QUY CHẾ QUY TRÌNH

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập nhận thức Công ty TNHH TM- DV may mặc Trương Thanh Minh (Trang 40 - 45)

IV.1. Quy trình mua mới tài sản, dụng cụ thiết bị

Quy trình mua mới tài sản, dụng cụ, thiết bị liên quan trực tiếp tới hai phòng ban: phòng Cung ứng và phòng Kế Toán. Quy trình diễn  ra  như  sau:

Hình  12:  Sơ  đồ quy trình mua mới tài sản dụng cụ thiết bị

Giải thích:

1) Nhận yêu cầu từ các phòng, ban có nhu cần cần mua thiết bị, tài sản mới. Yêu cầu  này  được  trưởng phòng của  phòng,  ban  đó  đề xuất.  Có  hai  trường hợp:

Mua thiết bị, tài sản mới   khi  phòng,  ban  đó   chưa  có.  Trong  trường hợp này sẽđược giải quyết trực tiếp theo tiến trình mẫu.

Mua thiết bị, tài sản mới sau khi có xảy ra tình trạng   hư   hỏng. Trong trường hợp  này,    trưởng phòng của phòng, ban cần phải báo cáo thêm về tờ tình trạng, thông qua tờ trình về việc duyệt  điều kiện kỹ thuật.

2) Sau khi nhận  được biên bản yêu cầu mua sắm thiết bị, tài sản mới từ các phòng ban,  trưởng phòng Cung ứng tiếp nhận và xem xét. Nếu  được thông qua, nhân viên mua sắm của phòng sẽ tổng hợp  các  công  ty  liên  quan  để gửi  thư  mời chào giá hoặc  đấu thầu.

3) Nhân viên mua sắm sẽ tổng kết thông tin thiết bị, tài sản cần  được mua và làm báo  cáo  lên  trưởng  phòng.  Trưởng phòng sẽ chọn  sơ  lược và báo cáo cho ban Giám  Đốc  để ra quyết  định cuối cùng về nhà sản xuất  được chọn.

4) Sau khi nhận  được quyết  định mua sắm từban  Giám  Đốc, nhân viên mua sắm sẽ tiến hành liên lạc với nhà sản xuất  và  đặt hàng.

5) Khi thiết bị, tài sản   được   giao   đến,   đại diện phòng Cung ứng hoặc   đại diện phòng có liên quan mua thiết bị cùng  đại diện nhà sản xuất sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng, lập biên bản kiếm tra và tiến  hành  công  đoạn nhập kho dụng cụ, thiết bị.

6) Toàn bộ hồ sơ,  giấy tờ và tài liệu  tài  liên  quan  được chuyển về phòng Kế Toán đề kiểm tra và thông qua. Nếu tất cả giấy tờ đầy  đủ và hợp lệ, phòng Kế Toán sẽ thông qua và duyệt  để trích tiền. Các giấy tờ bao gồm

Tờ trình của phòng ban yêu cầu mua sắm thiết bị, tài sản. Bảng báo giá của nhà cung cấp  được chọn.

Tờ trình về bản báo giá của phòng Cung ứng. Hoá  đơn  mua  hàng.

Biên bản kiểm nhận. Phiếu nhập kho.

Giấy  đề nghị chuyển khoản.

IV.2. Quy trình bán hàng

Hình  13:  Sơ  đồ quy trình bán hàng

Giải thích:

1) Bộ phận  kinh  doanh  thăm  dò,  tìm  kiếm và phát hiện ra những khách hàng triển vọng, xây dựng một danh sách khách hàng tiềm   năng   của mình. Nhân viên bán hàng có thể gửi  thư,  gửi mail hoặc gọi  điện trực tiếp  trước khi quyết định tiếp cận. Bộ phận kinh doanh tìm hiểu  đầy  đủ thông tin của khách hàng trước khi quyết  định tiếp cận.

2) Sau khi giới thiệu hàng hóa, nếu  khách  hàng/  đơn  vị có nhu cầu sử dụng sản phẩm, công ty tiến hành ký hợp  đồng bán hàng gồm có những nội   dung  như   sau:

- Tên,  địa  chỉ,  điện  thoại,  mã  số  thuế,  tài  khoản  ngân  hàng,  người  đại  diện   cho  đơn  vị  bán.

- Tên,  địa  chỉ,  điện  thoại,  mã  số  thuế,  tài  khoản  ngân  hàng,  người  đại  diện   cho  đơn  vị  mua.

- Tên/địa   chỉ   đơn   vị   bán,   tên   sản   phấm,   quy   cách   sản   phẩm,   số   lượng,   NSX –HSD,  Số  lô,  đơn  giá,  thành  tiền.

- Chất  lượng  hàng  hóa. - Phương  thức  thanh  toán.

- Phương  thức  giải  quyết  khiếu  nại,  khiếu  kiện. 3) Nhận  đơn  đặt hàng

- Trực  tiếp:  Nhân  viên  kinh  doanh  nhận  đơn  hàng  trực  tiếp  từ  khách  hàng - Gián  tiếp:  Phòng  kinh  doanh  nhận  đặt  hàng  từ  điện  thoại,  fax…

Phòng   kinh  doanh  sẽ   kiểm   tra  đơn  đặt  hàng   có  đầy  đủ  chữ   ký  phê   duyệt  của   người  có  thẩm  quyền  bên  phía  bán  hàng.  Trong  đơn  hàng  phải  ghi  đầy  đủ  các   thông   tin:   Tên/địa   chỉ   đơn   vị   bán,   tên   sản   phấm,   quy   cách   sản   phẩm,   NSX   – HSD,   số   lượng,   thời   gian   giao   nhận   vận   chuyển,   địa   điểm   giao   nhận   và   hình   thức   thanh   toán. Kiểm   tra   các   yêu   cầu   trên   đơn   đặt   hàng   đã   đầy   đủ,   rõ   ràng   chưa.  Kiểm  tra  khả  năng  đáp  ứng  yêu  cầu  khách  hàng  của  xưởng  sản  xuất. 4) Làm thủ tục gửi giấy xuất kho

Bộ phận kinh doanh sẽ tiếp nhận  đơn  đặt  hàng,  và  sau  đó  nhân  viên  bán  hàng   sẽ làm thủ tục, gửi giấy xuất kho về phòng cung ứng.

5) Xuất kho

Tại phòng cung ứng, quản lý kho sẽ xét duyệt  đơn  đặt hàng và tiến hàng xuất hàng hóa.

6) Xuất  hóa  đơn.

Sau  khi  ký  hợp  đồng  phòng  kinh  doanh  xuất  hóa  đơn.  Nội  dung  hóa  đơn  phải   đầy  thông  tin.

- Tên,  địa  chỉ,  điện  thoại,  fax,  mã  số  thuế  (  nếu  có),  tài  khoản  ngân  hàng  (nếu   có),  cơ  sở  đặt  hàng,  tên  người  đặt  hàng,  phương  thức  thanh  toán.

- Tên   sản   phấm,   quy   cách   sản   phẩm,   số   lượng,   NSX – HSD,   Số   lô,   đơn   giá,   thành  tiền.

7) Giao nhận vận chuyển hàng hóa

Người giao nhận hoặc   đơn   vị được uy quyền giao nhận phải   được thực hiện việc yêu cầu  cơ  sở mua ký nhận hóa  đơn  chứng từtheo  quy  định.  Trường hợp khách hàng thanh toán ngay phải nộp tiền  đầy  đủ và kịp thời về phòng kế toán hành chính.

8) Khách hàng thanh toán

Khách hàng thanh toán cho doanh nghiệp theo hình thức  đã  kí  nhận trong hợp đồng và phải  đúng  thời hạn quy  định.

Khách hàng trả tiền, bộ phận kế toán lập phiếu thu gồm  3  liên,  1  liên  lưu  ở bộ phận tài chính kế toán,  1  liên  lưu  ở thủ quỹ để xem lệnh thu tiền, 1 liên giao cho  khách  hàng  để thay cho giấy biên nhận  đã  nhận tiền. Phiếu  thu  được  đánh   số thứ tự trước khi sử dụng  và  đóng  dấu  đã  thanh  toán.  

IV.3. Quy trình sản xuất sản phẩm

Hình 14: Quy trình sản xuất sản phẩm

Giải thích:

1) Phòng thiết kế sẽ tạo mẫu,  may...đưa  lên  ban  giám  đốc xét duyệt. 2) Phòng cung ứng sẽ nhập kho nguyên vật liệu

3) Nguyên vật liệu  đưa  lên  phòng  cắt. Sau khi trải vải, công nhân tiến  hành  giát  sơ   đồ sao cho tiết kiệm   được nguyên liệu   nhưng   phải   đảm bào chất   lượng sản phẩm.

4) Công  đoạn may: Các sản phẩm cắt  được  đưa  lên  xưởng  may  để ghép thành sản phẩm hoàn chỉnh.

5) Sau khi may, tại  xưởng sản xuất, các thành phẩm tiếp tục  được làm sạch, làm trắng, là thẳng. Quản  lý  xưởng kiểm tra chất  lượng sản phẩm và tiến hành gắn thẻ bài, mã vạch  và  đóng  gói  sản phẩm.

6) Công  đoạn nhập kho: Khi sản phẩm  được hoàn thành sẽđược  đưa  vào  kho, sắp xếp trên kệ ứng với ngày tháng, mẫu mã, size...Thủ kho sẽ trực tiếp kiểm tra hàng hóa và làm phiếu nhập kho.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập nhận thức Công ty TNHH TM- DV may mặc Trương Thanh Minh (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)