1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm hun khói của công ty cổ phần Ông Già IKA trên thị trường Hà Nội

53 514 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 21,27 MB

Nội dung

CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ÔNG GIÀ IKA TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI...332.3.1 Những thành tựu đạt được...33 2.3.2 Nh

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong trường Đại họcThương Mại đã tạo điều kiện cho em được học tập và đã tận tình giảng dạy cho emnhững kiến thức bổ ích Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS HÀVĂN SỰ – giáo viên hướng dẫn đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luậnnày

Đồng thời em xin cảm ơn các cô chú, anh chị trong Công ty cổ phần Ông giàIKA, đặc biệt là Chị Hà- trưởng phòng Marketing đã hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình

và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình tham gia thực tập tạicông ty

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viênkhích lệ và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này

Do thời gian cũng như khả năng bản thân còn hạn chế nên khóa luận tốtnghiệp này còn nhiều thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đónggóp, phê bình của độc giả

Em xin chân thành cảm ơn.

Hà nội, ngày… tháng ….năm 2014

Sinh viên Trịnh Thị Thanh

Trang 2

TÓM LƯỢC

Thu nhập và đời sống của người dân Việt Nam ngày càng tăng lên Chính vìvậy nhu cầu của người dân về ẩm thực tăng lên, hơn nữa các sản phẩm thực phẩm chếbiến sẵn như thực phẩm hun khói là một mặt hàng rất tiện ích và cần thiết trong cuộcsống bận rộn như ngày nay Vì thế, nhu cầu sử dụng các sản phẩm thực phẩm chế biếnngày càng tăng Hiện nay, phát triển thương mại các sản phẩm thực phẩm hun khóicũng có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm và giải quyết Qua quá trình thực tập tạiCông ty cổ phần Ông già IKA em có cơ hội được tìm hiểu về thực trạng phát triểnthương mại sản phẩm của công ty Chính vì thế em lựa chọn đề tài :” giải pháp thịtrường nhằm phát triển thương mại sản phẩm của công ty cổ phần Ông già IKA trênthị trường Hà Nội” làm đề tài khóa luận của mình

Đầu tiên luận văn nêu tổng quan về các vấn đề nghiên cứu như: Tính cấp thiếtcủa đề tài, xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vinghiên cứu và kết cấu của khóa luận

Sau đó hệ thống lại các lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại,mặt hàngthực phẩm hun khói, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩmthực phẩm hun khói, những nhân tố thuộc thị trường tác động đến phát triển thươngmại sản phẩm thực phẩm hun khói

Luận văn cũng chỉ ra các phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu, kết quả phân tích

dữ liệu thứ cấp, phân tích các nhân tố thuộc thị trường tác động đến phát triển thươngmại sản phẩm thực phẩm hun khói

Cuối cùng là khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển thương mại sản phẩmthực phẩm hun khói của công ty cổ phần Ông già IKA, chỉ ra những thành tựu, hạnchế, nguyên nhân những vấn đề còn tồn tại Từ đó đưa ra dự báo và các giải pháp thịtrường nhằm phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm hun khói IKA tới năm 2015

và những năm tiếp theo

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

TÓM LƯỢC 2

MỤC LỤC 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ 7

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 2

3.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 7

Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 8

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 8

1.1.1 Khái niệm về phát triển thị trường 8

1.1.2 Khái niệm về phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp 8

1.1.3 Mối quan hệ giữa phát triển thị trường và phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp 9

1.2NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ SỞ CỦA PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẲM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 10

1.2.1 Những chỉ tiêu biểu hiện sự phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp 10

1.2.2 Những cơ sở phát triển thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp 14

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 15

1.3.1 Nhân tố vĩ mô 15

1.3.2 Nhân tố nội tại của doanh nghiệp 16

Trang 4

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ÔNG GIÀ IKA TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 18 2.1 NHỮNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ÔNG GIÀ IKA VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 18 2.1.1 Những khái quát chung về Công ty cổ phần Ông già IKA 18 2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường để phát triển thương mại sản phẩm của Công ty cổ phần Ông già IKA trên thị trường Hà Nội 21 2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ÔNG GIÀ IKA TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 26 2.2.1 Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm của Công ty cổ phần Ông già IKA trên thị trường Hà Nội 26 2.2.2 Các chính sách phát triển thương mại sản phẩm của Công ty cổ phần Ông già IKA trên thị trường Hà Nội 30 2.3 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ÔNG GIÀ IKA TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 33

2.3.1 Những thành tựu đạt được 33

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 33 2.3.3 Những phát hiện trong việc phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm hun khói 34 Chương 3 : CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CÔNG TY CỔ PHẦN ÔNG GIÀ IKA TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 36 3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ÔNG GIÀ IKA TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI ĐẾN NĂM

2015 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO 36 3.1.1 Những dự báo về phát triển thị trường sản phẩm thực phẩm hun khói của công ty cổ phần Ông già IKA 36 3.1.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển thương mại của doanh nghiệp 37 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ÔNG GIÀ IKA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

37

3.2.1 Đẩy mạnh công tác dự báo nghiên cứu thị trường 37

Trang 5

3.2.2 Mở rộng phát triển mạng lưới phân phối 38

3.2.3 Đẩy mạnh công tác quảng bá ,quảng cáo , xúc tiến sản phẩm 38

3.2.4 Đa dạng hóa sản phẩm: 38

3.2.5 Đảo bảo nguồn lực cho hoạt động phát triển thị trường 39

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ÔNG GIÀ IKA 39

3.3.1 Kiến nghị đến Bộ Thông tin và truyền thông 39

Tổ chức thông tin 39

3.3.2 Kiến nghị đến hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật 40

3.4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU 41

KẾT LUẬN 42

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

2 Bảng 2.2 Doanh thu của Công ty cổ phần Ông già IKA từ năm 2011 đến

năm 2013 tại thị trường Hà Nội

3 Bảng 2.3 Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm của công ty cổ phần Ông già

IKA năm 2013 tại thị trường Hà Nội

4 Bảng 2.4 Cơ cấu doanh thu theo nhóm khách hàng của công ty cổ phần

Ông già IKA năm 2013 tại thị trường Hà Nội

5 Bảng 2.5 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty cổ phần Ông già

IKA trên thị trường Hà Nội giai đoạn 2011-2013

6 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu doanh thu theo đối tượng khách hàng của công ty cổ

phần Ông già IKA trên thị trường Hà Nội

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ

1 Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Ông Già IKA

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.

Thế giới vẫn đang từng ngày vận động và phát triển không ngừng, đi cùng với đó làchất lượng cuộc sống cũng được cải thiện và nâng cao Ngày nay, cuộc sống hiện đạingày càng đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của con người bên cạnh nhu cầu được ăn mặc đẹp, được sống cuộc sống thoải mái, tiện nghithìcon người còn có nhu cầu được

ăn ngon, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để có sứckhỏe tốt Từ đó, con người có thể làm vi

ệc tốt hơn, hiệu quả hơn Vì lí do đó mà ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phầnđáp ứng nhu cầu về ăn uống cho mọi người

Thực phẩm hun khói ngày nay đã trở thành những món ăn quen thuộc trong cácgia đình có cuộc sống hiện đại khi thời gian được xem như vàng,mọi gia đình tìm đếnvới thực phẩm chế biến sẵn như thực phẩm hun khói với mong muốn thưởng thứcnhững sản phẩm vừa ngon, vừa tiết kiệm thời gian Đây là cơ hội cho ngành côngnghiệp chế biến thực phẩm nói chung, cũng như lĩnh vực chế biến thực phẩm hun khóinói riêng có cơ hội tăng trưởng nhanh Và là nguyên nhân khiến mức độ cạnh tranhtrong lĩnh vực chế biến thực phẩm sẽ ngày càng mạnh mẽ, gay gắt hơn

Công ty cổ phần Ông Già IKA với bí quyết truyền thống hun khói lâu đời củadòng họ IKA đến từ cộng hòa tiệp khắc cũ với mong muốn mang đến cho người tiêudùng tại Việt Nam những món ăn ngon, mới lạ, bổ dưỡng đã cung cấp ra thị trườngnhững sản phẩm mang thương hiệu Ông già IKA với chất lượng cao như xúc xíchKlobasa, Gà ta hun khói, Chân giò hun khói…đây đều là những sản phẩm đã đượcnhiều người tiêu dùng biết đến, tin yêu Tuy nhiên là một doanh nghiệp ra đời sau cácthương hiệu chế biến đồ hun khói được nhiều người tin dùng như thực phẩm Đức Việt,Vissan, Hiến Thành nên doanh nghiệp đã gặp phải những khó khăn ban đầu khi đưasản phẩm mới của mình đến được tay người tiêu dùng Bên cạnh đó công ty gặp khókhăn trong vấn đề tài chính cũng như nhiều hạn chế trong quá trình nghiên cứu thịtrường, khách hàng ,hệ thống kênh phân phối còn yếu, chiến lược Marketing chưamang lại hiệu quả như mong muốn nên số lượng người tiêu dùng biết đến, thườngxuyên sử dụng sản phẩm còn khá hạn chế Thực tế qua điều tra sơ bộ cũng cho thấy sốlượng sản phẩm của công ty xuất hiện cũng rất hạn chế trên thị trường đặc biệt sảnphẩm chỉ có ở các hệ thống siêu thị lớn như Metro, Big C, Coop- Mart, Hapro, và một

số hệ thống Minimart Đây chính là khó khăn lớn mà doanh nghiệp gặp phải khi thực

sự muốn phát triển thương mại sản phẩm của mình, đặc biệt trên thị trường chính nhưthị trường Hà Nội Vấn đề đặt ra là giữ vững thị trường, cũng như thâm nhập sâu vàothị trương Hà Nội đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp Từnhững thực tiễn khó khăn mà doanh nghiệp vẫn còn gặp phải trong quá trình phát triển

Trang 9

Em xin mạnh dạn đề xuất đề tài “ Giải pháp thị trường nhằm phát triền thương mại sảnphẩm của công ty Ông Già IKA trên thị trường Hà Nội” với mong muốn tìm thêmnhững giải pháp thị trường những hướng đi mới giúp công ty phát triển tốt hơn.

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài “Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm của công ty cổ phần Ông Già IKA trên thị trường Hà Nội” như sau:

Tác giả Nguyễn Hải Hường, Khoa Kinh tế (2011), ‘Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm ô tô trên địa bàn Hà Nội (Lấy công tyTNHH Thiên Ngọc An làm đơnvị nghiên cứu)’, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Thương mại.

Đề tài tiếp cận nghiên cứu giải pháp thị trường nhằm mục đích phát triểnthương mại sản phẩm ô tô trên địa bàn Hà Nội trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế hiệnnay Trên cơ sở điều tra, phân tích, đề tài đã nêu lên được thực trạng và các nhân tốảnh hưởng tới phát triển thương mại sản phẩm ô tô giai đoạn 2006 – 2011, từ đó đi sâuvào nghiên cứu giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại trong giai đoạn 2011– 2015

Tác giả Hoàng Thị Minh, Khoa Kinh tế (2011), ‘Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng điện tử - điện lạnh trên thị trường Hà Nội’, Luận văn

tốt nghiệp, Đại học Thương mại

Đề tài đã đánh giá về những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của việc phát triểnthương mại và từ đó đưa ra một số giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mạicác mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp nghiên cứu.Đồng thời, đề tài cũng đi sâunghiên cứu lý thuyết liên quan tới các thị trường của doanh nghiệp và phát triểnthương mại của doanh nghiệp Nhà nước.Từ đó đưa ra được các kết luận về giải phápthị trường nhằm phát triển thương mại các mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệptrong giai đoạn 2011 – 2015

Tác giả Trần Văn Thuật, Khoa Quản trị doanh nghiệp (2009), ‘Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm máy phát điện tại thị trường Hà Nội của công ty cổ phần đầu tư và thương mại T & G’, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Thương mại.

Tác giả nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, vai trò của đẩy mạnh tiêuthụ.Thông qua nghiên cứu về thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty, tác giả đưa

ra giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm máy phát điện cho công ty trên thịtrường Hà Nội

Tác giả Trần Thị Hương Trà, Khoa kinh tế Đề tài: : “Giải pháp thị trường nhằmphát triển thương mại sản phẩm chăm sóc tóc eBonny” , Luận văn tốt nghiệp Đại họcThương Mại

Trang 10

Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu về các đề tài trên em đã đúc kết, kế thừađược các lý thuyết về thương mại, phát triển thương mại, một số giải pháp thị trườngnhằm phát triển thương mại các mặt hàng khác nhau Tuy nhiên chưa có đề tài nàonghiên cứu sâu, riêng cho mặt hàng thực phẩm hun khói nói chung cũng như sản phẩmcủa Công ty cổ phần Ông già IKA nói riêng Do vậy, em xin lựa chọn nghiên cứu đề

tài “Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm hun khói của công ty cổ phần Ông Già IKA trên thị trường Hà Nội”.

