TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỦA TRẠI

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái landrace và yorkshire nuôi tại công ty tnhh lợn giống ngoại thái dương (2) (Trang 36)

Theo mô hình chuồng kín, trại xây dựng các dãy chuồng, ô chuồng được thiết kế theo các kiểu khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng lợn như: chuồng lợn nái chờ phối + lợn đực giống, chuồng nái đẻ và nuôi con, chuồng lợn con cai sữa, chuồng lợn choai và lợn nuôi thịt.

Chức năng chủ yếu của trại là nuôi lợn bán thành phẩm.

4.1.2.1. Cơ cấu đàn lợn

Cơ cấu đàn lợn năm 2011, 2012 và 7 tháng đầu năm 2013 được thể hiện qua bảng 4.1

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại lợn Thái Dương

Năm

Đối tượng 2011 2012 T1 - 7/ 2013

Nái sinh sản - 400 600

Đực đang khai thác - 8 12

Lợn con theo mẹ - 800 1000

Lợn con cai sữa - 2000 2500

Lợn thịt chờ xuất 4000 1500 2000

Tổng 4000 4708 6112

Năm 2011 trại đi vào hoạt động mới chỉ nuôi lợn xuất bán, nhưng từ năm 2012 đến nay trại mở rộng quy mô nuôi thêm cả nái sinh sản và đực giống chăn nuôi theo mô hình khép kín. Từ 4000 lợn thịt thương phẩm (2011) đến năm 2012 trai đã mở rộng chăn nuôi tăng tổng đàn lên 4708 con trong đó có 400 nái sinh sản, 8 đực đang khai thác, 800 lợn con theo mẹ, 2000 lợn cai sữa và 1500 lợn chờ xuất. Đến năm 2013 quy mô tăng lên gần 1,5 lần. Nái sinh sản tăng 200 con/năm chứng tỏ quy mô của trại đang trên đà phát triển.

4.1.2.2. Chế độ chăm sóc

Toàn bộ thức ăn cung cấp cho trại đều do Công ty thức ăn chăn nuôi Thái Dương sản xuất.

* Với nái đẻ và nuôi con: Cho ăn cám TD25

– Từ ngày đưa lên lồng đến khi đẻ trước 1 ngày: Cho ăn như nái mang thai kỳ II, cho ăn 2 lần/ngày.

– Ngày đẻ: Cho nhịn hoặc cho ăn 0,5 kg/con. – Sau đẻ:

+ Sau đẻ 1 ngày: cho ăn 1 kg/con/ngày.

+ Sau đẻ 2 ngày: cho ăn 2 kg/con/ngày.

+ Sau đẻ 3 ngày: cho ăn 3 kg/con/ngày. + Sau đẻ 4 ngày: cho ăn 4 kg/con/ngày.

+ Sau đẻ 5 ngày đến cai sữa: cho ăn 5 – 7 kg/con/ngày, nâng dần mức ăn lên 7 kg ngày thứ bảy và cho ăn 7 kg đến cai sữa, cho ăn 3 – 5 bữa/ngày tuỳ mùa.

– Ngày cai sữa: Cho ăn 0,5 kg hoặc nhịn ăn.

* Với nái chửa chờ phối: Cho ăn cám TD21

– Với chờ phối: Tùy vào thể trạng mà cho ăn ở mức 1,8 – 2,5 kg. – Với nái mang thai: Cho ăn 2 lần/ngày.

+ Từ ngày phối đến 22 ngày: cho ăn 2,0 kg/con/ngày.

+ Từ ngày 23 đến 42 ngày: cho ăn 2,4 kg/con/ngày.

+ Từ 43 ngày đến 84 ngày: cho ăn 2,5 kg/con/ngày.

+ Từ 85 ngày đến 113 ngày: cho ăn 3,5 kg/con/ngày.

* Lợn đực giống : Cho ăn cám TD24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuỳ vào tuổi, trọng lượng cơ thể, tần suất khai thác mà cho ăn từ 2 – 4 kg/ngày.

– Lợn có P< 250 kg: cho ăn 2 – 2,4 kg/ngày. – Lợn có 251kg<P< 300 kg: cho ăn 3,0 kg/ngày.

– Lợn có P> 300 kg: cho ăn 3,5 – 4,0 kg/ngày

Ngoài ra còn bổ sung trứng gia cầm: 1 quả/con/ngày với những con không khai thác, 2 quả/con/ngày với những con khai thác.

* Lợn con theo mẹ: Tập cho ăn cám HD01.

– Lợn con được 5 ngày tuổi: bắt đầu tập cho ăn bằng cách viên thức ăn lại bằng hạt ngô và trét vào miệng 2 – 4 lần/ngày đến ngày thứ 10 thì rắc thức ăn vào máng cho lợn tự ăn.

– Kiểm tra mức ăn của lợn con: Ở 15 và 20 ngày tuổi tương đương cho ăn lượng ăn 50 – 80 g/con/ngày là đạt.

* Lợn sau cai sữa: Cho ăn cám TD19, 2 bữa/ngày.

– Từ ngày tuổi thứ 26 – 30 thay thế dần cám HD01 bằng cám TD19.

– Từ ngày thứ 31 đến 79 ngày: cho ăn tự do, căn cứ vào độ tuổi, trọng

lượng cơ thể.

* Lợn choai: cho ăn 2 – 4 bữa/ngày.

– Từ 101 đến 150 ngày tuổi thay thế dần cám TD19 bằng cám TD17.

– Từ 131 ngày đến xuất chuồng cho ăn cám TD15.

4.1.2.3. Công tác vệ sinh thú y và phòng bệnh của trại

Với quy mô chăn nuôi công nghiệp và ý nghĩa quan trọng trong công tác giống của mình, công tác phòng bệnh của trại được đặt lên hàng đầu dưới sự thực hiện nghiêm ngặt và giám sát chặt chẽ của trưởng trại.

Việc phòng bệnh tập trung chủ yếu vào hai khâu vệ sinh phòng bệnh và phòng bệnh bằng vacxin.

Vệ sinh phòng bệnh

Để ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào, nâng cao sức đề kháng không đặc hiệu cho đàn lợn, công tác vệ sinh phòng bệnh của trại được thực hiện định kỳ hàng tuần.

– Khu vực xung quanh chuồng nuôi đường đi lối lại đến cổng bảo vệ phun sát trùng Foormol 5% 1 lần/tuần (nếu có nguy cơ dịch bùng phát hoặc xung

quanh trại có dịch thì 2 ngày phun 1 lần).

– Hố sát trùng và khu chăn nuôi đổ dung dịch NaOH 10%.

– Khu nhà ở của cán bộ công nhân viên phun virkon 1 lần/tuần, (nếu có nguy cơ dịch bùng phát hoặc xung quanh trại có dịch thì 2 ngày phun 1 lần).

– Kết hợp phun dịch côn trùng chích hút 3 tháng/lần.

Các phương tiện xe cộ đi vào trại phải phun sát trùng bằng dung dịch FAM – 30.

Khi vào khu sản xuất phải tắm, thay ủng, quần áo bảo hộ lao động. Chuồng trại phải đảm bảo thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông.

Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa lợn bằng phương pháp: rửa sạch ô nhốt lợn bằng vòi cao áp, để khô sau đó phun sát trùng bằng thuốc sát trùng Virkon. Quét tường và nền chuồng bằng nước vôi và để trống chuồng tối thiểu 4 ngày. Mỗi tuần phun thuốc sát trùng 2 lần toàn bộ chuồng nuôi bằng dung dịch Virkon.

Rắc vôi bột toàn bộ lối đi khu vực chăn nuôi 1 lần/tuần.

Lối đi, hành lang trong từng khu chuồng được quét dọn hàng ngày. Khu vực lấy tinh phải được vệ sinh sau mỗi lần khai thác.

Dụng cụ thú y: kim tiêm, xi lanh, trước và sau khi dùng đều được rửa sạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kìm bấm nanh, cắt đuôi, panh kẹp của chuồng đẻ trong khi sử dụng luôn ngâm trong khay đựng dung dịch sát trùng. Sau khi dùng xong rửa sạch bằng nước, lau khô cất vào nơi quy định.

Dụng cụ khai thác, pha chế tinh sau khi sử dụng rửa sạch cho vào tủ sấy

1000C trong vòng 30 phút.

Tã úm lợn con được chải sạch, ngâm sát trùng, phơi khô trước khi đưa vào sử dụng.

Cùng với vệ sinh thức ăn, nước uống, vệ sinh thân thể cho đàn lợn thì việc tạo bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp được trại hết sức quan tâm. Do chế độ

nhiệt rất quan trọng trong khâu phòng bệnh nên tùy từng đối tượng lợn mà tiến

hành điều chỉnh cho phù hợp. Đối với lợn chờ đẻ nhiệt độ thích hợp 250C, lợn nái

nuôi con là 280C. Khi nhiệt độ thay đổi phải điều chỉnh quạt cho hợp lý.

Lợn con khi mới sinh ra sức đề kháng của cơ thể kém, dễ mẫn cảm với các yếu tố stress, đặc biệt khí hậu lạnh, ẩm ướt. Để đảm bảo sức khỏe cho lợn con ở mỗi lồng úm có trang bị hệ thống tấm sưởi và bóng hồng ngoại để sưởi ấm.

Công tác vệ sinh sinh sản thực hiện một cách nghiêm ngặt. Tất cả những con lợn chuyển lên chuồng đẻ phải được tắm sạch.

Phòng bệnh bằng vacxin và thuốc

Ngoài công tác vệ sinh chuồng trại, vệ sinh sinh sản, vệ sinh ăn uống nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, trại thực hiện rất nghiêm ngặt công tác phòng bệnh bằng vacxin nhằm tạo miễn dịch chủ động cho lợn nái đồng thời tạo miễn dịch thụ động cho lợn con thông qua sữa đầu của lợn mẹ.

Quy trình tiêm phòng bệnh cho từng đối tượng vật nuôi mà trại đang thực hiện được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 4.2. Quy trình tiêm phòng thuốc và vaxin cho lợn con theo mẹ

Ngày tuổi

(ngày) Loại vaxin, thuốc

Đường đưa

thuốc Mục đích

3 Tiêm Dextran - Fe,

uống Bay – cox

Tiêm bắp, cho uống Phòng thiếu sắt và bệnh cầu trùng 7 Respisure1one Tiêm bắp Phòng bệnh Mycoplasma (suyễn) 10 Vaxin phó thương hàn Tiêm bắp Phòng bệnh phó thương hàn

14 Aftofor typ O Tiêm bắp Phòng bệnh lở mồm

long móng

17 Biomectin 1% Tiêm bắp Phòng nội ngoại ký sinh

trùng

21 Swivacc Tiêm bắp Phòng bệnh dịch tả

Ngày tuổi

(ngày) Loại vaxin, thuốc

Đường đưa

thuốc Mục đích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

32 Tai xanh Tiêm bắp Phòng bệnh tai xanh

42 Swivacc mũi2 Tiêm bắp Phòng bệnh dịch

45 Lepto Tiêm bắp Phòng bệnh lợn nghệ

55 Aftofor typ O Tiêm bắp Phòng bệnh lở mồm long

móng

70 Thuốc tẩy giun Trộn thức ăn Tẩy giun

Bảng 4.4. Quy trình tiêm phòng thuốc và vacxin cho lợn hậu bị

Ngày tuổi (ngày)

Loại vaxin,

thuốc Vị trí tiêm Mục đích

160 Tai xanh Tiêm bắp Phòng bệnh tai xanh

167 Aftofor typ O Tiêm bắp Phòng bệnh lở mồm long

móng

174 Swivacc Tiêm bắp Phòng bệnh dịch tả

181 Tai xanh mũi2 Tiêm bắp Phòng bệnh tai xanh

190 FarowsureB Tiêm bắp Phòng bệnh khô thai, đóng

dấu và lợn nghệ

Bảng 4.5. Quy trình tiêm phòng thuốc và vacxin cho lợn nái chửa

(ngày)

49 PCV2 Nái đẻ lứa 1 Tiêm bắp Phòng bệnh còi cọc sau

cai sữa

56 AD Nái đẻ lứa 1 Tiêm bắp Phòng bệnh giả dại

63 Rokovax Nái đẻ lứa 1 Tiêm bắp Phòng bệnh Rotavirus và

E.coli cho lợn con

70 Tụ huyết trùng Tất cả lứa đẻ Tiêm bắp Phòng bệnh tụ huyết trùng

77 PCV2 mũi2 Nái đẻ lứa 2

trở đi Tiêm bắp

Phòng bệnh còi cọc sau cai sữa

84 AD mũi 2 Nái đẻ lứa 2

trở đi Tiêm bắp Phòng bệnh giả dại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

91 Rokovac Nái đẻ lứa 2

trở đi Tiêm bắp

Phòng bệnh Rotavirus và E.coli cho lợn con

100 Aftofor typ O Nái đẻ lứa 2 trở đi Tiêm bắp Phòng bệnh lở mồm long móng

Qua việc tìm hiểu về trại lợn Thái Dương nhận thấy: trại có quy trình chăn nuôi khoa học phù hợp với từng loại lợn cũng như từng giai đoạn, khâu vệ sinh và phòng bệnh rất tốt. Quy trình tiêm vaxin rất đầy đủ, thực hiện một cách nghiêm ngặt và triệt để, trại đã khống chế được phần lớn các bệnh nguy hiểm xảy ra trên lợn như: dịch tả, phó thương hàn, lở mồm long móng, sưng phù đầu, giả dại, viêm phổi …các bệnh lợn mắc phải đều là những bệnh thông thường có thể điều trị được.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái landrace và yorkshire nuôi tại công ty tnhh lợn giống ngoại thái dương (2) (Trang 36)