PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái landrace và yorkshire nuôi tại công ty tnhh lợn giống ngoại thái dương (2) (Trang 33)

– Tuổi động dục lần đầu (ngày): là thời gian tính từ khi sinh ra đến khi lợn cái hậu bị động dục lần đầu tiên.

– Tuổi đẻ lứa đầu (ngày): được tính từ khi lợn sinh ra đến khi lợn đẻ lứa đầu.

– Số con sơ sinh/ổ (con): đếm số con được sinh ra/ổ (kể cả con chết và thai gỗ).

– Số con sinh ra còn sống/ổ (con): đếm số con sinh ra còn sống cho đến khi con mẹ đẻ con cuối cùng.

– Số con để lại nuôi (con): là số con do lợn nái đẻ ra để lại nuôi (loại bỏ những con quá nhỏ và những con mang đi nuôi gửi) và số con được mang tới nuôi gửi.

– Khối lượng sơ sinh/ổ (kg): tổng khối lượng toàn ổ của đàn lợn lúc sơ sinh (phải cân lợn trước khi bú).

– Khối lượng sơ sinh trung bình/ổ (kg/con) = Khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh Số con sinh ra trong một ổ – Số con cai sữa/ổ (con): đếm số con còn sống đến khi cai sữa của một ổ. – Khối lượng cai sữa/ổ (kg): khối lượng toàn ổ lúc cai sữa.

– Khối lượng cai sữa trung bình/con (kg/con)

= Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa Tổng số con lúc cai sữa

– Số ngày nuôi con (ngày): là số ngày từ khi lợn sinh ra đến khi cai sữa lợn con.

– Khoảng cách lứa đẻ (ngày) = thời gian nuôi con + thời gian chờ phối + thời gian mang thai.

– Tỷ lệ nuôi sống đàn con đến cai sữa (%) = Số con cai sữa/ổ x 100

Số con để nuôi/ổ

– Tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng) = P1 + P2 + P3 + P4

∑khối lượng cai sữa

Trong đó:

P1 là tổng thức ăn của lợn chờ phối.

P2 là tổng thức ăn của nái chửa.

P3 là tổng thức ăn của nái nuôi con. P4 là tổng thức ăn lợn con tập ăn.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái landrace và yorkshire nuôi tại công ty tnhh lợn giống ngoại thái dương (2) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w