Báo cáo thực tập nhận thức Công ty TNHH TM- DV may mặc Trương Thanh Minh
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Ngày…tháng…năm 2013 NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP
Ngày…tháng…năm 2013 NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang 5TRÍCH YẾU
Với phương châm “Tinh thần học thực, Chất lượng chuẩn mực”, cũng như tinh thần giảng dạy “Học đi đôi với hành”, trường đại học Hoa Sen tạo điều kiện cho sinh viên ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn qua quá trình thực tập
Do đó sinh viên có thể tự tìm hiểu, trải nghiệm những khó khăn trong thực tế và sinh viên có thể tìm ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho bản thân mình và tự tin hơn khi ra trường Thực tập nhận thức đối với mỗi sinh viên của Trường Đại Học Hoa Sen là một phần không thể thiếu, nhằm mục đích tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với môi trường thực tế tại doanh nghiệp, là quá trình trải nghiệm rất bổ ích để sinh viên tự trang bị thêm những kỹ năng và kiến thức từ thực tiễn
Báo cáo thực tập này là sự tổng hợp lại những hoạt động cũng như kinh nghiệm
mà tôi đã học hỏi được trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH TM DV & May Mặc Trương Thanh Minh.Qua thời gian được đào tạo và làm việc tại công ty, tôi
đã có dịp được ứng dụng những lý thuyết đã học vào thực tiễn.Bên cạnh đó, tôi còn có thêm được những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm và những kinh nghiệm thực tế
Qua thực tiễn, tôi đã nhận ra rằng việc trải nghiệm thực tế trong quá trình học rất quan trọng đối với một sinh viên như tôi Từ sự tiếp cận đó tôi đã nhận thấy những thiếu sót của mình để khắc phục và tự học hỏi, bổ sung những kỹ năng, kiến thức cần thiết chuẩn bị cho công việc theo định hướng sau khi ra trường
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Thực tập nhận thức dưới hình thức tích lũy là một giai đoạn rất quan trọng để tôi
bổ sung thêm nhiều kiến thức, tích lũy thêm nhiều kĩ năng thực tế trong khi tôi làm việc tại doanh nghiệp Vì vậy nên lời đầu tiên tôi chân thành cám ơn ban giám hiệu trường Đại Học Hoa Sen đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế Bên cạnh đó tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Giảng viên Bùi Phương Uyên đã tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, khó khăn trong thời gian hoàn thành báo cáo
Về phía công ty, tôi xin chân thành cảm ơn công ty TNHH TM & DV Trương Thanh Minh và đặc biệt là chị Như Ý- kế toán trưởng cùng với một số anh chị nhân viên khác trong công ty đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội làm việc tại đây để tôi có cơ hội áp dụng những kiến thức chuyên môn đã học vào thực tiễn.Từ đó, tôi
đã có thêm những kiến thức, kĩ năng quý báu từ việc cọ sát với thực tế Đồng thời phía công ty đã tận tình hỗ trợ khi tôi gặp khó khăn trong công việc, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt các công việc được giao, và cung cấp những thông tin về công ty để tôi hoàn thành cuốn báo cáo này
Trang 7MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN III NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP IV TRÍCH YẾU V LỜI CẢM ƠN VI MỤC LỤC VII DANH MỤC VÀ HÌNH ẢNH IX DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT X
NHẬP ĐỀ 1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY 2
I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 2
I.1 Giới thiệu chung 2
I.2 Xưởng sản xuất và hệ thống các showroom 3
I.3 Lĩnh vực kinh doanh 4
II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG 4
