TỔNG GIÁM ĐỐC PTGD PTSX PTGD PT

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty cổ phần May Thăng Long trên thị trường Mỹ (Trang 35 - 39)

- Đại hội đồng cổ đông:

TỔNG GIÁM ĐỐC PTGD PTSX PTGD PT

PTGD PTSX PTGD PT KTCL PTGD PT NỘI CHÍNH P. KTTV P. KHĐT TTP. PHỤ XN. TRỢ P. KTCL P. CBSX VĂN PHÒNG XN MAY 1 XN MAY 2 XN Dịch vụ đời sống XN MAY 3

hoạt động của Công ty. Đứng đầu Hội đồng quản trị là chủ tịch Hội đồng quản trị, thay mặt hội đồng quản trị điều hành công ty là Tổng Giám Đốc.

- Chủ tịch Hội đồng quản trị: Đưa ra những quyết nghị về các lĩnh vực: ngân sách, quy chế hoạt động, giám sát các hoạt động của các thành viên.

-Phó chủ tịch Hội đồng quản trị: Phụ trách các vấn đề về ngân sách của Công ty. Thực hiện các công việc mà chủ tịch Hội đồng quản trị giao cho.

-Ban Kiểm Soát:

Ban Kiểm Soát có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban Kiểm Soát hoạt động độc lập với Hội Đồng quản trị và Tổng Giám Đốc.

-Tổng giám đốc là người điều hành quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với điều lệ của Công ty và các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật: Có trách nhiệm giúp việc cho Tổng giám đốc về mặt kĩ thuật thiết kế của Công ty.

Phó Tổng giám đốc điều hành sản xuất: Có trách nhiệm giúp việc cho Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo hợp đồng kinh doanh.

Phó Tổng giám đốc điều hành nội chính: Có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc, có nhiệm vụ trực tiếp điều hành công tác lao động, tiền lương, bảo hiểm, tuyển dụng lao động, đào tạo cán bộ chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên của Công ty.

Các phòng ban

Phòng kỹ thuật: Đảm nhận tất cả các công việc chuẩn bị sản xuất một mã hàng mới, bao gồm: Thiết kế các loại mẫu, thử, xây dựng các phương

pháp công nghệ: cắt may, hoàn thành các loại định mức.

Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành, bao gồm: Thu hồi sản phẩm sau là, và kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật, từ đó có những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.

Văn phòng: Quản lý, lưu giữ hồ sơ, giấy tờ của tất cá các phòng ban công nhân viên chức toàn Công ty.

Phòng Kế toán tài vụ: Chịu trách nhiệm công tác hạch toán kế toán, lưu giữ giấy tờ, chứng từ, sổ sách có liên quan đến chi tiêu của công ty và thống kê doanh thu và phân chia lương cho cán bộ công nhân viên theo từng tháng, quý, năm

Phòng Kế hoạch đầu tư: Có chức năng tham mưu cho giám đốc điều hành sản xuất của công ty, giúp ban giám đốc lập kế hoạch, đôn đốc theo dõi các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ ngắn hạn và dài hạn.

Phòng thị trường: Chịu trách nhiệm khâu tiếp thị, tìm khách hàng, mở rộng thị trường, ký hợp đồng với khách hàng làm thủ tục xuất nhập khẩu.

Phòng kho: Chuẩn bị nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất.Đảm bảo đủ về số lượng và đúng về chất lượng để sản xuất các mặt hàng trong kế hoạch hoặc theo đơn hàng.Tổ chức tiếp nhận, kiểm tra số lượng chất lượng nguyên phụ liệu cần trong sản xuất, tiến hành phân loại, cấp phát hạn mức vật tư cho sản xuất.

Cấp xí nghiệp

Hiện nay, công ty có 3 xí nghiệp may, 1 xí nghiệp phụ trợ, 1 xí nghiệp dịch vụ đời sống tại trụ sở chính và 1 xí nghiệp may tại Nam Định. Các xí nghiệp được chuyên môn hóa theo từng mặt hàng. Xí nghiệp 1 chuyên sản xuất hàng áo sơ mi cao cấp. Xí nghiệp 2 chuyên sản xuất áo jacket dày, mỏng. Xí nghiệp 3 liên doanh với nước ngoài chuyên sản xuất áo dệt kim, cotton. Xí

nghiệp may Hải Phòng có kho ngoại quan nhận lưu giữ trang thiết bị, phụ tùng thay thế, nguyên phụ liệu ngành dệt may chờ xuất khẩu và nhập khẩu.

Xí nghiệp may Nam Hải ( Nam Định): Được thành lập theo sự chỉ đạo của Tổng công ty dệt may Việt Nam với mục đích chính là đầu tư giúp đỡ để phát triển Công ty dệt may Nam Định.

Xí nghiệp phụ trợ: Bao gồm một phân xưởng thêu và một phân xưởng mài có nhiệm vụ thêu, mài, tẩy ép, với những sản phẩm cần gia công.

Trung tâm giao dịch và giới thiệu sản phẩm: Trưng bày các sản phẩm của công ty, là nơi vừa giới thiệu sản phẩm, vừa bán, vừa là nơi tiếp nhận ý kiến đóp góp của khách hàng.

Bảng 1: Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007

01 Giá trị SX CN Tỷ đồng 53.095 56552 62.500 65.340

02 Doanh thu thuần Tỷ đồng 106.095 108766 117.000 138000

03 Nộp ngân sách Tỷ đồng 2.132 2.656 3.390 3.142

04 Vốn điều lệ Tỷ đồng 23 23 23 69

05 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 1.9 -2.7 1.4 3.249

06 Kim ngạch xk Tr.USD 51,590 45,260 49,902 48,802

07 Tổng số LĐ Người 2.753 2.300 2.000 2.000

08 Thu nhập bình quân Tr.đồng 1,150 1,258 1,448 1,500

Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 96.204 104.613 106.609

2.Giá vốn hàng bán 76.08 3 85.504 78.731 3.Lợi nhuận gộp 20.12 0 19.108 27.878 4. Chi phí tài chính 7.600 8.951 6675 5.Chi phí bán hàng 4.544 5.888 8.306 6.Chi phí quản lý DN 9.806 7.177 9.120

7.Lơi nhuận kinh doanh -1.820 -2.898 3.777

8.Thu nhập khác 2.475 4.372 2.456

9.Chi phí khác 3.444 72 62

10.Lợi nhuận sau thuế TNDN -2.789 1.4 3.249

Từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm ta thấy: Doanh thu ngày càng tăng qua các năm. Lợi nhuận gộp tăng. Chi phí bán hàng xu hướng tăng. Lợi nhuận kinh doanh 2 năm 2005, 2006 âm (lỗ) => Hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Năm 2007 lợi nhuận kinh doanh trên 3 tỷ. Năm 2007 kinh doanh có hiệu quả hơn so với các năm trước. Do sự chuyển đổi thành công ty 100% vốn do cổ đông đóng góp và do đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty cổ phần May Thăng Long trên thị trường Mỹ (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w