1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf

75 578 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 759,34 KB

Nội dung

Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf

Trang 1

-1 -

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN THEO THÔNG LỆ QUỐC TẾ 3

1.1 Các quyết định trong quản trị tài chính 4

1.1.1 Quyết định đầu tư 4

1.1.2 Quyết định tài trợ 5

1.1.3 Quyết định chi trả cổ tức 6

1.2 Phương thức huy động vốn 7

1.2.1 Nguồn vốn tài trợ cho công ty 7

1.2.2 Cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn 8

1.3 Các vấn đề đại diện 12

1.3.1 Vấn đề người chủ - người đại diện 12

1.3.2 Chi phí đại diện 14

1.3.3 Giải pháp cho vấn đề đại diện 15

Kết luận chương 1 17

CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 18

2.1 Tình hình hoạt động của các công ty cổ phần trong thời gian qua 18

2.2 Phân tích và hoạch định cấu trúc tài chính 22

2.2.1 Phân tích cấu trúc vốn 22

2.2.2 Thực trạng huy động vốn của các công ty cổ phần 28

2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 29

2.3 Chính sách phân chia cổ tức 33

2.3.1 Tình hình chi trả cổ tức 33

2.3.2 Nhận xét chính sách cổ tức của các công ty cổ phần trong thời gian qua 37

Kết luận chương 2 39

Trang 2

-2 -

CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT

NAM PHÙ HỢP VỚI THÔNG LỆ QUỐC TẾ 40

3.1 Vấn đề huy động vốn 40

3.1.1 Tối ưu hoá hoạt động huy động vốn 40

3.1.2 Các phương thức tài trợ vốn 45

3.2 Xây dựng chính sách phân chia cổ tức cho các công ty cổ phần trong quá trình hội nhập 51

3.2.1 Quan điểm xây dựng chính sách cổ tức 51

3.2.2 Xây dựng chính sách cổ tức phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty 52

3.2.3 Xây dựng chính sách cổ tức phù hợp với tình hình thị trường hiện nay 54

3.3 Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại các công ty cổ phần 57

3.3.1 Nguồn nhân lực 57

3.3.1.1 Thực trạng 57

3.3.1.2 Giải pháp 58

3.3.2 Tổ chức hoạt động quản trị tài chính 59

3.3.2.1 Nhận thức rõ vai trò của quản trị tài chính 59

3.3.2.2 Tổ chức hệ thống quản lý, nâng cao vai trò của nhà quản trị tài chính 61

3.3.2.3 Hoàn thiện công tác dự toán, hoạch định tài chính 63

Kết luận chương 3 64

KẾT LUẬN 65

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 3

-3 -

Mở đầu

1 Tính thiết thực của luận văn

Quản trị tài chính là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp Tình hình tài chính doanh nghiệp lành mạnh sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả cao Sự lành mạnh đó có được hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng quản trị tài chính của doanh nghiệp Việc quản lý tài chính không có hiệu quả là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp, bất kể doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các tập đoàn công ty lớn Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc gia nhập WTO sẽ tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp như sức ép cạnh tranh về vốn, công nghệ, sản phẩm… Để có thể giành được vị thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt công nghệ hiện đại, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn … Ngoài ra, phải tăng cường công tác quản trị để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu rủi ro, củng cố lòng tin của các bên có lợi ích liên quan và tăng giá trị của cổ đông Đặc biệt, quản lý tài chính là một vấn đề thiết yếu các doanh nghiệp rất cần phải quan tâm và chú trọng

Và nay, khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO (vào ngày 07/11/2006) thì việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo xu hướng mới, mô hình mới là một yêu cầu cấp bách Khi nền kinh tế đã phát triển, các doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện mới thì công tác quản lý tài chính cũng phải hoàn thiện, thay đổi cho phù hợp với tình hình mới Các doanh nghiệp cần vận dụng các lý thuyết quản trị hiện đại vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là

Trang 4

2 Mục đích của luận văn

Luận văn dựa trên nền tảng kiến thức về tài chính doanh nghiệp đã được đào tạo ở bậc cao học để đi vào tìm hiểu thực trạng quản lý tài chính tại các công ty cổ phần Việt Nam trong thời gian qua, nhằm tìm ra những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại trong quản lý tài chính tại các công ty cổ phần, giúp các công ty cổ phần Việt Nam quản lý tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế

3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên phương pháp hệ thống, tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê… để hệ thống hoá lý luận, nêu lên các nội dung chủ yếu và quan trọng của công tác quản lý tài chính hiện đại và khoa học tại các công ty cổ phần Từ đó ứng dụng vào thực tiễn tại các công ty cổ phần Việt Nam, giúp họ vững vàng khi bước vào hội nhập

4 Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm:

- Chương 1: Quản lý tài chính trong các công ty cổ phần theo thông lệ quốc

tế

- Chương 2: Quản lý tài chính tại các công ty cổ phần Việt Nam trong thời

gian qua

- Chương 3: Quản lý tài chính tại các công ty cổ phần Việt Nam phù hợp

với thông lệ quốc tế

Trang 5

-5 -

CHƯƠNG 1 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN

THEO THÔNG LỆ QUỐC TẾ

Hoạt động quản trị tài chính được hoàn thiện dần theo nhu cầu phát triển của hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vào buổi ban đầu của hoạt động quản lý doanh nghiệp, Giám đốc kinh doanh dự kiến doanh số bán hàng và Giám đốc tài chính đơn giản chỉ là tìm đủ vốn để xây dựng nhà máy, mua các trang thiết bị… Tình trạng như vậy hiện nay không còn tồn tại phổ biến trong hầu hết các công ty cổ phần ở các nước phát triển theo kinh tế thị trường Bên cạnh việc tìm kiếm nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị tài chính ngày nay còn bao quát rất nhiều vấn đề có tính sống còn của doanh nghiệp như duy trì khả năng thanh toán và vị thế tài chính của doanh nghiệp trên thương trường

Tầm quan trọng ngày càng tăng của thị trường toàn cầu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã làm nảy sinh các lý thuyết quản trị tài chính hiện đại và làm gia tăng tính phức tạp cũng như tầm quan trọng của hoạt động quản trị tài chính trong doanh nghiệp, đặc biệt trong công ty cổ phần

Quản trị có nhiều kiểu và nó tạo nên trình độ quản trị Thoạt đầu mọi doanh nghiệp đều được chủ nhân quản trị theo kiểu thuận tiện Công việc và các bộ phận trong doanh nghiệp do một mình chủ nhân sắp xếp, theo tài thiên phú và theo như họ thấy thuận tiện Cách này phù hợp và hữu hiệu cho các doanh nghiệp nhỏ, vài ba chục người Khi doanh nghiệp lên đến cả trăm người thì kiểu thuận tiện không còn hữu hiệu, phải chuyển sang kiểu quản trị theo khoa học Cách quản trị này đã hợp lý hóa tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, các

Trang 6

-6 -

công việc được sắp xếp hợp lý, được mọi người kể cả chủ phải làm theo những thủ tục nhất định Ta gọi kiểu quản trị này là tiên tiến Kể từ sau năm 2000, khi thương mai điện tử phát triển, thì quản trị tiên tiến được nâng cao thêm một bước nữa, đó chính là trình độ quản trị hiện đại của thế kỷ 21