II.1 Khái quát tình hình hoạt động từ năm 2008 đến nay 4
II.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong thời gian qua 5
II.3 Phương hướng phát triển trong thời gian tới 6
III TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 7
III.1 Cơ cấu tổ chức 7
III.2 Chức năng của các phòng ban 7
Trang 8IV TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 10
IV.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 10
IV.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 10
V TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 11
V.1 Niên độ kế toán 11
V.2 Trình tự ghi sổ kế toán 12
V.3 Chế độ kiểm toán 14
V.4 Hệ thống báo cáo, chứng từ kế toán 14
PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP 15
I CÔNG VIỆC CHUYÊN MÔN 15
I.1 Tìm hiểu phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho 15
I.2 Nhập hóa đơn GTGT đầu ra, đầu vào 18
I.3 Tìm hiểu cách viết hóa đơn vào sổ và cách điều chỉnh hóa đơn 21
I.4 Thống kê số lượng hàng hóa bán ra 22
I.5 Thống kê số tiền mua vải, nguyên vật liệu khác, may gia công trong từng hóa đơn mua vào 22
II CÔNG VIỆC VĂN PHÒNG 23
II.1 Sắp xếp hóa đơn, chứng từ 23
II.2 Soạn thảo văn bản 23
II.3 In hợp đồng cho nhân viên thời vụ 23
II.4 Viết hợp đồng cho nhân viên 24
Trang 9II.5 Nhận fax – Gửi fax 24
II.6 Trực điện thoại 25
II.7 Gửi mail cho khách hàng 25
II.8 In mã vạch của sản phẩm 26
III CÔNG VIỆC KHÁC 27
III.1 Chuẩn bị hàng hóa theo mẫu, size để giao hàng 27
III.2 Đếm số lượng hàng bị trả về 27
III.3 Đo áo làm khuy, khâu nút 27
III.4 Dọn kho 28
III.5 Bán hàng 28
IV QUY CHẾ_QUY TRÌNH 29
IV.1 Quy trình mua mới tài sản, dụng cụ thiết bị 29
IV.2 Quy trình bán hàng 31
IV.3 Quy trình sản xuất sản phẩm 33
V KINH NGHIỆM BẢN THÂN 34
V.1 Những điều đã học hỏi trong thời gian thực tập 34
V.2 Định hướng cho tương lai 35
KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
PHỤ LỤC 39
Trang 10DANH MỤC VÀ HÌNH ẢNH
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức 7
Hình 2:Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 10
Hình 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký – sổ cái 12
Hình 4: Hình ảnh minh họa mẫu phiếu thu 15
Hình 5: Hình ảnh minh họa mẫu phiếu chi 16
Hình 6: Hình ảnh minh họa mẫu phiếu nhập kho 17
Hình 7: Hình ảnh minh họa mẫu phiếu xuất kho 18
Hình 8: Hình ảnh minh họa bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào 19
Hình 9: Hình ảnh minh họa bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra 20
Hình 10: Hình ảnh minh họa bảng thống kê mua vải, hàng gia công, nguyên vật liệu khác 22
Hình 11: Hình ảnh minh họa cách in mã vạch cho sản phẩm 26
Hình 12: Sơ đồ quy trình mua mới tài sản, dụng cụ, thiết bị 29
Hình 13: Sơ đồ quy trình bán hàng 31
Hình 13: Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm 33
Trang 11Thuế GTGT : Thuế Giá trị gia tăng
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
TCHC : Tổ chức - Hành Chính
NSX : Ngày sản xuất
HSD : Hạn sử dụng
Trang 12NHẬP ĐỀ
Hội nhập và làm quen với môi trường làm việc thực tế giúp cho sinh viên có được nền tảng thuận lợi khi định hướng công việc cho tương lai Trong khoảng thời gian thực tập và học hỏi kinh nghiệm ởcông ty TNHH TM & DV Trương Thanh Minh, tôi đã đặt ra cho bản thân những mục tiêu sau đây:
Mục tiêu 1: áp dụng những lý thuyết vào thực tế để nắm vững hơn những gì đã được học trong sách vở
Mục tiêu 2: tìm hiểu rõ hơn môi trường làm việc tại doanh nghiệp, cách giao tiếp với khách hàng, cách xử lý, giải quyết công việc từ các nhân viên thực sự
Mục tiêu 3: khám phá bản thân, thử sức mình với những công việc hoàn toàn mới
