Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace, Yorkshire ở lứa đẻ thứ 2

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái landrace và yorkshire nuôi tại công ty tnhh lợn giống ngoại thái dương (2) (Trang 51)

Tiến hành nghiên cứu trên 46 con lợn nái Landrace và 40 con lợn nái Yorkshire. Kết quả nghiên cứu năng suất sinh sản ở lứa 2 được thể hiện ở bảng 4.9 như sau:

Bảng 4.9. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace, Yorkshire ở lứa đẻ thứ 2

Chỉ tiêu ĐVT Yorkshire (n=40) Landrace (n=46)

X ± SE X ± SE

Số con sơ sinh/ổ Con 10,55 ± 0,41 11,00 ± 0,36

Số con đẻ ra sống/ổ Con 9,50 ± 0,40 10,46 ± 0,36

Tỷ lệ sống/ổ % 89,93b ± 1,43 95,06a ± 0,89

Số con để nuôi/ổ Con 9,45 ± 0,41 9,96 ± 0,35

Khối lượng sơ sinh/ổ Kg 12,61b ± 0,53 14,56a ± 0,47

Khối lượng sơ sinh/con Kg 1,33b ± 0,01 1,41a ± 0,03

Thời gian nuôi con Ngày 22,43 ± 0,50 22,59 ± 0,38

Số con cai sữa/ổ Con 8,43 ± 0,32 8,96 ± 0,33

Khối lượng cai sữa/ổ Kg 58,82 ± 2,90 60,11 ± 2,57

Khối lượng cai sữa/con Kg 6,81a ± 0,14 6,21b ± 0,15

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa % 90,62 ± 1,59 90,13 ± 1,26

Khoảng cách lứa đẻ Ngày 145,97a ± 0,62 144,26b ± 0,52

Chú thích: Trong cùng hàng chữ số mang những chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

– Số con để nuôi/ổ

Thể hiện trình độ chăm sóc nuôi dưỡng của người chăn nuôi, ngoài ra còn phụ thuộc vào số vú của lợn nái, số con để nuôi càng cao thì năng cao số con cai sữa/nái/năm. Chỉ tiêu này ở lợn Yorkshire tương đương Landrace lần lượt là 11; 10,55 con. Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cộng sự (1998), số con để nuôi của giống Landrace là 9,12 con. Như vậy kết quả nghiên cứu cao hơn tác giả trên.

– Khối lượng sơ sinh/ổ

Khối lượng sơ sinh/ổ của Landrace là 14,56 kg cao hơn Yorkshire là 12,61 kg (P < 0,05). So sánh với kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và cộng sự (2001) cho biết khối lượng sơ sinh/ổ của giống Landrace là 12,97 kg; Yorkshire là 12,27 kg thì kết quả nghiên cứu tại Công ty Thái Dương cao hơn.

– Khối lượng sơ sinh/con

Chỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc vào số con sinh ra và có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trọng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ và sau cai sữa. Khối lượng sơ sinh của Landrace là 1,41kg cao hơn so với Yorkshire là 1,33 kg (P < 0,05).

– Khối lượng cai sữa/ổ

Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất sinh sản và là kết quả cuối cùng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản qua các lứa đẻ. Chỉ tiêu này nói lên khả năng nuôi con của lợn nái, kỹ thuật chăm sóc lợn con theo mẹ. Trong thời gian theo mẹ nếu lợn con không được chăm sóc tốt, tập ăn cho lợn con không đúng…lợn con bị chết nhiều, làm ảnh hưởng tới số lợn con cai sữa/ổ.

Bảng 4.9 cho thấy khối lượng cai sữa/ổ của lợn Yorkshire và Landrace lần lượt là 58,82 kg, 60,11 kg.

Theo Đặng Vũ Bình (1995) thì khối lượng toàn ổ lúc cai sữa của lợn Yorkshire là 36,39 kg, Landrace là 33,32 kg. So với kết quả này, kết quả nghiên cứu của tác giả thấp hơn.

– Khối lượng cai sữa/con

Khối lượng cai sữa/con của lợn Landrace 6,21 kg thấp hơn Yorkshire 6,81kg (P < 0,05). So sánh với Đinh Văn Chỉnh (2001) khi nghiên cứu về khối lượng cai sữa của lợn Landrace, Yorkshire là 7,36; 8,72 kg thì nghiên cứu này thấp hơn. Khối lượng cai sữa/con chịu ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh ban đầu. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào thời gian cai sữa dài hay ngắn, khả năng nuôi con của lợn mẹ, chất lượng sữa của lợn mẹ. Theo nghiên cứu thời gian cai sữa ở lợn Landrace, Yorkshire lần lượt là 22,59; 22,43 ngày trong khi đó thời gian cai sữa của Đinh Văn Chỉnh (2001) là 34,87; 37,38 ngày.

Thời gian cai sữa trước đây là 30 – 35 ngày khuyến cáo cai sữa lúc 23 – 28 ngày với biện pháp tập cho lợn con ăn sớm. Biện pháp này làm giảm độ hao hụt của lợn mẹ, giảm một số bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con, tăng tỷ lệ tiêu hóa cho lợn con và giảm chi phí sản xuất cho 1 kg khối lượng lợn con cai sữa.

– Tỷ lệ sơ sinh sống của Yorkshire là 89,93% thấp hơn so với Landrace là 95,06% (P < 0,05). Điều này chứng tỏ Landrace có sức sống, sức chịu đựng cao hơn Yorkshire.

– Tỷ lệ nuôi sống của Yorkshire và Landrace là tương đương nhau (90,62% và 90,13%).

– Khoảng cách lứa đẻ của Landrace là 144,26 ngày thấp hơn Yorkshire là 145,97 ngày (P < 0,05). Nguyên nhân có thể do thời gian chờ phối của Landrace ngắn hơn Yorkshire.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái landrace và yorkshire nuôi tại công ty tnhh lợn giống ngoại thái dương (2) (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w