Như vậy, tùy thuộc vào quy mô, trình độ tổ chức của công ty, vào đặc điểm của nền kinh tế… mà có kiểu quản trị tài chính thích hợp Thuật ngữ thông lệ quốc tế trong phạm vi bài viết này muốn đề cập đến cách quản lý tài chính theo kiểu hiện đại và khoa học như phần trình bày ở trên mà các công ty đa quốc gia đã thực hiện thành công hay được tìm thấy trong các tài liệu giảng dạy về quản trị tài chính doanh nghiệp

1.1 Các quyết định trong quản trị tài chính

Quản trị tài chính trong công ty cổ phần là một quá trình quản lý trong đó nhà quản trị tài chính xử lý các thông tin liên quan đến môi trường tài chính và môi trường nội bộ của công ty, giải quyết một cách đúng đắn các mối quan hệ tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra các quyết định

tài chính nhằm tối đa hoá giá trị công ty

Giá trị của một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của ba loại quyết định tài chính: Quyết định đầu tư, Quyết định tài trợ và Quyết định chi trả cổ tức Các quyết định tài chính này có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

1.1.1 Quyết định đầu tư

Đây là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định của quản trị tài chính vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp Quyết định đầu tư chủ yếu trả lời các câu hỏi: Đầu tư vào đâu, Cái gì? Đầu tư khi nào là thích hợp? Và quy mô đầu tư

ra sao? Quyết định đầu tư bao gồm những quyết định như sau:

Trang 7

-7 -

- Doanh nghiệp cần những loại tài sản nào phục vụ cho sản xuất kinh doanh?

- Mối quan hệ giữa tài sản lưu động và tài sản cố định nên như thế nào?

- Doanh nghiệp cần đầu tư bao nhiêu vào tài sản lưu động? Bao nhiêu vào tài sản cố định? Chi tiết hơn, doanh nghiệp cần đầu tư bao nhiêu vào hàng tồn kho, bao nhiêu tiền mặt cần có trong hoạt động kinh doanh hàng ngày? Chính sách bán chịu ra sao? Nên mua sắm những loại tài sản cố định nào?

1.1.2 Quyết định tài trợ

Quyết định tài trợ gắn liền với việc quyết định nên lựa chọn loại nguồn vốn nào tài trợ cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay, nên dùng vốn ngắn hạn hay vốn dài hạn, nên kết hợp các nguồn tài trợ như thế nào để chi phí sử dụng vốn của công ty là thấp nhất Quyết định tài trợ xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận để lại tái đầu tư và lợi nhuận được phân chia cho cổ đông dưới hình thức cổ tức Ngoài ra, trong quyết định tài trợ còn phải quyết định chính xác huy động các nguồn vốn ở đâu và làm thế nào để huy động được các nguồn tài trợ: vốn vay ngắn hạn và dài hạn, huy động vốn bằng cách phát hành các công cụ nợ, kêu gọi thêm vốn từ cổ đông… Cụ thể, có các quyết định tài trợ như sau:

- Quyết định huy động nguồn vốn ngắn hạn: vay ngắn hạn hay là sử dụng tín dụng thương mại hay vay ngắn hạn ngân hàng

- Quyết định huy động nguồn vốn dài hạn: vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty, sử dụng vốn cổ phần phổ thông hay là vốn cổ phần ưu đãi hay sử dụng nợ

- Quyết định cấu trúc vốn: sử dụng nợ hay vốn chủ sở hữu

- Quyết định vay để mua hay thuê tài sản

Trang 8

-8 -

1.1.3 Quyết định chi trả cổ tức

Kết hợp cả hai quyết định đầu tư và tài trợ là quyết định về chính sách cổ tức Đối với bất kỳ công ty, mức lợi nhuận giữ lại sẽ ảnh hưởng lớn đến cổ tức chia cho cổ đông Tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ quyết định mức lợi nhuận để lại tái đầu

tư, vì vậy nhà quản trị tài chính phải cân nhắc giữa lợi ích của việc chia cổ tức với lợi ích của việc giữ lại lợi nhuận Giá trị đạt được từ cổ tức chi trả cho cổ đông phải cân xứng với chi phí cơ hội của việc mất đi lợi nhuận giữ lại như là một phương tiện tài trợ từ vốn chủ sở hữu Có thể liệt kê một số các quyết định chính sách cổ tức như sau:

- Quyết định chi cổ tức bao nhiêu phần trăm từ lợi nhuận? nên giữ ổn định hay là thay đổi tùy thuộc vào lợi nhuận và các cơ hội đầu tư của công ty?

- Quyết định việc phân phối lợi nhuận cho cổ đông nên được thực hiện bằng cách chia cổ tức bằng tiền mặt hay bằng cổ phiếu

- Quyết định xem công ty nên theo đuổi một chính sách cổ tức như thế nào và liệu chính sách cổ tức có tác động gì đến giá trị công ty hay giá cổ phiếu trên thị trường hay không

- Quyết định lựa chọn nguồn vốn chủ sở hữu nào để tăng vốn đầu tư cho các cơ hội đầy triển vọng: lợi nhuận giữ lại, hay tiếp tục trả cổ tức ở mức độ cao và phát hành cổ phiếu mới

Nhà quản trị tài chính cần cân nhắc những yếu tố sau đây trước khi đưa ra các quyết định liên quan đến chính sách cổ tức:

- Mức độ quan tâm mà các cổ đông dành cho thu nhập từ cổ tức ra sao?

- Liệu thu nhập từ cổ tức trong tương lai có rủi ro hơn thu nhập từ cổ tức của ngày hôm nay không?

Trang 9

-9 -

- Một thị trường không hoàn hảo có phải là nhân tố quan trọng khiến cho các công ty lựa chọn chính sách cổ tức nhằm thoả mãn mối quan tâm của một nhóm khách hàng cụ thể riêng biệt không?

- Chính sách thuế ảnh hưởng tới chính sách cổ tức ra sao?

- Liệu các nhà đầu tư có suy diễn chính sách cổ tức của công ty như là một thông điệp về sự phồn vinh của công ty trong tương lai không?

1.2 Phương thức huy động vốn

1.2.1 Nguồn vốn tài trợ cho công ty

Vốn luôn là yếu tố quan trọng trong kinh doanh Nếu có ý tưởng kinh doanh hay nhưng không có vốn, cũng rất khó biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực Do vậy, việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau sẽ rất cần thiết nếu muốn thành công trên thương trường

Để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các công ty cổ phần có thể huy động vốn từ những nguồn sau:

Nguồn từ chính phủ

Phát hành cổ

Thị trường vốn

Nguồn vốn

Vay ngân hàng

Lợi nhuận

để lại

Thị trường tài

chính và tiền

tệ quốc tế

tài chính

Trang 10

-10 -

- Nguồn vốn tự bổ sung: khoản lợi nhuận giữ lại sau khi công ty đã thực hiện chính sách phân phối cổ tức Mặt khác, công ty còn sử dụng toàn bộ số khấu hao để tái đầu tư tài sản cố định

- Nguồn vốn liên doanh liên kết: là nguồn vốn mà công ty có được thông qua hình thức hợp tác kinh doanh hoặc liên kết với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước

- Huy động vốn trên thị trường vốn, thị trường tài chính và tiền tệ quốc tế: các công ty cổ phần có các nguồn tài trợ sau:

™ Nguồn tài trợ bên ngoài: phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ và thặng dư vốn Ngoài ra, thực hiện vay nợ của các trái chủ thông qua phát hành trái phiếu

™ Nguồn tài trợ bên trong: khoản thặng dư vốn cổ phần được hình thành do chênh lệch giá khi công ty cổ phần mua bán cổ phiếu quỹ

- Huy động vốn từ các tổ chức tài chính trung gian: ngân hàng thương mại, các Quỹ đầu tư, công ty tài chính

- Ngoài những nguồn vốn trên, công ty có thể huy động vốn từ những nguồn khác như: mua trả chậm các loại máy móc thiết bị, thuê tài chính, các khoản chiếm dụng từ các khoản phải thanh toán như thuế, nhà cung cấp…

1.2.2 Cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn

Trong công ty cổ phần, cấu trúc vốn phản ánh vị thế, quy mô, uy tín của công ty cổ phần trên thị trường Một cấu trúc vốn mềm dẻo, linh hoạt sẽ đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của các nhà đầu tư, đáp ứng được các hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần

Trang 11

tối ưu gồm cả nợ và vốn cổ phần thường

Các yếu tố khác cần được xem xét khi thiết lập một chính sách cấu trúc vốn:

- Các tiêu chuẩn của ngành

- Yêu cầu của nhà cho vay

- Quản lý: sự không thích rủi ro, nắm giữ quyền kiểm soát công ty…

Chi phí sử dụng vốn là cái giá mà doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng nguồn tài trợ, đó là nợ vay, cổ phần ưu đãi, thu nhập giữ lại, cổ phần thường và doanh nghiệp sử dụng những nguồn tài trợ này để tài trợ cho các dự án đầu tư mới

Chi phí sử dụng vốn vay

Chi phí sử dụng vốn vay là chi phí trả lãi vay cho ngân hàng hoặc người cho vay Trong chi phí sử dụng vốn vay gồm có:

- Chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn (trường hợp tính theo lãi kép):

r d = (1 + r ) m - 1

m

Trong đó:

rd: Chi phí sử dụng vốn vay

r: Lãi suất tiền vay (danh nghĩa) một năm

m: Số kỳ tính lãi trong năm

- Chi phí sử dụng vốn vay dài hạn:

Trang 12

-12 -

V = A 1 + A 2 + … + A n (1 + r d ) 1 (1 + r d ) 2 (1 + r d ) n

Trong đó:

rd: Chi phí sử dụng vốn vay

V: Khoản nợ vay dài hạn

Ai: Số tiền hoàn trả từng năm (lãi và một phần vốn gốc)

n: Số năm hoàn trả hết nợ vay và lãi

- Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế: trong thực tế, chi phí sử dụng vốn vay sau thuế được giảm một khoản = rdT so với chi phí sử dụng vốn vay trước thuế (đối với các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay, sử dụng được yếu tố này còn gọi là sử dụng tốt “lá chắn thuế”)

r d * = r d (1 – T)

Trong đó:

rd*: Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế TNDN

rd: Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế TNDN

T: thuế suất thuế TNDN

Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi

Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi được xác định theo mức cổ tức chi trả hàng năm cho các cổ đông ưu đãi

r p = D p P’ p

Trong đó:

rp: Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi

Trang 13

-13 -

Dp: cổ tức cổ phần ưu đãi

P’p: Doanh thu thuần từ việc phát hành cổ phần ưu đãi Với P’p = Mệnh giá cổ phần ưu đãi (1 - % chi phí phát hành cổ phần ưu đãi)

Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường

Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường là tỷ suất sinh lợi trên mỗi cổ phần do các nhà đầu tư trên thị trường vốn kỳ vọng Có hai dạng tài trợ dưới dạng cổ phần thường: (1) thu nhập giữ lại và (2) phát hành mới cổ phần thường

Chi phí sử dụng vốn lợi nhuận giữ lại: re

r e = D 1 + g (theo mô hình định giá tăng trưởng đều)

P 0

r e = r f + [ β x (r m – r f )] (theo mô hình định giá tài sản vốn CAPM)

Trong đó:

D1: cổ tức dự kiến vào cuối năm 1

P0: Giá cổ phần thường

g: tỷ lệ tăng trưởng đều hàng năm trong cổ tức

rf: tỷ suất sinh lợi phi rủi ro

rm: tỷ suất sinh lợi thị trường là tỷ suất sinh lợi danh mục thị trường của các tài sản

β: rủi ro hệ thống của công ty

Chi phí sử dụng từ phát hành mới cổ phần thường: rne

r ne = D 1 + g P’ 0

Trong đó: P’0: là doanh thu phát hành thuần

Trang 14

- Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế thu nhập doanh nghiệp:

WACC = W d r d + W p r p + W e r e

- Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế thu nhập doanh nghiệp:

WACC = W d r d (1 - T) + W p r p + W e r e

Trong đó:

WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân

Wd: Tỷ trọng nguồn vốn vay

Wp: Tỷ trọng nguồn vốn cổ phần ưu đãi

We: Tỷ trọng nguồn vốn cổ phần thường (hoặc vốn chủ sở hữu)

rd: Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế TNDN

rp: Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi

re: Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường (hoặc vốn chủ sở hữu)

T: Thuế suất thuế TNDN

1.3 Các vấn đề đại diện (Agency Problems)

1.3.1 Vấn đề người chủ – người đại diện

Trong công ty cổ phần có sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, có sự tách rời giữa chủ sở hữu và người điều hành hoạt động công ty Nó cho phép chia nhỏ quyền sở hữu theo những phần góp vốn bằng nhau và từ đó sự

Trang 15

-15 -

chuyển nhượng thay đổi quyền sở hữu sẽ không gây phiền phức đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Và điều này cũng cho phép công ty thuê những nhà quản lý chuyên nghiệp để điều hành công ty của mình theo hướng hiệu quả nhất nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu ban đầu của các chủ sở hữu

Bên cạnh những thuận lợi của việc tách rời này mang lại, có những vấn đề phát sinh khi mục tiêu của các chủ sở hữu và mục tiêu của các nhà quản lý khác nhau Trong thực tế, không bao giờ có sự đồng nhất tuyệt đối trong mục tiêu giữa người chủ và người đại diện trong quá trình hoạt động Điều này làm phát sinh những mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý, đã tạo nên những

vấn đề về người chủ - người đại diện (agency problems) Các cổ đông là người

chủ còn các nhà quản lý chuyên nghiệp là người đại diện cho họ Những người quản lý công ty được yêu cầu đặt lợi ích của công ty cao hơn lợi ích của chính họ và hai lợi ích này có thể không gặp nhau, và khi lợi ích của người quản lý được đặt lên trên, lợi ích thực sự của công ty sẽ bị đe dọa Cụ thể, các cổ đông sẽ yêu cầu các nhà quản lý làm sao để gia tăng giá trị của công ty nhưng các nhà quản lý có thể tự rút lui khỏi những công việc nặng nhọc này hoặc có thể thu vén cho cá nhân để làm giàu

Mâu thuẫn về quyền lợi giữa cổ đông và người quản lý không nảy sinh khi một người nắm giữ 100% cổ phần, bởi nếu làm điều gì đó sai trái, anh ta sẽ làm một việc có hại cho chính mình, và do đó trên thực tế rất hiếm khi điều này xảy

ra Vì vậy, mâu thuẫn trên nảy sinh và tồn tại khi mà tỷ lệ vốn cổ phần được sở hữu bởi các nhà quản lý công ty dưới 100% trong các trường hợp sau:

- Nhà quản lý sở hữu một tỷ lệ nhỏ cổ phần, họ có thể không làm việc hết mình vì lợi ích của cổ đông bởi vì chỉ một phần nhỏ lượng thu nhập kiếm được từ cổ phần trở thành của cải của họ Họ có thể muốn có lương và

Trang 16

- Các nhà quản lý khi thấy được tiềm năng phát triển của công ty trong tương lai, muốn giành quyền kinh doanh công ty, họ có thể thu xếp các khoản vay để mua lại hết cổ phiếu công ty, biến công ty cổ phần công cộng thành công ty cổ phần nội bộ hay công ty tư nhân thuộc sở hữu của một vài cá nhân trong Ban quản lý

1.3.2 Chi phí đại diện

Tại sao chúng ta có chi phí đại diện? Nếu nhà đầu tư bên ngoài là những người am hiểu, làm thế nào công ty có thể khiến họ tin tưởng vào những nhà quản lý? Làm thế nào nhà quản lý có thể hứa hẹn với các nhà đầu tư rằng anh ta sẽ tối đa lợi nhuận của công ty trước tiên chứ không phải vì lợi ích của bản thân mình? Làm thế nào công ty có thể hấp dẫn các nhà đầu tư ngay cả trong trường hợp những nhà quản lý công ty nắm giữ trong tay ít hơn 100% cổ phần?

Tất cả những tổn thất về giá trị do mâu thuẫn quyền lợi giữa cổ đông và nhà quản lý gây ra được xem như là chi phí đại diện Các chi phí đại diện (agency cost) xuất hiện khi: (1) Các nhà quản lý không cố gắng thực hiện nhiệm

Trang 17

- Chi phí ràng buộc (Bonding cost): những khoản chi cho việc khuyến khích, đãi ngộ người quản lý như: các khoản thưởng, quyền chọn mua cổ phiếu công ty…

- Chi phí kiểm soát (monitoring cost): công ty phải chi trả cho việc thuê kiểm toán viên để thanh tra sổ sách kế toán của công ty, mua bảo hiểm tài sản…

- Chi phí khác (Residual cost): là những khoản phí phát sinh ngoài chi phí ràng buộc và chi phí giám sát Chẳng hạn như chi phí cho việc làm thay công việc của nhà quản lý khi họ làm việc không hết mình hoặc bị sa thải

do có hành động đi ngược lại với lợi ích công ty

1.3.3 Giải pháp cho vấn đề đại diện

Chưa có một giải pháp thực sự cho vấn đề đại diện Bằng cách này hay cách khác để dung hòa lợi ích của người chủ và lợi ích của người đại diện nhưng sự khác biệt vẫn luôn tồn tại

Tuy nhiên, để khắc phục những mâu thuẫn quyền lợi giữa cổ đông và người quản lý, chủ công ty nên xem nhà quản lý như là người đại diện cho cổ đông và cần có sự khích lệ sao cho người quản lý nỗ lực làm việc, điều hành công ty tốt hơn Các biện pháp có thể là:

- Các vai trò quan trọng của Ban giám đốc (gồm cả những vị trí độc lập và không tham gia điều hành) nên do những người sở hữu phần lớn trong

Trang 18

-18 -

công ty đảm nhận Ban giám đốc có quyền thuê và sa thải các vị trí quản lý Nhà quản lý sẽ bị sa thải hay bồi thường tổn thất tài chính khi không hoàn thành các mục tiêu đã đề ra Với sự hỗ trợ của các kiểm toán viên, các thành viên này có thể vừa giám sát các vị trí quản lý vừa kiềm chế các cổ đông lớn lạm dụng quyền lực

- Tạo các ràng buộc trong các hợp đồng vay nợ giới hạn quyền lực của nhà quản lý

- Bên cạnh việc tạo ra cơ chế giám sát và kiểm soát cần có chế độ khuyến khích để người quản lý hành xử vì lợi ích của cổ đông như: tiền lương và tiền thưởng thoả đáng như thưởng phần trăm trên mức vượt của lợi nhuận kiếm được so với lợi nhuận kế hoạch, thưởng bằng quyền chọn mua cổ phiếu công ty với giá ưu đãi so với mức giá bán cổ phiếu trên thị trường tại thời điểm mua, có kế hoạch đãi ngộ để gắn kết người quản lý với chủ công ty… Khi ấy, mục tiêu lợi nhuận và hơn thế nữa là giá cổ phiếu đã trở thành động lực chính của các nhà quản lý Điều này làm tăng tinh thần doanh nghiệp của các nhà quản lý và mang lại hiệu quả cho công ty vì lợi ích của cổ đông cũng chính là lợi ích của các nhà quản lý

- Cũng có lập luận cho rằng chi trả cổ tức có thể làm giảm chi phí đại diện giữa các cổ đông và ban điều hành Việc chi trả cổ tức (dòng tiền chi ra) làm giảm số lượng lợi nhuận giữ lại có sẵn để tái đầu tư và đòi hỏi sử dụng nhiều vốn cổ phần từ bên ngoài hơn để tài trợ tăng trưởng Việc huy động vốn cổ phần từ bên ngoài (như bán cổ phần thường) trong các thị trường vốn làm cho công ty phải chịu sự giám sát kỹ lưỡng của các cơ quan điều phối (SEC – Uûy ban chứng khoán và thị trường chẳng hạn) và các nhà đầu tư tương lai, việc này được coi như một chức năng giám sát thành quả của ban điều hành

Trang 19

-19 -

- Ngoài ra, cần phải minh bạch hoá thông tin và tạo ra những áp lực kiểm soát của thị trường lên các công ty như phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết công ty trên thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế

Kết luận chương 1

Chương 1 giới thiệu tổng quát một số kiến thức cần thiết về quản lý tài chính của các các hoạt động tài chính trong công ty cổ phần làm cơ sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá về công tác quản lý tài chính của các công ty cổ phần trong các chương tiếp theo Các công ty cổ phần phải vận dụng những phương pháp quản trị hiện đại để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như phù hợp với xu thế phát triển Cụ thể, luận văn tìm hiểu sâu về các quyết định tài chính, phương thức huy động vốn và cấu trúc vốn của công ty Qua đó, cho thấy các quyết định tài chính phải vừa đảm bảo làm tăng giá trị kinh tế của công ty, đồng thời phải chú ý làm sao cho thị trường đánh giá đúng đắn hiệu quả hoạt động, triển vọng phát triển của công ty để các nhà đầu tư đánh giá đúng giá trị của công ty

Trang 20

-20 -

CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CỔ

Phạm vi đề tài khảo sát kết quả hoạt động kinh doanh của 17 công ty cổ phần hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như: thương mại, hàng tiêu dùng, thực phẩm giải khát, vận tải và dịch vụ vận tải, Dầu và khí đốt, viễn thông, khách sạn… Do giới hạn về các thông tin và số liệu có được nên đề tài không đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và phân tích quyết định đầu tư của các công ty, đi sâu vào hai quyết định quan trọng khác là quyết định tài trợ và quyết định chi trả cổ tức qua việc phân tích thực trạng cấu trúc tài chính và chính sách chia cổ tức của các công ty cổ phần trong thời gian qua

2.1 Tình hình hoạt động của các công ty cổ phần trong thời gian qua

So với thế giới các công ty cổ phần ở Việt Nam ra đời muộn hơn và còn rất non trẻ, công ty cổ phần ở Việt Nam mới chỉ ra đời trong vòng hơn 10 năm trở lại đây cùng với chủ trương cổ phần hóa và việc ban hành Luật công ty, sau này là Luật doanh nghiệp

Vào tháng 7/2000, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời đã tạo cơ hội phát triển cho công ty cổ phần Trong thời gian qua, các công ty cổ phần hoạt động ngày càng lớn mạnh và có hiệu quả hơn, nhiều công ty đang tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực Thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: Về tình hình thực hiện doanh thu: ngoại trừ công ty cổ phần Bông Bạch tuyết và công ty Thuỷ sản số 4, nhìn chung các công ty có mức tăng doanh thu đều qua hàng năm Có những công ty có mức tăng trưởng cao từ 30-40% cùng

Trang 21

-21 -

với xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và các loại hình kinh tế trong những năm qua

Tình hình lợi nhuận đạt được qua các năm cũng có tăng trưởng Các công

ty đều hoạt động có lãi ngoại trừ công ty Bạch Tuyết năm 2004 không hiệu quả Riêng công ty Nước giải khát Sài Gòn và Thủy sản số 4 kết quả hoạt động năm

2004, 2005 liên tục giảm sút so với năm trước Đó là do các công ty gặp khó khăn trong việc cạnh tranh và tìm đầu ra cho sản phẩm của mình

Trang 22

- 22 -

Đơn vị tính: Triệu đồng

Công ty cổ phần Đại lý Liên Hiệp Vận Chuyển 569.833 824.439 871.204 44,68% 5,67%

Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Hội 169.534 168.754 226.719 -0,46% 34,35%

Công ty cổ phần Hợp tác kinh tế về Xuất nhập khẩu Savimex 288.205 332.153 345.588 15,25% 4,04%

Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam 92.593 109.878 127.919 18,67% 16,42%

Công ty cổ phần Kho vận và Giao nhận Ngoại thương Sài Gòn 118.614 129.003 128.751 8,76% -0,20%

Công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gòn 217.675 267.766 306.451 23,01% 14,45%

Bảng 2.1: Tình hình thực hiện và tốc độ tăng trưởng Doanh thu

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty trên Website: www.ssi.com )

Trang 23

- 23 -

Đơn vị tính: Triệu đồng

Công ty cổ phần Đại lý Liên Hiệp Vận Chuyển 101.470 112.712 118.593 11,08% 5,22%

Công ty cổ phần Hợp tác kinh tế về Xuất nhập khẩu Savimex 16.481 18.162 16.193 10,20% -10,84%

Công ty cổ phần Kho vận và Giao nhận Ngoại thương Sài Gòn 15.511 14.492 17.454 -6,57% 20,44%

Bảng 2.2: Tình hình thực hiện và tốc độ tăng trưởng Lợi nhuận

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty trên Website: www.ssi.com)

Trang 24

- 24 -

2.2 Phân tích và hoạch định cấu trúc tài chính

2.2.1 Phân tích cấu trúc vốn

Như đã trình bày ở chương 1, quyết định tài trợ là một trong những quyết định tài chính quan trọng trong hoạt động tài chính của công ty Để trả lời cho các câu hỏi trong quyết định tài trợ cũng như có cơ sở cho các quyết định tiếp theo: dùng nợ hay dùng vốn chủ sở hữu, huy động vốn từ đâu và như thế nào? … Các nhà quản trị tài chính cần phải nắm được thực trạng và phân tích cấu trúc vốn của công ty mình và một trong những chỉ tiêu tài chính cần phân tích đó là tỷ số đòn bẫy tài chính

Tỷ số đòn bẫy tài chính đánh giá mức độ mà một công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay Các nhà cung cấp tín dụng căn cứ vào tỷ số đòn bẫy tài chính để ấn định mức lãi suất cho vay đối với công ty vì công

ty càng có nhiều nợ vay, rủi ro về mặt tài chính càng lớn

Đối với công ty, tỷ số đòn bẫy tài chính sẽ giúp nhà quản trị tài chính lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý nhất cho công ty mình Qua tỷ số đòn bẫy tài chính nhà đầu tư thấy được rủi ro về tài chính của công ty từ đó dẫn đến quyết định đầu tư của mình

Khảo sát về cấu trúc vốn năm 2003, 2004 và 2005 của một số công ty cổ phần, có các số liệu như sau:

Trang 25

- 25 -

1 Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết 32,14% 33,62% 35,54%

2 Công ty cổ phần SXKD và XNK Bình Thạnh 63,44% 52,48% 32,76%

3 Công ty cổ phần Đại lý Liên Hiệp Vận Chuyển 22,31% 35,07% 24,95%

5 Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Hội 76,47% 81,99% 72,31%

6 Công ty cổ phần Cơ Khí Xăng Dầu 33,74% 53,15% 58,01%

7 Công ty cổ phần Văn hoá Phương Nam 82,60% 80,93% 72,89%

8 Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh 39,95% 40,41% 38,51%

9 Công ty cổ phần Hợp tác kinh tế về Xuất nhập khẩu Savimex 70,61% 68,05% 67,04%

10 Công ty cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn 38,95% 41,47% 53,57%

11 Công ty cổ phần Khách sạn Sài Gòn 6,98% 5,98% 6,87%

12 Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam 14,83% 16,24% 16,11%

13 Công ty cổ phần Kho vận và Giao nhận Ngoại thương Sài Gòn 50,38% 35,33% 27,72%

14 Công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gòn 48,92% 53,07% 58,94%

15 Công ty cổ phần Thuỷ sản số 4 55,55% 47,01% 51,75%

16 Công ty cổ phần Sữa Việt Nam 40,64% 27,50% 42,36%

17 Công ty cổ phần Viễn thông VTC 39,94% 40,70% 37,73%

Bảng 2.3: Tỷ số nợ trên tài sản

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty trên Websie: www.ssi.com)

Trang 26

- 26 -

1 Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết 47,37% 50,65% 55,13%

2 Công ty cổ phần SXKD và XNK Bình Thạnh 173,52% 110,44% 48,73%

3 Công ty cổ phần Đại lý Liên Hiệp Vận Chuyển 28,71% 54,00% 33,24%

4 Công ty cổ phần Kinh Đô 108,70% 122,81% 52,46%

5 Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Hội 325,05% 455,40% 261,11%

6 Công ty cổ phần Cơ Khí Xăng Dầu 50,92% 113,43% 138,15%

7 Công ty cổ phần Văn hoá Phương Nam 474,77% 424,36% 268,85%

8 Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh 66,54% 67,82% 62,63%

9 Công ty cổ phần Hợp tác kinh tế về Xuất nhập khẩu Savimex 240,25% 212,99% 203,41%

10 Công ty cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn 63,80% 70,84% 115,39%

11 Công ty cổ phần Khách sạn Sài Gòn 7,50% 6,36% 7,38%

12 Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam 14,83% 16,24% 16,11%

13 Công ty cổ phần Kho vận và Giao nhận Ngoại thương Sài Gòn 50,38% 35,33% 27,72%

14 Công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gòn 95,77% 113,07% 143,56%

15 Công ty cổ phần Thuỷ sản số 4 124,98% 88,72% 107,26%

16 Công ty cổ phần Sữa Việt Nam 68,47% 37,92% 73,48%

17 Công ty cổ phần Viễn thông VTC 66,49% 68,65% 60,58%

Bảng 2.4: Tỷ số nợ trên vốn cổ phần

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty trên Websie: www.ssi.com)

Qua bảng số liệu trên, nhận thấy rằng ở các công ty cổ phần đều có sử dụng nợ trong cấu trúc vốn của mình, tỉ lệ dao động từ 30 – 50% ngoại trừ công

ty cổ phần khách sạn Sài Gòn sử dụng nợ thấp khoảng 7% trên tài sản Riêng công ty xuất nhập khẩu Khánh Hội, công ty văn hoá Phương Nam và Savimex là có tỷ số nợ cao khoảng 70% Như vậy khảo sát 17 công ty thì có 41% công ty là

Trang 27

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cấu trúc vốn năm 2005

của một số công ty cổ phần 1

Để có cái nhìn tổng thể về chính sách tài trợ của các công ty cổ phần, có thể phân tích tình hình huy động vốn, sử dụng vốn và nguồn vốn của các công ty

1 Số thứ tự trên biểu đồ tương ứng tên của các công ty cổ phần trên bảng 2.3 và 2.4

Trang 28

Vốn CSH

Vốn CSH

Vốn CSH

Bảng 2.5: Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn

(Nguồn: trích phụ lục bảng Cơ cấu nguồn vốn của các công ty cổ phần)

Trang 29

- 29 -

Nhìn vào tỷ trọng các nguồn vốn trong cơ cấu vốn của công ty, nhận thấy để tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh, cho hoạt động đầu tư các công ty sử dụng vốn vay thấp, chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn khác (vốn chiếm dụng) Có những công ty không sử dụng nợ vay, còn đa số có tỷ trọng vay ngắn hạn cao nhất là 29%, còn dài hạn cao nhất là 10% Như vậy, vốn chủ sở hữu và nguồn khác của các công ty cổ phần nhìn chung chiếm tỷ trọng từ 71% trở lên Kết hợp với phần phân tích trên, cho thấy đối với các công ty có tỷ lệ nợ

cao thì chủ yếu là nợ chiếm dụng trên 30%

Một điều cần lưu ý trong cấu trúc vốn của các công ty cổ phần là:

- Việc sử dụng đòn cân nợ có thể bẫy tỷ suất sinh lợi trên vốn (ROE), có thể sử dụng các tấm chắn thuế thu nhập doanh nghiệp Trong điều kiện sản xuất kinh doanh có sự tăng trưởng ổn định, tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu

tư cao thì việc sử dụng nợ vay với tỷ lệ cao có thể làm tăng lợi nhuận cho cổ đông, tăng giá trị doanh nghiệp

- Tuy nhiên, duy trì một tỷ lệ nợ quá cao sẽ có rủi to tài chính, điều đó sẽ ảnh hưởng đến giá trị công ty Việc sử dụng đòn bẫy tài chính đưa đến một gia tăng trong rủi ro cho các nhà cung cấp vốn Để bù đắp rủi ro gia tăng này, lợi nhuận đòi hỏi sẽ cao hơn Vì vậy, khi công ty sử dụng chính sách đòn bẫy tài chính thì cần lưu ý điều này trong hoạt động kinh doanh của mình

- Bên cạnh đó, việc sử dụng nợ sẽ làm phát sinh chi phí lãi vay Lãi vay sẽ làm gia tăng những rủi ro về tài chính và làm tăng chi phí sử dụng vốn vay của công ty Vì vậy, một cấu trúc vốn hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty

Trang 30

- 30 -

2.2.2 Thực trạng huy động vốn của các công ty cổ phần

Về mặt lý thuyết, khi thiếu vốn nhu cầu này được giải quyết bằng 2 cách: tài trợ nợ hoặc vốn chủ sở hữu

Thông thường, công ty có thể sử dụng phương thức tài trợ bằng nợ như vay vốn ngân hàng, phát hành trái phiếu… Tuy nhiên, trên thực tế các công ty cổ phần huy động vốn vay chủ yếu bằng hình thức vay tín dụng, vay ngân hàng với lãi suất 15%/năm, nhưng có một số công ty được vay với lãi suất chỉ 0,7-0,8%/tháng hoặc gọi vốn từ quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển, hoặc tìm nguồn tài trợ của nước ngoài Các quỹ đầu tư nước ngoài có mặt tại Việt Nam có thể cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả cao vay tiền dài hạn, 5-10 năm với lãi suất thấp Ngoài ra, hình thức vay thông qua phát hành trái phiếu các công ty cổ phần không "mặn mà" lắm Hiện nay trên thị trường chứng khoán chưa có công ty cổ phần nào niêm yết trái phiếu mà phần lớn chỉ có trái phiếu Chính phủ

Còn khi rủi ro kinh doanh được xác định là khá cao, không cho phép công

ty gia tăng thêm rủi ro tài chính, nếu muốn giữ mức độ rủi ro của công ty ở một mức độ hợp lý thì thường có xu hướng không tài trợ bằng nợï Khi ấy, để đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển, các công ty cổ phần sẽ chọn việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao độ an toàn tài chính trong cấu trúc vốn Vốn huy động từ phát hành cổ phiếu là không kỳ hạn, các công ty tránh được sức ép trả ngân hàng cả vốn và lãi khi đáo hạn Đó là chưa kể việc phát hành tạo thêm thanh khoản cho cổ phiếu, thu hút thêm nhà đầu tư Ngoài ra trong trường hợp có dự án khả thi trong tương lai, các công ty có thể phát hành thêm cổ phiếu ngay do đã có kinh nghiệm từ các đợt phát hành Tuy vậy, việc phát hành thêm cổ phiếu cũng tạo ra những áp lực mới cho bộ máy điều hành

Trang 31

- 31 -

công ty Nhưng với những doanh nghiệp đã công khai tài chính và có đội ngũ nhân lực tốt thì áp lực đó có thể giải quyết được

Một số công ty đã sử dụng phương thức phát hành thêm cổ phiếu như công

ty cổ phần Cơ điện lạnh, công ty cổ phần Phương Nam, công ty cổ phần Transimex…

Ví dụ: Để xây E-town 2 với vốn đầu tư 250 tỉ đồng Ngoài vốn tự có, công ty cổ

phần Cơ điện lạnh đãõ phát hành thêm cổ phiếu, tối đa bằng 30% cổ phiếu hiện hành (vốn điều lệ của Ree là 232 tỉ đồng, tức sẽ phát hành thêm khoảng 73 tỉ đồng cổ phiếu), và vay ngân hàng Với phương thức một nửa phát hành, một nửa vay ngân hàng, công ty có thể cân bằng rủi ro và áp lực cổ tức

2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề sống còn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của công ty, từ việc phân tích này ta có thể đánh giá được chất lượng công tác quản lý vốn có hiệu quả hay không Từ đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các công ty

Thực hiện tính hai loại chỉ tiêu:

- Thứ nhất, đo lường hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu thuần Khảo sát thực trạng tại các công ty, cho thấy tỷ suất doanh thu thuần/tài sản cố định có hai xu hướng: một số công ty biến động theo chiều hướng xấu như công ty Kinh Đô, công ty XNK Khánh Hội, công ty Ree, công ty Vinamilk, Bông Bạch Tuyết giảm qua từng năm, cho thấy tình hình quản lý và sử dụng tài sản của các công ty này chưa tốt, chưa khai thác triệt để tài sản hiện có và các tài sản đầu tư mới Bên cạnh đó, một số công ty như Savimex, Khách sạn Sài Gòn, Giống cây trồng Miền Nam… có tỷ suất doanh thu thuần/tài sản cố định tăng dần qua từng năm, biến động theo

Trang 32

- 32 -

chiều hướng tốt, các công ty nên duy trì và phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của công ty mình Ngoài ra, các công ty có tỷ suất doanh thu thuần/tổng tài sản từ 0,5 lần đến 2 lần theo xu hướng giảm qua các năm hoặc ít thay đổi, đặc biệt công ty cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn có hiệu quả sử dụng tài sản cao: 1đ tài sản đầu tư đem lại 7 hoặc 8đ doanh thu Tỷ suất doanh thu thuần/Vốn cổ phần nhìn chung có xu hướng giảm trong khi doanh thu của các công ty có xu hướng tăng hàng năm, đó là do công ty tăng vốn chủ sở hữu hoặc do mức tăng của doanh thu không tướng ứng với việc tăng quy mô, đầu tư tài sản cố định Riêng tỷ suất doanh thu thuần/vốn cổ phần khác với tỷ suất doanh thu thuần/tổng tài sản vì các công ty đã sử dụng nợ trong cấu trúc vốn của mình như đã phân tích ở mục 2.2.1

- Thứ hai, đo lường hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận thuần, phản ánh khả năng sinh lời từ tài sản Tỷ số lợi nhuận thuần/vốn cổ phần nhìn chung có xu hướng giảm, kết hợp với phân tích lợi nhuận như trên, cho thấy nguyên nhân giảm ở đây là do: do lợi nhuận giảm (công ty Bông Bạch Tuyết) hoặc do tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu cao hơn tăng lợi nhuận (công ty XNK Bình thạnh, công ty Kinh Đô…) hay nói cách khác lợi nhuận đem lại không tương ứng với việc tăng vốn của các công ty Ngoài ra, nhận thấy hiệu suất sử dụng vốn cổ phần của các công ty lớn hơn tổng tài sản là do công ty có sử dụng nợ trong cấu trúc vốn

Trang 33

Hiệp Vận Chuyển 2,56 2,39 2,61 1,11 1,19 1,13 1,43 1,83 1,51Công ty Kinh Đô 3,16 2,82 2,11 1,32 1,18 1,02 2,76 2,63 1,55Công ty XNK Khánh

khẩu Savimex 6,40 6,57 7,07 1,18 1,32 1,31 4,00 4,14 3,98Công ty Nhiên liệu Sài

Gòn 17,40 19,09 17,13 8,44 8,17 7,25 13,83 13,97 15,61Công ty Khách sạn Sài

Công ty Giống cây

trồng Miền Nam 2,28 2,59 2,87 1,11 1,02 1,01 1,30 1,21 1,20Công ty Kho vận và

Giao nhận Ngoại

thương Sài Gòn 1,89 2,02 1,91 1,22 1,46 1,12 2,47 2,26 1,55Công ty Nước giải khát

Sài Gòn 5,99 8,18 9,64 1,71 2,02 2,03 3,35 4,31 4,95Công ty Thuỷ sản số 4 12,67 13,06 9,56 2,12 2,48 1,83 4,78 4,68 3,79Công ty Sữa Việt Nam 7,19 5,38 3,78 1,45 1,65 1,45 2,44 2,28 2,51Công ty Viễn thông

Bảng 2.6: Hiệu suất sử dụng tài sản

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty trên Websie: www.ssi.com)

Trang 34

Vận Chuyển 0,46 0,33 0,35 0,20 0,16 0,15 0,25 0,25 0,21Công ty Kinh Đô 0,39 0,32 0,26 0,16 0,13 0,13 0,34 0,30 0,19Công ty XNK Khánh Hội 0,20 0,19 0,22 0,07 0,03 0,08 0,28 0,19 0,30Công ty Cơ Khí Xăng Dầu 0,36 0,34 0,26 0,08 0,08 0,07 0,13 0,16 0,16Công ty Văn hoá Phương

Công ty Kho vận và Giao

nhận Ngoại thương Sài

Bảng 2.7: Tỷ suất sinh lợi

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty trên Websie: www.ssi.com)

Qua việc phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn có nhận xét: các công

ty đều tăng quy mô hoạt động, tuy nhiên doanh thu và cả thu nhập mang lại chưa

Trang 35

- 35 -

tương ứng với việc tăng đầu tư vào tài sản, tăng vốn chủ sở hữu Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng tài sản và vốn bỏ ra đầu tư vào hoạt động của các công ty

2.3 Chính sách phân chia cổ tức

2.3.1 Tình hình chi trả cổ tức

Chính sách cổ tức chịu ảnh hưởng và có liên hệ mật thiết với cấu trúc tài chính hiện tại và chiến lược tài trợ trong tương lai Công ty cổ phần có tỷ lệ nợ hiện tại cao có thể sẽ hạn chế việc chi trả cổ tức cho cổ đông Phần 2.2 khảo sát cấu trúc vốn của các công ty cổ phần cho thấy tỷ lệ nợ cao Vậy các công ty có tỷ lệ chia cổ tức như thế nào?

Để trả lời cho câu hỏi trên, tìm hiểu chính sách chia cổ tức trong thời gian qua của các công ty cổ phần sau:

Trang 36

- 36 -

Cổ tức - DPS (1.000đ)

LN mỗi cổ phiếu - EPS (1.000đ) Tỷ lệ chia cổ tức Tên công ty

Công ty cổ phần Đại lý Liên

Công ty cổ phần Kinh Đô 1,6 1,6 1,6 3,08 4,05 3,97 52% 40% 40%Công ty cổ phần Xuất Nhập

Công ty cổ phần Cơ Khí Xăng

Công ty cổ phần Giống cây

Công ty cổ phần Kho vận và

Giao nhận Ngoại thương Sài

Bảng 2.8: Tỷ lệ chia cổ tức của các công ty

(Nguồn: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM www.vse.org.vn)

Trang 37

- 37 -

Cách xác định của các chỉ tiêu như sau:

- Cổ tức (DPS: Dividend per share): căn cứ vào tỷ lệ cổ tức so với mệnh giá của các công ty khi công bố thông tin chia cổ tức

Ví dụ: công ty Bông Bạch Tuyết chia cổ tức năm 2003 với tỷ lệ là 10%, khi

đó cổ tức = 1.000đ/cổá phiếu

- Lợi nhuận của mỗi cố phiếu (EPS: Earnings per share): đây chính là lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu có công thức tính như sau2:

EPS = Lợi nhuận (lỗ) phân bổ cho CĐ sở hữu cổ phiếu phổ thông Số bình quân gia quyền của cổ phiếu đang lưu hành trong kỳ

- Tỷ lệ chia cổ tức = DPS/EPS, cho thấy công ty chia cổ tức từ phần lợi nhuận đạt được trong năm là bao nhiêu %?

Hầu hết các công ty có tỷ lệ chia cổ tức cao, khảo sát 17 công ty thì chỉ có

3 công ty chiếm tỷ lệ 18% có tỷ lệ chia cổ tức dưới 40%, đó là công ty xuất nhập khẩu Bình Thạnh, công ty cổ phần Đại lý Liên hiệp vận chuyển, công ty Viễn thông VTC Còn lại 82% công ty có tỷ lệ chia cổ tức trên 40% Đặc biệt công ty Bông Bạch Tuyết lỗ năm 2004 nên không thực hiện trả cổ tức vào năm 2004 và

2005, công ty Nước giải khát Sài Gòn có xu hướng gia tăng cổ tức từ 30% năm

2003 lên 76% năm 2004 và năm 2005 là 120%

Nhìn chung các công ty có chính sách chi trả cổ tức ổn định như công ty xuất nhập khẩu Khánh Hội, công ty Phương Nam, công ty Cơ điện lạnh tỷ lệ cổ tức ít thay đổi qua các năm Đặc biệt, một số công ty như công ty Kinh Đô, công

ty Cơ khí xăng dầu, Savimex, Thuỷ sản số 4 giữ nguyên tỷ lệ chi trả cổ tức qua 3 năm khảo sát

2 Xem phần phụ lục: hướng dẫn tính chỉ tiêu lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS)

Ngày đăng: 27/11/2012, 15:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp hiện đại
Tác giả: Trần Ngọc Thơ
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2005
2. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định (2005), Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính quốc tế
Tác giả: Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2005
8. Richard A.Brealey, Stewart C.Myers, Alan J.Marcus, Fundamentals of corporate Finance – Third Edition, McGraw – Hill, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fundamentals of corporate Finance – Third Edition
3. Trần Thị Thùy Linh, Giải pháp về nguồn vốn cho các công ty cổ phần niêm yết ở Việt Nam, www.ueh.edu.vn/tcptkt/ptkt2003/thang12-03 Khác
4. Một số vấn đề về vốn và cấu trúc của công ty cổ phần, www.moi.gov.vn Báo công nghiệp Việt Nam Khác
5. Báo cáo tài chính của các công ty cổ phần năm 2003, 2004, 2005 trên các Website Khác
6. Phương án huy động vốn thêm 100 tỷ thông qua phát hành cổ phiếu theo hình thức phát hành hạn chế của công ty SPT Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tình hình thực hiện và tốc độ tăng trưởng Doanh thu - Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf
Bảng 2.1 Tình hình thực hiện và tốc độ tăng trưởng Doanh thu (Trang 22)
Bảng 2.1: Tình hình thực hiện và tốc độ tăng trưởng Doanh thu - Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf
Bảng 2.1 Tình hình thực hiện và tốc độ tăng trưởng Doanh thu (Trang 22)
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện và tốc độ tăng trưởng Lợi nhuận - Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf
Bảng 2.2 Tình hình thực hiện và tốc độ tăng trưởng Lợi nhuận (Trang 23)
Bảng 2.3: Tỷ số nợ trên tài sản - Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf
Bảng 2.3 Tỷ số nợ trên tài sản (Trang 25)
Bảng 2.3: Tỷ số nợ trên tài sản - Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf
Bảng 2.3 Tỷ số nợ trên tài sản (Trang 25)
Bảng 2.4: Tỷ số nợ trên vốn cổ phần - Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf
Bảng 2.4 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần (Trang 26)
Bảng 2.4: Tỷ số nợ trên vốn cổ phần - Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf
Bảng 2.4 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần (Trang 26)
1 Số thứ tự trên biểu đồ tương ứng tên của các công ty cổ phần trên bảng 2.3 và 2.4 - Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf
1 Số thứ tự trên biểu đồ tương ứng tên của các công ty cổ phần trên bảng 2.3 và 2.4 (Trang 27)
Bảng 2.5: Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn - Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf
Bảng 2.5 Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn (Trang 28)
Bảng 2.5: Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn - Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf
Bảng 2.5 Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn (Trang 28)
Bảng 2.6: Hiệu suất sử dụng tài sản - Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf
Bảng 2.6 Hiệu suất sử dụng tài sản (Trang 33)
Bảng 2.6: Hiệu suất sử dụng tài sản - Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf
Bảng 2.6 Hiệu suất sử dụng tài sản (Trang 33)
Bảng 2.7: Tỷ suất sinh lợi - Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf
Bảng 2.7 Tỷ suất sinh lợi (Trang 34)
Bảng 2.7: Tỷ suất sinh lợi - Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf
Bảng 2.7 Tỷ suất sinh lợi (Trang 34)
Bảng 2.8: Tỷ lệ chia cổ tức của các công ty - Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf
Bảng 2.8 Tỷ lệ chia cổ tức của các công ty (Trang 36)
Bảng 2.8: Tỷ lệ chia cổ tức của các công ty - Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf
Bảng 2.8 Tỷ lệ chia cổ tức của các công ty (Trang 36)
Bảng 2.9: Tỷ suất cổ tức của các công ty - Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf
Bảng 2.9 Tỷ suất cổ tức của các công ty (Trang 38)
Bảng 2.9: Tỷ suất cổ tức của các công ty - Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf
Bảng 2.9 Tỷ suất cổ tức của các công ty (Trang 38)
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức quản trị tài chính trong công ty cổ phần - Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức quản trị tài chính trong công ty cổ phần (Trang 64)
Sau đây là các ví dụ từ các sự kiện điển hình của các công ty niêm yết trên TTGDCK TP.HCM trong năm 2005:  - Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf
au đây là các ví dụ từ các sự kiện điển hình của các công ty niêm yết trên TTGDCK TP.HCM trong năm 2005: (Trang 72)
- Theo hình thức đấu giá - Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf
heo hình thức đấu giá (Trang 75)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w