Nghiên cứu năng suất sinh sản ở 29 lợn Landrace và 28 lợn Yorkshire. Kết quả năng suất sinh sản ở lứa đẻ thứ 6 được trình bày ở bảng 4.13:
– Số con sơ sinh/ổ
Chỉ tiêu này ở lợn Landrace và Yorkshire lần lượt là 9,14 con và 10,11 con. Như vậy, số con sơ sinh/ổ ở lứa 6 bắt đầu giảm.
– Số con đẻ ra sống/ổ
Kết quả ở bảng 4.13 cho thấy số con đẻ ra còn sống/ổ ở lợn Landrace là 8,55 con và Yorkshire là 9,43 con. Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê do P>0,05.
Bảng 4.13. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace, Yorkshire ở lứa đẻ thứ 6
Chỉ tiêu ĐVT Yorkshire (n=28) Landrace (n=29)
X ± SE X ± SE
Số con sơ sinh/ổ Con 10,11 ± 0,38 9,14 ± 0,35
Số con đẻ ra sống/ổ Con 9,43 ± 0,35 8,55 ± 0,35
Tỷ lệ sống/ổ % 93,44 ± 1,00 93,82 ± 1,42
Số con để nuôi/ổ Con 9,11 ± 0,36 8,17 ± 0,32
Khối lượng sơ sinh/ổ Kg 14,66 ± 0,79 13,31 ± 0,76
Khối lượng sơ sinh/con Kg 1,51 ± 0,05 1,47 ± 0,04
Thời gian nuôi con Ngày 23,46 ± 0,66 22,93 ± 0,78
Số con cai sữa/ổ Con 8,14 ± 0,37 7,48 ± 0,31
Khối lượng cai sữa/ổ Kg 53,66 ± 3,42 53,69 ± 3,21
Khối lượng cai sữa/con Kg 5,96 ± 0,22 6,19 ± 0,15
Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa % 89,03 ± 1,87 91,66 ± 1,32
Khoảng cách lứa đẻ Ngày 143,43 ± 0,64 144,55 ± 0,54
Chú thích: Trong cùng hàng chữ số mang những chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)
– Số con để nuôi/ổ
Bảng 4.13 cho thấy số con để nuôi/ổ của Landrace và Yorkshire lần lượt là 8,17 con và 9,17 con (P > 0,05).
– Khối lượng sơ sinh/ổ
Kết quả nghiên cứu khối lượng sơ sinh/ổ của Landrace là 13,31 kg tương đương với Yorkshire là 14,66 kg và vẫn ổn định đến lứa 6 .
Chỉ tiêu này ở Landrace đạt giá trị 1,47 kg và ở Yorkshire là 1,51 kg (P > 0,05). Khối lượng sơ sinh/con ở hai giống tương đối ổn định ở lứa 6.
– Thời gian nuôi con
Kết quả thu được ở bảng 4.13 thấy thời gian nuôi con của Landrace và Yorkshire lần lượt là 22,93; 23,46 ngày. So sánh giữa hai giống thì không thấy có sự sai khác (P > 0,05).
Các chỉ tiêu còn lại như tỷ lệ sống/ổ, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa, khoảng cách lứa đẻ đều không có sự sai khác giữa hai giống.
Nhận xét chung qua các lứa đẻ
Qua kết quả theo dõi năng suất sinh sản của lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương qua các lứa đẻ từ lứa 1 đến lứa 6 được trình bày ở các bảng từ 4.7 đến 4.13 nhận thấy ở hai giống Landrace và Yorkshire các lứa đẻ khác nhau thì năng suất sinh sản có sự khác nhau:
+ Ở lợn Landrace: Các chỉ tiêu về số con/ổ ở thời điểm sơ sinh, cai sữa ở lứa 1 thấp, lứa 2 đạt giá trị cao ổn định ở lứa 3, 4, 5 đến lứa thứ 6 thì bắt đầu giảm. Dinh dưỡng, thức ăn và công tác quản lý rất quan trọng và theo kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy trại lợn tai Ba Vì của Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương đạt các chỉ tiêu về năng suất sinh sản tương đối cao và năng suất ở lứa 5 và lứa 6 vẫn còn duy trì khá và tiếp tục khai thác thêm. Chỉ tiêu về khối lượng ở các lứa là tương đối cao, riêng ở lứa thứ 4 thấp hơn so với các lứa khác.
+ Ở lợn Yorkshire: Có hơi khác so với Landrace ở chỗ các chỉ tiêu về số con/ổ thì tăng cao ở lứa 3, ổn định ở lứa 4, 5 và ở lứa 6 cũng giảm. Còn các chỉ tiêu về khối lượng cũng như Landrace.
