Mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội

91 584 3
Mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường LạngLỜI MỞ ĐẦU1. Tính tất yếu của chuyên đềToàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện đang là xu hướng phát triển tất yếu của thời đại và là yêu cầu khách quan đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của một nước. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trên nhiều lĩnh vực như: trao đổi hàng hóa, dịch vụ, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia và khu vực, lưu chuyển vốn quốc tế… tạo điều kiện cho các quốc gia có thể hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật công nghệ… trong hoạt động kinh doanh. Trong lĩnh vực ngân hàng, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới của hệ thống ngân hàng VN, tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm về vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ, hoạch định chính sách tiền tệ… Từ đó có giải pháp phòng ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín kinh doanh trên thị trường tài chính quốc tế. Tuy nhiên sự xâm nhập ngày càng sâu rộng của ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam, cũng như những cam kết về mở cửa khu vực ngân hàng trong tiến trình hội nhập đã làm cho cuộc cạnh tranh giữa các NHTM tại Việt Nam ngày càng trở nên gây gắt và khốc liệt hơn.Ngân hàng ngoại thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam. Tuy vậy, hiện nay trước bối cảnh thực hiện lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế thì quả thực hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói riêng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các dịch vụ Ngân hàng hết sức hạn chế. Chính vì vậy, bằng cách nào, biện pháp nào, và giải pháp nào để mở rộng dịch vụ đang là bài toán lớn mà các ngân hàng thương mại ở Việt Nam nói chung và ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói riêng cần phải giải quyết Là một Chi nhánh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Nội cũng đang trong quá trình tìm kiếm những giải pháp tốt nhất để có thể mở rộng dịch vụ ngân hàng. Do đó đề tài: “ mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Nội ” được chọn để nghiên cứu2. Mục đích nghiên cứu Phạm Thị Thúy Kinh tế quốc tế 471 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng- Khái niệm, đặc điểm ngân hàng và các loại hình dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng thương mại.Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng và các tiêu chí đánh giá mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng- Phân tích thực trạng cung ứng dịch vụ tại Ngân hàng Ngoại thương Nội.- Đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng cung ứng dịch vụ tại Ngân hàng Ngoại Thương Nội trong thời gian tới.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Các loại hình của dịch vụ ngân hàng thương mại bao gồm dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ…- Hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Ngoại Thương Nội trong những năm gần đây ( 3 năm gần nhất – 2005, 2006,2007) không bao gồm đến hoạt động nhận gửi, cho vay và đầu tư.4. Phương pháp nghiên cứuChuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Đồng thời vận dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê, phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá báo cáo tổng kết, kết hợp giữa lý luận và tình hình thực tế hoạt động của Ngân hàng, để giải quyết vấn đề đặt ra.5. Kết cấu chuyên đề:Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được trình bày trong 3 chươngChương 1: Những vấn đề chung về dịch vụ ngân hàng của ngân hàng thương maiChương 2: Thực trạng cung ứng dịch vụ ngân hàng ngoại thương Nội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tếChương 3: Định hướng và giải pháp mở rộng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương NộiPhạm Thị Thúy Kinh tế quốc tế 472 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường LạngChương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Khái niệm và đặc điểm dịch vụ của ngân hàng thương mại1.1.1 Khái niệm Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản là giữ các đồ vật quý cho những người sở hữu nó tránh mất mát, đổi lại người chủ sở hữu phải trả cho người cầm giữ hộ một khoản tiền công. Khi xã hội phát triển, thương mại phát triển, nhu cầu về tiền ngày càng lớn thì ngân hàng trở thành nơi giữ tiền cho những người có tiền và cung cấp tiền cho những người cần tiền. Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, sẽ huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và dùng chính tiền đó cho các cá nhân và tổ chức vay lại và rất hiếm khi có tình trạng cùng một lúc tất cả chủ tiền gửi đến đòi nợ ngân hàng, đó chính là nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng. Căn cứ vào chức năng, ngân hàng được chia làm hai loại: ngân hàng thương mại và ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng có nhiệm vụ cơ bản nhất là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt, "vốn- tiền". Ngân hàng trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân cư, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. Khác hẳn với ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước (ngân hàng Trung ương) không hoạt động vì mục đích lợi nhuận và cũng không kinh doanh tiền tệ. Mỗi một quốc gia chỉ có một ngân hàng Nhà nước duy nhất - có thể gọi là ngân hàng mẹ có chức năng phát hành tiền, quản lý, thực thi và giám sát các chính sách tiền tệ và có rất nhiều ngân hàng thương mại - có thể coi là các ngân hàng con có chức năng thực Phạm Thị Thúy Kinh tế quốc tế 473 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạnghiện lưu chuyển tiền trong nền kinh tế. Trong trường hợp ngân hàng thương mại đứng trên bờ vực phá sản, ngân hàng Trung ương sẽ là nguồn cấp vốn cuối cùng để đảm bảo cho cả hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định.Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non yếu. Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Vấn đề là ở chỗ các yếu tố trên đang không ngừng thay đổi. Thực tế, rất nhiều tổ chức tài chính bảo gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng đang đối phó với các đối thủ cạnh tranh (các tổ chức tài chính phi ngân hàng) bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ về bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào các quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác.Cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp. Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Một số định nghĩa dựa trên các hoạt động chủ yếu. Ví dụ: luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ghi: “ Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dụng thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán” 1Dịch vụ ngân hàng là một trong những loại hình dịch vụ xuất hiện sớm nhất. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các dịch vụ ngân hang ngày càng phát triển đa dạng về chủng loại và phong phú về hình thức.Phạm Thị Thúy Kinh tế quốc tế 474 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường LạngTrong cuốn nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, David Cox cho rằng “ hầu hết các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng thương mại gọi là dịch vụ ngân hàng hoặc là cơ sở điều kiện để mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng” Ông cũng giải thích: “ mọi ngân hàng hoạt động với 3 chức năng cơ bản là nhận và giữ các khoản tiền gửi, cho phép rút tiền và vận hành hệ thống chuyển tiền, cho vay các khoản tiền gửi tới khách hàng có nhu cầu vay vốn. Đây là chức năng cơ bản nhất, nhưng bước sang đầu những năm 90 hệ thống ngân hàng hiện đại còn có các dịch vụ khác rộng rãi hơn, tinh vi hơn nhiều. Trên thực tế, một ngân hàng lớn thường có khoảng 300 dịch vụ khác nhau cho khách hàng là các cá nhân hay doanh nghiệp”Tuy nhiên, dịch vụ ngân hàng cần được hiểu theo hai khía cạnh sau:Theo nghĩa rộng: Dịch vụ ngân hàng là toàn bộ hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối…của hệ thống ngân hàng đối với doanh nghiệp và công chúng. Quan niệm theo nghĩa rộng này được sử dụng để xem xét lĩnh vực dịch vụ ngân hàng trong cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân của một quốc gia. Quan niệm này phù hợp với cách phân ngành dịch vụ ngân hàng trong dịch vụ tài chính của WTO và Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cũng như nhiều nước phát triển.Theo nghĩa hẹp: Dịch vụ ngân hàng chỉ bao gồm những hoạt động ngoài chức năng truyền thống của định chế tài chính trung gian (nhận tiền gửi và cho vay). Quan niệm này được dùng khi xem xét hoạt động của một ngân hàng cụ thể để đưa ra những nhận định về các dịch vụ mới phát triển như thế nào và cơ cấu của nó trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng.Trong bài này, dịch vụ ngân hàng được xem xét theo nghĩa hẹp, không bao hàm hoạt động truyền thống của ngân hàng thương mại như huy động vốn và cho vay. Các dịch vụ ngân hàng được đề cập ở đây là các hoạt động gắn liền với việc thu phí, hưởng hoa hồng do các ngân hàng thương mại thực hiện thông qua việc phục vụ các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân nhằm tăng nguồn thu cho ngân hàng.1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ Ngân hàng Phạm Thị Thúy Kinh tế