Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần May Thăng Long.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty cổ phần May Thăng Long trên thị trường Mỹ (Trang 28 - 34)

THĂNG LONG TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần May Thăng Long.

Long.

Ngày 08/05/1958 Bộ Ngoại thương đã chính thức ra quyết định thành lập công ty may mặc xuất khẩu, thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm. Trụ sở văn phòng công ty đóng tại số nhà 15 phố Cao Bá Quát-Hà Nội. Đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu sự ra đời của 1 công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên ở Việt Nam. Hàng công ty xuất sang các nước Đông Âu ( thuộc khối XHCN ) báo hiệu một triển vọng và 1 tương lai tươi sáng của ngành may mặc xuất khẩu Việt Nam hiện tại và tương lai.

Những ngày đầu bước vào sản xuất công ty đã gặp không ít khó khăn, nhất là không đủ chỗ cho các bộ phận sản xuất. Vì vậy, công ty đã chuyển địa điểm về 40 Phùng Hưng, có chỗ làm việc rộng hơn trước nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu sản xuất nên bộ phận đóng gói, đóng hòm phải phân tán về 17 phố Chả Cá & Cửa Đông. Ở địa điểm mới, công nhân phải làm ca đêm cho kịp kế hoạch xuất khẩu. Những ngày đầu đi vào sản xuất, công ty gặp nhiều khó khăn. Những yêu cầu về kĩ thuật, về dây chuyền đòi hỏi phải có tính thống nhất. Đây là khó khăn cơ bản của công ty vì là công ty xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam, phải tự mò mẫm, rút kinh nghiệm và những khó khăn về tiêu chuẩn quốc tế, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm đây là vấn đề hoàn toàn mới đối với công ty.

Do địa điểm sản xuất ở Phùng Hưng không còn đáp ứng yêu cầu của sản xuất nên công ty đã chuyển địa điểm về 139 Lò Đúc nhưng 1 số bộ phận sản xuất vẫn phân tán ở 1 số nơi.Cơ sở sản xuất không tập trung, dây chuyền sản xuất bị đứt đoạn, mất nhiều thời gian vận chuyển. Trước tình trạng đó, công ty triển khai 1 số biện pháp giải quyết kịp thời những khó khăn. Chỉnh đốn công tác quản lý, phát động phong trào thi đua, trang bị thêm máy móc công nghệ. Nghiên cứu và ứng dụng dây chuyền công nghệ mới trong sản

xuất sản phẩm. Nhờ đó giảm được giá thành sản phẩm. Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Được Bộ chủ quản cho phép tháng 7/1961, công ty chuyển địa điểm về 250 Minh Khai, là trụ sở chính của công ty ngày nay. Các bộ phận phân tán trước, nay thống nhất thành 1 mối, tạo dây chuyền sản xuất khép kín khá hoàn chỉnh từ khâu nguyên liệu, cắt, may, là, đóng gói.

Công ty có sự thay đổi lớn về mặt tổ chức, theo quyết định của Bộ Ngoại thương, ngày 31/8/1965 đã tách bộ phận gia công với tên gọi Công ty gia công may mặc xuất khẩu -1 đơn vị sản xuất độc lập. Còn công ty may mặc xuất khẩu đổi thành xí nghiệp may mặc xuất khẩu. Ban chủ nhiệm đổi thành ban giám đốc. Việc đổi tên công ty thành xí nghiệp là 1 sự điều chỉnh về công tác tổ chức cho linh hoạt với tình hình sản xuất, tạo điều kiện đi vào lĩnh vực chuyên môn hóa mặt hàng xuất khẩu, nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm.

Về công tác tổ chức sản xuất, xí nghiệp đã có khách hàng & hợp đồng xuất nhập khẩu ổn định. Để nâng cao năng suất, chất lượng, Bộ đã trang bị thêm cho xí nghiệp 178 máy chạy điện của cộng hòa dân chủ Đức, là loại máy mới, hiện đại. Đây chính là bước ngoặt chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp. Trong bối cảnh công ty tách làm hai, một số cán bộ chủ chốt chuyển sang công ty gia công, xí nghiệp gặp một số khó khăn nhưng vẫn hoàn thành được tốt mọi chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Thực hiện sự phân công sắp xếp lại của Bộ ngoại thương, tháng 4/1966 các cơ sở sản xuất thuộc tổng Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm tại Hà Nội, trong đó, xí nghiệp may mặc xuất khẩu phân cấp về Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, trực tiếp là sở ngoại thương chịu trách nhiệm quản lý về kế hoạch sản xuất, tổ chức cán bộ, còn về tài chính vật tư vẫn trực thuộc Bộ Ngoại Thương.

Việc phân cấp quản lý này, có rất nhiều hạn chế, vừa không toàn diện lại thiếu triệt để. Vì vậy, đến cuối tháng 6/1968 Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội hoàn trả cho cục quản lý sản xuất của Bộ Ngoại Thương.

Năm 1969 Bộ Ngoại Thương lại có quyết định sát nhập công ty gia công may mặc với xí nghiệp may xuất khẩu Hà Nội. Cuối năm 1971, Chấp hành quyết định của Hội Đồng Bộ trưởng, Bộ Ngoại Thương bàn giao các cơ sở may mặc xuất khẩu sang Bộ Công Nghiệp nhẹ quản lý.

Qua 3 năm thực hiện cải tiến công tác quản lý xí nghiệp (1969-1971) tuy còn nhiều mặt cần khắc phục, nhưng cơ bản xí nghiệp đã đạt được các thành tích đáng kể. Dấu ấn đáng ghi nhận, lần đầu tiên xí nghiệp gia công hàng may mặc của Pháp- bạn hàng có yêu cầu kĩ thuật chất lượng cao. Trong thời gian này, Bô ̣ công nghiê ̣p nhe ̣ đầu tư thêm máy móc thiết bi ̣. Tình hình sản xuất những năm 1973-1975, có những tiến bô ̣ rõ rê ̣t. Những thành tích đa ̣t đươ ̣c kể trên là do xí nghiệp đã áp du ̣ng hê ̣ thống tổ chức quản lý xí nghiệp và trả lương theo sản phẩm do đó đã góp phần kích thích sản xuất.

Trong các năm 1976-1980, xí nghiệp đã tâ ̣p trung vào 1 số hoa ̣t đô ̣ng chính : Đổi mới trang thiết bi ̣, chuyển hướng sản xuất, nghiên cứu đổi mới dây chuyền có sự cộng tác giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô, khuyến khích phát huy sáng kiến đã thu được những thành quả có ý nghĩa quan tro ̣ng.

Năm 1979, xí nghiệp đươ ̣c Bô ̣ Công nghiệp nhẹ quyết đi ̣nh đổi tên mới: Xí nghiê ̣p may Thăng Long. Năm 1981, xí nghiệp bắt đầu gia công áo sơ mi cho Cộng Hòa liên bang Đức với số lượng sản phẩm đă ̣t hàng ngày càng tăng. Tiếp đến xí nghiệp nhâ ̣n gia công cho Pháp và Thu ̣y Điển.

Từ năm 1982 đến năm 1988, xí nghiê ̣p đã đầu tư chiều sâu, đẩy ma ̣nh sản xuất gia công hàng xuất khẩu, tâ ̣p trung hướng mũi nho ̣n vào hàng xuất khẩu.

Năm 1983 Bô ̣ Công Nghiê ̣p nhe ̣ lấy là năm chất lượng sản phẩm và phát đô ̣ng phong trào thi đua toàn ngành. Xí nghiệp May Thăng Long đươ ̣c liên hiê ̣p các xí nghiệp bình cho ̣n là đơn vi ̣ điểm. Các loa ̣i hàng của công ty đều đa ̣t chất lươ ̣ng từ 99% trở lên.

Ghi nhận chặng đường phấn đấu 25 năm của xí nghiệp, năm 1983 Nhà nước đã trao tă ̣ng xí nghiệp May Thăng Long : Huân chương lao đô ̣ng ha ̣ng nhì.

Ngày 8/5/1988 Xí nghiệp long tro ̣ng đón nhâ ̣n : Huân chương lao đô ̣ng ha ̣ng nhất.

Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, đã ảnh hưởng đặc biệt đối với một xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang các nước trong phe xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu. Xí nghiệp May Thăng Long đã: “mất trắng” thị trường của mình. Đối diện với khó khăn mang tính sống còn, làm sao và làm thế nào để duy trì sản xuất, bảo đảm công ăn việc làm cho hơn 3.000 lao động? Câu hỏi dần dần có lời giải đáp. Muốn tồn tại, phát triển trước hết xí nghiệp phải chú ý đầu tư trang thiết bị, hệ thống máy móc mới thay cho những trang thiết bị lạc hậu. Có như vậy mới nâng cao trình độ công nghệ, đủ khả năng sản xuất những mặt hàng mới cao cấp. Đồng thời phải tổ chức sắp xếp lại sản xuất, cải tiến các mặt quản lý cho phù hợp với yêu cầu mới. Một công việc hết sức quan trọng là phải đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường mới, tập trung vào những nước có tiềm năng kinh tế lớn mạnh như Tây Âu, Nhật Bản và chú ý hơn nữa thị trường nội địa.

Công ty đã đầu tư thay thế toàn bộ hệ thống thiết bị cũ bằng máy móc hiện đại nhập ngoại. Nhờ đổi mới trong khâu máy móc thiết bị mà năng suất sản xuất tăng gấp 3 lần, chất lượng được nâng cao. Mặt hàng quần bò của xí nghiệp ngay từ đầu đã có uy tín trên thị trường quốc tế và thị trường trong

nước. Điều đáng tự hào là những chiếc quần bò mài được làm từ nguyên liệu là vải sản xuất trong nước.

Theo định hướng chiến lược của xí nghiệp, ngay từ những năm 1990 xí nghiệp đã chú trọng tìm kiếm và mở rộng thị trường mới. Thời kỳ đó xí nghiệp đã ký nhiều hợp đồng gia công và ký hợp đồng bán sản phẩm cho nhiều công ty của Pháp, Đức, Thụy Điển đồng thời cũng tiếp cận thị trường các nước Châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản. Trước kia, trong sản xuất vẫn thường tách rời các công đoạn: Cắt , may, là, đóng gói, đóng hòm, theo từng đơn vị sản xuất khác nhau làm cho năng suất thấp, lãng phí lao động…, nay tổ chức lại sản xuất theo dây chuyền khép kín. Các công đoạn sản xuất được thực hiện trọn vẹn trong 1 đơn vị sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối cùng, đưa năng suất ngày một cao. Xí nghiệp còn thực hiện tinh giảm bộ máy tổ chức, quản lý. Qua tổ chức lại sản xuất, năng lực sản xuất được nâng cao. Với kết quả đó, năm 1991 xí nghiệp là đơn vị đầu tiên trong ngành may được nhà nước cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Công ty được trực tiếp ký hợp đồng và tiếp cận với khách hàng, tích kiệm được chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tháng 6/1992, xí nghiệp được Bộ Công nghiệp nhẹ, cho phép được chuyển đổi tổ chức từ xí nghiệp thành công ty và giữ nguyên tên gọi:“ Thăng Long”.

Công ty May Thăng Long ra đời, đồng thời cũng là mô hình công ty đầu tiên trong các xí nghiệp may mặc phía Bắc.

Thị trường rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một công ty, do vậy lãnh đạo Công ty luôn chú trọng giữ vững thị trường đã có, đồng thời khai thác, mở rộng thị trường mới bằng cách đảm bảo uy tín với khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo thời gian

giao hàng và tăng cường thông tin quảng cáo. Vì thế, Công ty đã đàm phán và ký kết được nhiều hợp đồng kinh tế đảm bảo công ăn việc làm cho công nhân.

Từ năm 1994, Công ty thực hiện việc quản lý cải tiến sản xuất, từ chế độ hai ca một ngày sang chế độ một ca. Bộ máy quản lý gián tiếp tinh giảm, giám đốc trực tiếp điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của xí nghiệp. Sự cải tiến trên đem lại hiệu quả rõ rệt, năng suất lao động tăng 20%. Thu nhập của công nhân cũng tăng tương ứng với năng suất lao động. Việc quản lý kỹ thuật và chất lượng cũng được tăng cường, nên chất lượng sản phẩm ổn định. Bước đầu thiết kế các mẫu mốt để triển khai các đơn hàng FOB và một số mặt hàng mới như: Áo khoác dài, thảm treo tường… Khảo sát và đưa ra định mức thời gian chế tạo sản phẩm, các quy trình công nghệ để từ đó triển khai thực hiện. Công ty thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra bảo dưỡng thiết bị, đảm bảo kỹ thuật an toàn, xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

Năm 1995 Công ty đã mở thêm được nhiều thị trường mới và quan hệ hợp tác với nhiều Công ty nước ngoài có tên tuổi. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện phương thức kinh doanh:“ Mua đứt bán đoạn” làm lợi doanh thu, đảm bảo tiền lương, chăm lo đủ tiêu chuẩn hàng phân phối cho công nhân.

Sau khi Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận Việt Nam, Công ty là đơn vị đầu tiên của ngành may mặc Việt Nam đã xuất khẩu áo sơ mi bò sang thị trường Mỹ. Nhằm đảm bảo mô hình tổ chức phù hợp với tình hình thực tế của công ty, công ty sắp xếp lại các phòng ban cũng như tách các bộ phận để thực hiện các thủ tục nhanh gọn có hiệu quả, phát huy được sự sang tạo đồng thời cũng phân nhiệm vụ trách nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận.

Năm 1999, thị trường trong nước và thế giới luôn biến động, sức mua giảm, cạnh tranh gay gắt về giá. Do tính chất của mặt hàng kinh doanh mang tính thời vụ, nên số lượng các hợp đồng của công ty có phần giảm hơn so với trước, nguyên liệu, phụ liệu cung cấp cho các mã hàng luôn thiếu tính đồng

bộ, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất. Trong bối cảnh xu thế hội nhập,sẽ mang đến những cơ hội, những khó khăn. Nắm bắt được tình hình đó, một mặt Công ty thực hiện chủ trương giữ vững thị trường đã có, mặt khác khai thác mở rộng thị trường mới đặc biệt là thị trường Mỹ và các nước Tây Âu nhằm tăng nhanh sản phẩm xuất khẩu với nhiều chủng loại mới. Đẩy mạnh sản xuất các đơn hàng FOB, gia công sản xuất và tiêu thụ hàng nội địa thu hút nhiều khách hàng.

Năm 2001 Công ty tiếp tục xây dựng công trình nhà máy may Hà Nam. Từ tháng 1/2003 nhà máy đã chính thức đi vào sản xuất và xuất khẩu được 45.000 sản phẩm vào thị trường EU, Mỹ,Israel…Đặc biệt quan tâm đến thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ. Năm 2001, công ty đã có nhiều sản phẩm, mặt hàng mới thâm nhập thị trường. Sản phẩm Vest nữ của Công ty được xuất khẩu sang thị trường Mỹ với số lượng lớn, được khách hàng ưa chuộng. Đối với thị trường nội địa, sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nên đã được giải thưởng Cúp Sen Vàng tại hội chợ xuất khẩu và tiêu dùng năm 2001.

Năm 2002 là năm Công ty có nhiêu thuận lợi và biến chuyển tốt ổn định và phát triển rộng thị trường, tăng nhanh năng lực sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho năm 2003. Năm 2002 đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ được 5.500.000 sản phẩm, tăng 150% so với năm 2001.

Mạng lưới tiêu thụ hàng nội địa trên 80 đại lý phân bố rộng khắp trên cả nước. Nhiều sản phẩm của Công ty đạt huy chương Vàng, Bạc tại hội chợ Hàng Công Nghiệp Việt Nam. Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty được BVQI (Vương Quốc Anh ) công nhận và cấp chứng chỉ ISO9001-2000.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty cổ phần May Thăng Long trên thị trường Mỹ (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w