0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tổ chức hệ thống quản lý, nâng cao vai trò của nhà

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI THÔNG LỆ QUỐC TẾ.PDF (Trang 63 -65 )

lợi cho công ty, cho các cổ đông và người lao động. Lợi nhuận để lại là nguồn lực quan trọng cho phép công ty mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm mới, tạo điều kiện cho công ty có mức độ tăng trưởng cao và bền vững.

™ Kiểm soát việc sử dụng các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.

Các nhà lãnh đạo cao cấp của công ty phải nhận thức được tầm quan trọng của quản trị tài chính. Quản trị tài chính nên tập trung vào các hoạt động như: phân tích, hoạch định và kiểm soát tài chính; quản trị vốn và các loại rủi ro của công ty; xác định cơ cấu tài chính và tìm kiếm các nguồn tài trợ hấp dẫn; xem xét chính sách phân chia lợi tức cổ phần.

3.3.2.2 Tổ chức hệ thống quản lý, nâng cao vai trò của nhà quản trị tài chính chính

Hiện nay, tình trạng chung của các công ty Việt Nam là chưa chú trọng đến việc hoạch định và quản lý tài chính, chưa có bộ phận tài chính. Phòng Kế toán với công việc được chú trọng là thực hiện các công tác kế toán, thuế và lập các báo cáo tài chính, trong khi đó các hoạt động quản trị tài chính nhằm tham mưu cho lãnh đạo trong quá trình ra các quyết định đầu tư, tài trợ, chính sách phân phối lợi nhuận hầu như không được thực hiện hoặc thực hiện không thường xuyên đúng mức.

Tại các nước phát triển, các doanh nghiệp lớn không thể thiếu người Giám đốc tài chính giỏi, điều này cũng đúng đối với các công ty cổ phần Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. Do đó, các công ty cần tổ chức bộ phận tài chính gồm

- 64 -

những người có có năng lực thật sự, có kiến thức vững vàng về tài chính, có khả năng hoạch định trong dài hạn theo như mô hình tổ chức sau đây:

TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC

Giám Đốc Tài Chính HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức quản trị tài chính trong công ty cổ phần

BP Lập KH tài chính BP Quản trị tiền mặt BP Chi tiêu vốn Phòng tài chính BP Quản trị tín dụng Phòng kế toán BP Kế toán chi phí BP Quản lý thuế BP Kế toán tài chính BP Quản lý dữ liệu

- Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ kế toán, quản lý dữ liệu và các báo cáo tài chính phục vụ cho Ban lãnh đạo và các cơ quan ban ngành liên quan.

- Phòng Tài chính: thực hiện công tác quản trị tài chính như quản lý tài sản, chi tiêu vốn và đặc biệt thực hiện công tác hoạch định tài chính: lập kế hoạch tài chính, tìm kiếm nguồn tài trợ cho các kế hoạch đầu tư...

- 65 -

- Phân định rõ ràng chức năng của Giám đốc tài chính và Kế toán trưởng như là một bộ phận quản trị tài chính và bộ phận kế toán trong doanh nghiệp.

™ Giám đốc tài chính: đứng đầu bộ phận quản trị tài chính công ty, là người đưa ra các quyết định tài chính.

™ Kế toán trưởng: phụ trách phòng Kế toán, đóng vai trò là người kiểm soát các nghiệp vụ kế toán tài chính và các báo cáo phục vụ cho công việc quản lý của Ban giám đốc.

Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận quản trị tài chính công ty với các phòng ban chức năng khác, đặc biệt là tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa bộ phận quản trị tài chính, Giám đốc tài chính với Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị của công ty.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI THÔNG LỆ QUỐC TẾ.PDF (Trang 63 -65 )

×