quốc tế 475 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường LạngDịch vụ ngân hàng trước hết là một ngành dịch vụ, mang những đặc điểm chung của hoạt động dịch vụ, đó là tính vô hình (phi vật chất). Dịch vụ ngân hàng là những sản phẩm vô hình, việc sản xuất và cung ứng nó diễn ra đồng thời nhưng không thể sản xuất hàng loạt và lưu giữ trong kho để sau đó tiêu dùng.Ngoài ra, dịch vụ ngân hàng có những đặc điểm sau:Một là, hoạt động dịch vụ không đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải sử dụng nguồn vốn của mình do ngân hàng đóng vai trò là trung gian tài chính, là cầu nối giữa người cho vay và người đi vay. Đối với các ngân hàng thương mại có quy vốn tự có hạn hẹp như các ngân hàng thương mại Việt Nam đây là một thuận lợi lớn để có thể mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng. Hai là, hoạt động dịch vụ được xếp vào những lĩnh vực kinh doanh tương đối an toàn, có rủi ro thấp vì giảm thiểu được những rủi ro như rủi ro về lãi suất, đặc biệt là những rủi ro tín dụng do tính chất thông tin bất cân xứng của thị trường tài chính đem lại.Ba là, hoạt động dịch vụ của ngân hàng thương mại trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng thu nhập của ngân hàng thông qua việc thu phí, chênh lệch giá, hoa hồng…Nếu hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu nhập từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất đầu vào thì các hoạt động dịch vụ thu nhập được hình thành từ phí dịch vụ, chênh lệch giá, hoa hồng… (gọi chung là phí dịch vụ).Một số dịch vụ không đem lại nguồn thu trực tiếp cho ngân hàng nhưng lại nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ khác hoặc tăng sức cạnh tranh của ngân hàng nhằm lôi kéo khách hàng, như vậy những dịch vụ này đã gián tiếp làm tăng thu nhập cho ngân hàng.Hoạt động dịch vụ thường đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng cả về mặt vật chất và uy tín nên đây được coi là một lĩnh vực kinh doanh hiệu quả thu hút các ngân hàng thương mại hiện đại trên thế giới.Phạm Thị Thúy Kinh tế quốc tế 476 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng Bốn là, hoạt động dịch vụ ngân hàng đòi hỏi cơ sở hạ tầng phải tương xứng. Các ngân hàng thương mại không thể triển khai hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng nếu cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Hoạt động này gắn liền với sự phát triển của công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và thành thạo trong các hoạt động nghiệp vụ cũng là đòi hỏi của hoạt động dịch vụ ngân hàng.Năm là, Các dịch vụ ngân hàng mang tính hỗ trợ cao, có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Sự ra đời và phát triển dịch vụ này là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của dịch vụ khác. Ví dụ: Dịch vụ thanh toán quốc tế phát triển đã đẩy mạnh sự phát triển của dịch vụ mua bán ngoại tệ.v.v…Điều này đã tạo nên sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các dịch vụ trong sự phát triển dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng có thể cung cấp những dịch vụ trọn gói cho khách hàng.1.1.3 Các dịch vụ ngân hàng chủ yếuNgân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả. Một số dịch vụ ngân hàng cơ bản như sau:1.1.3.1 Nhận tiền gửiĐây là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại. Hoạt động nhận tiền gửi giúp ngân hàng có được nguồn vốn để từ đó thực hiện các hoạt động kinh doanh khác, đặc biệt là nghiệp vụ cho vay.Một trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Khách hàng có những khoản tiền nhàn rỗi tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng có thể gửi vào ngân hàng trong khoảng thời gian ngắn hoặc dài tuỳ nhu cầu dự kiến sử dụng trong tương lai và họ nhận được lãi suất từ khoản tiền gửi đó như là phần thưởng về việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh. Vì đây là một nguồn vốn quan trọng nên cuộc Phạm Thị Thúy Kinh tế quốc tế 477 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạngcạnh tranh để tìm kiếm và giành được các khoản tiền gửi trở nên ngày càng gay gắt hơn. Các ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động nguồn vốn này bằng nhiều phương thức khác nhau đồng thời cố gắng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người gửi tiền.Một nguồn vốn khác là lượng tiền trên các tài khoản tiền gửi giao dịch, đây là loại tài khoản tiền gửi cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hoá, dịch vụ và các nhu cầu cá nhân khác. Ngoài ra ngân hàng còn có thể huy động vốn từ nền kinh tế bằng việc phát hành các chứng khoán nợ trên thị trường tài chính như: chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu. Để thu hút được nguồn vốn này, ngân hàng thường phát hành các loại chứng khoán với nhiều loại kỳ hạn, mức lãi suất khác nhau, có thể ghi danh hoặc không ghi danh.1.1.3.2 Cho vay Chiết khấuNgay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các doanh nhân thông qua việc mua bán các khoản nợ của khách hàng, tức là người bán chuyển các khoản phải thu cho ngân hàng để lấy tiền trước. Ngày nay các ngân hàng thương mại không chỉ dừng lại ở chiết khấu thương phiếu mà còn chiết khấu các chứng khoán đang còn thời hạn thanh toán. Qua nghiệp vụ này các ngân hàng thu được lãi suất chiết khấu, còn khách hàng được đáp ứng nhu cầu về vốn. Cho vay thương mạiThay vì tài trợ gián tiếp dưới hình thức chiết khấu, các ngân hàng cho vay trực tiếp đối với các khách hàng (là người mua) nhằm giúp họ có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Hình thức cho vay thương mại có thể là cho vay ngắn hạn dự trữ hàng tồn kho, hoặc cho vay trung, dài hạn để đầu tư cho việc mua máy móc, thiết bị, nhà xưởng… Cho vay tiêu dùngPhạm Thị Thúy Kinh tế quốc tế 478 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường LạngTrong giai đoạn đầu các ngân hàng không nhiệt tình cho vay đối với các cá nhân và hộ gia đình do họ nghĩ rằng các khoản cho vay tiêu dùng thường có mức sinh lời không cao và nhiều rủi ro. Song sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã hướng các ngân hàng tới người tiêu dùng như là những khách hàng tiềm năng. Và từ sau chiến tranh thế giới thứ II, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng có mức tăng trưởng nhanh nhất. Cho vay tài trợ dự ánCác ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho chi phí xây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong ngành công nghệ cao. Do rủi ro trong loại hình này nói chung là cao nên chúng thường được thực hiện qua một công ty đầu tư cùng với sự tham gia của các nhà đầu tư khác để chia sẽ rủi ro. Cho thuê thiết bị trung và dài hạn (leasing)Hiện nay, rất nhiều ngân hàng cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn mua các thiết bị, máy móc thông qua hợp đồng thuê mua, theo đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê. Các ngân hàng phát triển nghiệp vụ này để phục vụ cho những khách hàng không đủ điều kiện vay như một biện pháp bảo đảm an toàn vốn do tài sản trong thời gian thuê vẫn thuộc sở hữu của ngân hàng. Tuy nhiên hợp đồng cho thuê thường phải đảm bảo yêu cầu khách hàng phải trả tới hơn 2/3 giá trị của tài sản cho thuê. Do vậy cho thuê của ngân hàng cũng có nhiều điểm giống như cho vay và được xếp vào tín dụng trung và dài hạn.  Tài trợ các hoạt động của chính phủTrong những năm đầu của cuộc cách mạng công nghiệp, khả năng huy động vốn và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã trở thành tâm điểm chú ý của các Chính phủ. Do vậy, thông thường ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được. Đây chính là hình thức tài trợ cho khoản bội chi ngân sách (đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh thế giới hay khủng hoảng kinh tế).Phạm Thị Thúy Kinh tế quốc tế 479 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng1.1.3.3 Dịch vụ thanh toán Dịch vụ này tạo điều kiện cho cho các khách hàng thực hiện các khoản thanh toán mà không phải mang đi mang lại một lượng lớn tiền mặt và chính dịch vụ này đã mở đầu cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt là thanh toán qua ngân hàng, là tổng hợp các mối quan hệ chi trả tiền tệ được thực hiện bằng cách trích chuyển từ tài khoản của người này sang tài khoản của người khác với sự kiểm soát của ngân hàng mà không cần dùng tiền mặt.Các công cụ thanh toán qua ngân hàng bao gồm: SécSéc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc hoặc theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản.Séc bao gồm nhiều loại: Séc ký danh, séc vô danh, séc tiền mặt, séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc định mức, séc du lịch… Thanh toán chuyển tiền Thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán cho phép một người dù có hay không có tài khoản tại ngân hàng có thể trả tiền vào tài khoản của người khác. Phương tiện này đặc biệt có ích trong việc thanh toán các hoá đơn tiền điện, cước điện thoại… Uỷ nhiệm thuUỷ nhiệm thu là nghiệp vụ thu tiền mà trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu một khoản tiền của người mua theo hợp đồng mua bán mà người mua và người bán ký. Uỷ nhiệm thu là một văn thư do khách hàng lập để yêu cầu ngân hàng thu một khoản tiền ở người mua trong trường hợp bên mua và bên bán có tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau.Phạm Thị Thúy Kinh tế quốc tế 4710 [...]... mục các dịch vụngân hàng cung cấp, giá cả dịch vụ, chất lượng dịch vụ, uy tín của ngân hàng … Trước tiên nói đến số lượng các dịch vụ ngân hàng, như đã phân tích ở trên thì số lượng dịch vụ càng nhiều thì ngân hàng càng có khả năng tăng doanh thu, tăng khả năng mở rộng cung ứng dịch vụ Giá cả dịch vụ cũng là một tiêu thức mà khách hàng dựa vào đó lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ Khách hàng có... tương lai  Gửi tại ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính quốc tế để hưởng chênh lệch lãi suất giữa thị trường trong và ngoài nước 1.2 Sự cần thiết của việc mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng và các xu hướng phát triển của dịch vụ ngân hàng 1.2.1 Sự cần thiết của việc mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng 1.2.1.1 Nhu cầu xuất phát từ chính ngân hàng - Trước hết, mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng đem lại... kiện cơ bản để các ngân hàng có thể phát triển đa dạng hơn các sản phẩm dịch vụ của mình Do vậy, việc ngân hàng đi tắt đón đầu các công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ tạo cơ hội để mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng 1.3.1 Tính đa dạng trong danh mục dịch vụ ngân hàng Với đặc tính riêng của ngành ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ hầu như không... ngân hàng quốc tế Điển hình và tiêu biểu nhất trong lĩnh vực này là mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho 3 ngân hàng thương mại được thực hiện dịch vụ kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, đó là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam và Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương cũng đang cung cấp dịch vụ Option... khách hàng những cảm nhận về ngân hàng và sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đồng thời tạo niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng Đây là những đòi hỏi quan trọng đối với đội ngũ nhân viên ngân hàng, từ đó giúp ngân mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng Phạm Thị Thúy 31 Kinh tế quốc tế 47 GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng • Về số lượng lao động: Để có thể mở rộng mạng lưới nhằm tăng thị phần và phục vụ tốt... này Chương 2: THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG NỘI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.1 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng ngoại thương Nội 2.1.1 Lịch sử ra đời của ngân hàng ngoại thương Nội Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm... khách hàng khi đến ngân hàng, từ đó sẽ thu hút được khách hàng ngày càng đông Mặt khác, mở rộng các loại hình dịch vụ, đặc biệt là các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại thì luôn có sự gắn kết chặt chẽ với yếu tố công nghệ Công nghệ cao giúp ngân hàng cung cấp được cho khách hàng những dịch vụ tiện ích, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Ngày nay bên cạnh những sản phẩm dịch vụ truyền thống, khách hàng. .. phẩm dịch vụ ngân hàng đến gần hơn với khách hàng Trước kia, khách hàng của các ngân hàng thương mại đặc biệt là ngân hàng thương mại Nhà nước chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước thì nay khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế: từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã, hộ cá thể và cả các cá nhân… Ngày nay, những khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng ngày càng đông, thuộc mọi thành... có thể trở thành khách hàng được ngân hàng cung cấp dịch vụ Đối tượng khách hàng càng đông, càng đa dạng thì ngân hàng càng có nhiều cơ hội để mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng với nhiều tiện ích khác nhau 1.3.5 Nguồn nhân lực Trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như NHTM thì yếu tố con người có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chất lượng của dịch vụ Đội ngũ nhân viên của ngân hàng chính... vụ, cung ứng những dịch vụ tiện tích, hoàn hảo cho khách hàng 1.2.1.2 Nhu cầu của nền kinh tế - Thứ nhất, mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế Dịch vụ ngân hàng đòi hỏi nền tảng cơ sở vật chất cũng như công nghệ phải cân xứng Để mở rộng cung ứng các dịch vụ thẻ ATM, dịch vụ internet banking, home banking, các ngân hàng phải trang bị các thiết . giá mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng- Phân tích thực trạng cung ứng dịch vụ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. - Đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng cung. niệm, đặc điểm ngân hàng và các loại hình dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng thương mại.Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng và các tiêu

Ngày đăng: 26/11/2012, 13:05

Hình ảnh liên quan

2.2.2 Tình hình huy động vốn - Mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội

2.2.2.

Tình hình huy động vốn Xem tại trang 42 của tài liệu.
2.2.2 Tình hình huy động vốn - Mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội

2.2.2.

Tình hình huy động vốn Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.2 Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền Chỉ tiêuTổng huy động  - Mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội

Bảng 2.2.

Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền Chỉ tiêuTổng huy động Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.3. Cơ cấu vốn huy động theo loại hình huy động Chỉ tiêuTổng huy động  - Mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội

Bảng 2.3..

Cơ cấu vốn huy động theo loại hình huy động Chỉ tiêuTổng huy động Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.4. Tình hình cho vay và thu nợ - Mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội

Bảng 2.4..

Tình hình cho vay và thu nợ Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.5. Cơ cấu cho vay theo loại hình Chỉ tiêuTổng dư nợ tín  - Mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội

Bảng 2.5..

Cơ cấu cho vay theo loại hình Chỉ tiêuTổng dư nợ tín Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 2.6: Kết quả thu phí dịch vụ - Mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội

Bảng 2.6.

Kết quả thu phí dịch vụ Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 2.7: Kết quả thanh toán hàng xuất nhập khẩu - Mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội

Bảng 2.7.

Kết quả thanh toán hàng xuất nhập khẩu Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.8: Tình hình thực hiện dịch vụ bảo lãnh - Mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội

Bảng 2.8.

Tình hình thực hiện dịch vụ bảo lãnh Xem tại trang 54 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt đông dịch vụ bảo lãnh có sự tăng trưởng qua các năm đặc biệt là năm 2007 bảo lãnh bằng VND tăng 19.99% so với năm 2006,  bảo lãnh bằng USD tăng 10% so với năm 2006 - Mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội

ua.

bảng số liệu trên ta thấy hoạt đông dịch vụ bảo lãnh có sự tăng trưởng qua các năm đặc biệt là năm 2007 bảo lãnh bằng VND tăng 19.99% so với năm 2006, bảo lãnh bằng USD tăng 10% so với năm 2006 Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng2.9: Kết quả thực hiện dịch vụ thẻ năm 2007 (đơn vị: VND) - Mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội

Bảng 2.9.

Kết quả thực hiện dịch vụ thẻ năm 2007 (đơn vị: VND) Xem tại trang 56 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan