các NHTM Việt Nam đang đứng trước những vận hội to lớn cho sự phát triển, song những thách thức và yếu kém trên có thể làm cho hệ thống NHTM Việt Nam phải chịu phần thua thiệt nhiều hơn
Trang 1Luận vănGiải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình
Trang 2Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU 4
1.Lý do chọn đề tài 4
2.Mục tiêu nghiên cứu : 5
3 Phương pháp nghiên cứu 5
4.Phạm vi nghiên cứu 6
5.Kết cấu đề tài : 6
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Tân Bình .7
1.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) 7
1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Ngoại thương – chi nhánh Tân Bình 14
Chương 2: Thực trạng về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương – chi nhánh Tân Bình .30
2.1 Các quy định về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình 30
2.2 Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình .30
2.3 Các hình thức tín dụng cơ bản đang áp dụng tại Vietcombank Tân Bình 44
Trang 32.4 Thực trạng tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình trong giai đoạn từ năm 2006-2008 .52
Ngoại thương Tân Bình 64
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ở Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình – chi nhánh Tân Bình .71
3.1 Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình 71
3.2 Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của VCB Tân Bình .73
3.3 Những giải pháp liên quan đến chính sách vĩ mô
88
3.4 Giải pháp khác .91
Kết luận 92
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Sau 23 năm cùng với sự đổi mới đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM)
ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về nhiều mặt, kể cả số lượng,qui mô, nội dung và chất lượng; đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc côngnghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và quá trình đổi mới, phát triển của cácthành phần kinh tế, các doanh nghiệp vá cá nhân nói riêng; thực sự là ngành tiên phongtrong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế Đặc biệt trong những năm qua, hoạt động ngân hàngnước ta đã góp phần tích cực huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất pháttriển, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước Ngành ngânhàng đã xứng đáng là công cụ đắc lực hỗ trợ cho nhà nước trong việc kiềm chế, đẩy lùi lạmphát, ổn định giá cả
Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tạo
ra giá trị của ngân hàng Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống NHTM ởnước ta, nó mang lại 80-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, song rủi ro của nó cũng là lớnnhất Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ hủy hoại giá trị của ngân hàng và có thể dẫn đến phásản Do đó, đứng trước những thời cơ và thách thức của các tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế thì vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam với các NHTM nướcngoài, mà trước mắt là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, đã trở nên cấp thiếtđối với hệ thống NHTM Việt Nam
Ngày 11 tháng 02 năm 2007, Standard & Poor's Ratings Services đã công bố xếp hạngNgân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ở mức BB/B, triển vọng ổn định vànăng lực nội tại ở mức D Xếp hạng tín nhiệm của Vietcombank tương đương với mức xếphạng tín nhiệm của quốc gia Đây cũng là mức xếp hạng cao nhất của S&P đối với một địnhchế tài chính Việt Nam
Tại diễn đàn Gia nhập WTO của Việt Nam tại Hà Nội ngày 03-04/06/2003, Phó thống
đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phùng Khắc Kế đã phát biểu “ Có thể nói NHNN và
Trang 5các NHTM Việt Nam đang đứng trước những vận hội to lớn cho sự phát triển, song những thách thức và yếu kém trên có thể làm cho hệ thống NHTM Việt Nam phải chịu phần thua thiệt nhiều hơn phần lợi được hưởng từ quá trình hội nhập quốc tế và có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với thế giới, nếu không có những cải cách bên trong thích hợp và đồng bộ với mở cửa thương mại, dịch vụ ”
Trước tình hình cấp thiết đó, cộng với những kiến thức có được trong quá trình nghiêncứu thực tập tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Tân Bình, tôi quyết định
chọn tên đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng
Ngoại thương Tân Bình” để từ đó có nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của chất lượng
tín dụng đối với sự an toàn và vững mạnh của NHTM nói chung và Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam - chi nhánh Tân Bình nói riêng
2.Mục tiêu nghiên cứu :
Hoạt động tín dụng tạo ra giá trị cho ngân hàng thông qua việc quản lý tín dụng và quản
lý danh mục cho vay thận trọng và xác đáng Chất lượng tín dụng có quan hệ mật thiết đếnrủi ro trong hoạt động tín dụng, nó ảnh hưởng quyết định đến tài sản có của ngân hàng Chấtlượng tín dụng kém là nguyên nhân quan trọng dẫn đến phá sản của ngân hàng Nâng caochất lượng tín dụng cũng là góp phần quan trọng làm giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh cho ngân hàng
Câu hỏi đặt ra là chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào và nguyênnhân dẫn đến rủi ro tín dụng là gì? Do đó mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểumột số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của tín dụng ngân hàng và tìm các giải pháp nângcao chất lượng tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro
3 Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu, tài liệu về tình hình cho vay trong những năm gần đây tại Ngân hàngNgoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tân Bình; qua đó sử dụng phương pháp so sánh để cónhận xét, đánh giá về thực trạng chất lượng tín dụng và mức độ rủi ro tín dụng tại Ngânhàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tân Bình thông qua các chỉ số như: dư nợ, nợ
Trang 6quá hạn, nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng tài sản có, nợ quáhạn trên tổng tài sản có,
Từ thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh TânBình, tham khảo thêm tài liệu, sách, báo có liên quan đến chất lượng tín dụng để có nhữnggiải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng phòng ngừa rủi ro trong hoạtđộng tín dụng
4.Phạm vi nghiên cứu
Khái niệm chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung, trong đónội dung quan trọng thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Do vậy, trong một sốtrường hợp khi nói đến chất lượng tín dụng theo nghĩa hẹp; người ta có thể chỉ nêu lên tỷ lệ
nợ quá hạn trên tổng dư nợ; nếu tỷ lệ càng cao, có nghĩa chất lượng tín dụng thay đổi theochiều hướng không tốt và ngược lại
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng tín dụng, nhưng vì thời giannghien cứu hạn hẹp nhưng hơn cả là trình độ, kiến thức còn ít nhiều bị hạn chế, nên ở phạm
vi đề tài này em chỉ tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng theo nghĩa hẹp Do đó em sẽnghiên cứu các vấn đề sau:
Chính sách tín dụng áp dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánhTân Bình
Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Tân Bình
Thực trạng về tín dụng, nợ quá hạn trong những năm gần đây tại Ngân hàng Ngoạithương – chi nhánh Tân Bình ( 2005- 2008)
5.Kết cấu đề tài :
Chương 1 : Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Tân Bình.Chương 2 : Thực trạng về hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thươngTân Bình
Chương 3 : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ở Ngân hàng Ngoại thương – chinhánh Tân Bình
Trang 8Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Tân Bình.
1.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB)
1.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốcNHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổngcông ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướngChính phủ
Sau gần 46 năm hoạt động, NHNT đã phát triển thành một ngân hàng đa năng Bên cạnh
vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống làcác tổng công ty và doanh nghiệp lớn, NHNT đã xây dựng thành công nền tảng phân phốirộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanhnghiệp vừa và nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao Ngânhàng còn đầu tư vào các lĩnh vực khác như chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân
Trang 9thọ,kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng v.v thông qua các công ty con vàcông ty liên doanh.
NHNT đã tập trung áp dụng phương thức quản trị ngân hàng hiện đại, mở rộng và nângcấp mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch Cho đến nay, mạng lưới của NHNT đã vươnrộng ra nhiều địa bàn và lĩnh vực, phát triển theo mô hình Ngân hàng đa năng với 1 sở giaodịch, 58 chi nhánh và 87 Phòng giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Vănphòng đại diện, 1 Công ty con ở nước ngoài và 3 Công ty liên doanh với đội ngũ cán bộ gần
6500 người
Hoạt động của NHNT còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong sốcác ngân hàng Việt Nam với trên 1300 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và các vùnglãnh thổ Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, NHNT còn tham gia các Hiệp hội ngành nghềnhư Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Asean Pacific Banker’s Club, Tổ chức thanh toán toàncầu Swift, Tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master Card và là một trong những thành viên đầu tiêncủa Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Ngày 23/05/2008, NHNN cấp Giấy phép hoạt động số 138/GP-NHNN cho Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam sau khi cổ phần hóa, chuyển đổi Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam từ Ngân hàng thương mại Nhà nước thành Ngân hàng TMCP và chính thứcchuyển hoạt động sang mô hình cổ phần ngày 02/06/2008
Tên tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Tên tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietcombank
Vietnam-Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động.
