SKKN Phương pháp thiết kế một số tình huống thực tiễn giúp rèn luyện năng lực vận dụng toán học vào thực tiển khi học hàm số bậc nhất

45 9 0
SKKN Phương pháp thiết kế một số tình huống thực tiễn giúp rèn luyện năng lực vận dụng toán học vào thực tiển khi học hàm số bậc nhất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GDĐT THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƯỜNG THPT VĨNH THẠNH LƯU VĂN MAU CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN GIÚP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỂN KHI HỌC HÀM SỐ BẬC NHẤT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP THPT CẦN THƠ, 2022 MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5 1 Đối tượng nghiên cứu 3 5 2 Phạm vi nghiên cứu 4 6 Phương pháp nghiên cứu 4 6 1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 4 6 2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 4 6 3. Phương pháp thiết kế một số tình huống thực tiễn giúp rèn luyện năng lực vận dụng toán học vào thực tiển khi học hàm số bậc nhất năng lực do vậy việc ra đề ngày càng có nhiều bài toán thực tiễn. Do đó người dạy cần phải tạo ra những tình huống từ thực tiễn để người học tìm ra lí thuyết toán và biết dùng lí thuyết toán vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó người học có thể xây dựng mô hình toán thực tiễn. Từ những lí do trên để tài được chọn nghiên cứu là: “ Phương pháp thiết kế một số tình huống thực tiễn giúp rèn luyện năng lực vận dụng toán học vào thực tiển khi học hàm số bậc nhất ” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận để từ đó đề xuất các biện pháp thiết kế một số tình huống thực tiễn giúp rèn luyện năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn khi học hàm số bậc nhất, nhằm góp phần năng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường THPT. 3.Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hoá lý luận liên quan đến năng lực, năng lực vận dụng vào thực tiễn trong dạy học toán. Nghiên cứu nội dung chương trình và thiết kế tình huống thực tiễn trong dạy học một số nội dung của Đại số 10. Đề xuất một số biện pháp thiết kế một số tình huống thực tiễn giúp rèn luyện năng lực vận dụng toán học vào thực tiển khi học hàm số bậc nhất 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1.Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu việc dạy học Đại số 10 theo hướng rèn luyện năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn. 5.2.Phạm vi nghiên cứu : Tập trung nghiên cứu thiết kế và sử dụng tình huống thực tiễn trong dạy học hàm số bậc nhất. 6.Phương pháp nghiên cứu 6.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục; các tài liệu về lí luận dạy học môn toán của các nhà khoa học giáo dục và nghiên cứu các tài liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến đề tài. Phương pháp quan sát điều tra: Tiến hành dự giờ, trao đổi, tham khảo ý kiến một số đồng nghiệp dạy giỏi toán, có kinh nghiệm, tìm hiểu thực tiễn dạy họctheo hướng rèn luyện năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn ở trường THPT Vĩnh Thạnh. 6.2.Phương pháp thống kê TH Lập bảng số liệu, so sánh điểm kiểm tra theo học lực của học sinh và tính các số đặc trưng của mẫu. 7.Đóng góp của chuyên đề Về mặt lí luận Đề tàigóp phần làm sáng tỏ lý luận về rèn luyện năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn nói riêng và trong dạy học Toán 10. Dựa vào các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn khi học hàm số bậc nhất, chúng tôi đã đề xuất 03 biện pháp thiết kế một số tình huống thực tiễn giúp rèn luyện năng lực vận dụng toán học vào thực tiển khi học hàm số bậc nhất Rèn luyện năng lực sử dụng kiến thức các môn học có liên quan nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn vai trò của toán học trong thực tiễn cũng như các ngành khoa học khác. Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học hàm số bậc nhất Về mặt thực tiễn Xây dựng các tình huống thực tiễn trong dạy họcbài hàm số bậc nhất. Đề tài đã đề xuất được một số biện pháp dạy học bài hàm số bậc nhấttheo hướng rèn luyện năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn ở trường THPT. Đề tài đã đưa ra phương thức rèn luyện năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học Đại số 10 bằng cách rèn luyện cách giải các bài toán thực tiễn và mở rộng thành nhiều bài toán khác nhau sao cho sát với nhu cầu thực tế cuộc sống. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Năng lực Năng lực theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 1, tr 36;Năng lựclà thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Năng lực cốt lõi : Là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả. Năng lực đặc biệt: là những năng khiếu về trí tuệ, văn nghệ, thể thao, kỹ năng sống,... nhờ tố chất sẵn có ở mỗi người. 1.1.2. Năng lực toán học Hiện nay có nhiều cách hiểu về năng lực toán học, theo V.A Krutexxki . Năng lực Toán học là tổ hợp các kỹ năng của cá nhân đảm bảo thực hiện các hoạt động Toán học. Năng lực Toán học giúp cho người học có được khả năng đáp ứng việc hấp thụ những tri thức Toán học, khả năng học tập môn Toán, khả năng vận dụng kiến thức toán vào cuộc sống,... Những năng lực Toán học được Chuyên đềđề cập đến bao gồm: Năng lực thu nhận thông tin Toán học, lưu trữ thông tin Toán học, xử lý thông tin Toán học, năng lực vận dụng Toán học vào giải quyết các vấn đề trong nội bộ môn Toán, trong môn học khác và trong cuộc sống Ngoài ra, còn một yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển năng lực Toán học: yếu tố tự nhiên sinh học, yếu tố môi trường xã hội và giáọ dục, yếu tố nội dung của toán học, yếu tố hoạt động của học sinh. Chuẩn năng lực Toán học của học sinh phổ thông được chúng tôi hiểu là những năng lực cần có khi học sinh học xong chương trình môn Toán phổ thông. Những năng lực này đáp ứng việc hấp thụ những tri thức toán học, khả năng học tập môn Toán, khả năng vận dụng kiến thức toán vào cuộc sống,... Hình thành và phát triển những năng lực cơ bản nói chung và năng lực Toán học của học sinh trong học tập và đời sống là nhiệm vụ quan trọng của các nhà trường sư phạm 1.1.3. Thực tiễn Thực tiễn là hoạt động khi con người sử dụng công cụ tác động vào đối tượng vật chất làm cho đối tượng đó thay đổi theo mục đích của mình. Là hoạt động đặc trưng của bản chất con người, thực tiễn không ngừng phát triển bởi các thế hệ của loài người qua các quá trình lịch sử. 1.1.4. Bài tập toán học Diễn tả bằng ngôn ngữ và kí hiệu toán học là một trong những tình huống điển hình trong dạy học môn toán, cùng với dạy Khái niệm, Định lí và Quy tắc phương pháp. Dạy toán ở nước ta hiện nay, giải bài tập toán học là hình thức chủ yếu của hoạt động toán học. Các chức năng chính của bài tập toán học gồm có:Hình thành, củng cố tri thức, kĩ năng, kĩ xảo;Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, hứng thú học tập, niềm tin và phẩm chất đạo đức người lao động mới;Phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là các thao tác trí tuệ;Kiểm tra, đánh giá. 1.1.5. Bài toán thực tiễn Theo tác giả Lê Văn Tiến , định nghĩa: “Bài toán thực tiễn là bài toán mà các dữ kiện, các biến, các yêu cầu, các câu hỏi, các mối quan hệ,... chứa đựng trong bài toán đều là các yếu tố của thực tiễn thực”. Tuy nhiên, dữ kiện trong bài toán thường được “làm đẹp” về mặt toán học (chẳng hạn bỏ qua các thông tin gây nhiễu hoặc sinh ra quá nhiều trường hợp, cho con số nguyên, tròn chục,...), và do đó, chúng thật ra trở thành bài toán phỏng thực tiễn. Chúng tôi quan niệm: Bài toán thực tiễn là những bài tập được diễn đạt theo ngôn ngữ thực tiễn thực hoặc gần gũi với kiến thức, kinh nghiệm đã có của người học, tạo điều kiện cho họ huy động nguồn lực sẵn có để tiến hành hoạt động toán học hóa ở những cấp độ khác nhau. Bài toán thực tiễn có khả năng sử dụng theo nhiều chức năng điều hành quá trình dạy học đa dạng từ hướng đích gợi động cơ tới hướng dẫn công việ