3.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Để phát triển thương mại mặt hàng thực phẩm hun khói của công ty cổ phầnÔng Già IKA trên thị trường Hà Nội, khóa luận sẽ khảo sát thực trạng phát triển củalĩnh vực chế biến sản phẩm hun khói nói chung cũng như thực trạng phát triển thươngmại thực phẩm hun khói nói riêng của công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội Thôngqua các điều tra sơ bộ, khảo sát thực tế nhằm đưa ra những nhận định, giải pháp hướng

đi đúng cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển thị trường nhằm phát triển thươngmại

Khóa luận sẽ tập trung đưa ra các giải phát phát triển thương mại của công tythông qua việc trả lời các câu hỏi:

Đặc điểm của các sản phẩm thực phẩm hun khói là gì? Sự phát triển của mặthàng này phụ thuộc vào những nhân tố nào và những chỉ tiêu nào đánh giá sự pháttriển thương mại sản phẩm thực phẩm hun khói?

Thực trạng phát triển thương mại mặt hàng thực phẩm hun khói của công tytrên địa bàn Hà Nội như thế nào?

Doanh nghiệp cần phải làm gì để có thể phát triển thương mại thực phẩm hunkhói của mình thông qua các giải pháp thị trường?

Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

a)Đối tượng nghiên cứu:

Là những lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại của công ty cổ phần ÔngGià IKA trên địa bàn hà nội

b)Mục tiêu nghiên cứu

-Mục tiêu chung : Tìm kiếm các giải pháp thị trường nhằm phát triển thươngmại sản phẩm của công ty cổ phần Ông già IKA trên thị trường Hà Nội

-Mục tiêu cụ thể:

-Mục tiêu lý luận: Làm rõ một số khái niệm cơ bản về thương mại, phát triển

thương mại và lý thuyết khác liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm thực phẩmhun khói

Trang 11

-Mục tiêu thực tiễn: Dựa trên những lý luận đã nêu cùng với quá trình thực tập,

khảo sát và nắm được tình hình, thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thực phẩmhun khói của công ty cổ phần Ông Già IKA trên địa bàn Hà Nội Qua đó thấy đượcnhững thành công và những mặt hạn chế còn tồn tại cũng như tìm ra nguyên nhântrong quá trình phát triển thương mại sản phẩm của công ty

Trên cơ sở lý luận và thực tế nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thị trườngnhằm phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm hun khói của công ty Ông Già IKAtrên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới

c)Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung nghiên cứu: Phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm hun khói

của công ty cổ phần Ông Già IKA

Về phạm vi không gian: Do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tập

trung chủ yếu ở địa bàn Hà Nội Chính vì vậy em giới hạn đề tài tập trung nghiên cứuhoạt động thương mại của công ty trên địa bàn Hà Nội

Về phạm vi thời gian: Đề tài khảo sát, nghiên cứu thực trạng phát triển của

thương mại sản phẩm thực phẩm hun khói của công ty trên thị trường Hà Nội trong 3năm gần đây 2011-2013 Qua đó đưa ra các giải pháp về thị trường nhằm phát triểnsản phẩm thực phẩm hun khói của công ty tới năm 2015 và những năm tiếp theo

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận

-Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu

phản ánh phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm hun khói và thực trạng phát triểnthương mại trong mối quan hệ biện chứng với các nhân tố kinh tế, chính trị, luật pháptrong nước và quốc tế

-Phương pháp duy vật lịch sử: Phương pháp duy vật lịch sử, nghiên cứu phát

triển thương mại sản phẩm thực phẩm hun khói trong nền kinh tế thị trường hiện nay,phát triển thương mại cũng phải tuân theo các quy luật kinh tế hiện tại Ngoài ra phảiphân tích đánh giá phát triển thương mại phù hợp với điều kiện lịch sử, gắn với tìnhhình kinh tế xã hội của đất nước, với đặc điểm của môi trường kinh doanh mỗi thời kỳ

Các phương pháp cụ thể:

-Phương pháp tổng quan tài liệu:

Trong bước này, tác giả có thể phải đọc lại những tài liệu đã đọc hoặc đọc thêmnhững tài liệu liên quan để có thêm thông tin hoặc làm rõ thêm thông tin quan trọng.Viết tổng quan tài liệu không phải là công việc chỉ làm một lần hay chỉ là một quátrình đơn tuyến, mà được lặp đi lặp lại nhiều lần, với nhiều mức độ và mục đích khácnhau.Khi mới bắt đầugiúp lựa chọn đề tài, đánh giá phạm vi các nguồn tài nguyên hỗ

Trang 12

trợ, đặt vấn đề nghiên cứu.Khi đang nghiên cứugiúp củng cố các luận cứ, luận chứng,

bổ sung các đánh giá phê bình khoa học Khi kết thúc nghiên cứu giúp tạo hình mẫu,tiêu chuẩn để soạn thảo và trình bày kết quả nghiên cứu

(http://www.tnmc.edu.vn/webdhyd/index.php?