Ở lứa 1 cả hai giống đều thấp so với các lứa khác vì lợn nái từ hậu bị đưa vào sản xuất nên chưa sản xuất nên chưa ổn định về sinh sản, số trứng rụng, nên số hợp tử được thụ thai thấp.
lứa đẻ thứ 4 thời tiết nắng nóng cho nên khả năng thu nhận thức ăn của nái chửa cũng như nái nuôi con giảm nên ảnh hưởng tới các chỉ tiêu về khối lượng.
4.2.4. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg lợn con cai sữa
Tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1 kg lợn con cai sữa là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp nó phản ánh sự nuôi dưỡng của lợn mẹ,sức sống của lợn con và tốc độ phát triển của lợn con từ khi đẻ đến khi cai sữa. Mặt khác chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa con phản ánh khả năng tiết sữa của lợn mẹ nhiều hay ít và nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Như vậy thông qua chỉ tiêu này thể hiện trình độ quản lý của người chăn nuôi đối với lợn mẹ cũng như lợn con từ khi đẻ đến khi cai sữa. Chỉ tiêu này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Giống, số con sơ sinh, khối lượng sơ sinh, số con cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/ổ, số lượng thức ăn, chất lượng thức ăn…
Để xác định tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa người ta phải tính cả phần thức ăn của lợn mẹ trong giai đoạn chờ phối, giai đoạn chửa, giai đoạn nuôi con và thức ăn cho lợn con tập ăn đến khi cai sữa.
Tiến hành theo dõi trên 20 đàn lợn Yorkshire và 20 đàn lợn Landrace. Kết quả tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1 kg lợn con cai sữa được trình bày ở bảng 4.14:
Bảng 4.14. Tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1 kg lợn con cai sữa
Chỉ tiêu Yorkshire (n=20) Landrace (n=20)
X ± SE X ± SE
Số con đẻ ra/ổ (con) 11,15 ± 0,47 11,50 ± 0,43
Số con sơ sinh sống (con) 10,20 ± 0,44 10,30 ± 0,39
Số con để nuôi (con) 9,90 ± 0,44 10,10 ± 0,42
Số con cai sữa (con) 8,80 ± 0,30 9,20 ± 0,33
Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 14,63 ± 0,65 16,16 ± 0,46
Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 57,84 ± 2,51 48,66 ± 2,29
Thời gian chờ phối (ngày) 4,25 ± 0,29 3,95 ± 0,17
Thời gian mang thai (ngày) 112,90 ± 0,41 113,05 ± 0,26
Thời gian cai sữa (ngày) 22,30 ± 0,33 22,10 ± 0,32
TĂTT của nái chờ phối (kg) 7,65 ± 0,52 7,11 ± 0,31
TĂTT của nái chửa kỳ I (kg) 168 168
TĂTT của nái chửa kỳ II (kg) 83,70 ± 1,23 84,15 ± 0,77
TĂTT của nái nuôi con (kg) 102,00 ± 1,38 110,50 ± 1,58
TĂTT của đàn con theo mẹ (kg) 5,89 ± 0,23 6,12 ± 0,26
ΣTĂTT của nái và lợn con/lứa (kg) 367,24 ± 2,24 375,88 ± 1,75
TĂTT/kg lợn con cai sữa (kg) 6,59 ± 0,31 6,58 ± 0,23
– Lượng thức ăn của nái chờ phối: Phụ thuộc vào số ngày chờ phối. Trong giai đoạn chờ phối lợn nái ăn 1,8 kg/con/ngày nên lượng thức ăn trong giai đoạn chờ phối của lợn Yorkshire là 7,65 kg, của Landrace là 7,11 kg.
– Lượng thức ăn của nái chửa kỳ I: Thời gian chửa kỳ I là 84 ngày. Mỗi ngày trung bình cả hai nái ăn 2,0 kg/con nên tổng thức ăn thu nhận của mỗi nái trong giai đoạn chửa kỳ I là 168kg.
– Lượng thức ăn thu nhận của nái chửa kỳ II:
+ Từ ngày 85 – đến trước khi đẻ 1 ngày cho ăn 3 kg/nái/ngày. + Ngày cắn ổ nhịn ăn.
Như vậy tổng thức ăn cho nái chửa kỳ II đối với Landrace là 84,15 kg còn với 83,70 kg.
– Lượng thức ăn thu nhận của lợn nái nuôi con: lượng thức ăn dựa trên số con theo mẹ và thể trạng của lợn nái. Sau khi đẻ và trước khi cai sữa 1 ngày cho
nhịn ăn. Theo bảng 4.14 thì lượng thức ăn thu nhận giai đoạn nuôi con của lợn nái Landrace là 110,50 kg và Yorkshire là 102 kg.
– Lượng thức ăn thu nhận của đàn con theo mẹ (tính đến ngày đuổi nái đi cai sữa) ở lợn Landrace là 6,12 kg; ở Yorkshire là 5,89kg. Lợn con tập ăn từ lúc 5 ngày tuổi.
– Tổng lượng thức ăn thu nhận của nái và lợn con/lứa đẻ: ở đàn Landrace là 375,88; ở đàn Yorkshire là 367,24 kg.
– Tiêu tốn thức ăn cho 1kg lợn con cai sữa (lúc 22 – 23 ngày tuổi) là: + Đối với lợn Landrace là: 6,58 kg
+ Đối với lợn Yorkshire là: 6,59 kg
Như vậy tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn cai sữa ở Landrace và Yorkshire là tương đương nhau.
Phần V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Trên cơ sở kết quả thu được về năng suất sinh sản của đàn lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi tại Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương, trại lợn Ba Vì – Hà Nội rút ra một số kết luận sau:
5.1.1. Hiện trạng chăn nuôi
+ Trại đã mở rộng về quy mô cũng như cơ cấu đàn lợn. Năm 2011 mới đi vào hoạt động chỉ nuôi lợn xuất thịt nhưng năm 2012 thì đã có thêm 400 nái, 8 đực giống và đến tháng 7/2013 thì trại đã có 600 nái sinh sản, đực giống đã tăng thêm 4 con nâng tổng đàn lên gấp gần 1,5 lần so với năm 2012.
+ Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đối với các loại lợn cũng như ở từng giai đoạn là hợp lý, khoa học, hoàn toàn phù hợp với quy trình sinh trưởng phát triển theo giai đoạn của đàn lợn, tiết kiệm được thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế.
+ Quy trình phòng bệnh chặt chẽ, đảm bảo không có dịch bệnh nguy hiểm xẩy ra.
5.1.2. Năng suất sinh sản của hai giống Landrace và Yorkshire
Các chỉ tiêu sinh sản của hai giống có sự chênh lệch nhau, tuy nhiên sự chênh lệch này là không đáng kể, không có nhiều ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy lợn Landrace và Yorkshire có phẩm giống tương đương nhau.
+ Tuổi động dục lần đầu của Landrace, Yorkshire lần lượt là 230,60; 231,90 ngày.Tuổi phối giống lần đầu của Landrace, Yorkshire lần lượt là 251,58; 252,92 ngày.
+ Thời gian mang thai của Yorkshire, Landrace lần lượt là 113,88; 113,44 ngày. Khoảng cách lứa đẻ Yorkshire, Landrace lần lượt là 141,60; 143,74 ngày.
+ Các chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ của lợn Yorkshire lần lượt là: 10,65; 9,63; 8,53 con; ở lợn Landrace là:10,64; 9,50; 8,53 con.
+ Các chỉ tiêu về khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/con của lợn Landrace tương ứng là: 13,46; 57,77; 6,36 kg; ở lợn Yorkshire là: 13,18; 56,11; 6,51 kg.
+ Tiêu tốn thức ăn cho 1kg lợn con cai sữa ở lợn Landrace là 6,58 kg tương đương với lợn Yorkshire là 6,59 kg.
5.2. KIẾN NGHỊ
+ Cần theo dõi nghiên cứu thêm để hoàn thiện quy trình chăn nuôi lợn ngoại nhằm cai sữa sớm đạt hiệu quả cao hơn, phổ biến rộng rãi cho các trang trại và hộ chăn nuôi.
+ Cần cải thiện hệ thống chuồng trại để duy trì tốt năng suất đạt được và nâng cao hiệu quả chăn nuôi hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.TÀI LIỆU VIỆT NAM
1. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Thiện và Lưu Kỷ (1995), “Một số kết quả
nghiên cứu về sinh sản và thụ tinh nhân tạo gia súc, gia cầm”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi, Viện chăn nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Đặng Vũ Bình (1995), “Các tham số thống kê di truyền và chỉ số chọn lọc
năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire”, Kỷ yếu kết quả
nghiên cứu khoa học chăn nuôi thú y (1991-1995), Trường Đại học Nông
nghiệp I Hà Nội.
3. Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh, Lê Minh Sắt, Phan Xuân Hảo (1998),
“Xác định tần số kiểu gen Halothan và khả năng sinh sản của lợn Landrace tại một số cơ sở giống Hà Tây”. Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm 12/1998.
4. Đặng Vũ Bình(1999), “Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới các tính trạng
năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại”, Kết quả nghiên cứu KHKT khoa chăn nuôi thú y (1996 – 1998), Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, tr 5 – 8.
5. Đặng Vũ Bình (2003). “Năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và
Landrace nuôi tại các cơ sở giống Miền Bắc”. Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I. Số 2/2003
6. Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Tưởng, Đoàn Văn Soạn, Nguyễn Thị Kim
Dung (2005). “Khả năng sản xuất của một số công thức lai của đàn lợn
nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp – Hải Phòng”. Tạp chí Khoa kỹ thuật Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I. Số 4/2005
7. Đinh Văn Chỉnh, Đặng Vũ Bình, Vũ Ngọc Sơn, Trần Xuân Việt (1995),
“Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại trung tâm giống gia súc Hà Tây”. Kết quả nghiên cứu khoa học chăn nuôi thú y (1991 – 1995), NXB Nông nghiệp Hà Nội.
8. Đinh Văn Chỉnh (2001), “Đánh giá khả năng sinh sản của lợn Landrace và
Yorkshire nuôi tại trung tâm giống vật nuôi Phú Lãm – Hà Tây”. Kết quả nghiên cứu khoa học khoa CNTY 1999 – 2001, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
9. Đinh Văn Chỉnh (2006), Nhân giống lợn, Giáo trình sau đại học, Trường Đại
học Nông nghiệp I, Hà Nội.
10. Trần Cừ, Cù Xuân Dần, Lê Thị Minh (1975), Sinh lý học gia súc, NXB
Nông thôn, Hà Nội.
11. Lê Xuân Cương và Lưu Kỷ (1986), Năng suất sinh sản của lợn nái, NXB
Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp, Hà Nội.
12. Phạm Hữu Doanh (1995), Kỹ thuật chăn nuôi lợn lai ngoại và thuần chủng.
Tạp chí chăn nuôi số 2.
13. Lê Thanh Hải, Chế Quang Tuyền, Phan Xuân Giáp (1996), Những vấn
đề kỹ thuật và quản lý trong sản xuất lợn hướng nạc, NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.98-100.
14. Lê Thanh Hải, Chế Quang Tuyền, Phan Xuân Giáp (1997), Những vấn
đề kỹ thuật và quản lý trong sản xuất lợn hướng nạc, NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.98-100.
15. Phan Xuân Hảo, Đinh Văn Chỉnh, Vũ Ngọc Sơn (2001), “Đánh giá khả
năng sinh trưởng và sinh sản của lợn Landrace và Yorkshire tại trại giống lợn ngoại Thanh Hưng – Hà Tây”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Khoa CN – TY (1999 – 2001) – Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội.
16. Phan Xuân Hảo (2002), Đánh giá một số đặc điểm sinh lý sinh dục, khả
năng sinh sản của hai giống lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại trại giống lợn ngoại Thanh Hưng – Hà Tây.
17. Phan Xuân Hảo(2006), “Đánh giá khả năng sản xuất của lợn ngoại bố mẹ và lợn con nuôi thịt”. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ, 2006.
18. Phan Xuân Hảo (2008), “Xác định khả năng ảnh hưởng của khối lượng sơ
sinh và giới tính tới tỷ lệ sống và loại thải của lợn con đến ba tuần tuổi”. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp I. Số 1/2008, tr 33 – 37
19. Từ Quang Hiển, Lương Nguyệt Bích (2005), “Đánh giá năng suất sinh
sản của lợn nái giống Landrace, Yorkshire và nái F1 (Y x LR) nuôi tại trại chăn nuôi Tân Tái tỉnh Thái Nguyên”. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học về chăn nuôi.
20. Võ Ngọc Hoài (2007), “Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Landrace
và Yorkshire nuôi tại trang trại KM8 và Minh Trang tại Thành phố Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk”. Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
21. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Vũ Đình Tôn, Nguyễn
Khắc Tích, Đinh Thị Nông (2000), Giáo trình chăn nuôi lợn, NXB Hà
Nội.
22. Nguyễn Thị Huệ (2009), Đánh giá năng xuất sinh sản lợn nái F1
(Landrace x Yorkshire và F1 (Yorkshire x Landrace) phối với đực Duroc và Pidu nuôi tại xí nghiệp sản xuất giống lợn Lạc Vệ - Tiên Du – Bắc Ninh.
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, 2009.
23. Hoàng Trung Kiên (2008), “Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái
Landrace, Yorkshire, F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực PiDu (Pietrain x Duroc) nuôi tại Mê Linh – Vĩnh Phúc”. Báo cáo tốt nghiệp.
24.Trương Lăng (2001), Sổ tay chăn nuôi lợn. NXB Thanh Hóa.
25. Nguyễn Hải Quân, Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh, Ngô Thị Đoan