Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện hiện nay, khi khu vực hoá, toàn cầu hoá đang trở thành xu hướngphổ biến thì bên cạnh quá trình hợp tác theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi, giữa cácquốc gia luôn kèm theo quá trình cạnh tranh gay gắt, khốc liệt Để có thể vực dậy vàphát triển một nền kinh tế với một cơ sở hạ tầng yếu kém về mọi mặt, để có thể thắngđược trong cạnh tranh, chúng ta cần có rất nhiều vốn Kênh dẫn vốn trong nước quantrọng nhất cho nền kinh tế là hệ thống ngân hàng Để có thể thu hút được nhiều vốn thìmột trong những điều cần phải làm là làm tốt công tác tạo đầu ra, tức là cấp tín dụngcho nền kinh tế.
Tín dụng Ngân hàng được coi là đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế Nghiệp vụnày không chỉ có ý nghĩa với nền kinh tế mà nó còn là nghiệp vụ hàng đầu, có ý nghĩaquan trọng, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng Chính vìvậy, làm thế nào để củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng là điều mà trước đây, bâygiờ và sau này đều được các nhà quản lý Ngân hàng, các nhà chính sách và các nhànghiên cứu quan tâm.
Với Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, hoạt động tín dụng trong những năm gầnđây là khá tốt, dư nợ qua các năm tăng cao, tỷ lệ nợ quá hạn giảm Tuy nhiên, kết quảhoạt động tín dụng vẫn chưa cao như mong muốn Chúng ta sẽ thấy rõ điều đó trongphần thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được đề cậpở chương 2 của chuyên đề này Trước xu thế hội nhập và cạnh tranh Ngân hàng cầnnâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng
tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội”nhằm mục đích đưa ra những giải
pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn, góp phần giải quyết những vấn đề còn hạn chếđể nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
Theo luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam, hoạt động tín dụng bao gồm nhiềuhoạt động như chiết khấu, bảo lãnh, cho vay, cho thuê Song trong bản chuyên đề này
Trang 2em chỉ đề cập tới chất lượng tín dụng ở góc độ cho vay Tuy đây không phải là đề tàimới nhưng lại là lĩnh vực vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, vừa đápứng đòi hỏi của thực tiễn, vừa mang tính thời sự trong kinh doanh tiền tệ của các Ngânhàng thương mại ở Việt Nam hiện nay.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Việc tìm kiếm các biện pháp nhằm mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng là mộtvấn đề quan trọng và thực sự cần thiết đối với hoạt động kinh doanh của NHTM trongnền kinh tế thị trường Mục đích nghiên cứu của đề tài bao gồm:
* Hệ thống hoá và làm sáng tỏ lý luận, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa lýluận và thực tiễn về thực trạng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương HàNội
* Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thươngHà Nội trong một vài năm qua.
* Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của chinhánh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Dư nợ thực tế và các số liệu có liên quan đến hoạt độngtín dụng.
Phạm vi nghiên cứu : Trong khoảng thời gian từ 2006-2008
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích; phương pháp so sánh; phương pháp luận giải, thống kê;các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
5 Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận , chuyên đề này gồm ba chương :
Trang 3Chương 1: Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội.Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng Ngoại ThươngHà Nội
Để hoàn thành chuyên đề này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành tớithầy giáo TH.S Trần Tất Thành– người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tàinày Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới các cô, chú, anh chị cán bộ công tác tại chinhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội đã nhiệt tình cung cấp tài liệu, chỉ dẫn và giảiđáp những thắc mắc cho em trong thời gian thực tập tại ngân hàng Đề tài “Giải phápnâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội” là mộtlĩnh vực rộng lớn Song bản thân trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu thực tiễn kể cảvề lý luận còn những hạn chế nhất định Vì vậy bản chuyên đề không tránh khỏi nhữngkhiếm khuyết Cho nên em rất mong sự tham gia đóng góp ý kiến của cơ quan thựctập và các thầy cô trong trường để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4CHƯƠNG 1 : CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại
Ngân hàng Thương mại trước hết là một doanh nghiệp,vì Ngân hàng thươngmại hoạt giống như các doanh nghiệp khác: có vốn riêng, mua vào, bán ra,có chi phívà thu nhập, có nghĩa vụ nộp thuế cho Ngân hàng Nhà nước, có thể lãi hoặc lỗ, có thểthu được lợi nhuận cao hoặc phá sản.
Ngân hàng Thương mại kinh doanh dịch vụ tiền tệ, không trực tiếp sản xuất racủa cải vật chất như các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhưng tạođiều kiện thuận lợi cho qúa trình sản xuất , lưu thông và phân phối sản phẩm xã hộibằng cách cung ứng vốn tín dụng, vốn đầu tư cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tếmở rộng kinh doanh góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế.
Nói tóm lại Ngân hàng Thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt độngthường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả vàsử dụng số tiền gửi đó để cho vay đầu tư thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm cácphương tiện thanh toán.
Ngân hàng Thương mại có hoạt động gần gũi với nhân dân thì nền kinh tế càng pháttriển cao, ngày nay hoạt động của Ngân hàng Thương mại càng đi sâu vào đời sốngkinh tế của đất nước.
Hoạt động của Ngân hàng Thương mại mang tính cạnh tranh cao độ Trong nềnkinh tế thị trường, cạnh tranh là quy luật hoạt động tự nhiên, không lệ thuộc vào nhậnthực hoặc chọn lựa chủ quan của con người Mục tiêu của kinh doanh, là tối đa hoá lợinhuận, an toàn trong kinh doanh không ngừng gia tăng lợi nhuận Nên cạnh tranhkhông ngừng xảy ra nên thị trường đây chính là chìa khoá của mỗi doanh nghiệp đểđạt được tham vọng trong thương trường và cạnh trạnh là điểu không tránh khỏi Ngânhàng Thương mại ra đời trên cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển và nềnkinh tế ngày càng cần đến hoạt động của Ngân hàng Thương mại với các chức năng ,
Trang 5vai trò của mình nhất là chức năng trung gian tín dụng.Ngân hàng Thương mại đã trởthành bộ phận thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường, Ngân hàng Thương mại hoạtđộng một cách có hiệu quả thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của mình sẽ thực sự làmột công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế Bằng hoạt động tín dụng Ngânhàng Thương mại đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông Tiền tệ là kết của quá trình phát sinh lâu dài của sản xuất hàng hoá Nó ra đời nhằmđáp ứng yêu cầu của việc mở rộng giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường làm cho kinh tếhàng hoá phát triển của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá Trong quá trình đóđã phát triển yêu cầu vay mượn vốn lẫn nhau giữa các thương gia nhằm đáp ứng chosản xuất và lưu thông hàng hoá Vốn được chuyển từ người thừa vốn sang người thiếuvốn và phải có một Ngân hàng đứng ra làm trung gian để cho người thừa vốn vàngười thiếu vốn gặp nhau Hoạt động tín dụng là chiếc“cầu nối” đưa họ đến với nhau,dần dần thiết lập nên mối quan hệ mật thiết với nhau đó là quan hệ vay mượn Ngânhàng Thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ hoạt động trên cơ sở “đivay” để “cho vay” Đây là hình thức sơ khai của tín dụng Chính trên cơ sở của sự pháttriển đó Ngân hàng cũng đồng thời xuất hiện, trong cuốn Tư Bản (Tập III, phần II) CácMác đã viết “Một mặt Ngân hàng là sự tập trung tư bản tiền tệ của những người có tiềncho vay, mặt khách nó là sự tập trung của những người đi vay”.
Như vậy, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ buổi sơ khai bắt đầu từ hoạtđộng tín dụng và cho đến nay vẫn bằng con đường đó.
Trong qúa trình hoạt động của Ngân hàng Thương mại đáp ứng nhu cầu của thị trườngdẫn tới sự phân chia và hình thành nên hệ thống Ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Trungương làm nhiệm vụ quản lý vĩ mô hoạt động Ngân hàng và các Ngân hàng Thươngmại làm nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ - tín dụng Như vậy hoạt động của Ngân hàngThương mại rất đa dạng phong phú và có phạm vi rộng lớn ở quy mô, tính toàn cầu,tính hiện đại trong công nghệ Ngân hàng.
Trang 61.1.1 Tổng quan những nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng Thương mại.
Nghiệp vụ Ngân hàng nói chung bao gồm tất cả những việc Ngân hàng thườnglàm trong khuôn khổ nghề nghiệp của họ Các nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại cóquan hệ chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình hoạt động, tạo thành một chỉnhthể thống nhất.
Các nghiệp vụ cơ bản, chủ yếu của Ngân hàng Thương mại bao gồm:- Nghiệp vụ huy động vốn.
- Nghiệp vụ sử dụng vốn.- Một số nghiệp vụ khác.
- Phát hành các phiếu nợ: Có thể ngắn hạn và có thể là dài hạn, đây là hình thứchuy động vốn chủ động tức là Ngân hàng có kế hoạch ấn định được thời gian và sốlượng cần phát hành Để thực hiện được nghiệp vụ này, Ngân hàng sử dụng công cụchính lãi suất.
Vốn kinh doanh của Ngân hàng Thương mại chủ yếu là vốn đi vay và vốn tựcó, vốn tự có chỉ có thể chiếm một phần nhỏ trong tổng số vốn tín dụng.
Vốn đi vay của Ngân hàng Thương mai bao gồm: Tiền vay trên thị trường, tiềngửi, tiền vay trên thị trường tiền tệ, tiền vay trên thị trường trái phiếu, tiền vay chiếtkhấu của Ngân hàng Trung ương tất cả gộp lại thành nguồn vốn tín dụng của Ngânhàng Thương mại.