Huy động vốn : bao gồm nhận tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và cácgiấy tờ có giá khác để huy động vốn; vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các hình thứchuy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Trang 10Hoạt động tín dụng : bao gồm cung cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấuthương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, và các hìnhthức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ : bao gồm mở tài khoản, cung ứng các phương tiệnthanh toán trong nước và nước ngoài, thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế,thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ, thực hiện thu và phát tiền mặt, ngân phiếu thanh toán chokhách hàng
Các hoạt động khác : bao gồm góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, thựchiện các nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam, kinh doanhngoại hối và vàng, cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ…
1.1.3 Hệ thống điều hành và quản trị VCB
Trang 121.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB từ năm 2006 – 2008.
Đồ thị 1.1.4a: Tổng tài sản của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Tổng tài sản năm 2006 đạt 166,952 tỷ đồng tăng 22,35% so với năm 2005 Năm 2007đạt 197,408 tỷ đồng tăng 18,24% so với năm 2006 Đến năm 2008, tổng tài sản chỉ tăng11,4% so với năm 2007 Tuy tổng tài sản của Vietcombank nhìn chung tăng đều qua cácnăm nhưng tốc độ tăng lại giảm dần Lý do: đến năm 2008, sự sụp đổ của Lemon Brotherscộng với tình hình kinh tế không ổn định trong nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ
hệ thống ngân hàng, trong đó có Vietcombank Tuy tốc độ tăng có giảm nhưngVietcombank vẫn đạt được chỉ tiêu hoạt động đề ra cho năm 2008 ( 211.000 tỷ VND )
Đồ thị 1.1.4b: Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Vốn chủ sở hữu tăng đều từ năm 2005 đến 2007; năm 2008, vốn chủ sở hữu giảm nhẹ từ13,552 tỷ đồng xuống còn 13.316 tỷ đồng, giảm 1,74% so với năm 2007 Lý do : Những
Trang 13biến động lớn của thị trường năm 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ đến họat động huy dộngvốn của Vietcombank ( lãi suất huy động biến động chưa từng có, tỷ giá USD/VND tăngđột biến, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu…) Tuy thế, Vietcombankvẫn giữ vị trí là ngân hàng có tỷ lệ huy động vốn ngoại tệ cao nhất trong các ngân hàngthương mại Việt Nam.
Đồ thị 1.1.4c: Dư nợ tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Dư nợ tín dụng năm 2006 tăng 10,97% so với năm 2005 vì tăng trưởng tín dụng có chọnlọc và các biện pháp tăng trưởng quản trị rủi ro tín dụng được Vietcombank đặc biệt chútrọng để củng cố và nâng cao chất lượng danh mục cho vay của ngân hàng Năm 2007 dư
nợ tín dụng tăng 30,23% so với năm 2006 nhưng đến năm 2008, tốc độ tăng dư nợ tín dụnggiảm còn 14,46% Lý do: Năm 2007, thị trường chứng khoán sốt lên nhanh chóng, ngườidân đổ xô đầu tư vào chứng khoán thay vì gửi tiền vào ngân hàng Nắm được xu hướngchung, Vietcombank đưa ra nhiều chương trình khuyến khích, tạo mọi thuận lợi cho các cánhân, tổ chức vay vốn ngân hàng để đầu tư, kinh doanh, mua sắm tiêu dùng; bên cạnh đóVietcombank còn mở thêm nhiều điểm giao dịch, chi nhánh để tạo thuận lợi cho cá nhân,doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động gửi hoặc vay tiền Do đó, dư nợ tín dụng củaVietcombank tính đến cuối năm 2007 tăng hơn 30%, tốc độ tăng gấp 3 lần so với năm 2006.Năm 2008, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động chưa lường trước được sẽ ảnhhưởng như thế nào đối với Việt Nam, nên rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn ở mức cao, do đó các
Trang 14Lợi nhuận sau thuế (tỷ VND)
quy trình thủ tục thẩm định khách hàng vay tín dụng ngày càng chặt chẽ hơn; chi phí đầuvào lại vẫn ở mức cao do vốn được huy động với lãi suất cao trong thời gian trước nên chưathể hạ thấp lãi suất cho vay… vì thế, năm 2008 tốc độ tăng dư nợ tín dụng không cao Tuychưa đạt mức chỉ tiêu tốc độ tăng dư nợ tín dụng đề ra trong năm 2008 (29%) nhưngVietcombank đã nổ lực giữ vững được mức độ tăng trưởng ổn định và duy trì vị trí vị tríngân hàng trong nước tốt nhất tại Việt Nam
Đồ thị 1.1.4d: Lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Lợi nhuận sau thuế : năm 2006, những kết quả xuất sắc trong tất cả các hoạt độngnghiệp vụ đã mang lại mức tăng trưởng lợi nhuận của Vietcombank cao nhất từ trước tớinay Lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng đạt con số kỷ lục 2,877 tỷ VND, tăng 122,7% sovới năm trước Năm 2007, lợi nhuận sau thuế của Vietcombank giảm xuống còn 2,407 tỷđồng giảm 16,3% so với năm 2006, nguyên nhân chủ yếu là do NHNT tăng trích lập dựphòng rủi ro ( 1.179 tỷ VND năm 2007 so với 170 tỷ VND năm 2006) vì việc phân loại nợđược tiến hành chặt chẽ hơn theo quy định mới của NHNN cho phù hợp với chuẩn quốc tế.Năm 2008 là một năm chật vật chung với hoạt động ngân hàng, trong đó có Vietcombank.Biến động lãi suất kéo dài cả năm, những chính sách liên quan biến động quá nhanh, nợ xấu
có xu hướng gia tăng, trích lập dự phòng đầy đủ theo chuẩn quốc tế đã đốt cháy lợi nhuậnđáng kể của ngân hàng Bên cạnh đó, rủi ro từ thị trường chứng khoán, thị trường bất độngsản “đóng băng” và sụt giá, tình hình kinh tế thế giới bất ổn lại càng góp phần làm giảm lợinhuận của ngân hàng Vietcombank cũng không thoát khỏi xu hướng chung đó, lợi nhuậnsau thuế năm 2008 đạt 1.680 tỷ VND giảm 30,2% so với năm 2007
Trang 15Nhận xét: Sớm nhận thức được những tác động của kinh tế thị trường đối với hoạt động
tài chính, ngân hàng, Vietcombank đã không ngừng mở rộng hoạt động và nâng cao chấtlượng dịch vụ Đặc biệt, với việc cổ phần hóa thành công, Vietcombank đã thay đổi toàndiện để trở thành một ngân hàng đa năng, hiện đại thích ứng nhanh trong một môi trườngkinh doanh mới Tuy phải đối mặt với những thách thức khó khăn từ tình hình kinh tế trongnước và thế giới, nhưng qua các phân tích tài chính nói trên, có thể thấy rõ tiềm năng và vịthế của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombank rõ ràng xứng đáng với tư cách làmột trong những ngân hàng lớn mạnh và uy tín hàng đầu tại Việt Nam
1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Ngoại thương – chi nhánh Tân Bình
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Tân
