Nhận thức rõ vai trò của quản trị tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf (Trang 61 - 63)

Có thể nói, nhiệm vụ của bộ phận quản trị tài chính, bộ não của doanh nghiệp rộng hơn và phức tạp hơn rất nhiều so với bộ phận kế toán - thống kê. Trong các tập đoàn kinh tế đa quốc gia trên thế giới như Microsoft, Oracle, IBM, Unilever… quản trị tài chính được tách rời đối với công tác kế toán thống kê. Quản trị tài chính là bộ phận chức năng quan trọng nhất trong các bộ phận chức năng của doanh nghiệp. Người đứng đầu bộ phận quan trọng này được gọi là Giám đốc tài chính. Giám đốc tài chính chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt tài chính kế toán trước Tổng giám đốc.

- 62 -

Để quản trị tài chính một cách có hiệu quả, một số nội dung trọng điểm trong công tác quản lý tài chính cần phải được chú trọng và những nội dung này cũng chính là nhiệm vụ quan trọng của quản trị tài chính:

- Một là, hiểu rõ tình hình tài chính của công ty thông qua các báo cáo tài chính. Từ đó thấy được những cơ hội kinh doanh đưa công ty đến thành công cũng như những mối đe doạ, rủi ro về tài chính trong tương lai khi công ty thực hiện những dự án không an toàn, không hiệu quả…

- Hai là, chú trọng cơ chế quản lý nguồn vốn của công ty. Điều chỉnh cơ cấu thu chi, cân đối tỷ lệ chi và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ và đảm bảo an toàn tài chính công ty.

- Ba là, tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính. Công ty cần chủ động tiếp cận và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tài chính.

- Bốn là, đẩy nhanh tiến trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính. Công ty cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính hiệu quả đáp ứng nhu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt, tình hình thu chi ngày càng lớn hơn. Ngoài ra, công ty có thể sử dụng các công cụ quản trị tài chính hiện đại và hiệu quả nhằm phản ánh tốt hơn những cơ hội cũng như cạm bẫy trong công tác quản trị tài chính.

- Năm là, nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của công ty luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, cần phải xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất:

™ Tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho công ty trong từng thời kỳ.

- 63 -

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại các Công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với thông lệ Quốc tế.pdf (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)