PHAP-VIET-TONG-QUAN-TAI-LIEU-VA-TIM-KIEM-TAI-LIEU-THAM-KHAO-138)

language=vi&nv=news&op=Phuong-phap-nghien-cuu-khoa-hoc-113/PHUONG Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các quátrình nghiên cứu và các hiện tượng kinh tế xã hội Phương pháp thu thập dữ liệu lànhững con đường, cách thức để chủ thể nghiên cứu có thể tìm hiểu, nắm bắt và sở hữuđược thông tin, dữ liệu nhằm phục vụ cho công việc nghiên cứu của bản thân Có haiphương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp vàphương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là phươngpháp thu thập lần đầu các dữ liệu, thu thập trực tiếp từ các đơn vị tổng thể nghiên cứuthông qua các cuộc điều tra thống kế Còn phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp làphương pháp thu thập những số liệu đã qua xử lý, được tổng hợp vào sổ sách, đượclưu trữ lại của đối tượng nghiên cứu Nhưng do việc thu thập dữ liệu thường tốn nhiềuthời gian, công sức và chi phí nên các chủ thể nghiên cứu nên chọn cho mình cácphương pháp nghiên cứu để thích hợp với hiện tượng, làm cơ sở để lập kế hoạch thuthập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả cao nhất của giai đoạnquan trọng này

Trong phạm vi khóa luận của em, do có sự giới hạn về thời gian cũng như điềukiện thu thập dữ liệu, đề tài sẽ chỉ chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu quacác nguồn thứ cấp, thu thập thông tin gián tiếp thông qua các tài liệu, sổ sách, báo chí,internet… cùng các số liệu báo cáo của công ty, chủ yếu là các số liệu kế toán liênquan tới tình hình kinh doanh các loại hàng hóa của công ty, các báo cáo kinh doanh,khối lượng hàng hóa được sản xuất ra từ năm 2011 tới năm 2013 Qua đó tổng hợpthông tin về doanh thu, doanh số tiêu thụ của sản phẩm thực phẩm hun khói trongnhững năm gần đây Phương pháp này được sử dụng chủ yếu phục vụ cho nội dungchương 2 và chương 3 của đề tài khóa luận

-Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp thống kê

Phương pháp thống kê là một phương pháp bao gồm 4 bước cơ bản là nghiêncứu dữ liệu và thiết kế các nghiên cứu định lượng, tóm tắt thông tin, đưa ra các kết

Trang 13

luận dựa trên các số liệu và cuối cùng là ước lượng kết quả hiện tại hoặc dự báo tươnglai.

Thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được như doanh thu, doanh số tiêuthụ, báo cáo kết quả kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các khách hàng thân thiếtcủa công ty, giá cả, lợi nhuận và số lượng sản phẩm hun khói được tiêu thụ qua cácnăm cũng như cơ cấu doanh thu sản phẩm theo khu vực đia lý Em đã tiến hànhthống kê các số liệu thu thập được theo từng chỉ tiêu trên qua các năm từ 2011 – 2013

để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài

sử dụng các nguồn lực để từ đó giúp doanh nghiệp có phương hướng điều chỉnh hoạtđộng sản xuất, xúc tiến thương mại và dịch vụ một cách hợp lý

Phương pháp đồ thị

Phương pháp đồ thị là phương pháp mà người nghiên cứu tiến hành vẽ cácđường biểu diễn nhằm mô tả xu hướng phát triển của một sự vật, hiện tượng nào đóthông qua những số liệu thu thập được về cùng một loại chỉ tiêu của sự vật, hiện tượng

đó Phương pháp đồ thị rất hữu ích trong việc phân tích, nhận định, đánh giá sự pháttriển của các hiện tượng rồi từ đó rút ra dự đoán xu hướng phát triển của hiện tượng đótrong tương lại.Sử dụng phương pháp đồ thị mang lại cái nhìn trực quan nhất, hiển thị

rõ nhất sự khác nhau giữa các số liệu bằng các biểu đồ, đồ thị toán học

Trong khóa luận này, phương pháp đồ thị được sử dụng để vẽ sự tăng trưởngcủa doanh thu qua các năm từ 2011 -2013 để từ đó nhận thấy xu hướng tăng trưởngdoanh thu của công ty, vẽ đồ thị thể hiện sự thay đổi của cơ cấu khách hàng Việc vẽcác đồ thị này giúp em dễ dàng rất nhiều trong việc phân tích số liệu

-Phương pháp khác

Ngoài các phương pháp đã nêu trên, khóa luận còn sử dụng một số phươngpháp khác như phương pháp chỉ số, diễn giải, sử dụng phần mềm trong việc vẽ cácbiểu đồ phục vụ cho việc phân tích các dữ liệu

Trang 14

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài các phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục

từ viết tắt, lời mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục; luận văn có kết cấu gồm 3chương như sau:

Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG NHẰM

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT

TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ÔNG GIÀ IKA TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI

Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT

TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CÔNG TY CỔ PHẦN ÔNG GIÀ IKA TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Trang 15

Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT

TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.1Khái niệm về phát triển thị trường

a) Khái niệm thị trường

Theo bài giảng bộ môn kinh tế thương mại Việt Nam nói rõ “Thị trường là nơidiễn ra các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ, là tổng hợp các quan hệhàng-tiền, tập hợp những người bán và người mua và các điều kiện ( kinh tế, kỹthuật, ) để thị trường vận hành thông suốt

Theo Phillip Kotler thì “ Thị trường là tập hợp những người mua hàng hiện tại

và tương lai” Quan điểm này coi khách hàng là thị trường của nhà kinh doanh Vớiquan điểm đó đã mở ra khả năng khai thác thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp.Thị trường luôn ở trạng thái vận động và phát triển Khả năng phát triển khách hàng sẽquyết định sự phát triển thị trường của các nhà kinh doanh

Theo quan điểm của marketing khái niệm thị trường được xét trên hai góc độ:-Xét ở góc độ vĩ mô: Thị trường được hiểu là một tâp phức hợp và liên tục củacác nhân tố môi trường kinh doanh, các quan hệ trao đổi hàng hóa được hấp dẫn, đượcthực hiện trong một không gian mở, hữu hạn các chủ thể cung cầu và phương thứctương tác giữa chúng nhằm tạo điều kiện tồn tại và phát triển cho sản xuất và kinhdoanh

-Xét ở góc độ vi mô: Thị trường được hiểu là một tập khách hàng là người cungứng hiện thực và tiềm năng cùng có nhu cầu về những mặt hàng mà công ty có dự ánkinh doanh và tập người bán- đối thủ cạnh tranh của nó

b) Khái niệm phát triển thị trường

Phát triển thị trường có thể được hiểu là việc làm gia tăng khách hàng của công tytrên thị trường, gia tăng khối lượng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, tăng thị phần của công ty

về sản phẩm hàng hóa trên thị trường mà công ty kinh doanh

Vì vậy phát triển thị trường của công ty chính là việc mở rộng bán hàng trên thịtrường mục tiêu Sản phẩm bán có thể là sản phẩm hiện tại hoặc sản phẩm mới Thị trườngmục tiêu có thể là thị trường mới, các phân đoạn mới của thị trường hiện tại, hay các nhómkhách hàng tiềm năng trên các đoạn thị trường hiện tại

1.1.2 Khái niệm về phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp

a) Khái niệm thương mại

Theo Bộ môn kinh tế Thương mại trường Đại hoc kinh tế Thương mại (2006,tr.7)nêu rõ:“Nghiên cứu Thương mại dưới các góc độ cơ bản: Hoạt động kinh tế, một khâu

Trang 16

của quá trình tái sản xuất xã hội, cũng như góc độ ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân,chúng ta đều nhận thấy đặc trưng chung nhất của Thương mại là buôn bán, trao đổi hànghóa và cung ứng dịch vụ gắn với tiền tệ và nhằm mục đích lợi nhuận.

Theo luật thương mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Hoạtđộng thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm: mua bán hàng hóa,cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động sinh lời khác”

Từ đó có thể rút ra khái niệm chung của Thương mại là: Thương mại là tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận.

Thương mại, tiếng Anh là “Commerce” , ngoài ra còn có thuật ngữ khác làTrade, tiếng Pháp “Commerce”, tiếng Latinh “Commercium”, về cơ bản các từ nàyđều được hiểu là buôn bán hàng hóa với mục đích sinh lợi

• Khái niệm thương mại hàng hóa

Theo Bộ môn kinh tế Thương mại trường Đại hoc kinh tế Thương mại

(2006,tr.7) nêu rõ:“Thương mại hàng hoá là một bộ phận của thương mại nói chung,

ra đời từ rất lâu trong lịch sử Thương mại hàng hoá là lĩnh vực trao đổi hàng hoá hữu hình, bao gồm tổng thể các hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động hỗ trợ các chủ thể kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi đó diễn ra theo mục tiêu đã xác định.”

b) Khái niệm phát triển thương mại sản phẩm

-Phát triển thương mại là tất cả các hoạt động của con người tác động theo

hướng tích cực đến lĩnh vực thương mại (mua bán sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động

hỗ trợ thúc đẩy quá trình mua bán sản phẩm dịch vụ) làm cho lĩnh vực này ngày càng

mở rộng về quy mô, tăng lên về chất lượng, nâng cao hiệu quả tiến tới phát triển bềnvững

-Phát triển thương mại sản phẩm: Là sự nỗ lực, cải thiện về quy mô, chất

lượng, cơ cấu hàng hóa - dịch vụ các hoạt động thương mại trên thị trường nhằm tối đahóa tiêu thụ và hiệu quả của các hoạt động thương mại cũng như tối đa hóa lợi ích màkhách hàng mong đợi trên thị trường mục tiêu

1.1.3 Mối quan hệ giữa phát triển thị trường và phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp

Phát triển thị trường và phát triển thương mại có mối quan hệ mật thiết, ràngbuộc lẫn nhau.Cả phát triển thị trường và phát triển thương mại đều có mục đích cuốicùng là mang lại lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp Đặc biệt phát triển thị trường có ýnghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển thương mại Nó tác động tới phát triểnthương mại cả lượng và chất

Trang 17

-Phát triển thị trường làm mở rộng quy mô thương mại Quy mô thương mạiđược mở rộng tương ứng với thị trường được mở rộng có thể về phạm vi địa lý, cũng

có thể về đối tượng khách hàng mới qua đó làm gia tăng sản lượng bán ra và quá trìnhchuyển dịch cơ cấu sản phẩm phù hợp hơn

-Phát triển thị trường góp phần nâng cao chất lượng thương mại.Trong quá trìnhthu thập, tìm kiếm xử lý thông tin của thị trường nhằm phát triển thị trường, doanhnghiệp sẽ có những quyết định hợp lý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu thương mạisản phẩm nhằm giữ vững, phát triển thị trường trước những nhu cầu thay đổi cũng như

sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường Chính quá trình chuyển dịch cơ cấu thương mạisản phẩm hợp lý góp phần nâng cao chất lượng thương mại của doanh nghiệp nói riêng

và của cả ngành hàng nói chung

-Phát triển thị trường làm gia tăng hiệu quả thương mại Mục tiêu của phát triểnthị trường là phải mang lại một hiệu quả thương mại nhất định nào đó Chính hiệu quảthương mại sẽ cho biết thực trạng phát triển thị trường của doanh nghiệp một cáchchính xác nhất Nếu doanh nghiệp có được một chiến lược phát triển thị trường phùhợp và đúng đắn thì đồng thời hiệu quả thương mại cao

-Phát triển thị trường kéo theo phát triển thương mại bền vững Mở rộng thị trường

về mặt địa lý, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh là những yếu tố

cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thương mại Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp nói chung và của mỗi sản phẩm nói riêng sẽ đảm bảo thương mại phát triển hiệuquả Nhưng tính bền vững còn phù thuộc vào thị trường của doanh nghiệp có phải là thịtrường tiềm năng, ổn định về cung cầu, giá cả hay không Do vậy phát triển thị trường ảnhhưởng đến cả chiều rộng và chiều sâu của phát triển thương mại

1.2 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ SỞ CỦA PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẲM

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.1 Những chỉ tiêu biểu hiện sự phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp

Từ nội hàm phát triển thương mại ta đưa ra 4 tiêu chí đánh giá sự phát triểnthương mại là: phát triển thương mại về quy mô, phát triển thương mại về chất lượng,hiệu quả thương mại, tính bền vững của phát triển thương mại Dựa trên 4 tiêu chí này,

ta có thể đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá như sau:

a)Chỉ tiêu về quy mô thương mại

Trên phương diện doanh nghiệp, các chỉ tiêu về quy mô được thể hiện qua:

-Doanh thu tiêu thụ: “Doanh thu là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được từ

việc bán hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường”

Trang 18

+ Nếu gọi Q là tổng khối lượng sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên thịtrường.

+ P là giá bán trung bình cho một đơn vị sản phẩm được bán ra trên thị trườngthì doanh thu tiêu thụ trung bình về sản phẩm trên các thị trường là:

DT = P×Q (đơn vị tiền tệ)

+ Nếu gọi Q A là khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường A

+ PA là giá bán cho một đơn vị sản phẩm trên thị trường A

+ Thì doanh thu tiêu thụ cho thị trường A là:

DTA = PA×QA (đơn vị tiền tệ)

+ Đây là chỉ tiêu tương đối dễ tính nhưng lại không đánh giá được đúng thựcchất của hiệu quả do việc phát triển thương mại sản phẩm mang lại cho doanh nghiệp

Vì thế để đánh giá chính xác hiệu quả việc phát triển thương mại sản phẩm thì cần phảiđánh giá và nhận xét qua các chỉ tiêu khác

-Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng về doanh thu tiêu thụ mặt hàng

+ Tốc độ tăng trưởng thể hiện sự gia tăng về doanh thu của doanh nghiệp quacác năm

Nếu gọi DT A là doanh thu về sản phẩm chăm sóc tóc eBonny trên thị trường HàNội năm 2008

DTA’ là doanh thu về sản phẩm chăm sóc tóc eBonny trên thị trường Hà Nộivào năm 2009 thì tốc độ tăng trưởng (a) của doanh nghiệp của năm 2009 là:

a = DTA ⁄ DTA’×100%

Các chỉ tiêu mức độ tăng trưởng của lượng sản phẩm và doanh thu giữa hai thời

kì nghiên cứu Các chỉ tiêu này càng cao thì càng chứng tỏ sự gia tăng về quy mô củadoanh nghiệp càng lớn và ngược lại

Qua đây chúng ta có thể tính tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm để thấyđược sự tăng trưởng đó có ổn định, liên tục không Đồng thời cũng thấy được sự dịchchuyển cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp

b) Chỉ tiêu về chất lượng thương mại

Chỉ tiêu chất lượng được thể hiện ở các yếu tố:

-Tốc độ tăng trưởng sản phẩm

+ Cơ cấu tiêu thụ phản ánh chất lượng tiêu thụ, thông qua cơ cấu tiêu thụ có thểnhìn thấy mặt hàng kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp, vì thế để đưa ra một cơ cấutiêu thụ hợp lý thì doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng, dựa vào các nguồn lực cũngnhư năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình

Nếu gọi DT A là doanh thu của doanh nghiệp X về sản phẩm A trên địa bàn HàNội (hoặc trong toàn ngành kinh doanh về sản phẩm A)

Trang 19

Gọi DT là doanh thu về sản phẩm A trên địa bàn Hà Nội (hoặc trong toàn

ngành kinh doanh về sản phẩm A)

Thì suy ra tỷ trọng doanh thu về sản phẩm A của công ty X trên địa bàn Hà Nội(hoặc trong toàn ngành kinh doanh về sản phẩm A) là:

Tỷ trọng doanh thu về sản phẩm A của doanh nghiệp X = DT A/DT×100%

+ Tốc độ tăng trưởng thể hiện sự gia tăng về doanh thu của doanh nghiệp quacác năm

Nếu gọi DT A là doanh thu về sản phẩm trên thị trường Hà Nội năm X

DTA’ là doanh thu về sản phẩm trên thị trường Hà Nội vào năm X+1 thì tốc độ tăng trưởng (a) của doanh nghiệp của năm X+1 là:

a = DTA ⁄ DTA’×100%

-Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng

Thông qua cơ cấu mặt hàng sản phẩm tiêu thụ ta có thể thấy được những sảnphẩm kinh doanh chủ lực của doanh nghiệp Cơ cấu tiêu thụ của từng mặt hàng trongtổng các mặt hàng kinh doanh được tính theo sản lượng tiêu thụ hoặc theo daonh thutiêu thụ

Gọi Q A là sản lượng tiêu thụ của mặt hàng A

Q là tổng sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp.

DTA là doanh thu tiêu thụ sản phẩm A

DT là tổng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp

Ta có tỷ trọng về sản lượng và doanh thu tiêu thụ của mặt hàng A so với tổngsản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ là :

Tỷ trọng về sản lượng tiêu thụ (A) =  100

c) Tính hiệu quả của phát triển thương mại sản phẩm

Hiệu quả thương mại: là chỉ tiêu phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả thu

được và những chi phí bỏ ra của quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.Thực chất, đó là trình độ sử dụng nguồn lực được hiểu là các phương tiện, còn kết quảchính là các mục tiêu, cái đích cần đạt tới của hoạt động thương mại Do vậy, theonghĩa rộng, hiệu quả thương mại được thể hiện ở mối quan hệ giữa mục tiêu vàphương tiện tổ chức quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ

Hiệu quả thương mại không chỉ đơn thuần là hiệu quả kinh tế, nó còn đượcnghiên cứu là một phạm trù kinh tế - xã hội tổng hợp trên cả tầm vĩ mô và phạm vidoanh nghiệp Trên bình diện vĩ mô, hiệu quả thương mại phản ánh trình độ sử dụng

Trang 20

các nguồn lực phục vụ cho hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụnói chung của cả nền kinh tế Tác động về kinh tế, về xã hội và môi trường của thươngmại được phản ánh qua các chỉ tiêu hiệu quả theo cách tiếp cận này.

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả thường dùng là lợi nhuận Đây là chỉ tiêu phản ánh

rõ nét nhất mức độ hiệu quả của việc phát triển thương mại Dựa vào chỉ tiêu nàydoanh nghiệp có thể so sánh và đánh giá kết quả kinh doanh đạt được trên thực tế cósát với kế hoạch và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hay không từ đó doanhnghiệp có thể biết được các sai lệch trong thực tế và có kế hoạch điều chỉnh trongtương lai phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn đạt được

Công thức hiệu quả thương mại:

HQ = DT – CF

Hoặc : HQ = KQ/CF

Trong đó: KQ: là kết quả, có thể được tính bằng doanh thu hoặc lợi nhuận DT: là doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp

CF: chi phí sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp

Đây là các chỉ tiêu tương đối phức tạp, khó tính chính xác vì các hoạt độngthương mại của doanh nghiệp không chỉ mang lại cho doanh nghiệp các lợi ích trướcmắt là lợi nhuận mà còn mang lại nhiều lợi ích vô hình khác cho doanh nghiệp như:nâng cao uy tín cho thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh

d) Tính bền vững của phát triển thương mại sản phẩm

Là sự kết hợp giữa mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường Sự phát triển thươngmại sản phẩm không làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển trong tương lai

- Về bản chất thì phát triển bền vững phải đáp ứng được:

+ Đảm bảo hài hoà mối quan hệ lợi ích trong phát triển giữa hiện tại và tươnglai về tất cả các khía cạnh: kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường

+ Lồng ghép một cách hài hoà các khía cạnh tăng trưởng kinh tế với công bằng

xã hội và bảo vệ môi trường

- Vậy để đáp ứng cho việc phát triển thương mại một cách bền vững thì cần có

sự đảm bảo về:

+ Sự phát triển bền vững về kinh tế: có tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầungười cao và ổn định, trong điều kiện hiện nay các quốc gia phải có thu nhập GDPtăng với tỷ lệ cao vào khoảng 5% mới có thể xem là bền vững Cơ cấu GDP theohướng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp và dịch vụ trong GDP phải cao hơn nôngnghiệp nhằm đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định và lâu dài GDP và GDP bìnhquân đầu người bằng hoặc cao hơn mức trung bình hiện nay của các nước đang pháttriển

Trang 21

+ Sự phát triển bền vững về xã hội: phải đáp ứng được yêu cầu duy trì và pháthuy tính đa dạng về bản sắc dân tộc, giảm đói nghèo Giảm khoảng cách giàu nghèo vàbất bình đẳng trong xã hội.

+ Sự phát triển bền vững về môi trường: phải sử dụng hợp lý nguồn tài nguyênthiên nhiên, bảo tồn được sự đa dạng sinh học, hạn chế ô nhiễm, cải thiện môi trường

+ Sự kết hợp hài hòa và hợp lý ba mặt lợi ích kinh tế, xã hội và môi trườngtrong quá trình phát triển: phát triển bền vững chỉ có thể đạt được khi quá trình pháttriển đáp ứng được yêu cầu có một sự cân bằng nhất định của 3 nội dung kinh tế, vănhóa và xã hội

1.2.2 Những cơ sở phát triển thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp

Dựa trên quan hệ cung – cầu về sản phẩm trên thị trường

Cung – cầu về sản phẩm là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển thị trường từ

đó thương mại sản phẩm Quan hệ cung – cầu trên thị trường cho thấy tiềm năng, mức

độ tăng trưởng dự báo của sản phẩm cũng như mức độ cạnh tranh trong ngành của sảnphẩm Khi lượng cung ít hơn cầu thì những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm trongngành có điều kiện tăng trưởng, vì vậy các doanh nghiệp cần có những chính sách,định hướng phù hợp nhằm khai thác tối đa thị trường qua đó phát triển thương mạiv àgóp phần đáp ứng nhu cầu khách hàng Khi lượng cầu có xu hướng giảm và thì cũngcần có những biện pháp, chính sách thay đổi hợp lý theo chính vòng đời sản phẩm để

có được kết quả kinh doanh tốt nhất Đặc điểm về cầu sản phẩm như thu nhập, quy môcầu, đặc điểm, thói quen tiêu dùng,… là cơ sở để phát triển thị trường và phát triểnthương mại

Dựa trên năng lực hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh

Năng lực hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh cho thấy khả năng mở rộng

và phát quy mô sản xuất, lưu thông sản phẩm của doanh nghiệp.Nó có vai trò quantrọng trong việc phát triển thương mại sản phẩm Việc nắm rõ năng lực hoạt động củamình sẽ giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược, chính sách phát triểnthương mại phù hợp với tình hình hiện tại để có những phương án sản xuất kinh doanhtốt nhất tạo ra những sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, mở rộng quy mô sảnxuất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành,… đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Vốn luôn là yếu tố tiên quyết đối với mọi hoạt động kinh doanh nói chung vàhoạt động phát triển thương mại nói riêng, bởi chỉ có vốn thì các doanh nghiệp mớithực hiện được các hoạt động của mình Vốn cũng là yếu tố quyết định qui mô và kếhoạch phát triển bởi khi có vốn lớn sẽ giúp doanh nghiệp có lợi thế trong việc phát

Trang 22

triển thị trường, nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm tiêu thụ, cải tiến quá trình sảnxuất kinh doanh của mình.

Công nghệ là một trong yếu tố quan trọng để quyết định năng lực cạnh tranhcủa ngành nói chung và của doanh nghiệp kinh doanh nói riêng

Con người luôn là trung tâm của mọi vấn đề, lực lượng lao động là yếu tốkhông thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Lực lượng lao động nắm vaitrò nòng cốt trong hoạt động thương mại, quyết định hiệu quả phát triển thương mại.Một doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động có trình độ cao sẽ thúc đẩy hoạt động pháttriển thị trường và phát triển thương mại một cách thuận lợi từ đó tạo ra sức mạnhcạnh tranh lớn và ngược lại

Dựa trên lợi thế so sánh, lợi thế thương mại sản phẩm

Việc xác định lợi thế so sánh của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp xác định được

ưu thế của mình so với đối thủ, doanh nghiệp sẽ xác định được mình nên sản xuất nhưthế nào để có thể mở rộng quy mô, phát triển thương mại sản phẩm

Các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường quan tâm đến lợi thế thương hiệunhững sản phẩm mà họ cung cấp, lợi thế thị trường tập trung nhiều khu đô thị hiện đại,giao thông thuận tiện, lợi thế về hệ thống phân phối, nhân lực, mật độ tập trung dân cưcao…

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẰM

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

Có 2 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình phát triển thị trường nhằmphát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp:

1.3.1 Nhân tố vĩ mô

a) Nhân tố cầu.

Cầu của một hàng hóa, dịch vụ là số lượng của hàng hóa, dịch vụ mà người tiêudùng sẵn lòng mua tương ứng với các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gianxác định

Khi xét đến ảnh hưởng của nhân tố cầu tới sự phát triển thị trường của doanhnghiệp ta xét đến ảnh hưởng của nhân tố nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, mức thunhập, thói quen, tập tính tiêu dùng của tập khách hàng tại khu vực vị trí cần quan sát.Nếu nhu cầu về một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó là cao thì doanh nghiệp sẽ có cơhội mở rộng và phát triển thị trường của mình và ngược lại

Nhân tố cạnh tranh

Để có thể tồn tại, phát triển thị trường cũng như phát triển hoạt động kinh doanhthì doanh nghiệp sẽ luôn luôn đối mặt với những vấn đề xuất phát từ yếu tố cạnh tranh.Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất

Trang 23

bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh là khách hàng, nhà cung ứng, đối thủtiềm năng, đối thủ hiện tại, sản phẩm thay thế Vậy có thể nói một doanh nghiệp kinhdoanh trong ngành thì sẽ luôn phải hoạt động trong cơ chế thị trường với sự cạnhtranh Các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, đón trước cạnh tranh và sử dụng

vũ khí cạnh tranh hữu hiệu ( sản phẩm, quảng cáo, khuyến mại….) qua đó mức độcạnh tranh trên thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp làm doanh nghiệp có thể mở rộng vàphát triển thị trường hoặc có thể mất thị trường

Tất nhiên cầu về hàng hoá và dịch vụ còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tốngoài giá , nhưng thông thường khi giá tăng tức khắc cầu về hàng hoá hay dịch vụ đó

sẻ giảm xuộng và ngược lại Trong kinh doanh mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựngchính sách giá cả cho hàng hoá của mình trong đó cần chú ý đặc biệt đến chiến lượcgỉảm giá Giảm giá có tác dụng kích thích mua hàng ,đồng thời thoả mãn khả năng tàichính của người mua Khi thực hiện giảm giá đột ngột tức thời một sản phẩm nào đóthì nó dẫn đến một sự gia tăng rõ rệt cầu của khách hàng đối với hàng hoá đó Mộtchiến lược giảm giá liên tục có suy tính rõ ràng sẽ có khả năng mở rộng và phát triểnđáng kể ngay cả khi sức mua trung bình bị giới hạn

Nhân tố pháp luật.

Kinh tế và pháp luật luôn luôn đi kèm với nhau Làm kinh doanh thì phải hiểubiết pháp luật của nhà nước quy định đối với lĩnh vực hoạt động của mình thông qualuật pháp nhà nước điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , điềutiết cung cầu Các công cụ pháp luật mà nhà nước sử dụng đối với hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp : Thuế doanh thu , thuế lợi tức , thuế muôn bài , thuế tiêuthụ đặc biệt , thuế VAT, chính sách đâù tư…

1.3.2 Nhân tố nội tại của doanh nghiệp

Đây là những nhân tố nằm bên trong doanh nghiệp hoặc trong tầm kiểm soát củadoanh nghiệp Các nhân tố này có tác động trực tiếp tới quá trình phát triển thị trườngnhằm phát triển thương mại của doanh nghiệp

Trang 24

-Nguồn nhân lực: đây là nhân tố tiên quyết trong sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp Muốn phát triển thị trường được yếu tố đầu tiên là doanh nghiệp phải đảm bảo được

số lượng, cũng như chất lượng nguồn nhân lực phù hợp để quá trình tiến hành, thực hiệnphát triển được thành công Một doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển vững mạnh ở mọimặt thì con người chính là yếu tố tiên quyết, quan trọng nhất

-Trang thiết bị công nghệ kỹ thuật: ngày nay thì khoa học công nghệ phát triển, để

có thể phát triển thị trường thì doanh nghiệp cần đầu tư phát triển trang thiết bị máy móc,ứng dụng khoa học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm qua đó tăng sức cạnhtranh của sản phẩm, doanh nghiệp trong quá trình mở rộng thị trường cũng như phát triểnthương mại sản phẩm

-Vốn : Để quá trình phát triển thị trường cũng như phát triển thương mại sản phẩmcủa doanh nghiệp được diễn ra thì vốn là một yếu tố không thể thiếu Với nguồn vốn đủ,phù hợp thì doanh nghiệp mới có thể đầu tư nghiên cứu thị trường, đầu tư trang thiết bị,máy móc cũng như đào tạo, tuyển dụng đội ngũ nhân lực để làm tăng năng lực cạnh tranhqua đó mở rộng thị trường, tăng số lượng sản phẩm bán ra đảm bảo tính khả thi cho pháttriển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp

- Các chính sách phát triển thị trường của doanh nghiệp: Đây là một yếu tố vô cùngquan trọng nếu doanh nghiệp muốn phát triển thị trường thành công Một doanh nghiệp cónhững chính sách phát triển thị trường như chính sách giá cả, chính sách phân phối, chínhsách cạnh tranh, chính sách sản phẩm phù hợp thì quá trình phát triển thị trường của doanhnghiệp dễ đạt kết quả tốt như mong đợi Nhưng nếu doanh nghiệp có một trong các chínhsách chưa phù hợp thì nó là rào cản, khó khăn trong quá trình doanh nghiệp thực hiện mởrộng, phát triển thị trường

Trang 25

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN ÔNG GIÀ IKA TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 2.1 NHỮNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ÔNG GIÀ IKA VÀ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨMCỦA CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI

2.1.1 Những khái quát chung về Công ty cổ phần Ông già IKA

a) Giới thiệu về công ty

Công Ty Cổ Phần Ông già IKA được thành lập ngày 05/11/2007 Theo giấyphép kinh doanh số 0102032339 được cấp bởi Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố

Hà Nội

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Ông Già IKA

Tên giao dịch: THE OLD IKA CORPORATION

Tên viết tắt: IKA CORP

Mã số thuế: 0102032339

+ Tại Thành phố Hà Nội:

Trụ sở công ty: 132 Yên Bái 2, P Phố Huế, Q Hai Bà Trưng, TP Hà Nội

Cơ sở sản xuất 773 Nguyễn Khoái, P Thanh Trì, Q Hoàng Mai, TP Hà NộiĐT: 04 3 9 877 303

Trang 26

Công ty Ông già IKA là thương hiệu thực phẩm hun khói nổi tiếng lâu đời vớinhững bí quyết kinh nghiệm gia truyền của dòng họ IKA đến từ cộng hòa Séc từ khâulựa chọn nguyên liệu đến cách chế biến đặc biệt và cả quá trình lên men tự nhiên…đãtạo ra các sản phẩm của Ông già IKA có hương vị và chất lượng tuyệt hảo đảm bảo 3yếu tố Sạch- Ngon- An toàn

b) Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Ông Già IKA

lý sản xuất

Phòng

Kế toán

Phòng hành chính

P Tổng giám đốc kinh doanh

Đà Nẵng

Xưởng sản xuất:

sơ chế, đóng gói…

Bộ phận OTK:

kiểm tra chất lượng đầu ra

Phòng Kinh doanh

Phòng Marketing Hội Đồng Quản Trị

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:13

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w