Trang 7Trong quá trình sử dụng các nguồn vốn tiền gửi và vay trên thị trường, công nghệNgân hàng đã tạo ra một nguồn vốn mới gọi là tự tạo để có thêm bổ sung cho nhu cầutín dụng và đầu tư cho các ngành kinh tế, cung ứng thêm phương tiện thanh toán chocác doanh nghiệp, việc tổ chức kinh tế để mở rộng sản xuất kinh doanh trong cả nước.
1.1.1.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn
Đây là nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng Thương mại, nó thể hiện ở nhiều Ngânhàng, dư nợ chiếm trên 70% tổng tài sản có Đây là nghiệp vụ sinh lời cao nhất manglại nguồn thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng Song đây cũng là nghiệp vụ mang lại rủiro nhiều nhất cho Ngân hàng.
Khi thực hiện nghiệp vụ này, Ngân hàng quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận còntính thanh khoản của các hợp đồng cho vay chỉ ở vào vị trí thứ yếu vì Ngân hàngkhông thể đòi nợ trước hạn nếu quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với khách hàng vẫndiễn ra bình thường.
Ngoài ra Ngân hàng còn đầu tư vào mua công trái, trái phiếu, tín phiếu kho bạcgiấy tờ có giá do Kho bạc Nhà nước đại diện cho Chính phủ phát hành và các giấy tờcó giá có khả năng thanh toán cao và trách nhiệm cao của các Công ty lớn.
Bất cứ chứng khoán nào cũng có thể đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng nếuNgân hàng chủ yếu quan tâm đến việc nâng cao thanh khoản thì đầu tư vào các tínphiếu do Kho bạc phát hành.
Mặt khác Ngân hàng đầu tư vào các chứng khoán nhằm tìm kiếm lợi nhuận vàphân tán rủi ro.
Trang 8- Mua hộ bán hộ.
- Môi giới và kinh doanh chứng khoán.
Hoạt động của Ngân hàng Thương mại tập trung chủ yếu vào nhận tiền gửi vàcho vay Đó là hai mặt hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầutạm thời thiếu hụt về vốn của các doanh nghiệp,các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân trongquá trình sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng hàng ngày.
Xét trên góc độ khác, khi hoạt động tín dụng ngày càng được mở rộng và pháttriển một cách đa dạng , phong phú, với sự tham gia của nhiều chủ thể kinh tế, quan hệtín dụng hàng ngày càng mở rộng về đối tượng và quy mô thì hoạt động của tín dụngcủa Ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
Để các Ngân hàng Thương mại có tồn tại và phát triển đứng vững trong điềukiện cạnh tranh gay gắt của thị trường và để phục vụ nền kinh tế ngày một tốt hơn, đòihỏi các Ngân hàng phải thực hiện có hiệu quả các hoạt động tín dụng hay nói cáchkhác là phải nâng cao chất lượng tín dụng.
1.1.2 Vai trò của Ngân hàng Thương mại
- Ngân hàng thương mại giúp doanh nghiệp có vốn đầu tư mở rộng sản xuấtkinh doanh nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Góp phần phân bố hợp lý nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia, tạo điềukiện phát triển kinh tế.
- Ngân hàng Thương mại tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chínhsách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.
- Ngân hàng Thương mại là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữacác quốc gia.
1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Trang 91.2.1 Khái niệm
Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị ( dươí hình tháitiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhấtđịnh thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng với chủ thểkinh tế khác trong xã hội, trong đó ngân hàng giữ vai trò là người đi vay để cho vay.
1.2.2.Vai trò của tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng ra đời xuất phát từ đặc điểm tuần hoàn vốn trong nền kinhtế luôn làm phát sinh hiện tượng có những chủ thể tạm thời thừa vốn và những chủ thểtạm thời thiếu vốn.Tín dụng ngân hàng đã giải quyết được mâu thuẫn giữa cung cầu vềvốn, là sự cần thiết khách quan phù hợp với sự vận động tiền tệ trong nền kinh tế thịtrường Tín dụng ngân hàng ngày càng giữ vi trí quan trọng đối với lĩnh vực sản xuấtvà lưu thông hàng hoá cũng như lưu thông tiền tệ.
Trước hết tín dụng ngân hàng là công cụ tích tụ và tập trung vốn rất quan trọnggóp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế thị trường Tín dụng làhoạt động kinh doanh chủ yếu của các NHTM, để thực hiện kinh doanh tín dụng ngânhàng cần có vốn bằng cách “ đi vay để cho vay ” Trong xã hội luôn có một số ngườithừa vốn cần đầu tư và một số người thiếu vốn cần đi vay, song những người này khócó thể trực tiếp gặp nhau để cho nhau vay hoặc có thể gặp nhau nhưng chi phí rất caovà không kịp thời nên tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa người có vốn và người cầnvốn, giải quyết thoả đáng các nhu cầu trong mối quan hệ này Tín dụng ngân hàng làmtrung gian để điều tiết nguồn vốn từ bộ phận nhàn rỗi đến bộ phận thiếu vốn một cáchlinh hoạt, giảm thiểu tình trạng lãng phí vốn, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, gópphần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Sau nữa tín dụng ngân hàng tác động hiệu quả đến nhịp độ phát triển sôi động,thúc đẩy cạnh tranh nền kinh tế và góp phần tạo nên một cơ cấu hợp lý.
Hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp không
Trang 10kinh doanh nhằm đáp ứng vốn của mình doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng và hoàntrả “ gốc và lãi ” sau một thời gian nhất định do đó doanh nghiệp cần phải tìm hiểu vàđầu tư vào những ngành có lợi nhuận cao, qua đó vừa duy trì được hoạt động của mìnhvừa hoàn trả được vốn vay ngân hàng Bên cạnh đó tín dụng ngân hàng cũng tạo điềukiện thuận lợi cho việc di chuyển vì chỉ có tín dụng ngân hàng mới đáp ứng được nhucầu vốn lớn như vậy cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trở nênnăng động, mềm dẻo và linh hoạt.
Bên cạnh đó tín dụng ngân hàng tạo điều kiện hội nhập vào kinh tế thế giới Tíndụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện để nối liền nền kinh tế củacác nước với nhau Đặc biệt với các nước đang phát triển, tín dụng ngân hàng đóng vaitrò quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hoá đồng thời nhờ nguồn vốn tíndụng bên ngoài để công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho ngành kinh tế kém phát triển và cácngành kinh tế mũi nhọn Bằng việc sử dụng lãi suất ưu đãi với những ngành kinh tếmũi nhọn cũng như các ngành kinh tế kém phát triển nhưng có lợi thế cho nền kinh tế.Tín dụng ngân hàng thúc đẩy các ngành kinh tế này phát triển , tín dụng ngân hànggóp phần hạn chế và xoá bỏ tệ nạn cho vay nặng lãi.
Tín dụng ngân hàng có vai trò kiểm soát đối với nền kinh tế Ngân hàng muốntồn tại và phát triển thì phải nắm vững hiểu sâu sắc hoạt động của doanh nghiệp đểgiảm mức rủi ro trong cho vay Như vậy ngân hàng có khả năng tổng hợp được tìnhhình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể đánh giá được mức độ phát triểncủa từng ngành từ đó có thể nêu lên ý kiến, góp phần để thực hiện điều chỉnh khi có sựmất cân đối trong cơ cấu kinh tế.
Tóm lại : Tín dụng ngân hàng là biện pháp cơ bản và chủ yếu để điều hoà vốn,đáp ứng nhu cầu vốn cho toàn bộ nền kinh tế Tín dụng ngân hàng đóng vai trò là cầunối giữa tiết kiệm và đầu tư, biến mọi nguồn tiền tệ phân tán trong xã hội thành nguồnvốn tập trung qua đó điều hoà quan hệ cung cầu về tiền tệ trong xã hội góp phần ổnđịnh tiền tệ Tín dụng ngân hàng giữ vai trò rất quan trọng với nền kinh tế nhưng nótác động theo chiều hướng nào đến nền kinh tế còn phụ thuộc vào việc thực hiện các
Trang 11nghiệp vụ tín dụng ở NHTM có chất lượng và hiệu quả hay không Trên cơ sở đó tathấy rõ vai trò và tác động của tín dụng ngân hàng với nền kinh tế thị trường do đó mỗiNHTM cần chú trọng quan tâm đến công tác tín dụng và đổi mới nâng cao chất lượngtín dụng để đem lại hiệu quả thiết thực.
Trang 121.3 Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại1.3.1 Khái niệm
Với tư cách là một trung gian tài chính trong nền kinh tế hoạt động chủ yếu và thườngxuyên nhất là nhận tiền gửi và cho vay, chất lượng tín dụng luôn là mối quan tâm hàngđầu của các ngân hàng thương mại Chất lượng tín dụng ngân hàng đương nhiên đượctạo nên bởi chất lượng của từng khoản tín dụng Song không chỉ có thế, nếu bó hẹpkhái niệm chất lượng tín dụng đồng nghĩa với chất lượng của một khoản tín dụng thìrõ ràng là không đầy đủ và không phản ánh được hết tính đa dạng và phức tạp của hoạtđộng tín dụng ngân hàng Do đó, một cách đầy đủ có thể hiểu khái niệm chất lượng tíndụng ngân hàng như sau:
Chất lượng tín dụng ngân hàng là khái niệm phản ánh khả năng mở rộng tín dụng củangân hàng phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách hàng, với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng ( người gửi tiền và ngườivay tiền ) phù hợp với sự tăng trưởng của kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, pháttriển của tín dụng
Chất lượng tín dụng được thể hiện:
- Đối với khách hàng: Tín dụng phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách
hàng với lãi suất, kỳ hạn hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, thu hút đượcnhiều khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc tín dụng.
- Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hànghoá, góp phần giải quyết việc làm , khai thác được khả năng tiềm tàng trong nền kinhtế.
- Đối với NHTM: Hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong quá trình hoạt động và cạnhtranh mang lại lợi nhuận và đảm bảo thanh toán cho ngân hàng.
Trang 13Chất lượng tín dụng là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh mức độ thích nghi củaNHTM với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, thể hiện sức mạnh của NHTM trongquá trình cạnh tranh để tồn tại
Chất lượng tín dụng thể hiện qua nhiều yếu tố như: thu hút được nhiều khách hàng tốt,thủ tục đơn giản, an toàn vốn cao Chất lượng tín dụng là sự tồn tại và là cơ sở mởrộng hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Mở rộng đầu tư tín dụng cần phải đi liền với công tác nâng cao chất lượng tín dụng,chất lượng tín dụng tỷ lệ thuận với hiệu quả và độ tin cậy trong hoạt động tín dụng Nóquyết định sự hoạt động kinh doanh của ngân hàng xét cả về mặt kinh doanh cũng nhưuy tín của ngân hàng Nếu các ngân hàng thương mại không quan tâm đến chất lượngtín dụng thì nguy cơ đổ bể càng cao.
1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng
Hoạt động tín dụng phải đảm bảo hiệu quả, tuân thủ pháp lý thì mới đảm bảo an toànvề vốn Nâng cao chất lượng tín dụng là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bạicủa NHTM trong nền kinh tế thị trường.
1.3.2.1 Đối với ngân hàng
Nâng cao chất lượng tín dụng giúp ngân hàng tạo ra được thế mạnh cho ngânhàng trong quá trình cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng, tránh được rủi ro,những tổn thất lớn có thể xảy ra Chất lượng tín dụng quyết định cho sự tồn tại và pháttriển của ngân hàng.
1.3.2.2 Đối với kinh tế, xã hội
Nâng cao chất tín dụng góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.Trong nền kinh tế thị trường sự phát triển của sản xuất, lưu thông hàng hoá ngày càngtăng chính vì thế hoạt động tín dụng luôn được coi trọng Chất lượng tín dụng đượcnâng cao sẽ giúp ngân hàng thực hiện tốt vai trò trung gian, cầu nối giữa tiết kiệm vàđầu tư, tập trung vốn tránh được sự lãng phí vốn, giải quyết tốt cung cầu về vốn.
Trang 14Tín dụng ngân hàng là một công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết vĩ mô nềnkinh tế Là công cụ để thực hiện các chủ trương chính sách về phát triển kinh tế, khơidậy tiềm năng thế mạnh của tất cả các thành phần kinh tế vào phục vụ công cuộc pháttriển kinh tế nước nhà.
1.3.2.3 Đối với khách hàng
Trong nền kinh tế mở với sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng trên thịtrường, khi ngân hàng thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng tín dụng thì sẽ thu hútđược nhiều khách hàng về phía mình Chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ giúp ngânhàng cung ứng vốn nhanh, kịp thời đáp ứng yêu cầu của khách hàng Ngân hàng cũngtiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng để sớm có những điều chỉnh vớinhững thiếu sót trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng là thực sự cần thiết cho mỗi khách hàng vàcho toàn bộ nền kinh tế nói chung Chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ trở thànhcông cụ đòn bẩy kích thích nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho ngân hàng thựchiện tốt vai trò trung tâm tiền tệ tín dụng.
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng1.3.3.1 Chỉ tiêu định tính
a.Về phía ngân hàng
Bảo đảm nguyên tắc cho vay.
Mỗi tổ chức kinh tế hoạt động đều được dựa trên một nguyên tắc nhất định.Ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động của nó ảnh hưởng rất lớn đếntình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước do vậy các hoạt động của ngân hàngcũng rất chặt chẽ Với mỗi ngân hàng lại có những nguyên tắc khác nhau, nguyên tắccho vay là một nguyên tắc quan trọng đối với mỗi ngân hàng Để đánh giá chất lượngmột khoản vay điều đầu tiên phải xem xét là khoản vay đó có đảm bảo nguyên tắc chovay không.
Nguyên tắc cơ bản của cho vay là:
Trang 15* Thứ nhất : Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tíndụng.
* Thứ hai : Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận tronghợp đồng tín dụng
Thời hạn cho vay được xác định kể từ khi người vay nhận vốn vay đầu tiên chođến khi người vay trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tíndụng giữa ngân hàng và khách hàng.
Ngân hàng và khách hàng thoả thuận cho vay căn cứ vào: Chu kỳ sản xuất kinhdoanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng,tính chấtnguồn vốn của ngân hàng
Thông qua đó sẽ quy định rõ thời hạn khách hàng trả tiền lãi tiền gốc cho ngânhàng Việc xác định thời hạn vay sẽ gắn trách nhiệm của người vay với khoản vay,buộc họ phải sử dụng vốn vay kinh doanh có hiệu quả trong khoảng thời gian đó.
Việc xác định thời gian vay là rất quan trọng, nó thể hiện trình độ của cán bộ tíndụng và quyết định tới khả năng thu nợ của ngân hàng Nếu thời hạn vay nhỏ hơn chukỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng thì họ không thể trả nợ đúng hạn vì chu kỳ sảnxuất kinh doanh chưa kết thúc, họ chưa có nguồn thu điều này sẽ gây khó khăn chokhách hàng trong việc trả nợ ngân hàng Ngược lại nếu thời gian cho vay lớn hơn chukỳ sản xuất kinh doanh thì cũng không tốt vì khi đã hoàn thành một chu kỳ kinh doanhmà vẫn chưa phải trả nợ ngân hàng thì rất có thể họ sử dụng vốn đó vào chu kỳ kinhdoanh tiếp theo hoặc một lĩnh vực kinh doanh khác, điều này sẽ gây khó khăn chongân hàng trong việc thu hồi nợ
Việc trả nợ đúng thời hạn của khách hàng giúp ngân hàng bảo toàn và phát triểnvốn, tăng cường hoạt động cho vay Trường hợp khách hàng không trả được nợ thìphải chuyển sang nợ quá hạn - thể hiện chất lượng tín dụng có vấn đề.
Thứ ba:Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo quy định của Chính phủ, thống đốc ngân hàng Nhà nước đối với khách hàng.
Trang 16Ba nguyên tắc cho vay trên là những nguyên tắc tối thiểu mà bất cứ một khoảncho vay có chất lượng nào cũng phải đảm bảo.
Cho vay bảo đảm có điều kiện.
Một là: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu tráchnhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Hai là: Khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
Ba là: Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, không vi phạm pháp luật, phù hợpvới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Bốn là: Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi cóhiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp vớiquy định của pháp luật.
Năm là: Thực hiện các quy định để đảm bảo tiền vay theo quy định của Chínhphủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.
Quá trình thẩm định.
Thẩm định là chỉ tiêu định tính quan trọng nhất quyết định tới chất lượng khoảncho vay Quá trình thẩm định là cách tốt nhất để ngân hàng nắm được thông tin vềkhách hàng, năng lực pháp luật, đạo đức của khách hàng …Đây là khâu không thểthiếu trong quá trình quyết định cho vay và theo dõi khoản vay Quá trình thẩm địnhphải tuân theo các quy định về quy trình thẩm định và nội dung thẩm định cho vay củatừng ngân hàng Một khoản vay có chất lượng là khoản vay cho vay đã được thẩmđịnh và phải đảm bảo các bước của quá trình thẩm định Việc tuân thủ quy trình thẩmđịnh và nội dung thẩm định cho vay là bắt buộc để một khoản cho vay đạt chất lượng.
b Về phía doanh nghiệp
Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá chất lượng của khoản tín dụng xét theoquan điểm doanh nghiệp bao gồm:
- Mức tăng năng suất lao động nhờ thực hiện dự án.
Trang 17- Doanh thu tăng từ dự án.- Lợi nhuận tăng từ dự án.
Các chỉ tiêu này càng cao càng tốt, nó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vay của doanhnghiệp đạt mức cao Đó là tiền đề để doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết trả nợ chongân hàng đồng thời bản thân doanh nghiệp cũng có lợi nhuận đóng góp vào sự pháttriển chung của nền kinh tế.
- Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là những khoản nợ khi đến kỳ hạn trả nợ hoặc hết thời hạn cho vayvốn cộng với thời gian gia hạn thêm (nếu có) nhưng khách hàng vẫn chưa trả được nợ.Căn cứ để phân chia các loại nợ quá hạn chủ yếu dựa vào các tiêu thức như: thời giannợ quá hạn, nguyên nhân gây ra nợ quá hạn, uy tín của doanh nghiệp vay vốn Các chỉtiêu thường dùng để đánh giá tình trạng nợ quá hạn bao gồm:
Dư nợ quá hạn
Trang 18+ tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ : (1) Tổng dư nợ
+ tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi trên tổng dư nợ :
Dư nợ quá hạn khó đòi (2) Tổng dư nợ
+ tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi trên tổng dư nợ:
Dư nợ quá hạn không có khả năng thu hồi (3) Tổng dư nợ
Chỉ tiêu (1) phản ánh khái quát về tình hình nợ quá hạn của ngân hàng trong chovay Rõ ràng các ngân hàng đều mong muốn hạ tỷ lệ này xuống càng thấp càng tốt, bởilẽ tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng đang gặp nhiều rủi ro Tuy nhiên trong thựctế do những rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi nên các ngân hàng thườngchấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định được coi như giới hạn an toàn Theo quyđịnh của NHNN thì tỷ lệ nợ quá hạn ở mức dưới 3%, còn ở mức dưới 1,3% có thể coilà lý tưởng.
Chỉ tiêu (1) Tuy phản ánh khái quát tình hình nợ quá hạn của ngân hàng nhưngkhông phải là căn cứ đáng tin cậy để đánh giá mức độ rủi ro mà ngân hàng đang phảiđối mặt Chẳng hạn có những dự án vay vốn hoạt động rất hiệu quả nhưng do việc trảnợ định kỳ không hợp lý hay do một số nguyên nhân khách quan khác dẫn đến việc trảnợ không thực hiện được đúng tiến độ làm phát sinh nợ quá hạn Rõ ràng những khoản nợquá hạn này không phản ánh đúng chất lượng tín dụng của ngân hàng, chính vì vậy đểđánh giá chính xác hơn người ta phải dùng thêm chỉ tiêu (2) và (3) Nợ khó đòi là nhữngkhoản nợ ít có cơ hội đòi được nhưng dù sao vẫn còn hi vọng, còn nợ không có khả năngthu hồi cũng đồng nghĩa với mất vốn Nếu cả hai chỉ tiêu này đều ở mức thấp thì dù chỉtiêu (1) có cao cũng chưa phải là cái gì đó quá tồi tệ đối với ngân hàng Ngược lại, nếu cảhai chỉ tiêu này ở mức cao, nhất là chỉ tiêu (3) thì rõ ràng là hoạt động của ngân hàng đang
Trang 19gặp nhiều rủi ro, tuy có thể chưa đe doạ đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng song rõràng chất lượng tín dụng trong trường hợp này là rất thấp
- Chỉ tiêu về khả năng sinh lời.
Thu lãi cho vay* Tỉ lệ thu lãi vay =
Dư nợ bình quân
Tỉ lệ này đánh giá khả năng thu lãi của ngân hàng trong kỳ, tỉ lệ này càng caokhả năng thu lãi càng cao, doanh thu của ngân hàng tăng Tuy nhiên không vì thế màtăng lãi suất cho vay vì làm như thế sẽ làm giảm khẳ năng cạnh tranh Ngân hàng phảixem xét và đưa ra mức lãi suất cho vay hợp lý để thu hút được nhiều khách hàng.
* Chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận
Hầu hết các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều hướng tớimục tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận, NHTM cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó Cụthể ngân hàng thường dùng các chỉ tiêu sau để đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàngxét về mặt lợi nhuận :
LN từ hoạt động tín dụng + Chỉ tiêu 1 :
Dư nợ tín dụng
LN từ hoạt động tín dụng + Chỉ tiêu 2 :
Tổng lợi nhuận của ngân hàng
Chỉ tiêu thứ nhất phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng của ngân hàng.Nó cho biết một đồng dư nợ cho vay mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ lệ nàycàng cao chứng tỏ lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại càng lớn, đó là một trongnhững nhân tố tạo nên chất lượng tín dụng cao của ngân hàng.
Chỉ tiêu thứ hai cho phép đánh giá tầm quan trọng của hoạt động tín dụng trongmối quan hệ với toàn bộ hoạt động của ngân hàng Tỷ lệ này cao chứng tỏ hầu hết lợi
Trang 20nhuận của ngân hàng có được là từ hoạt động cho vay, điều này chỉ có thể có được khiquy mô cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của ngân hàng đồng thời hiệuquả do hoạt động này mang lại cũng cao.
Tóm lại: Chất lượng tín dụng ngân hàng là một khái niệm tổng hợp vừa mangtính cụ thể lại vừa mang tính trừu tượng Nó được thể hiện thông qua nhiều chỉ tiêuliên quan đến nhiều chủ thể, các chỉ tiêu đó có thể là chỉ tiêu định lượng hay định tínhvà có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, có thể bổ sung cho nhau nhưng cũng có thể mâuthuẫn với nhau Do đó, để đánh một cách tương đối chính xác chất lượng tín dụng củamột ngân hàng thì cần phải đánh giá toàn bộ các chỉ tiêu đó Đồng thời cũng cần phảicăn cứ vào từng trường hợp cụ thể để có sự ưu tiên cho chỉ tiêu này hay chỉ tiêu khác,cho chủ thể này hay cho chủ thể khác Bởi lẽ trong thực tế đôi khi lợi ích của các chủthể xung đột nhau, thậm chí ngay với một chủ thể thì cũng có những chỉ tiêu mâuthuẫn nhau.
1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
Chất lượng tín dụng xấu hay tốt, rủi ro cao hay thấp có nhiều nguyên nhân Rủi ro tín dụnglà một trong những rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ta biết rằngchất lượng tín dụng có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại, phát triển của NHTM và của toànxã hội Để quản lý chất lượng tín dụng đồng bộ đòi hỏi phải hiểu rõ tác động của các nhântố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng Có thể chia các nhân tố thành các loại sau:
- Về mục đích sử dụng vốn: phải hợp lý, hợp pháp và có hiệu quả Nghĩa là mụcđích sử dụng vốn vay phải không trái pháp luật, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực
Trang 21hiện dự án, đồng thời phải phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế chung củangành, của địa phương và của cả nước.
- Về năng lực tài chính: thể hiện ở tỷ trọng và quy mô vốn tự có của doanhnghiệp tham gia vào dự án Quy mô và tỷ trong này càng cao cho thấy tiềm lực tàichính của doanh nghiệp càng mạnh Tỷ trọng vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vàodự án cao còn có tác dụng kích thích doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm trong việcthực hiện dự án nhằm tránh rủi ro cho chính mình và cũng là cho ngân hàng Thôngthường điều kiện tín dụng của ngân hàng sẽ quy định tỷ lệ vốn tự có tối thiểu củadoanh nghiệp tham gia vào dự án tùy theo từng trường hợp cụ thể
- Về năng lực sản xuất kinh doanh: thể hiện ở quy mô, năng suất, khả năng đápứng nhu cầu thị trường về chất lượng, giá cả, khả năng mở rộng sản xuất Ngoài ra, cácngân hàng cũng thường yêu cầu doanh nghiệp phải hoạt động ổn định và có lãi trong mộtkhoảng thời gian nhất định, hoặc nếu có lỗ thì phải có phương án khắc phục khả thi - Về tính khả thi của dự án: dự án khả thi là dự án mà việc thực hiện nó là cầnthiết, đáp ứng nhu cầu thị trường, nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế của ngành, của vùng và của Nhànước, đồng thời doanh nghiệp với các nguồn tài lực, vật lực hiện có có đủ khả năngđáp ứng các yêu cầu của dự án Yêu cầu có dự án khả thi là yêu cầu bắt buộc đối vớimọi khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh.
- Về các biện pháp bảo đảm: do đặc điểm các khoản vay tiềm ẩn nhiều rủi ronên thông thường các ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng thực hiện các biện pháp bảođảm tiền vay nhằm bảo đảm cho ngân hàng có thể thu được nợ nếu có rủi ro xảy ra.Hình thức bảo đảm thường là cầm cố, thế chấp, bảo lãnh Tuy nhiên đây không phải làđiều kiện bắt buộc có tính nguyên tắc Trong một số trường hợp nếu doanh nghiệp cóuy tín, có tiềm lực tài chính mạnh, có phương án kinh doanh khả thi theo đánh giá củangân hàng thì ngân hàng có thể cho vay không cần bảo đảm.
1.4.1.2 Khả năng của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng khoản vay cóhiệu quả
Trang 22Khi cho vay thì ngân hàng trông đợi khoản trả nợ sẽ được lấy từ chính kết quảhoạt động của dự án chứ không phải bằng cách phát mại tài sản thế chấp, cầm cố Điềunày lại phụ thuộc vào hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay của doanh nghiệp Cónhiều yếu tố cần thiết để bảo đảm cho việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp đạt hiệuquả cao, trong đó có một số nhân tố giữ vai trò quyết định như: vị thế, năng lực thịtrường của doanh nghiệp; năng lực công nghệ; chất lượng đội ngũ nhân sự ; trình độquản lý của doanh nghiệp.
- Vị thế, năng lực thị trường của doanh nghiệp thể hiện ở uy tín của sản phẩmcủa doanh nghiệp, ở khả năng thích ứng của doanh nghiệp với nhu cầu thị trường, ởkhối lượng sản phẩm và doanh thu mang lại Vị thế và năng lực thị trường của doanhnghiệp mạnh có nghĩa là doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc chiếm lĩnh thịtrường, chiến thắng trong cạnh tranh.
- Năng lực công nghệ của doanh nghiệp được tạo nên bởi trình độ trang thiếtbị; trình độ tay nghề, kiến thức của người lao động trong doanh nghiệp Năng lực côngnghệ cao cho phép doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả các dự án đòi hỏi trình độ kỹthuật, công nghệ cao đồng thời dễ dàng hơn trong việc tiếp thu những công nghệ tiêntiến từ bên ngoài đưa vào.
- Chất lượng nhân sự: Cũng giống như ngân hàng, chất lượng nhân sự luôn lànhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Một doanh nghiệp với đội ngũ côngnhân lành nghề, lại am hiểu khoa học kỹ thuật, cộng với đội ngũ nhân sự quản lý cótrình độ, có kinh nghiệm sẽ rất thuận lợi cho quá trình kinh doanh của mình.
- Năng lực quản lý của doanh nghiệp: Bao gồm chất lượng nhân sự quản lý, sựphối kết hợp giữa các thành viên trong ban quản lý nhằm xây dựng một cơ cấu tổ chứchợp lý trong doanh nghiệp, cho phép tận dụng tối đa nguồn tài lực, vật lực của doanhnghiệp để đạt mục tiêu kinh doanh cao nhất Trong điều kiện nền kinh tế thị trườngcạnh tranh gay gắt và đầy biến động thì vai trò của công tác quản lý trong doanhnghiệp càng quan trọng, bởi trong điều kiện đó đòi hỏi hoạt động của doanh nghiệpphải thường xuyên được điều chỉnh để thích ứng với những biến động của môi trườngkinh doanh, của chính bản thân doanh nghiệp.
Trang 23- Đạo đức, thiện chí của khách hàng: Trong quan hệ tín dụng, muốn có hiệuquả cao đòi hỏi phải có sự hợp tác từ cả hai phía người cho vay và người đi vay Nếunhư khách hàng không có thiện chí thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng trong việc thuhồi nợ Sự thiếu thiện chí của khách hàng có thể biểu hiện trực tiếp trong quan hệ tíndụng với ngân hàng như cố tình sử dụng vốn sai mục đích, tìm cách lừa đảo ngânhàng, hoặc cũng có thể là các hành vi gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngânhàng như kinh doanh trái pháp luật, lừa đảo chiếm dụng vốn lẫn nhau Tất cả các hànhvi đó đều có thể mang lại rủi ro cho ngân hàng.
1.4.2 Nhân tố thuộc về ngân hàng
1.4.2.1 Quy mô và cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn của ngân hàng
Muốn cho vay được điều kiện trước tiên là ngân hàng phải có vốn Nhưng chỉcó vốn thôi thì chưa đủ, do yêu cầu phải đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyênnên các khoản cho vay trung và dài hạn của ngân hàng cần phải được tài trợ chủ yếubởi nguồn vốn trung và dài hạn, bao gồm nguồn vốn có thời hạn từ một năm trở lên vàcác nguồn vốn có thời hạn dưới một năm nhưng có tính ổn định cao trong thời giandài Nếu một ngân hàng có nguồn vốn dồi dào nhưng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn,không ổn định thì không thể và không nên mở rộng cho vay trung và dài hạn và ngượclại Nếu một ngân hàng có nguồn vốn ổn định thì ngân hàng đó sẽ dễ dàng hơn trongviệc tạo lập uy tín đối với khách hàng, nhờ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Trang 241.4.2.2 Năng lực của ngân hàng trong việc thẩm định dự án, thẩm định khách hàng
Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng là vốn vàlãi vay được hoàn trả đúng hạn Điều này sẽ không thể có được nếu như việc thực hiệndự án không hiệu quả như mong muốn, hoặc doanh nghiệp không thiện chí, cố tình lừađảo ngân hàng Để hạn chế nguy cơ đó ngân hàng cần thực hiện tốt công tác thẩm địnhdự án, thẩm định khách hàng Thông thường công tác thẩm định khách hàng được tiếnhành trước, chủ yếu tập trung xem xét các mặt: khả năng tài chính, khả năng quản lýđiều hành kinh doanh, năng lực sản xuất kinh doanh, mức độ tín nhiệm Nếu kháchhàng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu do ngân hàng đặt ra thì dự án mới được xem xét đểquyết định cho vay hay không Vấn đề đặt ra ở đây là thủ tục và các điều kiện, tiêuchuẩn được sử dụng làm căn cứ đánh giá khách hàng và dự án đầu tư có hợp lý haykhông Nếu thủ tục rườm rà, các điều kiện, tiêu chuẩn đặt ra quá khắt khe, không phùhợp với thực tế thì sẽ làm nản lòng các doanh nghiệp hoặc có rất ít các doanh nghiệpbảo đảm thoả mãn được các yêu cầu của ngân hàng Điều đó gây cản trở cho ngânhàng trong việc thu hút thêm khách hàng, mở rộng tín dụng Ngược lại, nếu quy trình,điều kiện đặt ra không chặt chẽ có thể sẽ khiến cho ngân hàng sai lầm trong việc raquyết định cho vay dẫn đến rủi ro tín dụng Chính vì vậy trong quá trình hoạt độngcác ngân hàng phải chú ý không ngừng cải tiến, hoàn thiện công tác thẩm định củamình Làm được như vậy sẽ giúp ngân hàng lựa chọn được chính xác những kháchhàng thật sự tin cậy, những dự án thật sự khả thi và đó là tiền đề để nâng cao chấtlượng tín dụng của ngân hàng.
1.4.2.3 Năng lực giám sát và xứ lý các tình huống tín dụng của ngân hàng
Cho dù công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng được tiến hành tốt,giúp cho ngân hàng lựa chọn được những khách hàng tốt, những dự án khả thi có khảnăng sinh lời cao Song đó chưa phải là sự đảm bảo chắc chắn để có được chất lượngtín dụng cao Bởi lẽ hoạt động kinh doanh luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn khôngthể lường trước được, bản thân dự án trong suốt quá trình thực hiện cũng làm nảy sinhnhững tình huống ngoài dự kiến Chính vì vậy mà công tác giám sát và xử lý tìnhhuống tín dụng sau khi cho vay có ý nghĩa rất quan trọng Hoạt động giám sát chủ yếu
Trang 25tập trung vào các vấn đề như: sự tuân thủ đúng mục đích sử dụng vốn của doanhnghiệp, tình hình hoạt động thực tế của dự án, tiến độ trả nợ, quá trình sử dụng, bảoquản và biến động tài sản của doanh nghiệp, những vấn đề mới nảy sinh trong quátrình thực hiện dự án Làm tốt công tác này sẽ giúp ngân hàng phát hiện và ngăn chặnkịp thời những biểu hiện tiêu cực như: sử dụng vốn sai mục đích, âm mưu tẩu tán tàisản, lừa đảo ngân hàng Đồng thời qua việc luôn giám sát hoạt động của doanh nghiệpngân hàng có thể có biện pháp giúp đỡ doanh nghiệp thông qua việc cung cấp nhữnglời khuyên, những thông tin bổ ích, kịp thời hoặc trực tiếp giúp đỡ các doanh nghiệpkhi gặp khó khăn bằng cách gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, cho vay thêm nhằmgiúp cho việc thực hiện dự án của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, qua đó gópphần nâng cao chất lượng tín dụng.
1.4.2.4 Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại là một hệ thống các biện pháp liênquan đến việc khuyếch trương hoặc hạn chế tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu củangân hàng đó trong từng thời kỳ.
Với ý nghĩa như vậy rõ ràng chính sách tín dụng có tác động rất lớn đến chấtlượng tín dụng của ngân hàng Trước hết là về mặt quy mô tín dụng, nếu chính sách tíndụng của ngân hàng trong một thời kỳ nào đó là hạn chế tín dụng ngắn hạn thì cónghĩa là quy mô tín dụng ngắn hạn của ngân hàng đó sẽ bị thu hẹp Đó có thể là dấuhiệu cho thấy chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng đang có vấn đề hay ít ra thìxét về mặt quy mô không thể nói chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng tronggiai đoạn đó là tốt Ngoài ra chính sách tín dụng của ngân hàng còn bao gồm một loạtcác vấn đề như: quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng đối với khách hàng, lĩnhvực tài trợ, biện pháp bảo đảm tiền vay, quy trình quản lý tín dụng, lãi suất có tác độngtrực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng tín dụng của ngân hàng Nếu các vấn đề đó đượcxây dựng và thực hiện một cách khoa học và chặt chẽ, kết hợp được hài hoà lợi ích củangân hàng, của khách hàng và của xã hội thì sẽ hứa hẹn một chất lượng tín dụng tốt.Còn ngược lại nếu việc xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng không hợp lý,không khoa học thì chắc chắn chất lượng tín dụng sẽ không cao, thậm chí là rất thấp.
Trang 261.4.2.5 Thông tin tín dụng
Thông tin luôn là yếu tố cơ bản cần thiết cho công tác quản lý dù ở bất kỳ lĩnhvực nào Trong hoạt động tín dụng ngân hàng cũng vậy, để thẩm định dự án, thẩmđịnh khách hàng trước hết cần phải có thông tin về dự án, về khách hàng đó, để làm tốtcông tác giám sát sau khi cho vay cũng cần có thông tin Thông tin càng chính xác,càng kịp thời thì càng có lợi cho ngân hàng trong việc đưa ra quyết định cho vay, theodõi việc sử dụng vốn vay và tiến độ trả nợ Thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ còngiúp ngân hàng xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chính sách tín dụngmột cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế Tất cả những điều đó góp phầnnâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng
1.4.2.6 Công nghệ ngân hàng, trang thiết bị kỹ thuật
Cũng là một nhân tố tác động tới chất lượng tín dụng ngân hàng nhất là trongthời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay Một ngân hàng sử dụngcông nghệ hiện đại, trang bị các phương tiện kỹ thuật chất lượng cao sẽ tạo điều kiệnđơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi cho kháchhàng vay vốn Đó là tiền đề để ngân hàng thu hút thêm khách hàng, mở rộng tín dụng
1.4.2.7 Chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự của ngân hàng
Cho dù khoa học hiện đại đã mở ra cơ hội tự động hoá trong nhiều lĩnh vựcsong nhân tố con người vẫn luôn giữ vai trò quyết định Đặc biệt trong hoạt động ngânhàng là hoạt động rất phức tạp, có liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội thìvai trò của con người lại càng quan trọng Các phương tiện kỹ thuật hiện đại chỉ có thểtrợ giúp chứ không thay thế được sự “ nhạy cảm ” hay “ kinh nghiệm ” của người cánbộ tín dụng Do đó vấn đề nhân sự là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi ngân hàng,trong đó nổi bật lên hai vấn đề: chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự Chất lượngnhân sự ở đây không chỉ đơn thuần đề cập đến trình độ chuyên môn mà còn bao gồmcả lương tâm, đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động của người cán bộ ngân hàng nóichung và cán bộ tín dụng nói riêng Chất lượng nhân sự tốt, biểu hiện ở sự năng độngsáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao của các
Trang 27cán bộ, trong một chừng mực nhất định có thể giúp ngân hàng bù đắp lại những hạnchế về công nghệ, kỹ thuật, nhờ đó ngân hàng vẫn có thể tồn tại và phát triển được chodù phải cạnh tranh với những đối thủ có tiềm lực mạnh hơn về công nghệ, trang thiếtbị kỹ thuật Bên cạnh chất lượng nhân sự thì công tác quản lý nhân sự cũng cần đặcbiệt chú ý, bởi lẽ không phải cứ có cán bộ tín dụng giỏi là có chất lượng tín dụng cao.Mỗi cán bộ tín dụng đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, điều quan trọng làphải bố trí, sắp xếp công việc của họ sao cho phát huy hết thế mạnh và hạn chế điểmyếu của từng người, đồng thời có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm nâng cao tinh thần tráchnhiệm, tạo sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động của từng thành viên trong một guồngmáy thống nhất cùng hướng tới một mục tiêu chung là nâng cao chất lượng tín dụngngân hàng.
1.4.3 Nhóm nhân tố thuộc môi trường1.4.3.1 Môi trường tự nhiên
Nói chung môi trường tự nhiên không tác động trực tiếp tới hoạt động tín dụngcủa ngân hàng mà vai trò của nó thể hiện qua sự tác động đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mà hoạt động của chúng phụthuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngànhnông nghiệp, ngư nghiệp Điều kiện tự nhiên diễn biến thuận lợi hay bất lợi sẽ ảnhhưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng tới khảnăng trả nợ cho ngân hàng.
1.4.3.2 Môi trường kinh tế
Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cũng nhưdoanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường này Sự biến động của nềnkinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng vàdoanh nghiệp biến động theo chiều hướng tương tự Đặc biệt, trong điều kiện quốc tếhóa mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp không chỉchịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước mà cả môi trường kinh tế quốc tế.Những tác động do môi trường kinh tế gây ra có thể là trực tiếp đối với ngân hàng (Ví
Trang 28dụ: những rủi ro do thay đổi tỷ giá, lãi suất, lạm phát làm cho ngân hàng bị thiệt hại vềthu nhập) hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếpảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng.
1.4.3.3 Môi trường chính trị, xã hội
Sự ổn định của môi trường chính trị, xã hội là một tiêu chí quan trọng để raquyết định của các nhà đầu tư Nếu môi trường này ổn định thì các doanh nghiệp sẽyên tâm thực hiện việc mở rộng đầu tư và do đó nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng tănglên Ngược lại, nếu môi trường bất ổn thì các doanh nghiệp sẽ tìm cách thu hẹp sảnsuất để bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro, khi đó nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng cũng giảmsút theo.
1.4.3.4 Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý không chặt chẽ, nhiều khe hở và bất cập sẽ tạo cơ hội chocác doanh nghiệp yếu kém làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo ngân hàng.Môi trường pháp lý không chặt chẽ, không ổn định cũng khiến các nhà đầu tư trungthực e dè, không dám mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, do đó hạn chếnhu cầu về vốn tín dụng ngân hàng
1.4.3.5 Sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và các cơ quan chức năng
Sự ổn định và hợp lý của các đường lối, chính sách, các quy định, thể lệ củaNhà nước và các cơ quan chức năng sẽ tạo hành lang thuận lợi cho hoạt động của ngânhàng cũng như doanh nghiệp, đó là tiền đề rất quan trọng để ngân hàng nâng cao chấtlượng tín dụng của mình.
Tóm lại: Với tư cách là một trung gian tài chính trong nền kinh tế, hoạt động tíndụng của các ngân hàng có liên quan đến nhiều đối tượng trong nhiều lĩnh vực khácnhau Do đó chất lượng tín dụng ngân hàng sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Cónhững nhân tố thuộc bản thân ngân hàng, có những nhân tố thuộc về phía khách hàng,cũng có những nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của cả hai Việc nghiên cứu nắm rõ vaitrò và cơ chế tác động của từng nhân tố sẽ giúp các ngân hàng có biện pháp thích hợp
Trang 29để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, phát huy tối đa vai trò đòn bẩy phát triểnkinh tế của mình.
Trang 30CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI.
2.1 Giới thiệu Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Hà nội, tên tiếng anh: Bank forForeign Trade oF Vietnam, Ha noi branch, viết tắt là: VCB Hà Nội, được thành lậpngày 01/03/1985, là thành viên trong hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế, các dịch vụtài chính, ngân hàng quốc tế trên địa bàn Hà Nội Ngoài trụ sở chính 344 Bà Triệu,Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội hiện có 10 phòng giao dịch Là một trong những chinhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có mạng lưới đại lý trên 1400ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ Là thành viên của hệ thống tài chính viễnthông liên ngân hàng toàn cầu ( SWIFT) nên ngân hàng ngoại thương Hà nội có khảnăng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và dịch vụ quốc tế một cách nhanh chóng,thuậntiện,hiệu quả nhất với các phương tiện,công nghệ hiện đại nhất.Hiện nay Ngân hàngngoại thương Hà nội cung cấp các dịch vụ tự động hoá cao như : VCB ONLINE, thanhtoán điện tử liên ngân hàng, hệ thống máy rút tiền tự động ATM Connect 24… Trongsuốt quá trình hoạt động,ngân hàng ngoại thương Hà nội luôn đạt tốc độ tăng trưởngcao và an toàn.
Ngân hàng ngoại thương Hà nội thuộc địa bàn Hà nội,thủ đô của nước ViệtNam,là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước nên có rất nhiều thuận lợi vềcả nhiều mặt song cũng không tránh nổi sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng quốcdoanh,ngân hàng thương mại cổ phần,ngân hàng nước ngoài có chi nhánh ở Việt Namcùng đóng trên địa bàn.Tuy vậy trong những năm gần đây ngân hàng ngoại thương Hànội đã chú trọng và tìm các biện pháp để thu hút thêm khách hàng cả về khách hàngcá nhân và khách hàng doanh nghiệp về mở tài khoản và giao dịch tại ngân hàng.
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển,từ chỗ mới chập chững bước vào làmquen với cơ chế thị trường trong khi những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế tập trung
Trang 31quan liêu bao cấp vẫn còn đeo bám gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh, đếnnay ngân hàng ngoại thương Hà nội đã từng bước vươn lên khẳng định chỗ đứng vữngchắc của mình,ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động ,đóng góp một phần không nhỏvào sự nghiệp phát triển kinh tế của thủ đô Đạt được kết quả như vậy ngoài sự giúp đỡchỉ bảo sát sao của ngân hàng nhà nước Việt Nam ,ban lãnh đạo ngân hàng ngoạithương Việt Nam ,của chính quyền địa phương và các cơ quan,ban ngành có liên quanthì chủ yếu là do sự cố gắng lớn lao của tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàngngoại thương Hà nội ,một mặt phát huy lợi thế sẵn có,mặt khác tìm mọi cách vượt quanhững khó khăn trở ngại để tạo nên thế chủ động,hội nhập với thị trường,đứng vữngtrong cạnh tranh Những nỗ lực đó đã được đên đáp bằng phần thưởng cao quý Huân chươnglao động hạng Ba được chủ tịch nước trao tăng năm 2004 Vinh dự to lớn này là sự cổ vũ độngviên ngân hàng và là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước về kết quả kinh doanh của ngân hàngngoại thương Hà nội trong sự nghiệp đổi mới hoạt động ngân hàng,góp phần tích cực vào côngcuộc đổi mới đất nước.Tuy nhiên không tự bằng lòng với kết quả đã đạt được,ngân hàng ngoạithương Việt Nam đã và sẽ tiếp tục phát huy phấn đấu cao hơn nữa chất lượng hoạt động kinhdoanh,góp phần xây dựng,phát triển kinh tế Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung với mụctiêu : “ Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng”
2.1.2.Mô hình cơ cấu tổ chức
Hiện nay chi nhánh có 9 phòng tại hội sở chính (bao gồm : phòng kiểm soát nội bộ ,phòng quan hệ khách hàng , phòng thanh toán xuất nhập khẩu , phòng kinh doanh dịch vụ ,phòng thẻ , phòng ngân quỹ , phòng kế toán tài chính , phòng tin học , phòng hành chính nhânsự ) ,04 chi nhánh cấp 2 và 10 phòng giao dịch.
Chi nhánh Vietcombank trên địa bàn (VCBHN đóng vai trò đầu mối) Chi nhánh Thành Công : 30 – 32 Láng Hạ
Chi nhánh Thăng Long : 147 Hoàng Quốc Việt
Chi nhánh Ba Đình : 39 Đào Tấn
Trang 32 phòng giao dịch :
Phòng Giao dịch số 1 : 02 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội,
Phòng Giao dịch số 2 : 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội,
Phòng Giao dịch số 3 : 01 Hàng Đồng, Hoàn Kiếm, Hà Nội,
Phòng Giao dịch số 4 : 36 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Phòng Giao dịch số 5 : Toà nhà CC2 Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, HàNội,
Phòng Giao dịch số 6 : 277 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội,
Phòng Giao dịch số 7 : 434 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội,
Phòng Giao dịch số 8 : 14 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội,
Phòng Giao dịch số 9 : 89B hồ Đền Lừ, Hoàng Mai, Hà Nội,
Quầy Giao dịch Nội Bài : Tầng 1 Nhà Ga T1, Sân bay Quốc tế Nội bài
2.2.Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội
2.2.1.Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội
Lợi nhuận sau thuế năm 2007 đạt 111 tỷ đồng,vượt quá kế hoạch 90 tỷ đồngVCBTW đề ra.Tuy nhiên thực hiện công điện ngày 08/01/2008 của Tổng giám đốcNgân hàng Ngoại thương Việt nam về việc trích lập dự phòng rủi ro hộ Chi nhánh Cầugiấy, Chi nhánh Thành Công 96 tỷ, nên lợi nhuận của Chi nhánh Hà Nội còn lại đạt15,4 tỷ đồng.
Lợi nhuận ước đạt 100 tỷ đồng, đạt kế hoạch VCBTW giao cho Chi nhánh.
Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt kết quả khả quan,để hiểu rõ hơn vềtình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ta hãy đi sâu vào các hoạt động của nó.
2.2.1.1 Tình hình huy động vốn
Trang 33Huy động vốn được xem là một trong những hoạt động quan trọng đối với ngânhàng thương mại nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội nói riêng.Trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viêntrong chi nhánh cùng sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, chi nhánh đã đa dạng hoá cáchình thức huy động vốn, Chi nhánh không những mở rộng vốn nội tệ mà còn đa dạnghoá huy động vốn bằng ngoại tệ.
Bảng 2.1 : Tổng nguồn vốn,nguồn vốn huy động trong 3 năm 2006,2007,2008
Đơn vị : Tỷ đồng
Tổng nguồn vốn huyđộng
Qua bảng trên ta có thể thấy công tác huy động vốn của Chi nhánh trong năm2007 đã duy trì kết quả tốt Phát huy thế mạnh về uy tín, thương hiệu gần 45 năm củaVietcombank và với các phương pháp huy động hiệu quả, thực hiện thành công việcđưa các sản phẩm mới về huy động vào thị trường theo chủ trương của Ngân hàngNgoại thương Việt nam, tổng nguồn vốn của Chi nhánh tính đến 31/12/2007 đạt 7.088tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2006, trong đó nguồn vốn huy động đạt 6.270 tỷ, tăng12% so với cuối năm 2006, đạt kế hoạch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giaocho Chi nhánh.Tính đến 30/11/2008, tổng nguồn vốn của VCB Hà Nội đạt 7.211 tỷđồng, tăng 2% so với năm 2007 Trong đó, nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chứckinh tế đạt 6.742 tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm 2007 Năm 2008, trước yêu cầu phảităng cường huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam,với các chính sách thoả thuận lãi suất linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường, lượngvốn huy động tiết kiệm của VCB Hà Nội không bị sụt giảm lớn Tuy nhiên, trước
Trang 34những diễn biến khó lường về thị trường bất động sản, chứng khoán và tình hình giácả đến cuối năm, dự kiến năm 2008 tổng nguồn vốn của Chi nhánh Hà Nội đạt 7.300tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2007, trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư và tổchức kinh tế đạt 6.800 tỷ, tăng 8,5% so với cuối năm 2007 ( mức tăng trưởng kếhoạch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giao cho Chi nhánh từ đầu năm 2008 là19%, mức tăng trưởng huy động vốn của VCB Hà nội đã được hội đồng quản trịđiều chỉnh là 0%).
Bảng 2.2 :Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền các năm 2007,2008
- Huy động ngoại tệ năm 2007 đạt 2.837 tỷ quy đồng, chiếm 45,3% tổng nguồn vốnhuy động,năm 2008 ước đạt 3.196 tỷ quy đồng, chiếm 47% tổng nguồn vốn huy độngtăng 12% so với năm 2007.
Năm 2007,cơ cấu nguồn vốn huy động giữa tiền đồng và ngoại tệ đang có sựchuyển dịch theo hướng vốn huy động ngoại tệ giảm dần, đây cũng là xu hướng chungcủa các ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây Sở dĩ có sự chuyển dịch đó,một phần là do việc cắt giảm lãi suất cơ bản USD của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)trong tháng 9/2007 từ 5,25% xuống còn 4,75% và 4,25% vào tháng 12/2007 đã khiếnlãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại trong nước giảm theo Mặt khác
Trang 35là do xu hướng cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng, đặc biệt là sự xuấthiện ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại cổ phần mới.
- Huy động từ Tổ chức kinh tế đạt : 2.134 tỷ đồng, chiếm 34% nguồn vốn huy động - Huy động từ dân cư đạt : 4.136 tỷ đồng, chiếm 66% nguồn vốn huy động.
Đến 31/12/2007, thị phần huy động VNĐ, USD và huy động quy Việt nam đồngcủa Chi nhánh VCB Hà Nội trên địa bàn Hà Nội tương ứng là 1,41% ; 2,92% và 1,84%so với mạng lưới 209 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn.
Ước đến 31/12/2008, thị phần huy động VNĐ, USD, quy VNĐ chiếm tương ứng là1,13% ; 2,28% ; 1,48% trên địa bàn.
2.2.1.2.Thực trạng sử dụng vốn :
Huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt hoạt động chủ yếu trong kinh doanhcủa các NHTM nói chung và của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội nói riêng Côngtác tín dụng của ngân hàng được thể hiện qua các mặt sau: Tập trung vốn để cho vaythực hiện các chương trình kinh tế, các dự án, cho vay có trọng tâm trọng điểm gópphần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành Phố Đa dạng hoá phương thức đầu tưngoài phương thức cho vay trực tiếp, ngân hàng từng bước mở rộng cho vay theonhóm thông qua các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội, cho vay tiêu dùng thông quacác doanh nghiệp…Với những nỗ lực trên hoạt động cho vay của NHNT Hà Nội đãkhông ngừng được mở rộng, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3 : Tình hình tổng dư nợ các năm 2006,2007,2008 Đơn vị : Tỷ đồng
Qua bảng trên ta có thể thấy được tổng dư nợ tăng qua các năm,đặc biệt năm2007 có sự tăng mạnh nhất Công tác Tín dụng của ngân hàng được thực hiện vớiphương châm “Hiệu quả & an toàn” Năm 2006, tổng dư nợ đạt 2.408 tỷ đồng thì năm
Trang 362007 con số này là 2.553 tỷ đồng,tăng 145 tỷ đồng tương đương tăng 6% so với cuốinăm 2006, đạt 88% kế hoạch năm 2007, chiếm 1,49% thị phần trên địa bàn Hà Nội.Công tác Tín dụng của Chi nhánh trong 10 tháng đầu năm 2008 bị tác động và phụthuộc rất nhiều từ những biến động trên thị trường tiền tệ và những quyết sách mới vềkiềm chế lạm phát của ngân hàng Nhà nước Trong đó có lộ trình cắt giảm dư nợ đượcchỉ đạo từ Ngân hàng Nhà nước Việt nam và NHTMCPNT Việt Nam, VCB Hà Nộivẫn tiếp tục duy trì mục tiêu trong công tác cho vay theo phương châm “Hiệu quả & antoàn” Tổng dư nợ của Chi nhánh tính đến 30/11/2008 đạt 2.412 tỷ đồng, bằng 94,5% sovới năm 2007, đạt được 86% so với kế hoạch 2.810 tỷ đồng đồng mà ngân hàng ngoạithương Việt Nam đã điều được chỉnh ngày 27/06/2008 Bám sát định hướng của ngânhàng ngoại thương Việt Nam về nâng cao hiệu quả tín dụng, cụ thể là mở rộng thịtrường tín dụng bán lẻ, khách hàng nhỏ và vừa, ngân hàng ngoại thương Hà Nội đãtích cực triển khai và dự kiến đến cuối năm 2008, dư nợ tín dụng của Chi nhánh đạt2.610 tỷ đồng, tăng 2,3% so với năm 2007, đạt 93% kế hoạch 2.810 tỷ mà Ngân hàngNgoại thương Việt Nam giao cho Chi nhánh Tuy nhiên đến ngày 31/12/2008 con sốnày chỉ là 2.580 tỷ đồng,chưa đạt mức đã dự kiến Một trong những nguyên nhân quantrọng trực tiếp của việc giảm sút lượng vốn huy động là do sự biến động ngoại tệ rấtphức tạp trên thị trường Hơn nữa, do tình hình kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm2008 có nhiều khó khăn, bất ổn, diễn biến trên thị trường tiền tệ khó lường…nên kháchhàng hiện tại chủ yếu lựa chọn kênh gửi tiết kiệm ngân hàng làm giải pháp tạm thờitrong ngắn hạn chờ khi thị trường nhà đất, chứng khoán, đôla Mỹ và vàng có các dấuhiệu “sáng sủa” hơn sẽ chuyển sang đầu tư Chính vì vậy, việc huy động nguồn tiền gửinày thường không ổn định và sẽ tiếp tục biến động theo diễn biến thị trường.
Tuy nhiên, do có các chính sách thoả thuận lãi suất linh hoạt phù hợp với diễn biếnthị trường nên lượng vốn huy động tiết kiệm tại VCBHN mặc dù có giảm song so vớinăm 2007,tổng vốn huy động vẫn tăng lên.
2.2.1.3.Hoạt động dịch vụ
a.Thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh
Trang 37Thanh toán quốc tế là lĩnh vực hoạt động mạnh nhất của Ngân hàng Ngoạithương Việt nam nói chung và Ngân hàng Ngoại thương Hà nội nói riêng trong hệthống các Ngân hàng thương mại ở Việt nam
Từ đầu năm 2007 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu có những thách thức mới domôi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các quy định rào cản về xuất khẩu ngày càngchặt chẽ, giá một số vật tư và dịch vụ đầu vào tăng làm hạn chế sức cạnh tranh củahàng hoá trên thị trường quốc tế Tuy nhiên, tại VCB Hà Nội, doanh số thanh toánxuất nhập khẩu vẫn đạt cao, có chất lượng tốt với tổng doanh số xuất nhập khẩu đạt435 triệu USD.
- Nhập khẩu đạt 246 triệu USD, vượt 8% kế hoạch đặt ra cho năm 2007, chủ yếulà các mặt hàng nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc.
- Xuất khẩu đạt 189 triệu USD, vượt 69% kế hoạch đặt ra từ đầu năm, chủ yếu làcác sản phẩm nông, lâm sản.
Công tác thanh toán quốc tế năm 2008 có chất lượng khá tốt với tổng kim ngạchxuất nhập khẩu ước đạt 504 triệu USD, tăng 16% so với năm 2007 và đạt 100% so vớikế hoạch năm 2008 đề ra đầu năm.
- Nhập khẩu ước đạt 292 triệu USD, tăng 19% so với 2007 và vượt 11% sovới kế hoạch năm 2008 đề ra đầu năm.
- Xuất khẩu ước đạt 212 triệu USD, tăng 12% so với 2007 và đạt 88% so vớikế hoạch năm 2008 đề ra đầu năm.
Dư nợ bảo lãnh đến 31/12/2007 đạt 113 tỷ đồng.b.Hoạt động thẻ và dịch vụ ngân hàng
Ngân hàng Ngoại thương đã liên minh với các ngân hàng cổ phần để phát triểnmạng lưới ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữangân hàng và doanh nghiệp với các chương trình hợp tác như thanh toán cước điện thoại,Internet, phí bảo hiểm…
Với mạng lưới ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ rộng khắp trên toàn quốc, số
Trang 38năm 2007 của VCB Hà Nội đạt 27.155 thẻ, nâng tổng số thẻ ATM của Chi nhánh lên73.029 thẻ Tổng số thẻ debit năm 2007 đạt 31.629 thẻ, vượt 63% kế hoạch năm 2007 Số lượng phát hành thẻ tín dụng mới đạt 728 thẻ, nâng tổng số thẻ tín dụng của Chi nhánhđạt 3.254 thẻ Thẻ ghi nợ quốc tế MTV phát hành mới trong năm 2007 đạt 2.317 thẻ,nâng tổng số thẻ MTV lên 3.599 thẻ Thẻ ghi nợ visa đạt 1.399 thẻ, thẻ ghi nợ SGH24 đạt758 thẻ.
Sau khi chuyển một số máy ATM cho các Chi nhánh cấp 2 nâng cấp trực thuộc Ngânhàng Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội hiện có 34máy ATM, 86 đơn vị chấp nhận thẻ.
Với chính sách đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và từng bước đưacác sản phẩm ngân hàng hiện đại vào tiếp cận cuộc sống, Ban Giám đốc Chi nhánh đãtạo điều kiện cho công tác khuếch trương các tiện ích dịch vụ ngân hàng, nâng caochất lượng phục vụ khách hàng nhằm thu hút được đông đảo khách hàng Thủ đô vàcác tỉnh lân cận đến sử dụng các dịch vụ của ngân hàng Ngoại thương Công tác dịchvụ ngân hàng phát triển là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăngtrưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh.
Không ngừng mở rộng dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm nâng caodoanh thu từ dịch vụ là mục tiêu được Chi nhánh đặt lên hàng đầu.
- Số lượng tài khoản cá nhân mở mới đạt: 29.291 tài khoản, nâng tổng số tài khoản cánhân mở tại Chi nhánh là 72.653 tài khoản, đạt 120% kế hoạch của năm 2007.
- Chuyển tiền trong nước đạt 322,6 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2006.- Chuyển tiền đi nước ngoài đạt 1,3 triệu USD.
- Chi trả kiều hối đạt 61,7 triệu USD, tăng 5% so với năm 2006 Trong đó, chuyển tiềnqua hệ thống Money Gram đạt hơn 300.000 USD Mặ dù con số này chưa cao so vớilượng tiền nước ngoài chuyển đến qua tài khoản hoặc chứng minh thư… tuy nhiên sựmở rộng dịch vụ chuyển tiền sẽ góp phần nâng cao thương hiệu cho Vietcombank.
Trang 39- Doanh số bán ngoại tệ tại các bàn thu đổi đạt 6,4 triệu USD, tăng 201% so với năm2006.
Với nỗ lực của các cán bộ, Chi nhánh hiện có 40 đơn vị đăng ký tham gia sửdụng dịch vụ ngân hàng điện tử VCB Money và 450 đơn vị, 3.000 lượt đăng ký truyvấn thông tin qua Internet i-b@nking, sử dụng dịch vụ sms-banking
Tiếp tục phát triển những chính sách đã áp dụng trong năm 2007,năm 2008 dịch vụ thẻđạt được các thành tựu :
Tổng số thẻ debit phát hành mới của chi nhánh trong là 25.000 thẻ, đạt 64% kế hoạchđăng ký với VCBH.O từ đầu năm (38.800 thẻ)
Tổng số thẻ credit phát hành mới trong năm 2008 là 870 thẻ, đạt 64% kế hoạch đăng kývới VCBH.O từ đầu năm (1.350 thẻ)
Chi nhánh NHTMCPNT Hà Nội hiện có 42 máy ATM, hơn 100 đơn vị chấp nhận thẻ.- Trong năm 2008 số lượng tài khoản cá nhân mở mới đạt: 23.028 tài khoản, nâng tổngsố tài khoản cá nhân mở tại Chi nhánh là 93.113 tài khoản, tăng 28% so với năm 2007.- Chuyển tiền trong nước đạt 271 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2007.
- Chuyển tiền đi nước ngoài đạt 2,5 triệu USD, tăng 86% so với 2007.- Chi trả kiều hối đạt 64,5 triệu USD, tăng 4,5% so với năm 2007
- Dịch vụ chi trả tiền Money Gram đạt 641.274 USD, tăng 113% so với năm 2007- Doanh số bán ngoại tệ cho Chi nhánh từ 4 bàn thu đổi ngoại tệ đạt 2,3 triệu USD,bằng 36% so với 2007 (do giảm số lượng bàn thu đổi từ 6 xuống 4 bàn).
c Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Doanh số mua bán ngoại tệ của VCB Hà Nội năm 2007 đạt 725 triệu USD, tăng3% so với năm 2006 Lãi kinh doanh ngoại tệ trong năm 2007 đạt gần 6 tỷ đồng
Trang 40Ngoại tệ mua được phần lớn từ nguồn các Tổ chức kinh tế đáp ứng cho nhu cầuthanh toán nhập khẩu và trả nợ tại Chi nhánh Đồng thời, để tránh rủi ro về tỷ giá cũngnhư xác định rõ nguồn ngoại tệ đảm bảo thanh toán cho khách hàng, NHNT Hà Nội đãsử dụng công cụ phái sinh là Hợp đồng có kỳ hạn đối với các doanh nghiệp có nhu cầunhập khẩu hàng hoá Trong thời gian tới, NHNT Việt Nam nói chung cũng như NHNTHà Nội nói riêng cần nghiên cứu, tiếp tục đưa ra các sản phẩm phái sinh mới, tạo sự đadạng cho lựa chọn của khách hàng
Trong năm 2008, do chủ động được phần lớn lượng ngoại tệ mua được từ kháchhàng, VCB Hà Nội giảm lệ thuộc tối đa vào nguồn mua từ NHTMCPNT VN, gópphần hỗ trợ cho nguồn ngoại tệ của hệ thống Lãi kinh doanh ngoại tệ năm 2008 ướcđạt 16 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với năm 2007
Doanh số mua bán ngoại tệ của VCB Hà Nội năm 2008 đạt 1.050 triệu USD, tăng45% so với năm 2007 Ngoại tệ mua được phần lớn từ nguồn các Tổ chức kinh tế đápứng cho nhu cầu thanh toán nhập khẩu và trả nợ tại Chi nhánh.
Doanh số mua vào đạt khoảng: 526 triệu USDDoanh số bán ra đạt khoảng: 524 triệu USD
d.Hoạt động ngân quỹ
Năm 2007, khối lượng giao dịch thu chi tiền mặt qua VCB Hà nội tăng nhiều, gồm cảngoại tệ cũng như Việt Nam đồng: Tổng thu chi VNĐ đạt 28.450 tỷ đồng, tăng 33% sovới kế hoạch năm 2007, thu chi ngoại tệ quy USD đạt 490,56 triệu USD, tăng 32% sovới kế hoạch năm 2007.
Công tác ngân quỹ luôn đảm bảo an toàn Lãnh đạo và Phòng Kiểm tra nội bộthường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy trình thu chi tiền mặt, ngoại tệ, tổchức tốt công tác thu chi và điều hoà tiền mặt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt chosản xuất và đời sống, tạo được lòng tin với khách hàng Bên cạnh đó, cùng với sự quantâm, chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc cũng như sự nỗ lực của từng giao dịch viên(teller) nên mặc dù luôn có sự thay đổi về mặt nhân sự, các nghiệp vụ đa dạng hơn,khối lượng công việc nhiều hơn, nhưng trong giao dịch tiền mặt vẫn luôn đảm bảo chi