng suất lao động Việc quản lý kỹthuật và chất lượng cũng được tăng cường, nên chất lượng sản phẩm ổn định.Bước đầu thiết kế các mẫu mốt để triển khai các đơn hàng FOB và một số mặthàng mới như: Áo khoác dài, thảm treo tường… Khảo sát và đưa ra định mứcthời gian chế tạo sản phẩm, các quy trình công nghệ để từ đó triển khai thựchiện Công ty thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra bảo dưỡng thiết bị,đảm bảo kỹ thuật an toàn, xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường
Năm 1995 Công ty đã mở thêm được nhiều thị trường mới và quan hệhợp tác với nhiều Công ty nước ngoài có tên tuổi Ngoài ra, Công ty còn thựchiện phương thức kinh doanh:“ Mua đứt bán đoạn” làm lợi doanh thu, đảmbảo tiền lương, chăm lo đủ tiêu chuẩn hàng phân phối cho công nhân
Sau khi Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận Việt Nam, Công ty là đơn vị đầu tiêncủa ngành may mặc Việt Nam đã xuất khẩu áo sơ mi bò sang thị trường Mỹ.Nhằm đảm bảo mô hình tổ chức phù hợp với tình hình thực tế của công ty,công ty sắp xếp lại các phòng ban cũng như tách các bộ phận để thực hiện cácthủ tục nhanh gọn có hiệu quả, phát huy được sự sang tạo đồng thời cũngphân nhiệm vụ trách nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận
Năm 1999, thị trường trong nước và thế giới luôn biến động, sức muagiảm, cạnh tranh gay gắt về giá Do tính chất của mặt hàng kinh doanh mangtính thời vụ, nên số lượng các hợp đồng của công ty có phần giảm hơn so vớitrước, nguyên liệu, phụ liệu cung cấp cho các mã hàng luôn thiếu tính đồng
Trang 34bộ, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất Trong bối cảnh xu thế hộinhập,sẽ mang đến những cơ hội, những khó khăn Nắm bắt được tình hình đó,một mặt Công ty thực hiện chủ trương giữ vững thị trường đã có, mặt kháckhai thác mở rộng thị trường mới đặc biệt là thị trường Mỹ và các nước Tây
Âu nhằm tăng nhanh sản phẩm xuất khẩu với nhiều chủng loại mới Đẩymạnh sản xuất các đơn hàng FOB, gia công sản xuất và tiêu thụ hàng nội địathu hút nhiều khách hàng
Năm 2001 Công ty tiếp tục xây dựng công trình nhà máy may Hà Nam
Từ tháng 1/2003 nhà máy đã chính thức đi vào sản xuất và xuất khẩu được45.000 sản phẩm vào thị trường EU, Mỹ,Israel…Đặc biệt quan tâm đến thịtrường EU, Nhật Bản, Mỹ Năm 2001, công ty đã có nhiều sản phẩm, mặthàng mới thâm nhập thị trường Sản phẩm Vest nữ của Công ty được xuấtkhẩu sang thị trường Mỹ với số lượng lớn, được khách hàng ưa chuộng Đốivới thị trường nội địa, sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, chấtlượng tốt, mẫu mã đẹp nên đã được giải thưởng Cúp Sen Vàng tại hội chợxuất khẩu và tiêu dùng năm 2001
Năm 2002 là năm Công ty có nhiêu thuận lợi và biến chuyển tốt ổnđịnh và phát triển rộng thị trường, tăng nhanh năng lực sản xuất, tạo điều kiệnthuận lợi cho năm 2003 Năm 2002 đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ được5.500.000 sản phẩm, tăng 150% so với năm 2001
Mạng lưới tiêu thụ hàng nội địa trên 80 đại lý phân bố rộng khắp trên
cả nước Nhiều sản phẩm của Công ty đạt huy chương Vàng, Bạc tại hội chợHàng Công Nghiệp Việt Nam Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đượcBVQI (Vương Quốc Anh ) công nhận và cấp chứng chỉ ISO9001-2000
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty :
Công ty may Thăng Long là công ty cổ phần do đó cơ chế hoạt độngcủa bộ máy quản lý cũng không nằm ngoài quy luật của một công ty cổ phần
Trang 35
- Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan có quyền lực cao nhất quyết định chiến lược phát triển củacông ty, trên cơ sở đề xuất ý kiến của hội đồng quản trị công ty Đại hội đồng
cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và ban kiểm soát
-Hội đồng quản trị có chức năng đại diện trực tiếp quản lý công ty,
chịu trách nhiệm trực tiếp trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật và mọi
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