Ngày đăng: 27/05/2022, 14:04

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1. Mô tả ý nghĩa hệ số góc của đường thẳng - SKKN Phương pháp thiết kế một số tình huống thực tiễn giúp rèn luyện năng lực vận dụng toán học vào thực tiển khi học hàm số bậc nhất

Hình 1.1..

Mô tả ý nghĩa hệ số góc của đường thẳng Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình 1.2. Cho thấy sự phụ thuộc và oa của hàm số - SKKN Phương pháp thiết kế một số tình huống thực tiễn giúp rèn luyện năng lực vận dụng toán học vào thực tiển khi học hàm số bậc nhất

Hình 1.2..

Cho thấy sự phụ thuộc và oa của hàm số Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình thứ cA 90000 600000 720000 - SKKN Phương pháp thiết kế một số tình huống thực tiễn giúp rèn luyện năng lực vận dụng toán học vào thực tiển khi học hàm số bậc nhất

Hình th.

ứ cA 90000 600000 720000 Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bài 17: Bảng giá cước của một hãng Taxi được cho như sau: - SKKN Phương pháp thiết kế một số tình huống thực tiễn giúp rèn luyện năng lực vận dụng toán học vào thực tiển khi học hàm số bậc nhất

a.

̀i 17: Bảng giá cước của một hãng Taxi được cho như sau: Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bài 20: Một công ty viễn thôn gA cung cấp dịch vụ truyền hình cáp với - SKKN Phương pháp thiết kế một số tình huống thực tiễn giúp rèn luyện năng lực vận dụng toán học vào thực tiển khi học hàm số bậc nhất

a.

̀i 20: Một công ty viễn thôn gA cung cấp dịch vụ truyền hình cáp với Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bài 22: Bảng giá cước gọi quốc tế của công ty viễn thôn gA được cho bởi - SKKN Phương pháp thiết kế một số tình huống thực tiễn giúp rèn luyện năng lực vận dụng toán học vào thực tiển khi học hàm số bậc nhất

a.

̀i 22: Bảng giá cước gọi quốc tế của công ty viễn thôn gA được cho bởi Xem tại trang 37 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan