Xây dựng chính sách cổ tức phù hợp với từng giai đoạn phát triển của

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf (Trang 54 - 56)

công ty

Như đã trình bày trong phần chọn lựa hình thức huy động vốn, trong mỗi một giai đoạn phát triển, doanh nghiệp có những cơ hội đầu tư, khả năng huy động vốn và dòng tiền khác nhau. Do đó, các công ty cổ phần cần cân nhắc lựa chọn các kênh huy động vốn cũng như chính sách cổ tức sao cho phù hợp với đặc thù phát triển trong từng giai đoạn, mang lại hiệu quả cao nhất. Cụ thể trong từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn khởi nghiệp

Trong giai đoạn khởi nghiệp, thường các doanh nghiệp khó có được thu nhập ngay từ những năm đầu hoạt động do chưa có tài sản cũng như cơ sở hoạt động, chưa có các số liệu về hoạt động quá khứ để chứng minh năng lực, thiếu kinh nghiệm kinh doanh quản lý trong một số lĩnh vực và mức độ rủi ro cao, dòng tiền của doanh nghiệp chưa nhiều và chưa ổn định.

Trong giai đoạn khởi nghiệp, kênh huy động vốn phù hợp với những đặc thù nêu trên của doanh nghiệp là vốn góp chủ sở hữu và huy động vốn từ các quỹ đầu tư6, nhất là quỹ đầu tư mạo hiểm.

Do đó, nguồn tài trợ thích hợp trong giai đoạn này là lợi nhuận để lại, như vậy cổ tức sẽ không chia cho các cổ đông trong giai đoạn khởi nghiệp.

Giai đoạn phát triển mở rộng

Trong giai đoạn phát triển mở rộng, tài sản của doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, doanh thu tăng và thị phần ngày càng mở rộng nên các doanh nghiệp thường có nhu cầu vốn lớn, nhu cầu về hỗ trợ kỹ thuật và mở rộng quan hệ kinh doanh.

- 55 -

Tuy nhiên, do dòng tiền của doanh nghiệp chưa dồi dào, hệ thống quản lý chưa chuyên nghiệp và quy mô doanh nghiệp còn nhỏ nên doanh nghiệp không dễ dàng huy động vốn từ các kênh huy động khác như phát hành cổ phiếu, đối tác chiến lược, vay ngân hàng. Trong khi đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm sẵn sàng cung cấp nguồn vốn dài hạn cho doanh nghiệp để cân đối nguồn vốn vay, tài trợ các dự án mở rộng kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chuyên nghiệp.

Trong giai đoạn cần vốn đầu tư, đang phát triển thì tăng phần lợi nhuận giữ lại, thực hiện chia cổ tức nhưng ở mức thấp. Một mặt, để vốn đầu tư vào các dự án sinh lời, mặt khác thực hiện chi trả cổ tức để làm yên lòng các nhà đầu tư, rằng công ty đã bắt đầu vào giai đoạn hoạt động có hiệu quả. Qua đó, cũng hấp dẫn các cổ đông tiềm năng và sẽ làm cho giá cổ phần tăng lên.

Giai đoạn phát triển ổn định

Sau thời kỳ tăng trưởng cao, doanh nghiệp bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định và tiến tới bão hòa. Trong giai đoạn phát triển ổn định, đặc điểm chung của đa số các doanh nghiệp là có tốc độ tăng trưởng ổn định, vốn nội sinh dồi dào, tài sản tăng, các doanh nghiệp tìm hướng đi để tiếp tục mở rộng phát triển. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần kinh nghiệm và quan hệ của các nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp để nâng cao giá trị và thực hiện hiệu quả các giao dịch tài chính, đầu tư.

Doanh nghiệp phát triển ổn định có nhiều cơ hội huy động từ các kênh tài chính khác nhau như thị trường chứng khoán, vay ngân hàng, tổ chức tài chính, tài trợ nội bộ, quỹ đầu tư… Tuy nhiên, trong giai đoạn này nên gia tăng tài trợ bằng nợ.

- 56 -

Khi doanh nghiệp đã phát triển ổn định, vốn nội sinh dồi dào, dòng tiền dương và đặc biệt tỷ suất sinh lợi trên vốn cao nên có khả năng chi trả cổ tức lên cao, thậm chí rất cao. Ngoài ra, có thể áp dụng nhiều hình thức để khuyến khích các cổ đông hiện hữu và nhân viên như thưởng cổ phiếu, trả cổ tức bằng cổ phiếu, gia tăng chi trả cổ tức bằng tiền mặt…

Giai đoạn thoái trào hoặc tái tổ chức doanh nghiệp

Trong giai đoạn này, thường các cổ đông hiện tại muốn rút khỏi doanh nghiệp hoặc lĩnh vực kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Tình hình tài chính khó khăn, nhất là khả năng thanh toán ngắn hạn. Doanh nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển nhưng trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ quản lý hiện tại chưa đáp ứng, doanh nghiệp cần nguồn vốn lớn để tái cấu trúc doanh nghiệp, thay đổi cơ cấu cổ đông hoặc chuyển hướng doanh nghiệp.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể huy động vốn nội sinh. Chính sách cổ tức trong giai đoạn này là chi trả ở mức cao và một phần các cổ tức này là hoàn trả vốn. Trong trường hợp tái cấu trúc, cần huy động vốn từ quỹ đầu tư và vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)