Vietcombank Tân Bình chỉ mới thành lập và hoạt động, cùng với nhu cầu mở rộng thịtrường và phát triển mạng lưới tổ chức hoạt động, cho nên trong những năm qua nguồnnhân lực của Vietcombank tăng cường về số lượng lẫn về chất lượng, trên 90% có trình độđại học trở lên Vì mới được thành lập nên nhân viên của công ty có độ tuổi rất trẻ, đượcđào tạo căn bản và thích nghi với môi trường kinh doanh hiện đại, đây cũng là một lợi thếrất lớn để thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng ngoại thương CN Tân Bình Lúc mới bắt đầuhoạt động, Vietcombank Tân Bình có quy mô rất nhỏ với số lượng nhân viên ít, chỉ với 27
Trang 16người cho đến nay ngân hàng đã từng bước mở rộng quy mô hoạt động, số lượng nhân viên
là 82 người
Nhiệm vụ chính của chi nhánh la thực hiện một phần các nghiệp vụ ngân hàng do giámđốc ngân hàng ngoại thương giao:
+ Nguồn vốn bao gồm: vốn tự có, vốn vay, vốn lưu động,…chi nhánh đã không ngừng
mở rộng nghiệp vụ tín dụng ngắn, trung và dài hạn, bảo lãnh
+ Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mở L/C
+ Thực hiện mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, nhận uỷ thác, phát hành tráiphiếu, nhận tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại tệ cho mổi đối tượng trong và ngoàinước, bao gồm các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân,…
+ Thực hiện chuyển tiền, thanh toán phí mậu dịch
+ Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ
+ Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank Visa – Vietcombank American Express,
…
Vai trò và nhiệm vụ ngân hàng ngoại thương – chi nhánh Tân Bình
Ngân hàng ngoại thương – chi nhánh Tân Bình là một chi nhánh cấp I thuộc hệ thốngngân hàng ngoại thương Việt Nam, cho nên vài trò và nhiệm vụ của nó cũng giống nhu baongân hàng thương mại khác, cụ thể nhu sau:
+ Tổ chức huy động vốn tại chổ: Khai thác tối đa và huy động vốn dưới nhiều hình thức,thực hiện đa dạng hoá hình thức huy động tổ chức các bàn tiết kiệm, dịch vụ, tạo điều kiệnphục vụ cho mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế phát triển
+ Linh hoạt và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như tiền gửi tiết kiệm gửi góp,gửi một lần lĩnh nhiều lần, kỳ phiếu trả lãi trước…phù hợp với thời gian, lãi suất, liên tụccải tiến và hoàn thiện các khâu dịch vụ, tiện ích phục vụ ngân hàng, trong năm đã hoànthiện và đưa vào sử dụng dịch vụ chuyển tiền điện tử thông qua mạng của ngành
+ Thường xuyên nắm bắt lãi suất thị trường, để điều chỉnh kịp thời và linh hoạt trong cơchế lãi suất của ngân hàng ngoại thương Việt Nam vừa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranhhuy động vốn vùa đảm bảo yêu cầu hoạch toán kinh doanh
Trang 17+ Tổ chức cho vay: cho vay ngắn hạn, trung hạn đến từng doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh, dịch vụ…
1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
PHÒNGTHANHTOÁN
& KINHDOANHDỊCHVỤ
PHÒNGHÀNHCHÍNHNHÂNSỰ
PHÒNGNGÂNQUỸ
TỒKIỂMTRANỘIBỘ
Trang 191.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
PHÒNG KHÁCH HÀNG
Chức năng
Phòng khách hàng có chức năng là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì vàkhông ngừng mở rộng mối quan hệ khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sảnphẩm khách hàng nhằm đặt được mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả
và tăng thị phần của NHNT Việt Nam Đầu mối duy trì và phát triển quan hệ với kháchhàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng; phát triển sản phẩm đầu
tư dự án Phân tích rủi ro và thẩm định giới hạn tín dụng, cấp tín dụng và cấp tín dụng đầu
tư dự án đối với khách hàng
Nhiệm vụ cụ thể
Xác định thị trường kinh doanh mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu: Trên cơ sởthường xuyên thu thập và đánh giá thông tin từ thị trường, phòng khách hàng xác định thịtrường kinh doanh mục tiêu có khả năng đưa lại lợi nhuận cao cho ngân hàng (theongành/lĩnh vực, khu vực địa lý, nhóm khách hàng, nhóm sản phẩm) đề xuất đối tượng kháchhàng mục tiêu và trình độ có thẩm quyền phê duyệt Chịu trách nhiệm cung cấp mọi thôngtin có liên quan đến khách hàng theo yêu cầu của các phòng ban Phối hợp với các phòngban khác có liên quan trong việc đàm phán ký kết các hợp đồng cung ứng dịch vụ hoặctham gia cung ứng dịch vụ đến khách hàng Tổ chức việc đánh giá thực hiện chính sáchkhách hàng định kỳ nhằm kịp thời đề suất điều chỉnh chính sách hoặc điều chỉnh biện pháptriển khai có hiệu quả hơn trong trường hợp cần thiết
Trực tiếp khởi tạo và quản lý mối quan hệ với khách hàng: Là phòng chịu trách nhiệmthu thập mọi thông tin và hồ sơ tài liệu cần thiết có liên quan đến khách hàng Thực hiệnquản lý và xử lý các khoản tín dụng có vấn đề Phát hành thư xác nhận tiền ký quỹ xuấtkhẩu lao động, kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, dịch vụ lữ hành quốc tế Tiếp nhận nhucầu đầu tư dự án của khách hàng, thẩm định dự án, thực hiện và quản lý các khoản đầu tư
dự án theo quy trình, quy định hiện hành: Tiếp nhận hồ sơ đầu tư dự án của khách hàng; tiếpnhận và xử lý và/hoặc theo dõi việc xử lý các nhu cầu rút vốn vay theo Hợp đồng tín dụngđầu tư dự án Tùy theo đặc điểm riêng đối với từng khách hàng, phối hợp cùng các phòng
Trang 20ban khác thiết kế các sản phẩm hoặc sản phẩm trọn gói phù hợp và có tính hấp dẫn đối vớikhách hàng Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban giám đốc giao.
Công tác kế toán tài chính
Tổ chức thực hiện chế độ kế toán, chế độ báo cáo kế toán và hạch toán kế toán theođúng luật kế toán, thống kê của Nhà nước, quy định của Bộ tài chính, của NHNN và NHNTViệt Nam từng thời kỳ Hướng dẫn, tập huốn hạch toán kế toán tại chi nhánh và tại các đơn
vị hạch toán báo sổ của chi nhánh Tổng hợp số liệu kế toán, lập các bảng cân đối kế toánđịnh kỳ, bảng tổng kết tài sản và kết quả kinh doanh hàng tháng, quý, năm, của chi nhánh.Tổng hợp số liệu báo cáo thống kê và số liệu lịch sữ của chi nhánh Theo dõi và quản lý chitiêu tài chính, mua sắm, tài sản tại chi nhánh đúng quy định về quản lý chi tiêu toàn hệthống do Tổng Giám Đốc NHNT Việt Nam ban hành.Lập kế hoạch tài chính của chi nhánh.Xây dựng kế hoạch tài chính tổng hợp và báo cáo phân tích trên cơ sở đó theo dõi việc thựchiện kế hoạch tài chính Hạch toán tài sản cố định và trích khấu hao tài sản cố định theođúng quy định hiện hành, hạch toán và phân bổ công cụ lao động Hạch toán và quản lý quỹtiền lương, tiền thưởng và các qũy khác của chi nhánh theo chế độ hiện hành Hạch toántheo dõi tình hình dự trữ bắt buộc, phí bảo hiểm tiền gửi ( Qua NHNT Việt Nam công bốhàng ngày Theo dõi trạng thái hạn mức mua) Quản lý, theo dõi vốn kinh doanh ngoại tệ,xây dưng áp dụng tỷ giá theo quy định của NHNN Việt Nam, Ngân hàng TMCP NgoạiThương Việt Nam và chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương TP.HCM Trình Bangiám đốc ký bán trước ngoại tệ trong ngày và thông báo cho các phòng, tổ liên quan Đánhgiá lại vốn kinh doanh ngoại tệ cuối tháng, cuôí năm theo quy định Thực hiện mua bán vàđiều hòa ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam từng thời
kỳ Xây dựng, điều chỉnh lãi suất tiền gửi, tiền vay, biểu phí theo khung tỷ giá, lãi suất củaNgân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh đầu mối ( VCB HCM) và GiámĐốc chi nhánh NHNT Tân Bình Thực hiện in, lưu chứng từ báo có, báo nợ IBT online.Tham gia các Hội đồng chuyên môn theo quy định
Trang 21 Công tác quản lý nợ :
Chức năng :
Bộ phận quản lý nợ ( QLN) có chức năng quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệpliên quan đến việc mở tài khoản vay/hợp đồng, cập nhật hệ thống, giải ngân, thu hồi nợ.Đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ Lưu giữ hồ sơ vay đầy đủ
và an toàn Đảm bảo các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các bước quy định trong Quy trìnhtín dụng
Nhiệm vụ cụ thể :
Kiểm soát tính tuân thủ: Thực hiện kiểm soát và kiểm tra tính tuân thủ của bộ hồ sơ vaytheo đúng trình tự quy định tại quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương ViệtNam Đối chiếu so sánh tính khớp đúng về nôi dung giữa thông tin tác nghiệp với các hồ sơtài liệu vay đính kèm Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của từng loại văn bản hồ sơ được lưutrữ theo quy định Kiểm tra sự phù hợp của các hồ sơ rút vốn với hạn mức tín dụng còn lại
và các điều kiện tín dụng đã được phê duyệt Bàn giao hồ sơ rút vốn cho phòng Thanh toán
và kinh doanh dịch vụ Lập các báo dữ liệu của các khoản vay In các báo định kỳ về cáckhoản vay: hạn mức, dư nợ, ngày đáo hạn, thời điểm kiểm tra sử dụng vốn vay định kỳ…Lập các báo cáo tín dụng định kỳ, đột xuất Là đầu mối trong việc lập báo cáo phân loại nợ
và trích dự phòng rủi ro và các báo cáo tín dụng định kỳ theo yêu cầu của NHNN và NHNTViệt Nam Cung cấp các thông tin khác theo yêu cầu của phòng Khách hàng và Ban giámđốc Tham gia vào quá trình thu nợ, thu lãi: Định kỳ in phiếu tính lãi, chấm đối chiếu vàchuyển phòng Thanh toán và Kinh doanh dịch vụ để tiến hành thu lãi các khoản vay Quản
lý việc xuất – nhập, mượn tài sản thế chấp, cầm cố Ngoài các chức năng, nhiệm vụ trên,Phòng còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao
PHÒNG THANH TOÁN VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ
Công tác kế toán thanh toán:
Thực hiện việc mở và đóng tài khoản cá nhân, tổ chức kinh tế (cư trú và không cư trú)Quản lý hồ sơ pháp lý và Scan chữ ký khách hàng theo quy định Thực hiện các nghiệp vụthanh toán qua các lệnh bằng ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, nhờ thu, SWIFT, Telex, Sécchuyển khoản, Séc bảo chi Thực hiện các lệnh thu, chi tiền mặt, séc lĩnh tiền mặt từ các tài
Trang 22khoản tiền gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản Thực hiện các lệnh thanh toán, thu chi ngoại
tệ của các tổ chức, cá nhân, theo chế độ quản lý ngoại hối Thực hiện các nghiệp vụ khác cóliên quan như: chuyển đổi ngoại tệ, ký quỹ, tài khoản tiền gửi kì hạn, xuất nhập ngoại bảngtài sản thế chấp và lãi treo ngoại bảng, tra soát và xác nhận số dư
Công tác kinh doanh dịch vụ
Thực hiện hoạch toán các điện chuyển tiền, kiều hối, chi trả tại quầy, chuyển tiền nhanh.Thực hiện nghiệp vụ huy động tiền gửi bằng VND và ngoại tệ Tra soát và hoàn trả các mónchuyển tiền kiều hối không đủ yếu tố chi trả Tiếp nhận và xét hồ sơ các khoản thanh toán
về dịch vụ (cước phí, trả tiền mua sách báo, học phí, hàng phi mậu dịch…) của các cá nhân
và tổ chức Hạch toán vào tài khoản trung gian, chuyển lệnh chuyển tiền đến VCB trungương để thanh toán đi nước ngoài Mua các loại ngoại tệ chuyển khoản, tiền mặt tự dochuyển đổi do NHNT Việt Nam quy định Đổi tiền mặt ngoại tệ (có nguồn gốc) lấy ngoại tệkhác cho khách hàng nước ngoài Đổi các loại séc lữ hành (Traveller Cheque) lấy ngoại tệhoặc VND Thanh toán thẻ Visa, Master Card, JCB, Amex, MTV…Theo dõi tất toán tàikhoản tạm ứng thẻ Hoàn quỹ, lập biên bản quỹ ghi nhận đầy đủ những thông tin khi cóthừa, thiếu quỹ, sai sót máy, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục: Theo dõi, giám sát,lên kế hoạch phối hợp với các đối tác về sửa chữa, bảo hành, bảo trì hệ thống máy Xâydựng kế hoạch trình Trung ương liên quan việc triển khai, lắp đặt và phát triển mạng lướimáy ATM, đảm bảo an toàn, hiệu quả Thực hiện ứng dụng sản phẩm mới tăng tiện ích cho
hệ thống máy ATM Phối hợp với phòng Kinh doanh dịch vụ thẻ ngân hàng TMCP NTVN
và VCB HCM giải quyết tra soát, khiếu nại vướng mắc của khách hàng đảm bảo nhanhchóng chính xác Thực hiện các chế độ báo cáo, thống kê theo quy định hiện hành
Công tác kinh doanh ngoại tệ
Thực hiện nghiệp vụ mua,bán ngoại tệ với các tổ chức cá nhân theo tỷ giá công bố hàngngày trên cơ sở hướng dẫn của Vụ quản lý ngoại hối, NHNT VN và các quy định của Giámđốc chi nhánh NHNT Tân Bình
Công tác thanh toán xuất nhập khẩu
Nhận L/C (và mọi tu chỉnh L/C nếu có) Ngân hàng nước ngoài mở và thông báo chokhách hàng là người thụ hưởng L/C thông qua chi nhánh đầu mối Nhận chứng từ hàng xuất
Trang 23do khách hàng là đơn vị xuất nhập khẩu xuất trình, kiểm tra hướng dẫn sửa chữa sai sót (nếucó) và gửi bộ chứng từ lên Chi nhánh đầu mối (VCB HCM) thực hiện Lập hồ sơ chiết khấuchứng từ gửi chi nhánh đầu mối (VCB HCM) chiết khấu hộ khi khách hàng có yêu cầu vàtrong trường hợp chứng từ chưa có báo có của Ngân hàng nước ngoài Thực hiện tư vấn chokhách hàng về nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu trong các giao dịch với nước ngoài.Quản lý theo dõi hạch toán các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ thanh toán hàng nhập.Lập báo cáo thống kê định kỳ về thanh toán hàng xuất khẩu, nhập khẩu, các báo cáo liênquan đến nghiệp vụ khác theo yêu cầu Tiếp nhận hồ sơ mua ngoại tệ của các tổ chức,doanh nghiệp Tiếp nhận hồ sơ mở, tu chỉnh L/C hàng nhập và thanh toán thanh toán hàngnhập Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao.
Công tác nhân sự:
Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác cán bộ, công tác tổ chức, quản lý nhân sự,tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, tiền lương, thi đua khen thuởng, kỷ luật và thực hiện các chínhsách đối với cán bộ theo quy định của nhà nước, của ngành ngân hàng và của ngân hàngTMCP Ngoại Thương Việt Nam Quản lý hồ sơ, lý lịch của CBNV khoa học, an toàn, bímật, cập nhật kịp thời những thông tin thay đổi liên quan đến cán bộ Lập báo cáo thống kêlao động, tiền lương và công tác quản lý nhân sự theo đúng quy định của ngân hàng TMCPNgoại Thương Việt Nam Thành lập các hội đồng chuyên môn theo chỉ đạo của Ban giámđốc
Công tác hành chính :
Thực hiện toàn bộ công tác hành chính văn thư, lưu trữ, thông tin liên lạc, in ấn tài liệu,
lễ tân cơ quan Thực hiện các thủ tục hành chính phuc vụ cho các phòng nghiệp vụ, bố trí
xe, đăng ký mua vé máy bay hay phương tiện đáp ứng theo nhu cầu công tác chung của cơquan Tham gia quản lý lao động và theo dõi việc chập hành nội quy kỷ luật của CBNVtrong việc tực hiện nép sống văn minh, trật tự vệ sinh, an toàn và giờ giắc lao động Lập dựtoán kinh phí chỉ tiêu hằng năm để thực hiện việc mua sắm tài sản, công cụ lao động, triểnkhai thực hiện kế hoạch xây dựng sửa chữa, thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng máy mócthiết bị phục vụ cho hoạt động cơ quan Phục vụ các cuộc họp của Ban giám đốc, các hội
Trang 24nghị, hội thảo, tiếp khách của cơ quan Quản lý tài sản kho văn phòng phẩm, ấn chỉ, thựchiện theo dõi và báo cáo về trang bị mới cũng như thanh lý tài sản và tình hình kiểm kêhàng năm cho Ban giám đốc Chịu trách nhiệm cung ứng văn phòng phẩm, ấn chỉ cho nhucầu hoạt động kinh doanh Quản lý chìa khóa trụ sở chi nhánh và chịu trách nhiệm bảo vệ
an ninh trật tự an toàn cơ quan Thực hiện chương trình quảng cáo và theo dõi tiếntrìnhđăng trên báo, đài, pano theo chỉ đạo của Ban giám đốc Thực hiện đăng ký bảo hiểmcho CBNV và Bảo hiểm tài sản cơ quan, tham mưu cho ban giám đốc đề xuất các chươngtrình bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy với chức năng là một thành viên Quan hệ đốingoại với các đơn vị có mối giao dịch về hành chính quản trị phục vụ cho hoạt động khinhdoanh ngân hàng
Công tác vi tính :
Nghiên cứu và đề xuất xây dựng mạng lưới vi tính toàn chi nhánh để tổng hợp, cung cấpcác thông tin chính xác phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo điều hành của ban giám đốc Nângcao việc ứng dụng lỹ thuật công nghệ thông tin vào nghiệp vụ ngân hàng, đảm bảo công tácthanh toán nhanh, an toàn, chính xác Tổ chức khai thác tối đa khả năng, công suất máyphục vụ tốt cho các mặt hoạt động của chi nhánh Quản lý và bảo mật chương trình ứngdụng, nghiên cứu, sửa đổi, cải tiến chương trình phù hợp với chế độ kế toán, thống kê vàquản lý kinh doanh Tổ chức huấn luyện bồi dưỡng nâng cao tay nghề sử dụng máy vi tínhphổ cập cho cán bộ, nhân viên thừa hành nghiệp vụ trong cơ quan Đề xuất các giải pháp kỹthuật nhằm sử dụng hiệu quả cao mạng máy tính chung trong mối quan hệ nghiệp vụ kỹthuật phát sinh với NHNT Việt Nam, giải quyết yêu cầu đổi mới thanh lý thiết bị máy móchiện có Cung cấp các dịch vụ hổ trợ khách hàng như: E- Bank, truy vấn thông tin tự động,website… Thực hiện nhiệm vụ khác do ban giám đốc giao
Quản lý xuất nhập kho an toàn tuyệt đối, thu chi tiền mặt đồng Việt Nam, ngoại tệ vàcác giấy tờ có giá khác đảm bảo chính xác, nhanh chóng kịp thời theo nhu cầu kinh doanh.Kiểm tra, kiểm soát tính chất hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ thu chi và thực hiện thu chitiền mặt đối với khách hàng Tổ chức sắp xếp gọn gàng giáy tờ có giá, tiền theo chứng từloại đúng chế độ an toàn kho quỹ, bảo quản kho luôn an toàn sạch sẽ: Nghiêm chỉnh chấp
Trang 25hành nội quy phòng cháy chữa cháy với đầy đủ các trang thiết bị Phòng cháy chữa cháytheo quy định của cơ quan Tổ chức và duy trì thường xuyên chế độ đảo kho, xịt thuốcchống mối mọt theo định kỳ Đào tạo thủ quỹ, hướng dẫn phân biệt các đặc điểm tiền giảcác loại ngoại tệ và Đồng Việt Nam cho cán bộ Tổ chức tốt việc giao nhận, rút, nộp VND,các loại ngoại tệ, séc du lịch Tiếp quỹ và hoàn quỹ thực hiện đúng quy trình Tăng cườngkiểm tra, kiểm soát tại Quỹ chính, các Phòng giao dịch và quầy giao dịch có liên quan.Đóng gói, niêm phong tiền mặt, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng thực hiện theo quy địnhriêng của thống đốc NHNN Tổ chức thực hiện thu chi tiền mặt tại một số công ty do Bangiám đốc chỉ định, đảm bảo an toàn, đúng chế độ về công tác kho quỹ Lập các báo cáo định
kỳ, đột xuất theo yêu cầu của ban giám đốc và NH TMCP NTVN Tham gia các hội đồngchuyên môn theo quy định Thực hiện những nhiệm vụ khác do ban giám đốc giao
Kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy chế, quy trìnhnghiệp vụ, quy định nội bộ của ngành tại chi nhánh Thường xuyên kiểm tra tại chỗ việctuân thủ pháp luật của Nhà nước và các chế độ thể lệ của ngành Ngân hàng
Phát hiện các rủi ro trong quy trình nghiệp vụ, kiến nghị với ban Giám đốc các biệnpháp khắc phục, phòng ngừa Đồng thời theo dõi việc chấn chỉnh, chỉnh sửa những tồn tại,thiếu sót trong nghiệp vụ, nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh an toàn
và hiệu quả Tiếp nhận và đề xuất hướng giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán
bộ, nhân viên của chi nhánh hoặc báo cáo trưởng phòng kiểm tra nội bộ NH TMCP NTVNnếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng giám đốc NHNTVN Làm đầu mối cung cấp tàiliệu cho cơ quan thanh tra, đoàn kiểm tra, kiểm toán khi có yêu cầu Tổng hợp và thực hiệncác báo cáo định kỳ theo quy định của thanh tra NHNN và yêu cầu của trưởng phòng kiểmtra nội bộ NHNTVN Tham gia các hội đồng chuyên môn theo quy định Thực hiện cácnhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao
Thực hiện nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ Thực hiệnnghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá của NH TMCP NTVN để huy động vốn từ các tổ chức
và cá nhân
Trang 26Mở, quản lý và thực hiện các nghiệp vụ tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ bằngVND và các loại ngoại tệ của khách hàng là tổ chức, cá nhân Thực hiện dịch vụ chuyểntiền trong nước bằng VND và ngoại tệ theo các quy định hiện hành Thanh toán chi trả cáckhoản chuyển tiền đến trong nước và ngoài nước Thực hiện dịch vụ chi trả tiền lương bằngtiền mặt hoặc chuyển khoản theo các hợp đồng dịch vụ đã ký Cho vay thể nhân trong hạnmức quy định của NHNTVN và Giám đốc chi nhánh.
Thu đổi ngoại tệ tiền mặt, séc du lịch theo quy định Bán ngoại tệ cho khách hàng đểnộp ký quỹ, mở tài khoản ban đầu bằng mức số dư tối thiểu để duy trì tài khoản theo quyđịnh của NHNTVN Thực hiện nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ với các tổ chức và cá nhân theo
tỷ giá công bố hàng ngày trên cơ sở hướng dẫn của Vụ quản lý ngoại hối, NHNTVN và cácquy định của Giám đốc chi nhánh Chi, ứng tiền mặt bằng VND và ngoại tệ cho các chủ thẻtín dụng Tiếp nhận hồ sơ đăng ký, phát hành thẻ ATM, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng Cungcấp các thông tin về nghiệp vụ ngân hàng cho mọi đối tượng khách hàng khi đến giao dịch.Thực hiện dịch vụ MONEY GRAM Hoạch toán ký quỹ và thanh toán sao kê thẻ tín dụng.Thực hiện các nghiệp vụ khác do Ban giám đốc giao
1.2.3 Các hoạt động chủ yếu của chi nhánh Vietcombank Tân Bình :
Các hoạt động truyền thống:
Dịch vụ mở tài khoản: Thông qua mở tài khoản tại VCB- chi nhánh Tân Bình kháchhàng có thể sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như: séc, uỷ nhiệmthu, uỷ nhiệm chi, thẻ,… để thực hiện giao dịch mua bán, chuyển tiền, thanh toán các dịch
vụ sinh hoạt( tiền điện, nước, điện thoại…) một cách thuận tiện an toàn Ngoài ra kháchhàng còn được hưởng lãi suất tính trên số dư trên tài khoản
Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư: Là các hình thức huy động nguồn tiềnnhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư với nhiều kỳ hạn và phương thức trả lãi khác nhau.Loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào NHNT chủ yếu là Đồng Việt Nam và một số ngoại tệmạnh như: Đôla Mỹ, Bảng Anh và Euro Hình thức gửi tiền: tiền mặt, séc du lịch, chuyểnkhoản
Trang 27 Phát hành giấy tờ có giá: Đây là hình thức huy động vốn của ngân hàng Các loạigiấy tờ có giá như: kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi là những công cụ nợ, ghi nhậnkhoản nợ của ngân hàng đối với khách hàng sở hữu công cụ đó Tuỳ theo nhu cầu ngắn hạnhay dài hanjtrong từng thời kỳ mà NHNT sẽ phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi hoặctrái phiếu Đây là hình thức đầu tư an toàn với lãi suất cao.
Dịch vụ chiết khấu chứng từ: Là việc ngân hàng mua lại các chứng từ có giá chưađến hạn thanh toán nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng, có hai loại chiết khấuchủ yểu:
+ Chiết khấu chứng từ có giá: NHNT tiến hành mua dứt những chứng từ như: kỳphiếu, sổ tiết kiệm do NHNT phát hành
+ Chiết khấu chứng từ thanh toán hàng xuất:
Chiết khấu miễn truy đòi: NHNT mua dứt toàn bộ chứng từ
Chiết khấu truy đòi: NHNT thực hiện chiết khấu được quyền đòi lại tiềnkhách hàng nếu ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán
cầu vốn của khách hàng bằng đồng Việt Nam hoặc các loại ngoại tệ mạnh với thời hạn vayđược chia theo 3 loại chủ yếu: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn Với phương thức cho vay rất đadạng: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án, và đặc biệt là phươngthức cho vay hợp vốn
Các hoạt động ngân hàng hiện đại:
Dịch vụ bảo lãnh: Hiện tại VCB-Tân Bình đang cung cấp các loại bão lãnhsau: Bảo lãnh vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiệnhợp đồng, bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh đối ứng,… bằng các hình thức bảo lãnh như: pháthành bảo lãnh bằng thư/điện, thông báo bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu
và các hình thức khác theo quy định của pháp luật
Dịch vụ thanh toán quốc tế: VCB là ngân hàng thương mại đầu tiên của ViệtNam tham gia hệ thống thanh toán SWIFT( là hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàngtoàn cầu) nhằm tăng cường khả năng hổ trợ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
Trang 28trong việc thanh toán Thông qua NHNT, khách hàng có thể thanh toán các hợp đồng xuấtnhập khẩu một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và tiết kiệm được thời gian.
Dịch vụ chuyển tiền: Với mạng lưới quan hệ đại lý rộng khắp thế giới vàmạng lưới sở giao dịch và các chi nhánh tại hầu hết các tỉnh, thành phố lớn cũng như cóchất lượng thanh toán SWIFT tốt nhất tại Việt Nam, NHNT- chi nhánh Tân Bình nhận thựchiện mọi yêu cầu chuyển tiền đi hoặc đến của khách hàng trong và ngoài nước một cáchchính xác, an toàn hiệu quả mà thủ tục đơn giản với mức chi phí hấp dẫn nhất
Dịch vụ thẻ: VCB là ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt Nam triển khaidịch vụ thẻ, hiện tại VCB là đơn vị duy nhất cập nhật thanh toán cả 5 loại thẻ ngân hàngthông dụng trên thế giới: Visa, Master Card, JCB, American Express, Diner Club Bên cạnh
đó, VCB còn trực tiếp phát hành thẻ tín dụng quốc tế: VCB Mastercard, VCB Visa và VCBAmerican Express Trong đó, VCB là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ AmericanExpress Ngoài thẻ tín dụng quốc tế, tháng 4/2002 VCB phát hành thẻ ghi nợ nội địaConnect 24 Thẻ Connect 24 cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tự động tại cácmáy ATM của VCB trên toàn quốc đồng thời có thể thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại cácđơn vị chấp nhận thẻ của VCB
Dịch vụ nhờ thu trơn: Đây là một trong những dịch vụ phổ biến hiện nayđược các khách hàng sử dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế Đối tượng nhờ thu là các
tờ séc đích danh do ngân hàng nước ngoài phát hành trả cho người thụ hưởng có tên trên séchoặc tiền mặt ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành Về kết quả thanh toán nhờ thu, NHNT
sẽ trả tiền mặt cho người thụ hưởng trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được giấy báo có củangân hàng nước ngoài
Dịch vụ bán ngoại tệ: Ngân hàng Ngoại thương cung cấp về ngoại hối phục
vụ nhu cầu thanh toán quốc tế và phòng ngừa rủi ro tỉ giá cho khách hàng, bao gồm: hợpđồng giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn Ngân hàngNgoại Thương còn có thể tư vấn miễn phí về quyền tài sản, phòng ngừa rủi ro và các hìnhthức kinh doanh phù hợp có lợi cho khách hàng
Trang 29 Ngoài ra, VCB – Tân Bình còn cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đạt tiêuchuẩn quốc tế:
Phone Banking ( dịch vụ truy vấn thông tin qua điện thoại)
SMS Banking ( dịch vụ truy vấn thông tin qua điện thoại di động)
VCB – iB@nking ( dịch vụ ngân hàng trực tiếp)
CB Money ( dịch vụ ngân hàng điện tử)
Dịch vụ quản lý tài khoản đầu tư chứng khoán
VCB Global Trade ( sản phẩm tài trợ thương mại với khả năng tích hợp cácsản phẩm khác)
VCB Treasure ( sản phẩm kinh doanh vốn với khả năng quản lý tập trungnguồn vốn của khách hàng)
1.2.4 Tình hình hoạt động trong thời gian qua tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh
Tân Bình.
VCB – chi nhánh Tân Bình được đặt trụ sở tại tòa nhà Etown, nơi này cũng là nơi đặttrụ sở kinh doanh của nhiều công ty, tòa nhà này nằm trên đường Cộng Hòa, là nơi thôngthương giữa các quận Tân Bình- Tân Phú- Quận 12- huyện Hóc Môn và gần với quận GòVấp, Phú Nhuận, nằm gần khu công nghiệp Tân Bình và đây cũng là tuyến đường tập trungrất nhiều các chi nhánh của các ngân hàng thương mại khác Như vậy, chúng ta có thể thấyrằng VCB- Tân Bình nằm ở vị trí rất là thuận lợi để tiếp nhận thực hiện các nghiệp vụ ngânhàng cho các công ty tại tòa nhà Etown và nhiều thuận lợi khác nữa Vì vậy, dù thời gianhoạt động chưa lâu nhưng VCB - Tân Bình cũng đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng khíchlệ
NHNT Việt Nam - chi nhánh Tân Bình gọi tắt là Vietcombank Tân Bình chỉ mới thànhlập và đi vào hoạt động 7 năm, cùng với nhu cầu mở rộng và phát triển mạng lưới tổ chức -hoạt động, cho nên trong những năm vừa qua, nguồn nhân lực của VCB - Tân Bình khôngngừng tăng lên về cả số lượng và chất lượng trên 90% có trình độ đại học trở lên Vì là chinhánh mới thành lập nên đội ngũ cán bộ của chi nhánh có tuổi đời bình quân trẻ, được đàotạo cở bản, có kiến thức, có khả năng thích nghi và nhạy bén với môi trường kinh doanh
Trang 30hiện đại và năng động Đây là một lợi thế rất lớn trong công việc phát triển hoạt động củachi nhánh.
Trước tình hình thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất, tình hình lạm phát củanền kinh tế, sự cạnh tranh gay gắt về huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong nướcảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động của VCB- Tân Bình
Trước tình hình đó, VCB – Tân Bình đã không ngừng nổ lực và nâng cao hoạt động củamình bằng cách tăng cường hút tiền từ các khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp và
cá nhân để nâng cao tỷ trọng huy động vốn từ đó tạo ra sự tăng trưởng nguồn vốn một cách
ổn định
Với phương trâm “đi vay để cho vay”, VCB- Tân Bình đã sử dụng nguồn vốn chủ yếuvào công tác cấp tín dụng cho khách hàng, nên tổng dư nợ năm sau luôn luôn cao hơn nămtrước và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng
Trong những năm qua, dịch vụ phát hành thẻ phát triển với tốc độ rất nhanh, thực sự trởthành một dịch vụ ngân hàng hiện đại mang tính nền tảng và là mũi nhọn cho chiến lượcphát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, mở ra một hướng mới cho huy động vốn, giúp giám sátlãi suất đầu vào cho ngân hàng Và để nâng cao hơn nữa dịch vụ ngân hàng bán lẻ, chinhánh đã tiến hành mở rộng phòng giao dịch để mở rộng quan hệ khách hàng và đẩy mạnhcông tác tín dụng
Hoạt động thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống mà ngânhàng ngoại thương luôn duy trì và khẳng định vị thế hàng đầu trong toàn ngành Tuy nhiên,đây lại là bộ phận mới chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2009 của VCB- Tân Bình vàviệc đi vào hoạt động này là rất cần thiết và đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao củachi nhánh Mặc dù mới ra đời nhưng tình hình hoạt động của VCB-Tân Bình được đánh giá
là hiệu quả, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao vị thế cạnh tranh cũng như lợi nhuậncho VCB- Tân Bình
Năm 2008 VCB- Tân Bình tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra chất lượng tín dụng.Kiểm soát chặt chẽ gia hạn nợ, mở rộng thị phần cho vay tạo điều kiện hổ trợ kịp thời vốncho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 31Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa thị trường cùng với chính sách khuyến khích cácthành phần kinh tế tư nhân tham gia vao lĩnh vực tài chính ngân hàng, VCB - Tân Bình vẫnphát hu được nhũng thế mạnh vốn có đồng thời tích cực đổi mới, nâng cao năng lực tàichính, năng lực quản trị, trình độ công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tài chính…nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của chi nhánh.
Trang 32Chương 2: Thực trạng về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Ngoại thương – chi nhánh Tân Bình.
2.1 Các quy định về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình
2.1.1 Cở sở xây dựng chính sách:
Nội dung của chính sách cho vay được soạn thảo trên cơ sở:
- Quy chế cho vay do NHNN ban hành
- Quy chế về bảo đảm tiền vay do Chính phủ và NHNN Việt Nam ban hành
- Chiến lược, định hướng hoạt động tín dụng của NHNT Việt Nam
Do Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình là đơn vị thành viên của Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam nên chính sách cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũngchính là chính sách cho vay được áp dụng tại Vietcombank Tân Bình Chính sách cho vaycủa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam do Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương ViệtNam phê duyệt và ban hành; là khuôn khổ pháp lý chung hướng dẫn hoạt động cho vay củacác chi nhánh và cán bộ tín dụng
2.1.2 Hình thức:
Các nội dung chính của chính sách cho vay được thể hiện trong Quyết định số 407/ QĐ– NHNT – HĐQT ngày 29/03/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương về việcban hành Hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương về quy chế cho vay đối với khách hàng.Nội dung bản hướng dẫn này có thể sẽ được sửa đổi hoặc thay thế theo từng thời kỳ phùhợp với thực tế và quy trình của NHNN Việt Nam
2.2 Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình.
2.2.1 Sơ đồ quy trình tín dụng tại Vietcombank Tân Bình.
Ngày nay, các ngân hàng và các định chế cho vay khác đều thiết lập các quy trình tíndụng Về nguyên tắc, các quy trình tín dụng của các ngân hàng có các nội dung cơ bản
Trang 33tương tự nhau, tuy nhiên nội dung chi tiết lại có nhiều khác biệt Điều này phụ thuộc vàoquy mô của ngân hàng, cấu trúc các loại cho vay, năng lực đội ngũ nhân sự, mức độ ứngdụng công nghệ tin học.
Sơ đồ quy trình tín dụng tại Vietcombank Tân Bình:
( Ban hành kèm theo quyết định số 130/ QĐ – NHNN - QLTD ngày 12/08/2002 )
Trang 34Hồ sơ đề nghị vay vốn
- Giấy đề nghị vay vốn kèm phương án sản xuất kinh doanh.
Khách hàng cung cấp
tài liệu và thông tin
Nguồn thông tin
- Hồ sơ tài liệu do
Từ chối
Quyết định cho vay
- Cán bộ trực tiếp cho vay.
- Trưởng/phó phòng tín dụng.
- Hội đồng tín dụng cơ sở.
- GĐ/ PGĐ chi nhánh.
Hợp đồng vay vốn
- Hợp đồng vay vốn kèm theo lịch rút vốn.
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- Các điều kiện ràng buộc.
-Không đầy đủ.
-Không đúng hẹn
Thu nợ gốc và lãi
- Kiểm tra việc sử dụng vốn vay.
- Đánh giá khả năng tài chính của khách hàng theo định kì.
- Lập biên bản, báo cáo kiểm tra.
Vi phạm hợp đồng
Thanh lý tín dụng bắt buộc
Phát tiền vay
- Nhận và kiểm tra các căn
cứ phát tiền vay
- Thực hiện phát tiền vay
Kiểm tra sử dụng vốn vay
và thu nợ Cán bộ trực tiếp cho vay Phụ trách trực tiếp bộ phận cho vay
- Thủ trưởng đon vị trực tiếp cho vay
Trang 352.2.2 Giải thích từng bước, từng giai đoạn thực hiện theo sơ đồ.
Quy trình tín dụng được thực hiện qua 5 bước bao gồm 3 giai đoạn cụ thể:
Giai đoạn 1: Quy trình xét duyệt vay
Giai đoạn 2: Quy trình phát tiền vay
Giai đoạn 3: Quy trình kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thu nợ
Giai đoạn 1: Quy trình xét duyệt cho vay: bao gồm 3 bước
- Nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị vay vốn
- Thẩm định cho vay (phân tích tín dụng)
- Quyết định cho vay
Bước 1: Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng:
Tư vấn, thương thảo điều kiện vay vốn:
- Khi khách hàng đề xuất vay vốn, Cán bộ tín dụng (CBTD) thông báo cho khách hàngbiết về chính sách cho vay mà Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình đang áp dụng; tham vấncho khách hàng lựa chọn loại hình cho vay phù hợp; thương thảo sơ bộ các điều kiện chovay mà ngân hàng có thể đáp ứng như: lãi suất, thời hạn, hình thức bảo đảm, điều kiện ràngbuộc, v.v
- CBTD giải thích, hướng dẫn cụ thể cho khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy địnhhiện hành của pháp luật và của Ngân hàng Ngoại thương
Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn:
- CBTD kiểm tra về mặt số lượng, tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ và sự phù hợpgiữa các hồ sơ
- Các loại giấy tờ trong hồ sơ vay vốn là:
+ Các loại giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý của bên vay
+ Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh
+ Các loại giấy tờ phản ánh tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh củabên vay
Trang 36+ Các loại giấy tờ phản ánh tài sản bảo đảm tiền vay
Đối với các khách hàng vay vốn lần đầu tại Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình cần xuấttrình các loại giấy tờ phản ánh tư các pháp lý của bên vay Các lần vay tiếp theo,khách hàngkhông cần phải lập lại các loại giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý của bên vay, song phải bổsung trong trường hợp có thay đổi như: tăng vốn điều lệ, bổ sung ngành hàng kinh doanh,thay đổi chủ sở hữu, thay đổi người đứng đầu doanh nghiệp, thay đổi kế toán trưởng, v.v
Bước 2: Thẩm định cho vay:
a) Nguồn thông tin làm cơ sở để thẩm định:
Thẩm định cho vay được thực hiện trên cơ sở 3 nguồn thông tin:
- Hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp
hệ với khách hàng
b) Nội dung thẩm định:
Thẩm định đầu tư tập trung chủ yếu vào hai đối tượng chính:
Một là, thẩm định khách hàng vay vốn về các phương diện:
- Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng
- Xem xét năng lực, phẩm chất của khách hàng; phải bảo đảm năng lực về chuyên môn,năng lực tổ chức, quản lý, điều hành, uy tín trong hoạt động kinh doanh của khách hàng
Trang 37- Xem xét năng lực kinh doanh của khách hàng: về kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sảnphẩm, phân phối, khả năng mở rộng thị phần, tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, nguồnnhân lực thực hiện dự án, phương án,
- Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng cả trong hiện tại và dự báo trong tươnglai
Hai là, thẩm định dự án, phương án vay vốn của khách hàng:
Dự án, phương án vay vốn của khách hàng chia thành hai loại:
Đối với các dự án, phương án vay vốn ngắn hạn Cán bộ thẩm định dựa vào các hồ sơxin vay để xem xét nhằm bảo đảm:
+ Sự đầy đủ và hợp pháp của các hồ sơ theo chế độ quy định
+ Tính hợp pháp về mục đích sử dụng vốn của khách hàng
+ Tính hợp lệ, hợp pháp, hiệu lực, khả năng thực hiện các hợp đồng giữa khách hàngvay vốn với người cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu, thị trường tiêu thụ và các yếu tố ảnhhưởng
+ Tính hợp lý của doanh thu, vòng quay vốn lưu động
+ Xác định tổng nhu cầu vốn, vốn tự có tham gia và nhu cầu vốn xin vay của kháchhàng
+ Xác định khả năng trả nợ đến hạn (gốc, lãi) của khách hàng
Đối với các dự án vay vốn trung-dài hạn, CBTD tập trung các vấn đề sau:
+ CBTD tập hợp đủ các hồ sơ của dự án và xem xét kỹ lưỡng khẳng định được cơ sởpháp lý của dự án
+ Phân tích tài chính dự án: xác định tổng mức đầu tư (vốn cố định, vốn lưu động);nguồn vốn đầu tư (vốn tự có, vốn đi vay, ); tính toán mức cho vay, thời hạn cho vay, kếhoạch và khả năng trả nợ
Trang 38+ Phân tích hiệu quả dự án: bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội (tạo công ănviệc làm, tận dụng tài nguyên, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải thiện kinh tế, )
+ Phân tích tính khả thi của dự án: xem xét kỹ và toàn diện về khả năng trả nợ của
dự án; thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ (xem xét kỹ về sản phẩm, thị trường hiện có, hệthống và phương thức bán hàng, giá cả, khả năng cạnh tranh); thị trường nguyên vật liệu vàcác yếu tố đầu vào (nguồn và khả năng cung cấp, tính ổn định, khả năng thay thế ); côngnghệ và tài sản cố định của dự án; tổ chức quản lý sản xuất và lao động; các tác động kháchquan khác
c) Các thủ tục giấy tờ:
Sau khi thẩm định, CBTD lập báo cáo thẩm định và tờ trình thẩm định
Báo cáo, tờ trình thẩm định được thể hiện mạch lạc, phản ánh trung thực các thông tinthu thập, tổng hợp được CBTD có ý kiến riêng rõ ràng về các nội dung sau:
+ Hồ sơ vay vốn có đầy đủ theo quy định
+ Tư cách pháp lý của khách hàng vay
+ Phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng hiện nay và dự báo trongtương lai
+ Phân tích, đánh giá tính khả thi, hiệu quả dự án/phương án khách hàng xin vayvốn lần này
+ Phân tích đánh giá giấy tờ về tài sản bảo đảm của khoản vay
+ Dự báo các rủi ro có thể xảy ra và các khả năng có thể hạn chế
+ Khả năng thu hồi nợ vay theo kế hoạch (nợ gốc và nợ lãi)
+ Kết luận: nêu rõ có đồng ý cho vay hay không? Trường hợp đồng ý thì trị giá chovay bao nhiêu? Thời hạn cho vay? Lãi suất cho vay? Các đề xuất khác nhằm thu hồi vốnvay an toàn?
Bước 3: Quyết định cho vay:
a) Ra quyết định cho vay:
Trang 39Ra quyết định cho vay như thế nào - chấp thuận hay không chấp thuận là một công việccực kỳ quan trọng Nó không những ảnh hưởng đến tiến trình hoạt động của khách hàng, màcòn ảnh hưởng đến cả uy tín của ngân hàng
Cơ sở để ra quyết định tín dụng: Ngoài các thông tin được chuyển giao từ giai đoạntrước chuyển sang, người ra quyết định còn phải dựa vào những cơ sở sau:
+ Thông tin cập nhật từ thị trường, các cơ quan có liên quan
+ Chính sách tín dụng của ngân hàng, những quy định hoạt động tín dụng của Nhànước
+ Nguồn cho vay của ngân hàng khi ra quyết định
+ Kết quả thẩm định bảo đảm tín dụng
Tại Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình, sau khi nhận được báo cáo thẩm định cùng vớitoàn bộ hồ sơ vay vốn do phòng tín dụng trình, Giám đốc/Phó giám đốc chi nhánh kiểm tralại các thông tin nêu tại tờ trình, đánh giá tính thuyết phục của khoản vay, căn cứ phạm viquyền hạn được phân công ra quyết định và ghi rõ các nội dung sau trên tờ trình thẩm định:
+ Đồng ý cho vay: Trong trường hợp này, Giám đốc/ phó Giám đốc ghi rõ đồng ýcho vay, các điều kiện cho vay (nếu có) ký tên, ghi ngày ký tên và chuyển trả hồ sơ chophòng tín dụng thực hiện các bước tiếp theo
+ Từ chối cho vay: Trong trường hợp này, Giám đốc/Phó giám đốc ghi rõ lý dokhông đồng ý cho vay sau đó thực hiện tương tự như đồng ý cho vay
+ Yêu cầu bổ sung, kiểm tra lại thông tin:
+ Các quyết định khác như: yêu cầu tái thẩm định, v.v
b) Thực hiện quyết định cho vay:
Ở phạm vi mục này, em chỉ trình bày trường hợp đồng ý cho vay và từ chối cho vay
Trường hợp từ chối cho vay:
- Cán bộ trực tiếp cho vay dự thảo thông báo trả lời từ chối khách hàng, nêu rõ lý do từchối cho vay
Trang 40- Trình phụ trách bộ phận trực tiếp cho vay kiểm soát và người quyết định cho vay kýthông báo trả lời khách hàng
- Gửi trả lại khách hàng toàn bộ các loại hồ sơ khách hàng đã cung cấp đính kèm theothư, công văn từ chối
Trường hợp đồng ý cho vay:
- Cán bộ trực tiếp cho vay dự thảo và trình phụ trách bộ phận trực tiếp cho vay: Hợpđồng vay vốn kèm theo lịch rút vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc thông báo gửi kháchhàng các điều kiện ràng buộc (nếu có)
- Phụ trách trực tiếp cho vay kiểm tra, kiểm soát, ký kiểm soát, trên từng trang hợp đồngtín dụng, ký kiểm soát các công văn giấy tờ có liên quan do cán bộ trực tiếp cho vay dựthảo, trình toàn bộ hồ sơ và tài liệu đó cho người quyết định cho vay ký kết
Hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan tới bảo đảm tín dụng là cơ sở pháp lýrất quan trọng để tiến hành giao vốn cho khách hàng và kiểm soát thu hồi vốn đã cấp Nếuhợp đồng được ký kết với những điều khoản càng cụ thể và rõ ràng, thì công tác giám sát tíndụng ở giai đoạn sau sẽ càng thuận lợi Vì vậy việc đàm phán ký kết hợp đồng tín dụng phảiđược coi trọng, đặc biệt là những khoản tín dụng có quy mô lớn hoặc có thời hạn dài, haykhách hàng có độ rủi ro tương đối cao
- Sau khi hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các văn bản khác (nếu có)
đã được ký kết giữa các bên, cán bộ trực tiếp cho vay đóng dấu, lấy số công văn và gửi theoquy định
- Khai báo theo quy định vào máy tính
Đến đây đã hình thành hồ sơ tín dụng ban đầu với các giấy tờ ở bước một cộng với cácbáo cáo kết quả thẩm định ở bước hai, cùng các tài liệu cập nhật về khách hàng, các hợpđồng về bảo đảm tín dụng với giấy tờ liên quan, và cuối cùng là hợp đồng tín dụng vừađược ký kết Theo Luật pháp nước ta, khi cấp tín dụng phải có hồ sơ tín dụng Tuy nhiên, hồ
sơ tín dụng là hồ sơ nội bộ được bảo quản nghiêm ngặt và sẽ được bổ sung thường xuyêntrong suốt quá trình sử dụng vốn của khách hàng