Trang 36hoạt động của Công ty Đứng đầu Hội đồng quản trị là chủ tịch Hội đồngquản trị, thay mặt hội đồng quản trị điều hành công ty là Tổng Giám Đốc.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị: Đưa ra những quyết nghị về các lĩnh
vực: ngân sách, quy chế hoạt động, giám sát các hoạt động của các thànhviên
-Phó chủ tịch Hội đồng quản trị: Phụ trách các vấn đề về ngân sách
của Công ty Thực hiện các công việc mà chủ tịch Hội đồng quản trị giao cho
-Ban Kiểm Soát:
Ban Kiểm Soát có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trongđiều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty Ban KiểmSoát hoạt động độc lập với Hội Đồng quản trị và Tổng Giám Đốc
-Tổng giám đốc là người điều hành quyết định tất cả các vấn đề
liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty theo mục tiêu, kế hoạch phùhợp với điều lệ của Công ty và các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồngquản trị Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị về việcthực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao
Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật: Có trách nhiệm giúp việc
cho Tổng giám đốc về mặt kĩ thuật thiết kế của Công ty
Phó Tổng giám đốc điều hành sản xuất: Có trách nhiệm giúp việc
cho Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo hợp đồng kinh doanh
Phó Tổng giám đốc điều hành nội chính: Có chức năng tham mưu
giúp việc cho Tổng giám đốc, có nhiệm vụ trực tiếp điều hành công tác laođộng, tiền lương, bảo hiểm, tuyển dụng lao động, đào tạo cán bộ chăm lo đờisống cho cán bộ công nhân viên của Công ty
Các phòng ban
Phòng kỹ thuật: Đảm nhận tất cả các công việc chuẩn bị sản xuất một
mã hàng mới, bao gồm: Thiết kế các loại mẫu, thử, xây dựng các phương
Trang 37pháp công nghệ: cắt may, hoàn thành các loại định mức.
Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành, bao
gồm: Thu hồi sản phẩm sau là, và kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêuchuẩn kỹ thuật, từ đó có những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
Văn phòng: Quản lý, lưu giữ hồ sơ, giấy tờ của tất cá các phòng ban
công nhân viên chức toàn Công ty
Phòng Kế toán tài vụ: Chịu trách nhiệm công tác hạch toán kế toán, lưu
giữ giấy tờ, chứng từ, sổ sách có liên quan đến chi tiêu của công ty và thống
kê doanh thu và phân chia lương cho cán bộ công nhân viên theo từng tháng,quý, năm
Phòng Kế hoạch đầu tư: Có chức năng tham mưu cho giám đốc điều
hành sản xuất của công ty, giúp ban giám đốc lập kế hoạch, đôn đốc theo dõicác kế hoạch sản xuất, tiêu thụ ngắn hạn và dài hạn
Phòng thị trường: Chịu trách nhiệm khâu tiếp thị, tìm khách hàng, mở
rộng thị trường, ký hợp đồng với khách hàng làm thủ tục xuất nhập khẩu
Phòng kho: Chuẩn bị nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất.Đảm
bảo đủ về số lượng và đúng về chất lượng để sản xuất các mặt hàng trong kếhoạch hoặc theo đơn hàng.Tổ chức tiếp nhận, kiểm tra số lượng chất lượngnguyên phụ liệu cần trong sản xuất, tiến hành phân loại, cấp phát hạn mức vật
tư cho sản xuất
Cấp xí nghiệp
Hiện nay, công ty có 3 xí nghiệp may, 1 xí nghiệp phụ trợ, 1 xí nghiệpdịch vụ đời sống tại trụ sở chính và 1 xí nghiệp may tại Nam Định Các xínghiệp được chuyên môn hóa theo từng mặt hàng Xí nghiệp 1 chuyên sảnxuất hàng áo sơ mi cao cấp Xí nghiệp 2 chuyên sản xuất áo jacket dày, mỏng
Xí nghiệp 3 liên doanh với nước ngoài chuyên sản xuất áo dệt kim, cotton Xí
Trang 38nghiệp may Hải Phòng có kho ngoại quan nhận lưu giữ trang thiết bị, phụtùng thay thế, nguyên phụ liệu ngành dệt may chờ xuất khẩu và nhập khẩu.
Xí nghiệp may Nam Hải ( Nam Định): Được thành lập theo sự chỉ đạocủa Tổng công ty dệt may Việt Nam với mục đích chính là đầu tư giúp đỡ đểphát triển Công ty dệt may Nam Định
Xí nghiệp phụ trợ: Bao gồm một phân xưởng thêu và một phân xưởngmài có nhiệm vụ thêu, mài, tẩy ép, với những sản phẩm cần gia công
Trung tâm giao dịch và giới thiệu sản phẩm: Trưng bày các sản phẩmcủa công ty, là nơi vừa giới thiệu sản phẩm, vừa bán, vừa là nơi tiếp nhận ýkiến đóp góp của khách hàng
Bảng 1: Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh