Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm hun khói của công ty cổ phần Ông Già IKA trên thị trường Hà Nội (Trang 37)

c) Hiệu quả thương mại

2.3.1Những thành tựu đạt được

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đã cố gắng rất lớn trong hoạt động kinh doanh để vượt qua thử thách, vươn lên và khẳng định vị trí của mình trong thương trường. Trong thời gian hoạt động củng cố, mở rộng thị trường nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại tại thị trường Hà Nội, công ty đã đạt được một số thành tựu sau:

-Về qui mô doanh thu thương mại: doanh thu sản phẩm thực phẩm hun khói của công ty liên tục tăng trong giai đoạn năm 2011-2013.

Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Ông già IKA thì doan thu, lợi nhuận của công ty tăng đã đảm bảo sức tăng trưởng và các chỉ tiêu đề ra. Doanh thu năm 2013 tại thị trường Hà Nội là 17498,9 triệu tăng 5475,7 triệu so với năm 2011.

-Về thị trường tiêu thụ mặt hàng thực phẩm hun khói của công ty

Thị trường của công ty chủ yếu là khu vực thuộc nội thành Hà Nội và 1 số thành phố lớn như Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.. Thị trường Hà Nội là thị trường đầy tiềm năng mà công ty đã chọn đó là thị trường mục tiêu của mình. Công ty cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra nguồn hàng đảm bảo chất lượng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Bên cạnh đó công ty đã cải tạo mẫu mã các sản phẩm cũng như thực hiện việc kiểm định tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để khách hàng có thể yên tâm về chất lượng.

Tất cả thành tựu trên có được là nhờ sự nỗ lực lớn của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên của công ty trong quá trình mở rộng quy mô thương mại sản phẩm thực phẩm hun khói, góp phần tăng thị phần của công ty trên thị trường nội địa, mở ra nhiều hướng phát triển mới cho công ty.

-Về tốc độ tăng trưởng sản phẩm thực phẩm hun khói

Tốc độ tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận tương đối ổn định trong các năm 2011-2013. Tốc độ tăng trưởng từ năm 2012-2013 là cao nhất, tốc độ tăng trưởng của doanh thu là 29,8 %, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là 37,37%.

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công đã đạt được thì trong quá trình phát triển thương mại, thị trường sản phẩm thực phẩm hun khói của công ty tại thị trường Hà Nội còn gặp những tồn tại sau:

•Cơ cấu sản phẩm những năm gần đây cũng khá phong phú và đa dạng xong các sản phẩm của công ty tập trung vào những khách hàng có thu nhập khá, vì vậy công ty cần nghiên cứu mở rộng, đáp ứng thêm những yêu cầu được tiêu dùng sản phẩm chất lượng của các tập khách hàng mới trên các phân đoạn thị trường khác nhau. → Nguyên nhân: Ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị còn hạn chế, công tác quảng bá thương hiệu còn thấp và chưa được chú trọng. Trang thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất còn hạn chế, dây chuyền sản xuất còn thiếu tính đồng bộ cho nên chưa đa dạng hóa được nhiều loại sản phẩm.

•Số lượng các nhà phân phối sản phẩm của công ty còn hạn chế. Ngoài ra các hoạt động xúc tiến thương mại của công ty còn hạn chế

→ Nguyên nhân: Việc cung cấp các sản phẩm này đến người tiêu dùng phải có các nhà phân phối nằm rải rác ở các huyện, tỉnh khác nhau. Nhưng công ty không có đủ nhân lực và vật lực để có thể đầu tư cho các nhà phân phối này. Bên cạnh đó nguồn vốn mà công ty huy động từ bên ngoài để phát triển mở rộng quy mô còn nhỏ vì vậy khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty bị hạn chế.

• Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trên địa bàn Hà Nội chiếm tỷ trọng khá thấp so với các công ty khác. Hầu như thị trường tiêu thụ sản phẩm thực phẩm hun khói của công ty chủ yếu là các khu vực có thu nhập cao như các khu vực nội thành Hà Nội và một số thàn phố lớn có hệ thống siêu thị, nhà hàng- khách sạn đối tác của công ty.

→ Nguyên nhân: Do doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm trong công tác phát triển thị trường. Công tác này đòi hỏi phải được tiến hành liên tục, thường xuyên và khoa học thì mới đảm bảo được hiệu quả lâu dài và bền vững, trong khi công ty lại rất thiếu nhân lực có kinh nghiệm trong lĩnh vực này dẫn đến kết quả phát triển thị trường của công ty vẫn còn chưa hiệu quả.

2.3.3 Những phát hiện trong việc phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm hun khói

-Về quy mô thị trường: Thị trường của công ty chưa thực sự được mở rộng. Thị trường chính của công ty là thị trường nội thành Hà Nội và một số thành phố lớn, các sản phẩm của công ty chưa thực sự được biết đến nhiều và tiêu thụ rộng rãi tại các ngoại thành Hà Nội, tỉnh lân cận địa bàn Hà Nội.

-Về năng lực cạnh tranh của DN

Trong thời kỳ khủng hoảng như hiện nay, giá cả các sản phẩm Ông già IKA được định giá cao hơn giá các sản phẩm cùng loại trên thị trường là một thách thức, ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, nguồn lực về tài chính hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tiến hành phát triển thương mại sản phẩm công ty.

-Về rào cản của thị trường: Các chính sách vĩ mô của Nhà nước cũng còn nhiều hạn chế, thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp còn rườm rà, gây nhiều phiền hà cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. .

-Về cách sử dụng các nguồn lực cho thị trường: mặc dù biết những nguồn lực của thị trường có tác động rất lớn đến sự phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm hun khói nhưng hiện nay việc sử dụng những nguồn lực cho thị trường của DN thì chưa được hợp lý, việc phân bổ những nguồn lực này chưa phù hợp với sự phát triển thương mại của sản phẩm.

Chương 3 : CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG

MẠI SẢN PHẨM CÔNG TY CỔ PHẦN ÔNG GIÀ IKA TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI.

3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ÔNG GIÀ IKA TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO.

3.1.1 Những dự báo về phát triển thị trường sản phẩm thực phẩm hun khói của công ty cổ phần Ông già IKA

Dự kiến đến năm 2015, quy mô dân số của Hà Nội khoảng 7,2-7,4 triệu người ; người dân có mức sống cao về vật chất và tinh thần,trong đó số dân thành thị là 3089,2 nghìn người chiếm 43,2% và sức mua của người tiêu dùng về các sản phẩm thực phẩm chế biến tăng mạnh cho thấy thị trường Hà Nội vẫn là một thị trường đầy tiềm năng cho sự phát triển của ngành thực phẩm chế biến nói chung. Đây là cơ hội rất tốt để công ty cổ phần Ông già IKA có cơ hội phát triển, thâm nhập sâu hơn vào thị trường Hà Nội qua đó phát triển thương mại.

TP Hà Nội tăng cường tạo nguồn thực phẩm để cung ứng và bình ổn thị trường. Dự báo đến năm 2015, nhu cầu tiêu dùng thịt và thực phẩm chế biến trên địa bàn TP HN là 4,2 kg/người/ tháng, tương ứng với 1.412 tấn/ngày gồm 13.400 con heo, 1.800 con trâu và bò, 308.000 con gia cầm, 245 con dê và cừu.

Đến năm 2020, nhu cầu tiêu dùng thịt và thực phẩm chế biến trên địa bàn TP Hà Nội tăng lên 5,15 kg/người/tháng, tương ứng 1.900 tấn/ngày, bao gồm 16.500 heo, 2.800 con trâu và bò, 435.500 con gia cầm, 500 dê và cừu.

Theo số 1835/QĐ-UBND, Quyết định Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của UBND thành phố Hà Nội thì đến năm 2020 Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 420 nghìn tấn; trong đó: Sản lượng thịt lợn là 342 nghìn tấn đảm bảo 45% nguyên liệu thịt lợn cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại thành phố, ổn định thị trường thịt lợn chế biến đầu vào. Đây là một tín hiệu khách quan cho các doanh nghiệp chế biến nói chung trên toàn thành phố và công ty cổ phần Ông già IKA nói riêng trong quá trình thực hiện phát triển thương mại.

Trong thời gian tới, các doanh nghiệp sẽ dùng chính sách thâm nhập thị trường để tăng thêm thị phần của mình, do đó doanh nghiệp cần chú trọng hàng đầu là chất lượng , mẫu mã sản phẩm và giá cạnh tranh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển thương mại của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm hun khói của công ty cổ phần Ông Già IKA trên thị trường Hà Nội (Trang 37)