Giải pháp Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm chè túi lọc của công ty Cổ phần chè Kim Anh trên thị trường Hà Nội

50 759 2
Giải pháp Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm chè túi lọc của công ty Cổ phần chè Kim Anh trên thị trường Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CHÈ TÚI LỌC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ KIM ANH TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI. 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Cây chè (có mặt tại 34 tỉnh, diện tích 125 ngàn ha) đã thực sự trở thành cây hàng hoá chủ lực, cây xoá đói, giảm nghèo và được trồng tập trung thành vùng nguyên liệu lên đến hàng chục ngàn hécta tại một số địa phương như Lâm Đồng, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái. Tổng sản lượng sản xuất, chế biến năm vừa qua đạt khoảng 630 ngàn tấn chè tươi, 130 ngàn tấn chè đen. Cũng giống như cà phê, từ việc chỉ xuất khẩu mang tính chất nhỏ lẻ, ngành chè cả nước đã vươn lên đứng hàng thứ 6 trên thế giới trong các nước xuất khẩu. Mặc dù sản phẩm chè các loại của Việt Nam đã có mặt ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 60 quốc gia thành viên của WTO, nhưng nhìn vào bản đồ xuất khẩu qua tên doanh nghiệp và nơi chè đến thì còn nhiều điều cần tính toán. Bởi trong số ít những thị trường nhập khẩu chè lớn của chúng ta đã kéo rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chè cùng tập trung vào, nơi nhiều nhất là Đài Loan với hơn 70 doanh nghiệp, nơi ít nhất là Liên bang Nga cũng có gần 30 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ nội địa cũng là vấn đề đáng quan tâm. Việc gia nhập WTO và thực hiện cam kết mở cửa thị trường đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn để phát triển kinh tế nhưng cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn cho các doanh nghiệp. Năm vừa qua lượng sản phẩm chè tiêu thụ trên cả nước có hơn 30 ngàn tấn, chè đen chỉ khoảng 3 ngàn tấn, trong khi uống trà đã trở thành nét văn hoá ẩm thực truyền thống với rất nhiều lễ hội về chè đã được tổ chức. Cùng với những giải pháp đồng bộ từ phía Nhà nước, Hiệp hội ở tầm vĩ mô như xây dựng và đưa vào hoạt động các trung tâm giao dịch và sàn đấu giá chè; quy hoạch hợp lý giữa nhà máy và vùng nguyên liệu; tăng cường công tác quảng bá xây dựng thương hiệu cũng như chế tài quản lý chất lượng chè xuất khẩu của doanh nghiệp… Đảm bảo chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, giá cả hợp lý, nhất là những loại chè có giá trị kinh tế cao là việc làm quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong toàn ngành trước áp lực cạnh tranh của các cường quốc chè. Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần chè Kim Anh, xuất phát từ thực tế hoạt động kinh doanh và việc sử dụng công cụ Marketing còn chưa đồng bộ và hiệu quả. SV: Ngọ Thị Phương Đông K44C3 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing Sức cạnh tranh sản phẩm tiêu thụ trên thị trường nội địa so với các đối thủ còn yếu. Chè túi lọc dù có doanh số bán ra chiếm tỷ trọng cao so với các mặt hàng tiêu thụ trong nước của công ty cũng không là một ngoại lệ. Trong phạm vi và đối tượng nghiên cứu, em xin lựa chọn đề tài: “Giải pháp Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm chè túi lọc của công ty Cổ phần chè Kim Anh trên thị trường Hà Nội”. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu Tên đề tài: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm chè túi lọc của công ty Cổ phần chè Kim Anh trên thị trường Hà Nội. Các vấn đề tập trung nghiên cứu: − Thị trường tiệu thụ và thực trạng Marketing của Công ty với sản phẩm chè túi lọc. − Tập trung nâng cao sức cạnh tranh về thương hiệu sản phẩm so với các thương hiệu nhập ngoại nổi tiếng trên thị trường Hà Nội như Lipton, Dilmah… và khẳng định vị rí thương hiệu so với các đối thủ là doanh nghiệp trong nước. − Giải pháp Marketing – mix nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm chè túi lọc của Công ty trên thị trường Hà Nội so với các đối thủ cạnh tranh là các thương hiệu nổi tiếng như chè Lipton, Dilmah 1.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước Theo nguồn tài liệu trên thư viện khoa Kinh doanh thương mại của Trường Đại học Thương mại, có một số luận văn nghiên cứu về đề tài: “Giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm”: Luận văn LVB 00001526 “Giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng vật tư ống nước trên địa bàn Hà Nội của công ty cổ phần An Đạt”- Sinh viên Hữu Thị Thu Hường- GVHD Phạm Thuý Hồng. Luận văn LVB 001433 “Giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nước uống không cồn của công ty cổ phần Vian”- Sinh viên Nguyễn Huyền Tranh- GVHD Nguyễn Văn Luyền. Về cơ bản, các luận văn đều đã đưa ra được cơ sở lý luận về cạnh tranh và sức cạnh tranh của sản phẩm. Đó là những lý thuyết cơ bản và có hệ thống, đầy đủ, cung cấp được những cơ sở lý luận cần thiết cho đề tài. Về phần giải pháp, các luận văn đều đưa ra được các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại công ty mà mình nghiên cứu. Các giải pháp này đều có tính thực tế SV: Ngọ Thị Phương Đông K44C3 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing cao, có thể giúp các công ty đưa ra được chính sách cụ thể nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường tuy nhiên còn một số hạn chế. Bên cạnh đó, với sự giúp đỡ của phòng kinh tế thị trường, em được biết trong những năm qua cũng có những đề tài nghiên cứu về công ty Cổ phần chè Kim Anh, nhưng chưa có nghiên cứu về sức cạnh tranh của sản phẩm chè túi lọc. Dựa trên những thông tin thu thập được về thực trạng hoạt động, nhận ra những thành tựu cũng như khó khăn hạn chế mà công ty gặp phải, thông qua bài khóa luận này em xin nhấn mạnh tới vấn đề sức cạnh sản phẩm chè túi lọc của Công ty trên thị trường Hà Nội. Với nội dung đi sâu nghiên cứu vào sản phẩm và giải pháp Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, em tin rằng đề tài khóa luận của mình sẽ đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và hỗ trợ đắc lực vào chiến lược kinh doanh của công ty trong tình hình mới. Đây là đề tài duy nhất, không trùng với các công trình nghiên cứu và công bố trước đây. 1.4. Các mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản, phương pháp nghiên cứu và phân tích để đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ Marketing của công ty trong 3 năm vừa qua, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và những thành công đề xuất những giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm tiêu thụ trên thị trường nội địa của công ty. Mục tiêu cụ thể như sau: − Lý luận: tập hợp lý thuyết về giải pháp Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của công ty kinh doanh. − Thực tiễn: nghiên cứu sức cạnh tranh sản phẩm chè túi lọc và thực trạng hoạt động Marketing cho các sản phẩm nói chung và chè túi lọc của công ty Cổ phần chè Kim Anh trên thị trường Hà Nội nói riêng. − Giải pháp: nghiên cứu đưa ra giải pháp Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm chè túi lọc trên thị trường Hà Nội phù hợp với các điều kiện của Công ty. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, đối tượng và nội dung nghiên cứu: là sản phẩm chè túi lọc và giải pháp Marketing – mix nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè túi lọc của công ty. Trên cơ sở nghiên cứu về doanh nghiệp là công ty Cổ phần chè Kim Anh cùng các đối thủ cạnh tranh (các doanh nghiệp nước ngoài như Dowe Egberts, Dilmah, Qualitea… và các doanh nghiệp khác thuộc Hiệp hội chè Việt SV: Ngọ Thị Phương Đông K44C3 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing Nam). Theo giới hạn của đề tài, không gian được lựa chọn để nghiên cứu là thị trường Hà Nội, với thời gian nghiên cứu thực trạng sức cạnh tranh và hoạt động Marketing sản phẩm chè túi lọc của Công ty trong 3 năm 2009 – 2011 và đề xuất giải pháp cho 3 năm tiếp theo 2013 – 2015. 1.6. Phương pháp nghiên cứu 1.6.1. Phương pháp luận nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 1.6.1.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. − Phương pháp phân tích lý thuyết: là phương pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Phân tích lý thuyết bao gồm những nội dung sau: + Phân tích nguồn dữ liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt. + Phân tích so sánh quan điểm của các tác giả. Mỗi tác giả có một cái nhìn riêng biệt trước đối tượng. + Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung). − Phương pháp tổng hợp lý thuyết: là phương pháp liên quan kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập đượcthành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Tổng hợp lý thuyết bao gồm những nội dung sau: + Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch. + Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ. + Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạngđộng thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân - quả để nhận dạng tương tác. + Làm tái hiện quy luật. Đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tàiliệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử. + Giải thích quy luật. Công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để đưa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tượng. 1.6.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra Điều tra là phương pháp dùng những câu hỏi (hoặc bài toán) nhất loạt đặt racho một số lớn người nhằm thu được số những ý kiến chủ quan của họ về một vấnđề nào đó. Các tài liệu điều tra được là những thông tin quan trọng về đối tượng cần choquá trình SV: Ngọ Thị Phương Đông K44C3 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hay giải pháp thực tiễn. Phương pháp điều tra phỏng vấn: Phỏng vấn là đưa ra những câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin. Trước mỗi đối tượng được chọn để phỏng vấn, người nghiên cứu cần cónhững cách tiếp cận khác nhau để thu được từ người được phỏng vấn những thông tin cần thiết cho nghiên cứu. Trong phỏng vấn người ta chia ra các loại như: phỏng vấn có chuẩn bị trước, phỏng vấn không chuẩn bị trước, trao đổi trực tiếp, trao đổi qua điện thoại… Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi: Điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp dùng phiếu hỏi do người nghiên cứu thiết kế sẵn một phiếu với những câu hỏi được sắp xếp theo một trật tự của suy luận logic (diễn dịch, quy nạp hoặc loại suy), người nghiên cứu có thể thu được những thông tin chân xác về sự vật hoặc hiện tượng từ đối tượng điều tra. 1.6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phân tích và tổng hợp lý thuyết để đưa ra những khái niệm cụ thể liên quan đến giải pháp Marketing nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm. Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được từ điều tra phỏng vấn cán bộ nhân viên Công ty và điều tra bằng bảng câu hỏi với các cửa hàng, đại lý, siêu thị trên thị trường Hà Nội phục vụ cho vấn đề nghiên cứu. 1.6.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: 1.6.3.1. Thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp: − Thu thập dữ liệu: + Thông tin trên các website, báo kinh tế, báo ngành nhằm khái quát về tình hình hoạt động , kinh doanh các sản phẩm của Công ty, tìm hiểu các diễn biến của thị trường chè túi lọc trong nước nói chung và thị trường Hà Nội nói riêng trong 3 năm qua. + Dữ liệu lấy từ phòng kinh tế thị trường và phòng kế của Công ty, là các báo cáo kết quả kinh doanh, tình hình sản xuất kinh doanh để nắm bắt thông tin về khách hàng, về thực trang kinh doanh và thực trạng Marketing của Công ty trong 3 năm trở lại đây. + Dữ liệu thứ cấp còn được lấy từ các giáo trình tham khảo như Marketing căn bản (Philip Kotler), Giáo trình Marketing Thương Mại (GS.TS Nguyễn Bách Khoa và TS. Cao Tuấn Khanh) để tập hợp các lý luận về sức cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. SV: Ngọ Thị Phương Đông K44C3 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing − Xử lý dữ liệu: trên cơ sở các dữ liệu thu thập được, tiến hành phân loại, phân tích, so sánh kết quả thu được qua các thời kỳ và so sánh giữa các thời kỳ, giữa yêu cầu điều tra với thực tế kết quả thu được qua phỏng vấn. 1.6.3.2. Thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp: − Thu thập dữ liệu: + Tiến hành phỏng vấn chuyên sâu 2 cán bộ và nhân viên phòng kinh tế thị trường, 1 nhân viên phòng kế toán để nắm sâu hơn tình hình sản xuất kinh doanh và Marketing của Công ty. + Sử dụng bảng câu hỏi điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên 10 mẫu là các khách hàng trên thị trường Hà Nội có sử dụng sản phẩm của Công ty nhằm tìm hiểu thực trạng về các chính sách Marketing, mức độc đáp ứng đơn hàng… Qua đó nhận ra điểm mạnh yếu của công ty so với đối thủ cạnh tranh. − Xử lý dữ liệu: sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xử lý dữ liệu thu được từ phỏng vấn cán bộ và nhân viên Công ty và xử lý bảng câu hỏi điều tra, lập bảng biểu, biểu đồ… 1.7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp − Chương 1: Tổng quan nghiên cứu giải pháp Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm chè túi lọc của công ty Cổ phần chè Kim Anh trên thị trường Hà Nội. − Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty kinh doanh. − Chương 3: Phân tích các kết quả nghiên cứu về thực trạng sức cạnh tranh và giải pháp Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm chè túi lọc của công ty Cổ phần chè Kim Anh trên thị trường Hà Nội. − Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm chè túi lọc của công ty Cổ phần chè Kim Anh trên thị trường Hà Nội. SV: Ngọ Thị Phương Đông K44C3 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP MARKETING NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY KINH DOANH 2.1. Khái niệm cạnh tranh, sức cạnh tranh, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm 2.1.1. Khái niệm cạnh tranh Các học thuyết kinh tế thị trường, dù ở trường phái nào đều thừa nhận rằng, cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung – cầu và giá cả hàng hoá là những nhân tố cơ bản của thị trường, là đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường, cạnh tranh là linh hồn của sản phẩm. Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp, do cách tiếp cận khác nhau, nên có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Theo C. Mác: “ Cạnh tranh là sự ganh đua gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụ để đạt được những lợi nhuận siêu ngạch”. Theo kinh tế chính trị học: “Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đối thủ nhằm giành giật thị trường khách hàng cho doanh nghiệp mình”. Quan niệm khác cho rằng, cạnh tranh là sự phấn đấu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình sao cho tốt hơn các doanh nghiệp khác. Như vậy, tổng hòa các ý kiến, ta có thể đưa ra khái niệm chung nhất về cạnh tranh: “Cạnh tranh là cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị trường với nhau, kinh doanh cùng một lại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự thay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận”. 2.1.2. Sức cạnh tranh sản phẩm Theo UNCTAD thuộc Liên Hợp Quốc, khả năng (hay sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp) có thể được khảo sát dưới góc độ: Nó có thể được định nghĩa là năng SV: Ngọ Thị Phương Đông K44C3 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing lực của một doanh nghiệp trong việc giữ vững hay tăng thị phần của mình một cách vững chắc. Từ quan điểm trên, ta có thể định nghĩa về sức cạnh tranh sản phẩm: “Sức cạnh tranh sản phẩm là năng lực tạo ra duy trì, phát triển thị phần, lợi nhuận thông qua giảm thiểu chi phí sản xuất, chất lượng được nâng cao, giá thành hạ”. Sức cạnh tranh sản phẩm được thể hiện qua các yếu tố giá cả, chất lượng sản phẩm, các dịch vụ đi kèm và các yếu tố khác. 2.1.3. Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm là tìm các biện pháp tác động vào hoạt động kinh doanh sản phẩm, làm nó có tính vượt trội hơn so với các sản phẩm khác (nếu sản phẩm chưa có sức cạnh tranh); hoặc làm tăng thêm ưu thế cạnh tranh cho sản phẩm trong thu hút và đáp ứng yêu cầu khách hàng, làm “tính trội” của nó ở mức tốt hơn, cao hơn trên thị trường tiêu thụ trong lôi kéo và thúc đẩy khách hàng mua, tiêu dùng hay sử dụng sản phẩm hàng hóa (nếu sản phẩm đã có sức cạnh tranh nhưng còn yếu). Theo một cách khác thì nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm là sử dụng một số yếu tố tác động nhằm khắc phục những tồn tại được coi là trở ngại làm giảm sức cạnh tranh sản phẩm, đồng thời hoàn thiện những nhân tố làm tăng tính trội của nó so với đối thủ khác. 2.2. Một số lý thuyết về nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của công ty kinh doanh Thông qua tham khảo “Giáo trình Marketing thương mại” của GS.TS Nguyễn Bách Khoa và TS. Cao Tuấn Khanh, ta biết thương hiệu mặt hàng là một khái niệm có đặc trưng “mix”. Chính những thuộc tính hỗn hợp và toàn diện này đã tạo nên sự khác biệt về sức cạnh tranh của một thương hiệu mặt hàng với các quan niệm truyền thống về chất lượng sản phẩm theo tư duy Thương phẩm học hay khái niệm chất lượng hỗn hợp của quản lý chất lượng sản phẩm. Phương pháp phân tích chỉ số cạnh tranh tương đối có nội dung các bước theo trình tự sau: − Bước 1: Ứng với mỗi thương hiệu mặt hàng phải lượng định được các thông số cơ bản, quan trọng, điển hình. SV: Ngọ Thị Phương Đông K44C3 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing − Bước 2: Lượng định các chỉ số tham biến (một thông số lựa chọn điển hình là một tham biến) bằng tỷ lệ của đại lượng tham biến của thương hiệu mặt hàng mà công ty hiện hoặc sẽ kinh doanh chia cho đại lượng tham biến của một thương hiệu lý tưởng được giả định thỏa mãn 100% nhu cầu thị trường. − Bước 3: Ứng với mỗi tham biến phân tích đánh giá mức độ quan trọng của tham biến vào cường độ sức cạnh tranh của thương hiệu, thực chất là xác định cơ cấu trọng số của các tham biến đến sức cạnh tranh tổng thể của thương hiệu mặt hàng. − Bước 4: Xác định chỉ số nhóm về sức cạnh tranh thương hiệu trên thị trường bằng tổng của tích giữa chỉ số tham biến với các trọng số tương ứng của nó. − Bước 5: Xác định chỉ số sức cạnh tranh tương đối của thương hiệu trong mối tương quan với các thương hiệu cạnh tranh khác. Chỉ số có sức cạnh tranh tương đối cho phép định hướng lựa chọn được các thương hiệu tiếp cận nhiều nhất với mong muốn thảo mãn nhu cầu của người tieu dùng và định hướng khuếch trương bán hàng của công ty với nhãn hiệu lựa chọn. 2.3. Phân định nội dung giải pháp Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm 2.3.1. Các yếu tố cấu thành sức cạnh tranh của sản phẩm và các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm 2.3.1.1. Các yếu tố cấu thành sức cạnh tranh cảu sản phẩm a) Cơ cấu sản phẩm SV: Ngọ Thị Phương Đông K44C3 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing Để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, doanh nghiệp phải thực hiện đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh. Thực chất, đó là quá trình mở rộng hợp lý danh mục hàng hoá, tạo nên một cơ cấu hàng hoá có hiệu quả của doanh nghiệp. Đa dạng hoá hàng hoá kinh doanh không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thị trường, thu được nhiều lợi nhuận mà còn là một biện pháp phân tán rủi ro trong kinh doanh khi mà tình hình cạnh tranh trở nên gay gắt, quyết liệt. Như vậy, cơ cấu sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. b) Chất lượng sản phẩm Theo Philip Kotler sản phẩm được chia thành hai loại là sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp. Căn cứ vào cách phân loại này thì sản phẩm nhôm thanh định hình thuộc nhóm sản phẩm công nghiệp. Sản phẩm công nghiệp là sản phẩm mà người ta mua nó nhằm mục đích sử dụng để tạo ra sản phẩm khác chào bán trên thị trường. Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao thì người mua hàng sẽ ngày càng đưa ra những yêu cầu khắt khe hơn buộc các doanh nghiệp phải đáp ứng nếu muốn tồn tại trên thị trường. Trong đó, chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu. Một sản phẩm có chất lượng thấp hơn đối thủ cạnh tranh (giả định các yếu tố khác tương đương) không những bị khách hàng tẩy chay mà uy tín của doanh nghiệp cũng bị giảm sút. Vì thế, ngày nay việc đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa đươc coi là yếu tố để giữ chân khách hàng, vừa được coi là đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm. c) Đặc tính nổi trội của sản phẩm Là đặc điểm vượt trội của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại, nó được khách hàng đánh giá cao hơn và ưa thích hơn các đối thủ. Sản phẩm hiện nay rất đa dạng và các sản phẩm giống nhau về chất lượng là khó tránh khỏi, như vậy làm thế nào nhận biết sự khác biệt về sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh với nhau. Cơ cấu sản phẩm và bản thân sản phẩm cũng có khả năng gây sự chú ý, nhưng khả năng cạnh tranh chưa đạt hiệu quả tối đa. Để làm nổi bật mình giữa rất nhiều những sản phẩm tương tự, công ty nên thực hiện các nghiên cứu nhằm chọn đặc tính nổi trội, nhằm làm công cụ cạnh SV: Ngọ Thị Phương Đông K44C3 [...]... MARKETING NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CHÈ TÚI LỌC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ KIM ANH 4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 4.1.1 Những ưu điểm về giải pháp Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của Công ty Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các công ty nước ngoài, Công ty Cổ phần chè Kim Anh đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp marketing nhằm nâng cao sức SV: Ngọ Thị Phương... CỨU VỀ THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CHÈ TÚI LỌC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ KIM ANH 3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của công ty 3.1.1 Sơ lược về công ty Cổ phần chè Kim Anh 3.1.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty − 15/05/1980 Bộ Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm quyết định sát nhập 2 nhà máy chè Kim Anh và nhà máy chè Vĩnh Long thành nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh đóng trụ sở tại... Sản phẩm (product) Giá (price) Phân phối (place) Xúc tiến (promotion) Có thể nói, Marketing – mix là một giải pháp có tính tình thế của công ty, tạo ra những ưu thế mang tính vượt trội so với đối thủ cạnh tranh nếu công ty sử dụng có hiệu quả 2.3.2.1 Nội dung giải pháp Marketing – mix nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm a) Giải pháp về sản phẩm : Giải pháp về sản phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh. .. Khoa Marketing động xúc tiến Tổng SCT tuyệt đối 1 2.8 4.55 2.8 Sức cạnh tranh sản phẩm chè túi lọc Kim Anh chỉ gần ở mức trung bình, còn kém rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh nước ngoài là Lipton Sức cạnh tranh tương đối của chè túi lọc Kim Anh so với Lipton: D = 2.8/4.55 = 0.6154 Sức cạnh tranh tương đối của chè túi lọc Kim Anh so với Cozy: D= 2.8/2.8 = 1 Nhìn bảng trên ta có thể thấy, sức cạnh tranh. .. công thức − Sức cạnh tranh tuyệt đối của sản phẩm: DSCTDN: Điểm đánh giá sức cạnh tranh tổng hợp của sản phẩm Nếu 1 < DSCTDN < 2 là sức cạnh tranh thấp, nếu 2 < DSCTDN < 3 là sức cạnh tranh trung bình, nếu 3 < DSCTDN < 4 là sức cạnh tranh khá, nếu 4 < DSCTDN < 5 là sức cạnh tranh mạnh Pi: Điểm bình quân tham số của tập mẫu đánh giá Ki: Hệ số quan trọng của tham số i − Sức cạnh tranh tương đối của sản. .. Dilmah, hơn hẳn công ty cổ phần chè Kim Anh về thị phần chè túi lọc (trên thị trường Hà Nội, hai nhãn hiệu này chiếm 80% thị phần) và các công ty chè trong nước có lợi thế về vùng nguyên liệu, lợi thế sản xuất như tại miền Bắc có công ty Cổ phần chè Thái Nguyên Vì vậy công tác marketing của công ty cần chú trọng tới nhu cầu và mong muốn cụ thể của thị trường, hiểu được các đối thủ cạnh tranh theo từng... túi lọc của công ty Cổ phần chè Kim Anh 3.3.1 Thực trạng thị trường chè túi lọc Thị trường chè túi lọc hay có cái tên khác là trà túi lọc với hàng trăm loại sản phẩm đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, phần nào thay thế cho lối thưởng thức trà xưa, đáp ứng nhu cầu của khách hang trong nhịp sống hiện đại Trước sức ép của hàng nhập ngoại, chè Việt Nam hiện khó có thể tìm chỗ đứng trong thị trường. .. là một công cụ quan trọng nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty so với đối thủ cạnh tranh − Sản phẩm gia tăng: Sản phẩm gia tăng tạo nên sự hoàn thiện của sản phẩm đó cũng chính là những đặc điểm giúp sản phẩm của công ty khác so với đối thủ cạnh tranh Các dịch vụ gia tăng bao gồm những dịch vụ hay ích lợi bổ sung của sản phẩm, ví dụ là những chỉ dẫn, bảo hành, dịch vụ sau mua, giao hàng…... nhiên, sức cạnh tranh sản phẩm thì lại thể hiện thông qua một số chỉ tiêu Dựa vào đặc điểm kinh doanh của sản phẩm chè túi lọc, em xin đề ra một số chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh sản phẩm thông qua bảng dưới đây Bảng 01 Một số chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh sản phẩm STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh (i) Thị phần và sự tăng trưởng của thị phần Uy tín thương hiệu Chất lượng sản phẩm. .. cao sức cạnh tranh cho sản phẩm là hệ thống các mục tiêu và các biện pháp phất triển sản phẩm, làm cho sản phẩm có những đặc điểm nổi trội hơn so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, nâng cao sức cạnh tranh cho sẩn phẩm Giải pháp về sản phẩm là nền tảng của chính sách Marketing hỗn hợp, được xác định dựa trên kế hoạch kinh doanh quy mô lớn hơn dành cho sản phẩm mới và chiến SV: Ngọ Thị Phương Đông . cạnh tranh cho sản phẩm chè túi lọc của công ty Cổ phần chè Kim Anh trên thị trường Hà Nội. − Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm chè. cứu giải pháp Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm chè túi lọc của công ty Cổ phần chè Kim Anh trên thị trường Hà Nội. − Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp. VỀ GIẢI PHÁP MARKETING NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY KINH DOANH 2.1. Khái niệm cạnh tranh, sức cạnh tranh, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm 2.1.1. Khái niệm cạnh tranh Các học thuyết

Ngày đăng: 07/04/2015, 17:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Cùng với các công cụ Marketing khác, mục tiêu của hoạt động xúc tiến thương mại trong ba năm gần đây của công ty là cố gắng không chỉ nhằm khẳng định thương hiệu chè Kim Anh trên thị trường trong nước mà còn mang lại, quảng bá hình ảnh chè Việt Nam tới bạn bè thế giới qua một thứ hương vị rất riêng.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan