QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LỢN Ở GIAI ĐOẠN BÚ SỮA

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái landrace và yorkshire nuôi tại công ty tnhh lợn giống ngoại thái dương (2) (Trang 27)

Giai đoạn này nguồn dinh dưỡng cung cấp cho lợn con sinh trưởng và phát triển là sữa mẹ. Đối với lợn ở giai đoạn bú sữa có những đặc điểm sau:

 Đặc điểm về sinh trưởng và phát dục

Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh, nhanh nhất là 4 ngày đầu, sau 4 ngày, tốc độ có phần giảm xuống. Tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh của lợn con thể hiện khối lượng tăng nhanh qua các giai đoạn tuổi.

Đặc điểm cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh về dung tích khối lượng và kích thước nhưng về chức năng chưa hoàn thiện, phát triển nhanh nhất là dạ dày, ruột non ruột già.

Lợn con 10 ngày tuổi dung tích dạ dày tăng gấp 3 lần sơ sinh. Lợn con 20 ngày tuổi dung tích dạ dày tăng gấp 8 lần sơ sinh. Lợn con 60 ngày tuổi dung tích dạ dày tăng gấp 60 lần sơ sinh.

Ruột non 10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần sơ sinh. Ruột non 20 ngày tuổi tăng gấp 6 lần sơ sinh. Ruột non 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần sơ sinh. Ruột già 10 ngày tuổi tăng gấp 1,5 lần sơ sinh. Ruột già 20 ngày tuổi tăng gấp 45 lần sơ sinh. Ruột già 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần sơ sinh.

Chức năng tiêu hoá của lợn con chưa hoàn thiện, là do chức năng của một số men tiêu hoá chưa có hoạt tính mạnh nhất ở 3 tuần tuổi đầu.

 Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt

Khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con kém nên thân nhiệt chưa ổn định ở 3 tuần tuổi đầu. Nguyên nhân chủ yếu là do trung khu điều tiết thân nhiệt phát triển chưa hoàn chỉnh do đó khi nuôi lợn con trong chuồng có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao thân nhiệt của lợn con giảm nhanh. Thường sau khi đẻ 30 phút thì thân nhiệt của lợn con giảm với mức độ nhiều hay ít tuỳ vào nhiệt độ chuồng nuôi.

 Nuôi dưỡng lợn con

Khi lợn con đẻ ra chậm nhất là sau 2 giờ cho bú sữa đầu, vì sữa đầu có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, lượng vật chất khô trong sữa đầu gấp 1,5 lần

sữa thường, protein gấp 2 lần sữa thường, vitamin A gấp 6 lần sữa thường. Vitamin C gấp 2,5 lần sữa thường, Vitamin B1 và sắt gấp 1,5 lần sữa thường. Đặc biệt trong sữa thường có γ globulin và magie sunfat là quan trọng với lợn con bú sữa, do γ globulin tạo miễn dịch còn magie sunfat có tác dụng tẩy cứt su để cho lợn con hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì sức đề kháng của lợn con kém dễ mắc bệnh.

Đối với lợn con cần tập cho ăn sớm để với mục đích sau 21 ngày khi sữa lợn mẹ giảm thì lợn con đã biết ăn tốt và bộ máy tiêu hoá lợn con sớm hoàn thiện. Nếu không tập ăn sớm cho lợn con thì sau 30 ngày tuổi lợn con mới biết ăn. Tập cho lợn con ăn sớm cũng tăng được khối lượng cai sữa của lợn con. Đồng thời lợn con sau cai sữa ít mắc bệnh phân trắng, ỉa chảy, viêm ruột.

Đối với lợn con cần cung cấp Fe vì lợn con sinh ra có khoảng 50 mg Fe mà lợn con cần 7 mg Fe để duy trì sự sinh trưởng hàng ngày. Trong lúc đó sữa mẹ cung cấp khoảng 1 mg/con/ngày.

 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng

Đây là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả chăn nuôi. Ở lợn con theo mẹ, đây là giai đoạn lợn mẹ nuôi con nên phải cho lợn mẹ ăn thức ăn có chất lượng cao, số lượng thích hợp đảm bảo cho lợn mẹ tiết sữa nhiều đồng thời giảm mức hao hụt của lợn mẹ trong thời gian nuôi con.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái landrace và yorkshire nuôi tại công ty tnhh lợn giống ngoại thái dương (2) (Trang 27)