Trong quá trình những mục tiêu trên, tôi đã học hỏi thêm rất nhiều kiến thức mới, gặp phải những khó khăn và rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân mình.Những trải nghiệm đó sẽ được tôi giới thiệu trong phần báo cáo sau đây
Trang 13PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY
I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
I.1 Giới thiệu chung
Tên công ty: Công ty TNHH TM DV & MAY MẶC TRƯƠNG THANH MINH Tên tiếng anh: TRUONG THANH MINH GARMENT TRADING SERVICES Tên viết tắt: TRƯƠNG THANH MINH CO , LTD
Giám đốc/Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Thanh Vỹ
Địa chỉ công ty: 39/8A Phạm Văn Chiêu, Phường 8, Quận Gò Vấp, TPHCM Điện thoại: 08 – 3 987 0105 & 08 – 6 257 1201
Email: ntt.vy@tvmfashion.vn
Website: www.tvmfashion.vn – www.tvmfashionstore.com
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0305882010
Vì là nhà cung cấp vải trực tiếp, nên TTM có lợi thế trong việc chủ động chất liệu, chủ động thời gian giao hàng và giá cả hợp lý hơn Bên cạnh đó, tất cả các sản phẩm của TTM đều được sản xuất chuyên nghiệp và giám sát sản xuất chặt chẽ, vì thế sản phẩm của TTM luôn đảm bảo về chất lượng, độ sắc sảo và đồng đều giữa các sản phẩm
Trang 14Sản phẩm của công ty đã có mặt rộng rãi ở hệ thống các siêu thị Co-op Mart, BigC, Vinatax…trên cả nước và công ty cũng đã có hệ thống các cửa hàng trên các tuyến đường lớn của Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty đang dần phát triển lớn mạnh và khẳng định thương hiệu của mình
Hệ thống cửa hàng tại Hà Nội
Cửa hàng 25 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Trang 15I.3 Lĩnh vực kinh doanh
a) Ngành nghề kinh doanh
May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
Hoạt động thiết kế chuyên dụng
Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh
Hoàn thiện kế hoạch hoạt động hàng năm
Hạch toán và báo cáo thực trạng theo chế độ nhà nước qui định
Hiểu rõ và đáp ứng như cầu của khách hàng
Tạo sự thân thiện trong phong cách sản phẩm, dịch vụ, nhân viên
Ứng dụng công nghệ, chất liệu mới và thiết kế sáng tạo để gia tăng giá trị khách hàng
II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
II.1 Khái quát tình hình hoạt động từ năm 2008 đến nay
Ngay từ khi mới thành lập, tình hình kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh, vì thế doanh thu bán hàng còn rất ít chưa tạo ra được lợi nhuận
Trang 16Năm 2009 kinh tế toàn cầu có phẩn bình ổn nên công ty cũng đi vào hoạt động khá sôi nổi và đạt được doanh thu lớn, tuy nhiên lợi nhuận thu về không đáng kể, do còn quá nhiều khoản phải đầu tư vốn và mở rộng chiến lược kinh doanh
Tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn đứng vững và phát triển đến ngày hôm nay Hiện nay công ty không còn lo ngại nhiều về các đối thủ cạnh tranh do sắp tới công ty sẽ tung ra thị trường rất nhiều sản phẩm mới Vì vậy đây cũng là cơ
sở để công ty khẳng định đẳng cấp và đứng vững trên thương trường
II.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong thời gian qua
- Nhân tố bên trong
Trong giai đoạn đầu tiên, công ty đã gặp không ít khó khăn, nhân sự chưa hoàn chỉnh, chỉ có 15 người, số lượng sản phẩm không đáp ứng kịp nhu cầu tiêu thụ của thị trường, đôi khi chất lượng bị suy giảm, nhiều sản phẩm bị lỗi làm ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ của công ty một cách đáng kể mà nguyên nhân chính là do
sự thiếu ổn định nhân công lao động trực tiếp
Thiếu lao động lành nghề vì đa số nhân công đều xuất thân từ các tỉnh, vùng quê nên có sự biến động mạnh về nguồn lực lao động mỗi khi Tết đến Một số công nhân mới tay nghề chưa cao làm cho chất lượng sản phẩm giảm một cách rõ rệt
Bên cạnh đó, nhân sự của công ty chưa thật sự am hiểu kinh doanh nên còn không
ít khó khăn trong việc tiếp cận thực hiện chiến lược kinh doanh, và thị trường cạnh tranh đầy khắc nghiệt, đó cũng là khó khăn chung của các doanh nghiệp trong nước
Nhưng với sự nổ lực của mình, công ty đã từng bước khắc phục được những khó khăn ban đầu, công ty đã thực hiện công tác huấn luyện, đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
Trang 17- Nhân tố bên ngoài
Thị trường cạnh tranh rất khắc nghiệt, khó tìm kiếm được nguồn tiêu thụ dài lâu,
ổn định
Thị hiếu người tiêu dùng rất đa dạng Xu hướng thời trang liên tục thay đổi: bất kỳ sản phẩm nào đưa ra thị trường dù ngắn hay dài ngày đều có chu kỳ sống của nó
Tùy vùng miền, tùy vào điều kiện thời tiết, sở thích, lứa tuổi…nên phải liên tục tạo
ra nhiều mẫu mới, phù hợp để đáp ứng cho khách hàng
II.3 Phương hướng phát triển trong thời gian tới
Doanh nghiệp tiếp tục cải tiến phương pháp hoạt động kinh doanh, đầu tư có hiệu quả vài các ngành nghể, các sản phẩm Nhằm khẳng định thương hiệu và vị thế trên thương trường, công ty đang cố gắng hoàn thành những định hướng đề ra, cụ thể như sau:
_ Tiếp tục thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chính sách kinh tế pháp luật đối với nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật
_ Tổ chức tìm kiếm, mở rộng thị trường phân phối sản phẩm hàng hóa trong cả nước
_ Tiếp tục cộng tác, quan tâm đến khách hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm, duy trì mở rộng thị phần
_ Huấn luyện đội ngũ nhân viên có trình độ và kinh nghiệm, có đạo đức nghề nghiệp
_ Lên kế hoạch về những chương trình tri ân khách hàng để duy trì mối quan hệ giữa công ty với các nhà phân phối cũng như người tiêu dùng
Trang 18III TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
III.1 Cơ cấu tổ chức
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao
dịch, chịu trách nhiệm chung cho công ty, đại diện cho công ty kí kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị bên ngoài Lập công bố chính sách chất lượng Quản lý toàn bộ vốn và tài sản Miễn nhiệm, bổ nhiệm cách thức tổ chức, phân bố quyền hạn và trách nhiệm cho các bộ phận của công ty Trực tiếp điều hành và quản lý, chịu trách nhiệm và giám sát quá trình sản xuất Đưa ra các mục tiêu, chiến lược để tồn tại và phát triển vững chắc
Trang 19Phó giám đốc: Giữ vai trò theo dõi các kế hoạch và các tình hình kinh
doanh qua các đơn đặt hàng Bên cạnh đó, Phó giám đốc cùng với giám đốc bàn bạc thống nhất ra quyết định, cũng như trực tiếp quản lý các phòng ban trong công ty
Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch và hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu đề
ra Trực tiếp nhận đơn đặt hàng của các đại lý, chào hàng và phát triển thị trường Tham mưu cho Ban tổng giám đốc về các chính sách ưu đãi nhằm giữ chân khách hàng truyền thống Lập các kế hoạch về chính sách giá cả, chính sách chiết khấu Viết báo cáo về việc thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng
Phòng cung ứng: Chịu trách nhiệm mua nguyên vật liệu sản xuất, quản
lý kho
Phòng thiết kế: Tìm hiểu, nghiên cứu và hiện thực hoá các ý tưởng phát
triển sản phẩm mới bằng các thiết kế, bản vẽ, mẫu thử
Kiểm tra, đánh giá, lập quy chuẩn, xây dựng tiêu chuẩn cho các sản phẩm mới
Phân tích, thử nghiệm tính năng, công dụng, các yếu tố về kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm mới hoặc sản phẩm dự kiến phát triển mới
Tìm kiếm, khai thác được các công nghệ mới và/hoặc mở rộng mạng lưới gia công
Tìm kiếm và tiếp nhận các công nghệ và thiết bị sản xuất mới (ngoài những công nghệ và thiết bị công ty đang sử dụng) nhằm đáp ứng nhu cầu về thiết bị công nghệ để phát triển sản phẩm mới/dự án mới của công ty
Nghiên cứu các ứng dụng về công nghệ mới đưa vào sản xuất nhằm mục đích tiết kiệm chi phí và phát triển sản phẩm mới
Trang 20Phòng hành chính nhân sự: Tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công
việc trong Phòng để hoàn thành kế hoạch ngân sách năm, kế hoach công việc của phòng/ban đã được phê duyệt từng thời kỳ Chịu trách nhiệm quản lý hồ
sơ cán bộ, công nhân viên Lập và theo dõi mọi vấn đề liên quan đến BHXH, BHYT, KPCĐ Theo dõi chấm công hàng ngày, lập và tổ chức công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật cho công nhân viên Tham mưu cho ban giám đốc
về quản lý, tổ chức nhân sự, hình thành và bổ sung một đội ngũ cán bộ công nhân viên có đủ trình độ năng lực, tham mưu về công tác quản lý hành chính, bảo vệ và chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên
Phòng kế toán: Là bộ phận giám sát các nguồn thu – chi, giúp cho chủ
doanh nghiệp vềcông tác tổ chức, quản lí toàn bộ nguồn tài chính của công ty, cân đối tài sản và nguồn vốn Trợ lý cho giám đốc về hoạt động kinh doanh
và sử dụng vốn
Chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra các chế độ kế toán đang áp dụng, tính toán giá thành sản phẩm, tham gia xây dựng các kế hoạch và chiến lược doanh, ghi sổ sách, lập chứng từ, báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp, quan hệ với các ngân hàng, theo dõi và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước
Giao dịch, mua bán với đối tác, khách hàng
Phòng Marketing: Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn (thực hiện trước khi sản xuất sản
phẩm, xây dựng nhà hàng,….) Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng
Xưởng sản suất: Xưởng có chức năng tiếp nhận, quản lý vận hành các
thiết bị nhà máy để sản xuất sản phẩm theo kế hoạch sản xuất được Giám đốc Công ty phê duyệt Quản lý tài sản, phương tiện, thiết bị, vật tư do công ty trang bị phục vụ yêu cầu sản xuất Tổ chức việc học tập, huấn luyện nâng cao tay nghề cho nhân viên vận hành theo Quy định của Công ty
Trang 21IV TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về báo cáo tài
chính mà doanh nghiệp lập Quản lý chung, kiểm tra toàn bộ việc luân chuyển chứng từ kế toán và các hoạt động liên quan đến tài chính công ty Phân tích các hoạt động tài chính kinh doanh của công ty theo số liệu kế toán để cung cấp giám đốc những thông tin chính xác về tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của công ty Giải quyết xử lí các khoản thiếu hụt, mất mát, hư hỏng, các khoản khó đòi và thiệt hại khác
Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm trực tiếp với kế toán trưởng về việc hạch
toán chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các báo cáo tổng hợp
Quản lí, cấp phát lưu hóa đơn bán hàng, kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn, hạch toán doanh thu
Lập báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước, kiểm tra chứng từ nhập hàng hóa và chứng từ ghi sổ, kiểm tra báo cáo VAT đầu ra đầu vào, kiểm tra các báo cáo mà nhân viên lập, kiểm tra các chứng từ sổ sách của các đại lý
Trang 22Kế toán lương bảo hiểm: Lập bảng tổng hợp lương, tính mức lương thanh
toán cho công nhân viên, kiểm tra hợp đồng lao động BHXH, BHYT, quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Kế toán thanh toán công nợ: Theo dõi các khoản vay ngắn hạn, theo dõi lập
sổ báo cáo thu chi, báo cáo định kì, các khoản thu chi của từng ngân hàng.Theo dõi công nợ phải trả cho nhà cung cấp, liên hệ trực tiếp bộ phận nhận hàng để lấy
số liệu Nhắc nhở thanh toán đúng hạn cho đơn vị ủy thác để tránh trễ hẹn, thanh toán với khách hàng, thanh toán tạm ứng, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Kế toán hàng hóa sản suất giá thành: Chịu trách nhiệm xuất nhập kho hàng
hoá và quản lý tồn kho chính xác Lên chứng từ ghi sổ và vào sổ chi tiết hàng hóa xuất – nhập Hạch toán doanh thu nhập xuất hàng hóa của đại lí Cuối tháng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Theo dõi toàn bộ quy trình nhập, xuất tồn kho thành phẩm, bán thành phẩm Thường xuyên cập nhật đối chiếu số liệu với thủ kho để phản ánh đầy đủ và chính xác số lượng nhập kho Nhập báo cáo nhập-xuất-tồn hàng hóa
Kế toán thuế: Chịu trách nhiệm quản lý sổ sách thuế, báo cáo thuế hàng tháng,
quý, năm
Thủ kho: Tiếp cận kịp thời chính xác các nguyên vật liệu cần thiết cho sản
xuất của doanh nghiệp Lưu trữ thông tin về tình trạng sử dụng và tình trạng của nguyên liệu Báo cáo nhập kho cho phòng kế toán Báo cáo tiến độ nhập kho cho phòng kinh doanh
V.1 Niên độ kế toán
Áp dụng từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hằng năm
Đơn vị tiền tệ: VNĐ (Việt Nam đồng), công ty áp dụng tổ chức kế toán
Trang 23Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở
cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái Bảng tổng hợp chứng từ kế toán
Trang 24được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ
1 đến 3 ngày
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi
đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan
(2) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái
(3) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số tiền của cột phát sinh ở Nhật ký = Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các Tài khoản = Tổng số phát sinh Có của tất cả các Tài khoản Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các Tài khoản
(4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái
Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính
Trang 25V.3 Chế độ kiểm toán
Hệ thống sổ kế toán + Sổ nhật ký chung
+ Sổ Cái
+ Bảng cân đối phát sinh
+ Sổ quỹ tiền mặt
+ Sổ kế toán chi tiết tiền mặt
+ Sổ tiền gởi ngân hàng
+ Sổ chi tiết sản phẩm, hàng hoá
+ Sổ chi tiết tài sản
+ Sổ chi tiết công nợ
+ Sổ chi tiết doanh thu – chi phí
V.4 Hệ thống báo cáo, chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ bao gồm hai loại: chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn
- Chứng từ bắt buộc theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC là những chứng từ phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc do yêu cầu quản lý chặt chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi Loại chứng từ bắt buộc được áp dụng thống nhất cho các lĩnh vực kinh tế và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế Chứng từ bắt buộc gồm: Phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền, hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi đại lý, hóa đơn dịch vụ cho thuê tài chính, bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn
- Chứng từ hướng dẫn là những chứng từ kế toán sử dụng trong nội bộ đơn vị Nhà nước chỉ hướng dẫn các chỉ tiêu đặc trưng làm cơ sở để các đơn vị dựa trên
đó mà vận dụng một cách thích hợp vào từng tình huống cụ thể Chẳng hạn như Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho.Chứng từ về lao động tiền lương: bảng chấm công, bảng lương… Chứng từ mua hàng hóa: hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng…