1.1.2 - Hệ thống chi nhánh của ngân hàng: - Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước hạng đặcbiệt, được tổ chức theo mô hình tổng công ty nhà nướctập đoàn man
Trang 1ĐỀ TÀI
“Tình Hình Ho t ạt Động Tín Dụng Và Động Tín Dụng Và ng Tín D ng Và ụng Và
M t S Gi i Pháp Nâng Cao Ch t ộng Tín Dụng Và ố Giải Pháp Nâng Cao Chất ải Pháp Nâng Cao Chất ất
L ượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Đầu ng Tín D ng T i Ngân Hàng ụng Và ạt Động Tín Dụng Và Đầu u
T Và Phát Tri n Vi t Nam-S Giao ư ển Việt Nam-Sở Giao ệt Nam-Sở Giao ở Giao
D ch II” ịch II”
Trang 2Sinh viên thực hiện :Nguyễn Hồng Nghĩa
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương 1: VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM-SỞ GIAO DỊCH II 6
Chương 2 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 22
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 22
Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-SỞ GIAO DỊCH II 49
PHẦN KẾT LUẬN 77
Trang 4Trong hoạt động ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tạo ragiá trị cho ngân hàng Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàngthương mại ở nước ta, nó mang lại 80-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, song rủi ro mà hoạtđộng tín dụng mang lại cho ngân hàng cũng là lớn nhất Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinhtrong quá trình cho vay của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế là việc khách hàng không trảđược nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng_rủi ro tín dụng còn gọi là rủi ro mất khảnăng chi trả và rủi ro sai hẹn Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ huỷ hoại giá trị của ngân hàng và
có thể dẫn tới phá sản Do đó, đứng trước những thời cơ và thách thức của quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế thì vấn đề nâng cao khả năng cạch tranh của các ngân hàng thương mại ViệtNam với các ngân hàng thương mại nước ngoài, mà trước mắt là nâng cao chất lượng tín dụnggiảm thiểu rủi ro, đã trở nên cấp thiết đối với hệ thống NHTM Việt Nam
Việt Nam đang đứng trước những thuận lợi để đẩy mạnh tiến trình hội nhập,cũng nhưnhiều khó khăn và thử thách mới đã xuất hiện buộc Chính Phủ phải nâng cao chất lượng củacông tác quản trị hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhằm hình thành một hệ thống cácNHTM có sức cạnh tranh cao, năng động và hoạt động an toàn; hoàn thành tốt vai trò củangân hàng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội
Trang 5Tại diễn đàn gia nhập WTO của Việt Nam diễn ra tại Hà Nội ngày 03-04/06/2003.Phó
thống đốc ngân hàng nhà nước Phùng Khắc Kế đã phát biểu:” có thể ngân hàng nhà nước
và ngân hàng thương mại Việt Nam đang đứng trước những vận hội to lớn cho sự phát triển, song những thách thức và yếu kém trên có thể làm cho ngân hàng thương mại Việt Nam phải chịu phần thua thiệt nhiều hơn phần lợi được hưởng từ quá trình hội nhập quốc tế và có nguy
cơ tụt hậu xa hơn so với thế giới, nếu không có những cải cách bên trong thích hợp và mở cửa với thương mại dịch vụ ”
Trước tình hình cấp thiết đó, cộng với những kiến thức đã có trong quá trình nghiêncứu, học tập, thực tâp tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II Tôi
quyết định chọn tên đề tài: “Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Và Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II” để từ đó có nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của chất lượng tín dụng đối với sự an
toàn và vững mạnh của Ngân Hàng Thương Mại nói chung và Ngân Hàng Đầu Tư và PhátTriển Việt Nam-Sở Giao Dịch II nói riêng
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Hoạt động tín dụng tạo ra giá trị cho ngân hàng thông qua việc quản lý tín dụng vàquản lý danh mục cho vay thận trọng và xác đáng Chất lượng tín dụng có quan hệ mật thiếtđến rủi ro trong hoạt động tín dụng, nó ảnh hưởng quyết định tới tài sản có của ngân hàng.Chất lượng tín dụng kém là nguyên nhân quan trọng dẫn tới phá sản của ngân hàng Nâng caochất lượng tín dụng cũng là góp phần quan trọng làm giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh và khả năng cạnh tranh cho ngân hàng
Vấn đề đặt ra ở đây là “chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào vànguyên nhân dẫn đến rủi ro là gì ?” Do đó mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu một
số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của tín dụng ngân hàng và tìm các giải pháp nâng cao chấtlượng tín dụng nhằm phòng nhừa rủi ro
3 Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập số liệu, tài liệu về tình hình cho vay trong những năm gần đây tại Ngân HàngĐầu Tư Và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II; qua đó sử dụng phương pháp so sánh để cónhận xét, đánh giá về thực trạng tín dụng và mức độ rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và
Trang 6Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II Thông qua các chỉ số như : dư nơ, nợ quá hạn, nợ quáhạn trên tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng tài sản có, nợ quá hạn trên tổng tài sản
có, …
Từ thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-Sở GiaoDịch II, tham khảo thêm tài liệu, sách, báo có liên quan đến chất lượng tín dụng để có nhữnggiải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng phòng ngừa rủi ro trong hoạt độngtín dụng
4 Phạm vi nghiên cứu:
Khái niệm chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung Trong đónội dung quan trọng thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Do vậy, trong một số trườnghợp khi nói đến chất lượng tín dụng, người ta có thể chỉ nêu lên tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư
nợ Nếu tỷ lệ này càng cao, có nghĩa chất lượng tín dụng thay đổi theo chiều hướng không tốt
và ngược lại
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng quyết định tới chất lượng tín dụng, nhưng vì thời giannghiên cứu hạn hẹp nhưng hơn cả là khả năng tiếp cận của bản thân có hạn, kiến thức còn ítnhiều bị hạn chế Nên ở phạm vi đề tài này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụngtheo nghĩa trên Do đó, tôi chỉ nghiên cứu các vấn đề sau:
- Chính sách tín dụng áp dụng tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-Sở GiaoDịch II
- Quy trình cho vay tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II
- Thực trạng về dư nợ tín dụng, nợ quá hạn trong những năm gần đây tại Ngân HàngĐầu Tư và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II (2002-2004)
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát TriểnViệt Nam-Sở Giao Dịch II
Trang 7Chương 1: VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM-SỞ GIAO DỊCH II
1.1-Vài nét về Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam:
1.1.1-Quá trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam được thành lập theo nghị định số 177/TTgngày 26 tháng 04 năm 1957 của Thủ Tướng Chính Phủ 48 năm qua Ngân hàng Đầu Tư &Phát Triển Việt Nam đã có những tên gọi:
+Ngân Hàng Kiến Thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957
+Ngân Hàng Đầu Tư Và Xây Dựng Việt Nam từ ngày 24/06/1981
+Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
Ngân hàng Đầu tư và phát triển việt nam là một ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền
tệ Việt Nam và phục vụ đầu tư phát triển Quá trình 48 năm xây dựng, trưởng thành và pháttriển luôn gắn liền với từng giai đoạn của đất nước
Trang 8Giai đoạn 1957-1975: Thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+Từ năm 1957-1960: thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam đã cung ứng 1.483 tỷ đồng (theo giá năm 1960)tương đương 14.830 tỷ đồng (theo giá năm 1995) cho kiến thiết cơ bản, góp phần hàn gắn vếtthương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, tạo đà bước vào kế hoạch 5năm lần thứ nhất của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Những công trình hoàn thành vào thời kỳ này như: Hệ thống đê điều, công trình Đại ThủyNông Bắc Hưng Hải-công trình Đại Thủy Nông đầu tiên của nước ta sau chiến tranh chốngPháp; các mỏ than ở Quảng Ninh, Bắc Thái; các nhà máy điện Yên Phụ, Uông Bí, Vinh; nhàmáy xi măng Hải Phòng; đài phát thanh Mễ Trì; Trường Đại học Kinh Tế–Kế Hoạch, đại họcThủy Lợi…có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự chăm lo của Đảng, của nhà nước củng
cố niềm tin của nhân dân vào chế độ mới
+ Ngày 19/11/1960 Chính Phủ có nghị định số 64 ban hành : quy chế quản lý đầu tư xâydựng cơ bản do Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chuẩn bị Đây là cơ chế quản lýxây dựng cơ bản đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chấm dứt thời kỳ quản lývốn theo chế độ thực thanh thực chi sang đầu tư có trình tự, thanh toán khối lượng xây dựng
cơ bản hoàn thành theo thiết kế được duyệt Thời kỳ này Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát TriểnViệt Nam đã cung ứng số vốn là 3.267 tỷ đồng (theo giá năm 1964) tương đương 22.000 tỷđồng (theo giá năm 1995) và mang lại thu nhập quốc dân cho toàn xã hội là 19,7 tỷ đồng (theogiá năm 1964) tương đương 1.970 tỷ đồng (thdo giá năm 1995); hiệu quả thu nhập quốc dânmang lại trên một đồng vốn đầu tư đạt 0,49 đồng, có những năm đạt 0,55 đồng Ngân HàngĐầu Tư Và Phát Triển Việt Nam đã góp phần cho hàng trăm công trình hoàn thành vào sửdụng như : Khu công nghiệp Cao Xá Lá Thượng Đình Hà Nội; Khu công nghiệp Việt Trì;Khu gang thép Thái Nguyên-đứa con đầu lòng của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam;đường dây điện cao thế 110KV Việt Trì-Đông Anh; đường dây điện cao thế 110KV ĐôngAnh-Thái Nguyên; nhà máy điện Bản Thạch Thanh Hóa; nhà máy đường Vạn Điểm Hà Đông;nhà máy điện Uông Bí; đài phát thanh tiếng nói dân tộc khu tự trịViệt Bắc; nhà máy Supe phốtphát Lâm Thao; nhà máy phân lân Văn Điển; công trình thủy lợi và thủy điện Khuôi Sao
Trang 9(huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn); cầu Hàm Rồng và đoạn đường sắt Hàm Rồng-Vinh; hệthống thủy nông Nam Hà gồm 6 trạm bơm : Cổ Đam, Cốc Thành, Hữu Bị, Vĩnh Trì, NhâmTràng; Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải …
+Từ năm 1961 đến năm 1975 : thời kỳ thực hiện xây dựng cơ bản trong thời chiến NgânHàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam đã cung ứng vốn kịp thời cho các công trình phòngkhông sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quan trọng; cấp vốn kịp thời cho công táccứu chữa, phục hồi và đảm bảo giao thông thời chiến, xây dựng công nghiệp địa phương Thời
kỳ này Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam đã cung ứng 3.049 tỷ đồng (theo giánắm964) tương đương 30.490 tỷ đồng (theo giá năm 1995) để chuyển hướng nền kinh tế từthời bình sang thời chiến Trong đó riêng phục vụ cho cứu chữa, khôi phục , phục hồi phục vụgiao thông vận tải là 2,36 tỷ đồng (theo giá năm 1964) tương đương 23.640 tỷ đồng (theo giánăm 1995) Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam đã thành lập các chi nhánh đặc biệtphục vụ các công trình 71 , 72 , 15A , 15B …
Giai đoạn từ 1976-1989: thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau khi đất nước thống nhất hoàn toàn, cả nước tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội.
+ Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam đã góp phần thực hiện đường lối phát triểnkinh tế, xã hội của Đại Hội Đảng lần thứ IV, V, VI và phương hướng đầu tư để khôi phụckinh tế sau chiến tranh tạo những tiền đề đầu tư phát triển kinh tế
+ Tronh thời kỳ này, Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam đã cung cấp 237.6 tỷđồng cho đầu tư xây dựng cơ bản (theo giá năm 1982) tương đương 26.275 tỷ đồng (theo giánăm 1995) Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam đã cung cấp vốn cho các công trìnhnông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt là ưu tiên vốncho các công trình trọng điểm, then chốt của nền kinh tế quốc dân Ngân Hàng Đầu Tư VàPhát Triển Việt Nam đã góp phần đầu tư vào sử dụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch.Trong đó có những công trình quan trọng như : Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh; Đài truyền hìnhViệt Nam; 3 tổ máy của nhà máy nhiệt điện Phả Lại; 2 nhà máy xi măng Bỉm Sơn và HoàngThạch; nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng; nhà máy cơ khí đóng tàu Hạ Long; các nhà máysợi Nha Trang, Hà Nội; nhà máy giấy Vĩnh Phú; nhà máy đường La Ngà; Cầu Thăng Long,cầu Chương Dương; hồ Dầu Tiếng, Phú Mỹ Kè Gỗ; dầu khí Việt-Xô… Ngân Hàng Đầu Tư
Trang 10Và Phát Triển Việt Nam đã góp phần cùng với nhân dân cả nước thực hiện 2 nhệm vụ chínhtrị : xây dựng vá bảo vệ tổ quốc.
Giai đoạn từ 1990 đến nay: Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà Nước, chủ trương đổi mới nền kinh tế : xây dựng nền kinh tế theo cơ chế thị trường Hoạt động của
Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam đứng trước những thuận lợi, khó khăn và thửthách sau :
+ thuận lợi : các nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII soi đường vàđược sự chỉđạo trực tiếp của Chính Phủ, Đảng, ban lãnh đạo của Ngân Hàng Nhà Nước
+ song bên cạnh những thuận lợi, hoạt động của ngân hàng cũng gặp không ít khókhăn và thử thách như :
là ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong đầu tư , phát triển nhưng nguồn vốn của
Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam còn ít Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý
nhiều hoạt động của ngân hàng còn sơ khai, chưa được ứng dụng các công
nghệ hiện đại
trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập và hạn chế.
đặc biệt từ năm 1995, khi chuyển nhiệm vụ cấp phát vốn từ Ngân Hàng Đầu
Tư và Phát Triển Việt Nam sang Tổng Cục Đầu Tư (thuộc bộ tài chính), Ngân Hàng Đầu Tư
và Phát Triển Việt Nam thực sự hoạt động như một ngân hàng thương mại, nhưng lại bướcvào thương trường sau các ngân hàng thương mại khác nên chưa có nhiều kinh nghiệm Tuyvậy, toàn hệ thống Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam đã phát huy những thuận lợi;nhận thức rõ những khó khăn, thử thách và với truyền thống đoàn kết sáng tạo, tự tin và tinhthần không chùn bước trước mọi khó khăn Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam luônquyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao cho
1.1.2 - Hệ thống chi nhánh của ngân hàng:
- Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước hạng đặcbiệt, được tổ chức theo mô hình tổng công ty nhà nước(tập đoàn) mang tính hệ thống, thốngnhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các công ty trên toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh vớinước ngoài(2 ngân hàng và 1 công ty), hùn vốn với 5 tổ chức tín dụng
Trang 11- Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của Ngân Hàng Đầu Tư và PhátTriển Việt Nam là phục vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triểnkinh tế then chốt của đất nước Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng, phục vụcác thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổng công ty NgânHàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngânhàng và quan hệ thanh toán với 50 ngân hàng trên thế giới.
1.1.3-Giới thiệu về chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II:
Sở giao dịch II Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam được thành lập theo Quyếtđịnh số 78/QĐ-TCCB ngày 18/05/1996 của Tổng Giám đốc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam vàtheo văn bản chấp thuận số 330QĐ/NH5 ngày 27 tháng 11 năm 1995 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 25/03/1997 Trụ sở khi mới thành lậpđặt tại 129B CMT8, Quận 3, Tp HCM Hiện nay đặt tại 117 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp HCM
-Tên đầy đủ: Bank for Investmen and Development of Vietnam, Transaction
Center No.II, Hochiminh City.
-Tên viết tắt: BIDV Transaction Center No.II
Sở giao dịch II là đại diện pháp nhân của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam,hạch toán nội bộ trong Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển, có con dấu riêng, có bảng tổng kếttài sản, trụ sở chính đặt tại 117 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh Hiện nay, Sở đượcđánh giá là 1 trong 8 NHTM lớn nhất trên địa bàn ( kể cả NHTM cổ phần)
1.2- Mô hình tổ chức bộ máy qua các năm gần đây:
Trang 12+11 phòng nghiệp vụ
+03 phòng GD
+03 QTK
+02 tổ nghiệp vụ
+Tổng số cán bộ công nhân viên 136 người
+Trong đó: Cao học chiếm 1,4%; trình độ Đại học chiếm 66%;Cao đẳng 15,6%; Trungcấp 2%;trình độ khác 15%
+Tổng số cán bộ công nhân viên 178 người
+Trong đó: Cao học chiếm 2,5%; trình độ Đại học chiếm 70,8%;Cao đẳng 10,48%;Trung cấp 2,46%;trình độ khác 13,58%
- Năm 2003 bộ máy tổ chức gồm:
+11 phòng nghiệp vụ
+01 QTK
+05 phòng GD
+02 tổ nghiệp vụ và1 bàn thu đổi ngoại tệ
+Tổng số cán bộ công nhân viên 184 người
+Trong đó: Cao học chiếm 1,5%; trình độ ĐH chiếm 66%; cao đẳng:14%; trung cấp:2%; trình độ khác 16,5%
- Năm 2004 bộ máy tổ chức gồm:
+13 phòng nghiệp vụ
+06 phòng GD
+02 QTK và 9 bàn thu đổi ngoại tệ
+Tổng số cán bộ công nhân viên 240 người
Trang 13+Trong đó: Cao học chiếm 1,5%; trình độ ĐH chiếm 66%; cao đẳng:14%; trung cấp:2%; trình độ khác 16,5%.
Mô hình tổ chức sở giao dịch II gồm 13 phòng nghiệp vụ, 06 phòng giao dịch, 02 quỹ tiết kiệm Cụ thể:
10 Phòng Tiền tệ - Kho quỹ
11 Phòng kiểm tra nội bộ
6 Phòng giao dịch Lê Quang Định
Quỹ tiết kiệm
1 Quỹ tiết kiệm 3/2
2 Quỹ tiết kiệm Bạch Đằng
Trang 141.3-Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II trong 3 năm qua:
1.3.1-Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Sở giao dịch II:
1.Huy động vốn:
1.1- Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổchức và dân cư trong nước bằng Việt Nam đồng và bằng ngoại tệ phù hợp với Pháp luật hiệnhành, với quy định của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước và hướng dẫn của Ngân Hàng Đầu
Tư và Phát Triển Việt Nam
1.2- Triển khai việc phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, tráiphiếu và các giấy tờ có giá khác theo quyết định của Tổng Giám đốc Ngân Hàng Đầu Tư vàPhát Triển Việt Nam hoặc theo nhu cầu phát triển của Sở
2.Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và của các Ngân hàng thương mại qua thị trườngliên Ngân hàng theo cơ chế thị trường liên Ngân hàng và sự ủy nhiệm của Ngân Hàng Đầu Tư
và Phát Triển Việt Nam, theo quy định của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Đầu Tư và Phát TriểnViệt Nam
3.Cho vay:
3.1- Cho vay dài hạn, trung hạn đầu tư phát triển, cho vay ngắn hạn theo cơ chế tíndụng hiện hành bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đìnhthuộc mọi thành phần kinh tế Kể cả các ngân hàng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
3.2- Chiết khấu thương phiếu phiếu, hối phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá kháctheo chế độ quy định
3.3-Cho vay đồng tài trợ các dự án dầu tư phát triển theo chế đô quy định
3.4-Cho vay các đơn vị thành viên thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.4.Bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh tín dụng; bảo lãnh thanh toán L/C; bảo lãnh đấu thầu; bãolãnh thực hiện hợp đồng; bão lãnh vay vốn; bão lãnh, bảo hành công trình,sản phẩm; bảo lãnhthanh toán và thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh cho các doanh nghiệp, tổchức tài chính-tín dụng trong và ngoài nước theo chế độ quy định và theo sự uỷ nhiệm củaTổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trang 155.Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng đối ngoạinhư một đầu mối của khu vực phía nam và theo quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam
6.Thực hiện nghiệp vụ cầm cố tài sản khi được Tổng Giám đốc cho phép
7.Làm dịch vụ thanh toán giữa các Ngân hàng theo chế độ hiện hành
8.Cất giữ, bảo quản, quản lý các tài sản quí và các giấy tờ có giá khác cho khách hàngkhi được Tổng Giám đốc Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cho phép
9.Thực hiện các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, đại lý Ngân hàng, quản lý tiền vốn và các dự
án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng
10.Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp những tài sản thế chấp, cầm cố đã được xử lýthuộc quyền sở hữu của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cho thuê hoặc nhượngbán
11.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao
Các hoạt động nghiệp vụ của Sở Giao dịch II được triển khai từng bước phù hợp vớiđiều kiện cụ thể của Sở và theo sự chỉ đạo của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Đầu Tư và PhátTriển Việt Nam
1.3.2-Tình hình nguồn vốn:
Nhìn chung, nguồn vốn của ngân hàng tăng đều qua các năm, cụ thể: năm 2002, tổngnguồn vốn là 2.950 tỷ đồng thì sang năm 2003 là 4.000 tỷ đồng; tăng tương ứng với tỷ lệ là35,5% Sang năm 2004, tổng nguồn vốn là 4.600 tỷ đồng, tăng tương ứng 600 tỷ đồng so vớinăm 2003, tương ứng với tỷ lệ 15%
Với chính sách lãi suất cho các loại tiền gửi hấp dẫn, vốn huy động từ khách hàng ởnăm sau luôn cao hơn năm trước Ngoài ra nguồn vốn chủ sỡ hữu và các nguồn vốn khác nhưnhận vốn đồng tài trợ, tiền quản lý và giữ hộ,… cũng tăng đều qua các năm từ 2002 cho đến2004
Bảng 1.3.1: Bảng tổng hợp nguồn vốn
2002 2003 2004
Đơn vị tính: tỷ đồng
Trang 161.3.3-Tình hình sử dụng vốn:
Trong hoạt động tín dụng đã chủ động kiểm soát được mức độ tăng trưởng và thực hiệnnhiều biện pháp bảo đảm tăng trưởng có chất lượng, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấutín dụng của hệ thống Ngoài ra, đang xây dựng cơ cấu tín dụng bảo đảm- không bảo đảm tàisản dựa trên tiêu chí phân loại khách hàng theo thành phần kinh tế nhằm cơ cấu lại khách hàngmột cách phù hợp mà vẫn giữ chân được khách hàng tốt, phù hợp với cơ chế uỷ quyền phánquyết mới TW mới vừa ban hành
Trong những năm qua, hoạt động dịch vụ tại sở tập trung vào những dịch vụ chủ yếunhư thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ,… Bên cạnh đó,
đã triển khai và mở rộng nhiều loại hình dịch vụ: Home Banking, chi trả hộ lương, chi trả hộtiền đền bù giải toả, thu hộ tiền điện thoại…
1.3.4-Kết quả hoạt động kinh doanh:
(Nguồn: phòng kế hoạch-tín dụng)
Trang 17 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển ViệtNam-Sở Giao Dịch II trong ba năm qua đã đạt được những kết quả tốt, tương đối khả quan,thể hiện ở phần lợi nhuận qua các năm Trong đó năm 2002 là 28,4 tỷ, sang năm 2003 là 32 tỷ,tăng 3,6 tỷ tương đương 12,68% Và đến năm 2004 thì lợi nhuận đạt được là 42 tỷ, tăng 10 tỷ
so với năm 2003, tương đương 31,25% Kết quả đạt được như vậy một phần là do chênh lệchlãi suất giữa đầu vào và đầu ra ngày càng được gia tăng, chi phí tăng thấp hơn so với tổng thunhập tăng, do đó làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng khá tốt
Bảng 1.3.2: Bảng tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh 3 năm 2002-2004
4 Chênh lệch lãi suất cho vay- huy động % 1,2% 1,8% 2,2%
Mức tăng trưởng TTS bình quân hàng năm 34% bằng 1,2 lần mức tăng bìnhquân chung trên địa bàn Hằng năm quy mô tăng trưởng tổng tài sản đều đạt và vượt kế hoạch(năm 2002 đạt 132%, năm 2003 đạt 135%, năm 2004 đạt 137%) Tổng tài sản tăng trưởng caoliên tục qua nhiều năm cho thấy quy mô, vị thế vai trò của Sở ngày càng tăng Hiện nay, Sởđược đánh giá là 1 trong 8 NHTM lớn nhất trên địa bàn ( kể cả NHTM cổ phần)
Hoạt động dịch vụ là một trong những hoạt động kinh doanh chính của Sở,đóng góp rất hiệu quả vào hoạt chung của Sở Doanh số và phí thu được từ các hoạt động dịch
vụ có mức tăng trưởng hàng năm tương đối cao, phí ròng thu được từ các dịch vụ này cũngluôn chiếm một phần quan trọng trong lợi nhuân trước thuế của Sở (năm 2002 chiếm tỷ trọng19,2%, năm 2003 đạt gần 32% và năm 2004 đạt 30%)
Hoạt động tín dụng đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu khách hàng đã
có những chuyển biến tích cực, từ việc chủ yếu phục vụ cho khách hàng xây lắp là chủ yếuđến nay Sở đã chuyển sang thiết lập hoặc chuẩn bị thiết lập quan hệ tín dụng đối với một sốkhách hàng, dự án được đánh giá là có tiềm năng như cho vay mua lại quyền thu phí, dư ánxây dựng chung cư, cơ cấu lại các khoản nợ của các khách sạn cao cấp trên địa bàn, dự án có
(Nguồn: phòng kế hoạch-tín dụng)
Trang 18vốn đầu tư nước ngoài, tiếp cận các tổng công ty trọng điểm của thành phố, cho vay các doanhnghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Biểu đồ 1.3.1: Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn 2002-2004
BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG LỢI NHUẬN
28.4
4232
01020304050
- Chính sách vĩ mô của Nhà nước thông thoáng và tạo niềm tin cho người gởi như tự dohóa lãi suất huy động vốn, bảo đảm an toàn, bí mật tiền gởi của dân cư về cả ngoại tệ và tiềnviệt nam, bảo hiểm tiền gởi v.v
- Uy tín của Ngân hàng Đầu tư &Phát triển ngày càng tăng ở cả trong và ngoài nước
- Tp.Hồ Chí Minh là nơi có tiềm năng tiềm tàng có thể khai thác được các nguồn vốnhuy động to lớn
- Đất nước ta đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế theo cơ chế thịtrường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, với mục tiêu Công nghiệp hóa Hiện đại hóa, tạo đàphát triển thành nước công nghiệp vào năm 2020 Vì vậy, trong giai đoạn 2005-2006 và các
Trang 19năm tiếp theo, nền kinh tế đòi hỏi một lượng vốn lớn, là cơ sở và điều kiện cho hoạt động tíndụng ngân hàng phát triển.
- Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II có bề dày truyền thốngphục vụ đầu tư phát triển, với thế mạnh là hoạt động cung ứng tín dụng và bản thân hoạt độngnày có xu hướng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của Ngân hàng ở giai đoạn 2005-
2006 và các năm tiếp theo
- Đội ngũ nhân viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm và bản lĩnh
- Ứng dụng công nghệ tin học đã góp phần to lớn trong thương trường huy động vốnnhưng vẫn còn xa mới đáp ứng được nhu cầu của người gởi
- Đảm bảo tuân thủ pháp luật, các quy định quản lý của Ngân Hàng Nhà Nước vàcủa Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam hướng dần tới thông lệ quốc tế;
- Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cấp tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tíndụng và các giới hạn do BGĐ phê duyệt;
Trang 20- Tích cực, chủ động trong động viên và sử dụng các nguồn lực,góp phần thực hiệntốt chính sách tiền tệ quốc gia;
- Đảm bảo định hướng và kiểm soát chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực thicác quy trình tín dụng, quy trình quản lý và đo lường giám sát hoạt động tín dụng; phân định
rõ chức trách, nhiệm vụ của các cấp điều hành, các đơn vị, cá nhân có liên quan trong hoạtđộng tín dụng;
- Phát triển, triển khai và hoàn thành các sản phẩm tín dụng; đa dạng, nâng cao chấtlượng hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu hợp lý của khách hàng, hướng dần theo thông lệ quốctế.Đồng thời thúc đẩy đa dạng hóa sản phẩm-dịch vụ theo hướng hội nhập;
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng theo hướng bảo đảm hiệu quả, an toàn,chất lượng cho khách hàng và Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II;
- Tạo lập một cơ chế thích hợp để động viên các nguồn lực trong nước là chính,tranh thủ tối đa các nguồn lực ngoài nước; góp phần giải phóng mọi năng lực sản xuất, pháthuy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế; bảo đảm cho doanh nghiệp nhà nước giữ vaitrò chủ đạo, giữ vững định hướng XHCN, chủ quyền quốc gia; Góp phần bảo đảm an toàn hệthống tài chính, tiền tệ quốc gia, mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế; gắn liền và thúc đẩyquá trình phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, cơ cấu nghành và thành phầnkinh tế, đặc biệt trên các địa bàn trọng điểm, thục hiện Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đấtnước; góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển Kinh Tế- Xã Hội, bảo đảm an ninh quốc phòng,nâng cao đời sống nhân dân; bảo đảm hài hòa, gắn tăng trưởng với chất lượng tín dụng và giớihạn an toàn vốn theo quy định
1.4.3.2-Nội dung và định hướng chính sách tín dụng 2005 :
° Giới hạn tín dụng toàn ngành :
Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ (không bao gồm dư nợ cho vaychỉ định, nợ khoanh, nợ chờ xử lý theo Quyết định số 149/2001/QĐ – TTg ngày 05.10.2001của Thủ tướng Chính phủ và dư nợ uỷ thác đầu tư ) Năm 2004 là: ≤ 45% Năm 2005 là: ≤40%
Trang 21Dư nợ cho vay khách hàng thuộc các thành phần kinh tế không phải Nhà nước /Tổng dư nợ Năm 2004 là: ≥ 35% và năm 2005 là: ≥ 40%.
Tỷ trọng cho vay theo kế hoạch Nhà nước trong tổng dư nợ Năm 2004 là: ≤ 10% vànăm 2005 là:≤ 8%
Dư nợ cho vay tối đa một khách hàng trên vốn tự có (trừ một số trường hợp đượcChính phủ cho phép ) Năm 2004 là: ≤ 15% và năm năm 2005 là: ≤ 15%
Tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dư nợ ( không bao gồm nợ khoanh có nguồn vốn tương ứngđược Ngân hàng Nhà nước cấp) Năm 2004 là: ≤ 5% và năm năm 2005 là: ≤ 5%
° Một số lãnh vực đầu tư chủ yếu :
♦ Danh mục đầu tư chủ yếu : Xây lắp dân dụng, công nghiệp và đầu tư cơ sở hạtầng :Bưu chính, viễn thông; Giao thông vận tải (hàng không, đường sắt); Công nghiệp khaikhoáng; Chế biến nông sản thực phẩm, thuỷ- hải sản xuất khẩu; Sản xuất, chế biến hàng xuấtkhẩu; Năng lượng, dầu khí; Du lịch; Các khu công nghiệp trọng điểm…
♦ Giới hạn tín dụng cho các ngành, sản phẩm :
Trên cơ sở định hướng tín dụng, giới hạn tín dụng, xu hướng phát triển, nhu cầuvốn, mức độ rủi ro của các ngành, nghề, lĩnh vực, sản phẩm và khả năng cung ứng vốn…Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II xác định giới hạn tín dụng đốivới một số ngành cụ thể đến cuối năm 2005 như sau :
Dư nợ tối đa cho ngành dầu khí trong tổng dư nợ 8%
Dư nợ tối đa cho ngành điện trong tổng dư nợ 10%
Dư nợ tối đa cho ngành sản xuất xi măng trong tổng dư nợ 8%
Dư nợ tối đa cho ngành bưu chính –viễn thông trong tổng dư nợ 5%
Dư nợ tối đa cho ngành than và khoáng sản trong tổng dư nợ 5%
Các ngành khác, dư nợ tối đa cho mỗi ngành trong tổng dư nợ 3%
(Tiêu chí phân loại ngành nghề thực hiện theo tiêu chuẩn qui định của Ngân hàng Nhà nước
và Tổng cục thống kê) Đối với một số ngành chưa có trong danh mục như : luyện kim, xây
lắp, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản…giao Giám đốc chỉ đạo các phòng, ban chức năng có liên
Trang 22quan xây dựng hạn mức tín dụng, báo cáo BGĐ phê duyệt và triển khai thực hiện đảm bảonguyên tắc hiệu quả, an toàn và phân tán rủi ro
° Chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra – đầu vào tối thiểu 2%/năm
° Định hướng hoạt động tín dụng: của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt
Nam tại hai Vùng kinh tế Trọng điểm phía Nam và Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
+ Tập trung vốn đầu tư phát triển mạnh ngành công nghiệp có hàm lượng kỷ thuật caonhư : điện tử, công nghệ thông tin và một số ngành công nghiệp cơ bản mũi nhọn: khai thác vàchế biến dầu khí, năng lượng, luyện cán thép, hoá chất cơ bản và vật liệu …;
+ Chú trọng đầu tư vốn để đẩy mạnh thâm canh cây nông nghiệp, công nghiệp đi đôivới phát triển công nghiệp chế biến
+ Phát triển mạnh khai thác thuỷ sản;
+ Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị,chung cư, dịch vụ du lịch,… các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân, cá thể, DNNN và phi Nhànước
- Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long :
+ Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản nhất
là công nghiệp bảo quản và chế biến sau thu hoạch lúa, trái cây và thuỷ sản cả về qui mô, sảnlương, cũng như công nghệ
+ Đẩy mạnh các loại hình dịch vụ phục vụ xuất khẩu hàng nông, thuỷ, hải sản;
+ Tiếp tục đầu tư vào các dự án nuôi trồng thuỷ sản bằng các biện pháp đa dạng hoáphương thức nuôi trồng thuỷ hải sản Tập trung đầu tư các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trang 23Chương 2 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1-Các hình thức tín dụng mà ngân hàng đang áp dụng :
2.1.1-Tín dụng ngắn hạn : thời hạn cho vay đến 12 tháng
Các khoản tín dụng ngắn hạn không được cho vay quá một năm, thời hạn chovay được xác định phù hợp với nhu cầu thực tế chu chuyển vốn
Cho vay vốn lưu động ngắn hạn: Loại hình cho vay này bao gồm cho vay dướihình thức cho vay thông thường, ứng trước theo hạn mức tín dụng, hoặc thấu chi với thời hạnkhông vượt quá một năm Cho vay từng lần với thời hạn dưới 365 ngày cũng nằm trong hìnhthức tài trợ này Thông thường tiền vay được sử dụng cho các mục đích mang tính thời vụ,như cho vay để dự trữ hàng hoá tồn kho và phải thu, hoặc các nhu cầu tiền mặt ngắn hạn khác.Nguồn trả nợ cho các khoản vay này là tiền bán hàng và thu từ nợ phải thu
Cho vay theo tài khoản phải thu: là hình thức cho vay ngắn hạn với biện phápbảo đảm bằng cầm cố giá trị các khoản phải thu Đây là dịch vụ đặc biệt do cán bộ tín dụng cótrình độ chuyên môn cao thực hiện, đồng thời, có các kiểm toán viên giám sát chặt chẽ tài sảnbảo đảm Mục đích của hình thức cho vay này là nhằm cung cấp vốn giúp cho hoạt động củakhách hàng được nhanh hơn Hình thức tín dụng này được cung cấp cho tất cả các Doanhnghiệp với qui mô và ngành nghề khác nhau
2.1.2-Tín dụng trung và dài hạn : thời hạn cho vay trên 12 tháng
Tín dụng trung hạn có thời hạn cho vay và gia hạn nợ không quá 5 năm, kể từngày cho vay cho đến khi trả hết nợ Tín dụng dài hạn có thời hạn cho vay trên 5 năm Nhữngkhoản tín dụng này thường xuyên được sử dụng để làm nhà hoặc đầu tư thực hiện các công
trình xây dựng mang tính thương mại, cũng như cho các dự án đầu tư khác Kỳ hạn trả nợ
thông thường theo tháng, quý hoặc bán niên Kỳ hạn trả nợ được xác định dựa trên đặc điểmluồng tiền mặt các thời kỳ trước và các dự báo về luồng tiền mặt trong tương lai
Trang 24 Tín dụng dài hạn bao gồm giai đoạn cam kết giải ngân Trong thời gian này,Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam thực hiện các cam kết giải ngân Việc giải ngân cóthể tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng, như mua máy móc, thiết bị hay thanhtoán cho một dự án Tiền vay có thể được giải ngân một lần, hoặc có thể được giải ngân trongsuốt thời hạn cam kết Nếu hết thời hạn giải ngân mà khách hàng không giải ngân và khôngđưa ra được lý do hợp lý thì việc giải ngân sẽ được chấm dứt.
Loại tiền cho vay có thể bằng nội tệ hoặc ngoại tệ, phù hợp với nhu cầu vayvốn của khách hàng, quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước và khả năngcung ứng vốn của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Cho vay bằng ngoại tệ phải lưu
ý tới nguồn trả nợ bằng ngoại tệ của khách hàng, tiềm ẩn nhiều rủi ro về ngoại hối
2.1.3-Tài trợ xuất nhập khẩu, bao gồm thư tín dụng và chiết khấu bộ chứng từ :
Chính sách của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam là cung cấp cho khách hàngnhiều dịch vụ khác nhau để hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, cũng như nhậpkhẩu nguyên liệu phục vụ cho mục đích chế biến và tái xuất Đây là loại hình cho vay ngắnhạn và tự thanh toán Loại hình cho vay này có chứng từ phức tạp, chứa đựng rủi ro về ngoạihối và rủi ro tác nghiệp
Chiết khấu hối phiếu:
Hình thức này nhằm cung cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu thông qua việc chiết khấuthương phiếu hoặc chiết khấu séc đòi tiền, do vậy, làm giảm thời gian thu tiền thông thườngcho nhà xuất khẩu
Tín dụng bảo đảm bằng kho hàng nhập khẩu:
Loại vay này được dùng để tài trợ cho việc nhập khẩu nguyên liệu thô và các hàng hoákhác Các khoản cho vay thế chấp lô hàng đòi hỏi hàng hoá phải đặt dưới sự quản lý của NgânHàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Ngân hàng được quyền quyết định đối với hàng hoátrong trường hợp khách hàng không trả được nợ Loại vay này chỉ áp dụng đối với các loạihàng hoá được đánh giá dễ tiêu thụ, hoặc có thể được chính Ngân hàng Đầu Tư và Phát TriểnViệt Nam sử dụng Tín dụng thế chấp lô hàng phải được thanh toán trong vòng 6 tháng
Cho vay chuẩn bị hàng xuất:
Trang 25Loại hình này dùng để tài trợ cho nhà xuất khẩu trước khi giao hàng, để nhà xuất khẩumua hàng hoá trong nước hoặc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ chế biến hàng xuất Lô hàngcần được đảm bảo chắc chắn sẽ được thanh toán từ vốn của doanh nghiệp hoặc được kháchhàng khác hoặc cơ quan khác cho vay.
Thư tín dụng:
Thư tín dụng được điều chỉnh bởi “ Thông lệ và tập quán thống nhất về Tín dụng chứngtừ” nêu trong ấn phẩm số 500 của Phòng Thương Mại Quốc Tế Một thư tín dụng chứng từphục vụ cho một chuyến hàng và các vấn đề khác có liên quan Trong Thư tín dụng, một Ngânhàng (ngân hàng phát hành) thực hiên các yêu cầu và theo chỉ dẫn của khách hàng (người đềnghị mở thư tín dụng): thực hiện việc thanh toán cho, hoặc theo lệnh của một bên thứba(người thụ hưởng);thanh toán hay chấp nhận hối phiếu do bên thụ hưởng phát hành; hoặc uỷnhiệm cho một ngân hàng khác thực hiện thanh toán, chấp nhận hoặc chiết khấu hối phiếu trên
cở sở chứng từ theo quy định, và các điều khoản tín dụng được tuân thủ
án được đề xuất thực sự khả thi và hiệu quả cả về tài chính lẫn kỹ thuật
2.1.5-Cho vay đồng tài trợ :
Một khách hàng có nhu cầu vay khối lượng vốn lớn trong khoảng thời gian ngắn (tươngđối), đồng thời, đảm bảo sao cho thuận tiện nhất Tuy nhiên khoản vay này vượt quá giới hạn
an toàn hay được phép của Ngân hàng hoặc Ngân hàng khó có khả năng đáp ứng đựơc yêu cầu
về nguồn vốn trong khoảng thời gian khách hàng yêu cầu, hoặc khách hàng không muốn giaodịch với một số lớn các bên cho vay
Khách hàng sẽ tiếp cận với Ngân hàng và yêu cầu Ngân hàng thu xếp khoản vay hợp vốn.Ngân hàng này(được gọi là ngân hàng đầu mối) sẽ thu xếp khoản vay bằng một hợp đồng duynhất, trong đó có nhiều tổ chức tín dụng cùng tham gia
Trang 26Lợi ích của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam khi cung cấp sản phẩm này là khảnăng đa dạng hoá danh mục cho vay thông qua việc đầu tư vốn vào nhiều dự án hơn (đầu tưvào các dự án lớn trong nhiều ngành khác nhau), đồng thời, tất cả các chủ nợ đều có quyền đốivới khách hàng vay vốn trong trường hợp có vấn đề nảy sinh.
2.1.6-Bảo lãnh :
Bảo lãnh được phát hành bởi các Ngân hàng để đảm bảo nghĩa vụ của một bên thứ batrong các trường hợp như: đấu thầu, thực hiện hợp đồng, tạm ứng trước giá trị hợp đồng, pháthành theo uỷ nhiệm của đối tác Các bảo lãnh này do Ngân hàng nhận và sẽ thực hiện : +Phát hành bảo lãnh dưới trách nhiệm của Ngân hàng mở thư bảo lãnh
+ Thông báo về bảo lãnh mà không thực hiện việc xác nhận
Các hình thức bảo lãnh như : bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnhhoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành chất lượng công trình/bảo hành chất lượng sảnphẩm, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đối ứng, các loại bảo lãnh được phépkhác
2.1.7-Nghiệp vụ ngân hàng đại lý :
Hình thức giao dịch tín dụng này của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam có thểbao gồm cả tiền gửi hoặc cho vay đối với các Ngân hàng trong và ngoài nước(Ngân hàng đạilý) Các giao dịch này cũng chứa đựng các rủi ro tiềm ẩn trực tiếp Các giao dịch khác có rủi
ro tiềm tàng bao gồm: hợp đồng giao dịch ngoại tệ(mua hoặc bán), giao dịch hoán đổi ngoại
tệ, hợp đồng giao sau, giao dịch quyền chọn …việc rà soát các đối tác trước khi thiết lậpquan hệ tín dụng hoặc quan hệ đối tác là cần thiết Sự phê chuẩn cho giao dịch với các Ngânhàng này, thông thường theo yêu cầu của Ban nguồn vốn, trong phạm vi hạn mức do Ban Tíndụng thiết lập
Tín dụng cá thể
1-Tín dụng cá nhân : Đòi hỏi sự chuyên môn hoá cao, hiệu quả và kiểm soát các
khoản vay Các khoản vay này có rủi ro tương đối cao Chú trọng phân tán và chọn lựa thậntrọng rủi ro là bắt buộc để kiềm chế rủi ro có thể xảy ra
2-Thấu chi : là hình thức tín dụng quay vòng, trong đó Ngân hàng Đầu Tư & Phát
Triển Việt Nam và khách hàng thoả thuận với nhau bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng
Trang 27chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng, phù hợp với các quy định củaChính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cungứng dịch vụ thanh toán Ở đây khách hàng có thể rút tiền từ tài khoản thanh toán của họ vàthanh toán khoản vay trên chính tài khoản ấy, với điều kiện là số dư có trên tài khoản khôngvượt quá một hạn mức đã thoả thuận trước Hình thức tín dụng này thường được cung cấp chokhách hàng trong vòng một năm, với sự rà soát thường xuyên nhằm đảm bảo tài khoản đượcvận hành tốt.
3-Thẻ tín dụng : Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam phát hành thẻ tín dụng
quốc tế(Visa, Mastercar…) và thẻ tín dụng nội địa cho các khách hàng có đủ uy tín, có khảnăng sự dụng các dịch vụ này một cách đúng đắn trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấpcủa thẻ Khách hàng sử dụng sản phẩm này có thể thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ vàrút tiền mặt tại máy rút tiền tự động(ATM) hoặc điểm ứng tiền mặt hay điểm thanh toán chấpnhận thẻ của Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam
4-Ngoài ra còn một số sản phẩm khác như : cho vay mua/xây nhà, mua ô tô… Đây
là các khoản vay trung, dài hạn
2.2-Hậu quả rủi ro tín dụng gây ra :
Hệ thống ngân hàng nước ta đã có hơn 10 năm đổi mới,đã có những bước phát triển lớnlao về loại hình sở hữu, mô hình tổ chức, công nghệ và nghiệp vụ, qui mô kinh doanh,… Songđến nay rủi ro đang gặp phải và dồn tích lại là không nhỏ Và những hậu qủa do chất lượng tíndụng kém dẫn đến rủi ro tín dụng ảnh hưởng quyết định quan trọng đến hoạt động ngành ngânhàng nói riêng và ảnh hưởng toàn bộ nền kinh tế nói chung Có thể nêu ra đây những thiệt hạichủ yếu do rủi ro tín dụng gây ra như sau :
2.2.1-Đối với nền kinh tế :
Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế-xã hội,đến tất cả cácdoanh nghiệp, đến toàn bộ các tầng lớp dân cư Nó có ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuấtkinh doanh và lưu thông tiền tệ trong xã hội Do đó rủi ro tín dụng xảy ra ở mức độ cao sẽ dẫnđến sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng và lây lan sang các ngân hàng khác; từ đó có thể
Trang 28gây xáo trộn việc lưu thông tiền tệ trên thị trường Điều này tác động xấu đến nền kinh tế nhưgiá cả hàng hóa tăng vọt, lạm phát, thất nghiệp tăng cao, v.v…
2.2.2-Đối với bản thân ngân hàng :
- Rủi ro tín dụng sẽ làm tỷ lệ nợ qúa hạn, nợ khó đòi trong các ngân hàng thươngmại gia tăng, đây là biểu hiện tập trung nhất, chủ yếu nhất nhưng không phải là toàn bộ
- Chi phí tăng cao ngoài dự kiến do phải trích lập qũy dự phòng cao, chi phí tăngcao cho công tác thu hồi nợ,……điều này thậm chí làm cho ngân hàng bị thua lỗ mặc dùkhoản vay đó không rơi vào nợ khê đọng
- Lợi nhuận thu được nằm ngoài dự kiến, tức là khoản vay đó vẫn thu đủ gốc, chiphí không tăng, nhưng lãi thu được thấp hơn nhiều theo tính toán khi ký kết hợp đồng tíndụng
- Uy tín trong nước và uy tín quốc tế của ngân hàng bị giảm sút: thể hiện ở tỷ lệ nợquá hạn, nợ xấu quá cao, gấp 2-4 lần giới hạn của quốc tế; hàng loạt vụ án lớn xảy ra phải bịkhởi tố do doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả
- Thu nhập giảm sút, giảm phần nộp ngân sách, hạn chế tích lũy đầu tư hiện đại hóacông nghệ và đầu tư đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ Ngân hàng mất vốn, phảikhoanh nợ, giãn nợ, thậm chí là xóa nợ, ngoài một phần ngân sách nhà nước cấp bù thì phầnchủ yếu do ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, giảm thu nhập
- Mất cán bộ, tạo tâm lý hoang mang, co cụm của cán bộ ngân hàng nói chung vàcán bộ tín dụng nói riêng Các vụ án đưa ra xét xử, cán bộ bị xử phạt theo khung hình phạt củapháp luật làm các cán bộ khác bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý tư tưởng
- Hạn chế sức mạnh cạnh tranh do năng lực tài chính kém, công nghệ và trình độhạn chế, uy tín với khách hàng suy giảm
2.3-Nguyên nhân chung của rủi ro tín dụng ngân hàng :
Nợ quá hạn và nợ khó đòi luôn tồn tại ở bất cứ một đơn vị cho vay, tổ chức tíndụng nào Vấn đề ở đây là làm sao nhận biết được các nguyên nhân của nó để có các giảipháp, biện pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa xảy ra rủi ro tín dụng
Sau đây tôi xin nêu ra một số nguyên nhân chung gây ra tình trạng nợ quá hạn và
nợ khó đòi trong hoạt động tín dụng ngân hàng
Trang 292.3.1-Nguyên nhân khách quan về môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý :
- Môi trường kinh doanh không ổn định do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế,lạm phát, các cơ chế chính sách thay đổi thường xuyên làm ảnh hưởng đến chiến lược kinhdoanh của các doanh nghiệp, làm đảo lộn chính sách của ngân hàng
- Môi trường pháp lý không ổn định Đặc điểm nổi bật đó là các văn bản pháp lýliên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng ngân hàng vừa thiếu, vừa thừa, vừa chồng chéo, vừa
sơ hở, vừa bất cập
- Chưa phù hợp với thông lệ hoạt động ngân hàng trên thế giới cũng như cơ chếkinh tế thị trường mà Việt Nam đang chuyển đổi
- Hiệu lực pháp lý thấp, chậm sửa đổi những bất hợp lý
- Thiên tai, địch họa, những điều kiện bất thường của thiên nhiên làm ảnh hưởngkhông thuận lợi cho người kinh doanh
2.3.2-Nguyên nhân chủ quan :
a.Thuộc về khách hàng :
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, nên có tác động rất lớnđến hoạt động ngân hàng Bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả,có thể cạnh tranhđược với thị trường khi lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam đã gần kề thì vẫn còn tồn tại ở
đa số những doanh nghiệp những bất cập sau :
- Năng lực tài chính của các doanh nghiệp còn yếu, nguồn vốn tự có- tập trung làDNNN- thấp, hầu hết vốn kinh doanh phải đi vay ngân hàng, bình quân chiếm tới 85-90%
- Năng lực quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp còn hạn chế, máy móc thiết bị cũ kỹ,công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới, năng suất thấp, sản phẩm đơn điệu, hình thức kém hấp dẫn,sản phẩm kém sức cạnh tranh trên thị trường
- Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý điều hành của các doanh nghiệp còn cồng kềnh,hoạt động chưa đạt hiệu quả cao Số lượng công nhân, lao động phân bổ chưa hợp lý, trình độtay nghề còn nhiều hạn chế
Những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được nêu trênđây là nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp làm ăn chưa đạt hiệu quả, và không trả được nợcho ngân hàng
Trang 30b.Thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng :
- Một khoản nợ xấu, nợ khó đòi phát sinh có thể liên quan đến quá trình thực hiệnquy trình tín dụng
- Nguyên nhân kế tiếp có thể gây ra nợ quá hạn có thể là do chính sách tín dụngcủa ngân hàng, việc này có thể là do :
+ Việc cho vay tập trung quá nhiều vào một ngành hàng, một khách hàng hoặcmột nhóm khách hàng, ngành hàng có liên hệ với nhau
+ Việc quản lý tín dụng vẫn theo lối cổ truyền Nguồn thu từ các hoạt độngdịch vụ ngân hàng còn chiếm tỷ trọng thấp do chưa đa dạng hóa hoạt động đầu tư, dư nợ chovay khách hàng vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có của ngân hàng
+ Tập trung, quá chú trọng vào tài sản đảm bảo Trong thời gian qua, một sốnhân viên tín dụng đặt vai trò của bảo đảm tín dụng không đúng chỗ, coi bảo đảm tín dụng là
cơ sở để quyết định cho vay, còn các yếu tố khác không chú trọng đúng mức Đây chính lànguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng
+ Các ngân hàng, các tổ chức tín dụng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng Vớimục tiêu chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị phần, các tổ chức tín dụng, ngân hàng đã sử dụngcác chính sách thu hút khách hàng như đua nhau hạ thấp lãi suất cho vay trong khi tăng lãisuất huy động; nhiều NHTM đã bỏ qua các quy trình tín dụng, hạ thấp tiêu chuẩn đánh giákhách hàng, lẫn tránh các hàng rào kiểm soát, thông tin sai lệch,…Và để tăng trưởng tổng dư
nợ, nhiều ngân hàng còn cho vay cả những khách hàng hay dự án có độ tín nhiệm thấp, kémhiệu quả; và nếu không kiềm chế, kiểm soát được tốc độ tăng tổng dư nợ tín dụng thì sẽ gặpnhiều rủi ro nếu tốc độ tăng trưởng ở mức “nóng”
- Một nguyên nhân nữa gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng mà theo tôi nó làmột điều nên nhìn nhận lại – liên quan đến trình độ, năng lực, đạo đức của cán bộ tín dụng –
đó là: hiện nay vẫn còn nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng tổ chức nhân sự, quản lý điều hànhtheo phong tục gia đình Châu Á Điều này biểu hiện là nhận nhân viên vào làm việc khôngqua tuyển chọn mà nhận con em, cháu chắt họ hàng, bạn bè, người thân, con cháu của người
có quyền lực, hay các tiêu cực khác…… Do đó nhân viên có trình độ, năng lực chuyên mônthấp, làm việc tùy tiện, thiếu tôn trọng các quy trình nghiệp vụ và quy định của pháp luật Một
Trang 31biểu hiện của vấn đề này nữa là cách làm việc độc đoán, gia trưởng ,bè cánh, mất đoàn kết, bỏqua các quy trình tín dụng, vô hiệu hóa bộ phận kiểm soát hay quản lý rủi ro, bao che lẫnnhau, sai phạm kéo dài, hay người vi phạm ỷ lại, tiếp tục cố tình làm trái……
2.4-Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II :
2.4.1-Chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng :
Do Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II là đơn vị thành viêncủa Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nên chính sách khách hàng trong hoạt độngtín dụng của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cũng là chính sách khách hàng tronghoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch II Chính sách khách hàng của Ngân Hàng Đầu Tư vàPhát Triển Việt Nam do Hội đồng quản trị Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam phêduyệt và ban hành, là cẩm nang cho mọi cán bộ tín dụng tra cứu, áp dụng trong quá trình tácnghiệp Là khuôn khổ pháp lý chung hướng dẫn cho hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Đầu
Tư và Phát Triển Việt Nam đi đúng hướng, có hiệu quả, tuân thủ những quy định của ngànhcũng như của pháp luật Cơ sở để xây dựng chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụnglà:
+ Quyết định số 57/2001/QĐ-NHNN ngày 24.01.2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhànước về việc triển khai thí điểm phân tích, xếp loại tín dụng
+ Công văn số 127/CV-NHĐTPT.6 ngày 17.01.2001 của Ngân Hàng Đầu Tư và PhátTriển Việt Nam về định hướng chính sách tín dụng
+Thực tiễn chỉ đạo công tác tín dụng của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
a-Nguyên tắc chung :
- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng giảm tỷ trọng cho vayDoanh Nghiệp Nhà Nuớc, tăng cho vay đối với khách hàng phi nhà nước; kết hợp chuyển dịch
cơ cấu ngành, nghề với cơ cấu khách hàng;
- Lựa chọn khách hàng theo các yêu cầu: có đầy đủ tư cách pháp nhân, thể theoluật định; có tình hình tài chính lành mạnh; thời gian được phép kinh doanh hợp lý với thời
Trang 32gian vay vốn; hoạt độnh kinh doanh có lãi( nếu kinh doanh thua lỗ thì phải trong giới hạn chophép);
- Khách hàng luôn được phép theo dõi, quản lý và đánh giá một cách tổng thể,thường xuyên, định kỳ trên các phương diện: tổ chức, quản lý, hoạt động sản xuất, kinh doanh,tài chính, công nợ quá khứ, hiện tại và phương hướng hoạt động trong thời gian tới Việc đánhgiá phải được thể hiện bằng văn bản và lưu trữ trong hồ sơ tài liệu về khách hàng;
- Tình hình hiện tại về tài chính, công nợ, sản xuất, kinh doanh, tổ chức …, phươnghướng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời gian tới là điều kiện quyếtđịnh khi phê duyệt cho vay;
- Thực hiện phân loại khách hàng để có chính sách thích hợp;
- Chú trọng phục vụ dịch vụ tài chính – ngân hàng trọn gói cho khách hàng;
Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chú trọng thực hiện các hoạt động tưvấn, phục vụ khách hàng ngay từ các khâu lập Dự án đến triển khai thực hiện
c-Một số tiêu thức chính để phân loại khách hàng :
Việc phân loại khách hàng dựa trên một số tiêu chí chủ yếu sau:
- Các tiêu chí về tài chính: khả năng thanh toán, các chỉ tiêu hoạt động, khả năng tựtài trợ, khả năng sinh lời…
- Các chỉ tiêu phi tài chính
Mức độ tín nhiệm trong quan hệ vay trả;
Tình hình kinh doanh ;
Tình hình đảm bảo cho vay;
Vị thế trong lĩnh vực sản xuất
Khách hàng vay được phân thành các nhóm có quan hệ để tránh rủi
ro xảy ra, cũng như đánh giá và quản lý khách hàng được tốt hơn, đặc biệt là các khách hàng
Trang 33có liên quan chặt chẽ về mặt kinh tế: vợ – chồng; cha (mẹ) – con; anh(chị) – em; công tymẹ/con; công ty tham gia cổ phần…
Đối với các khách hàng trong cùng một nhóm hoặc các khách hàng có tính chấtnêu trên: cần được đặt biệt lưu ý khi xem xét duyệt cho vay, cũng như khi đánh giá, xếp hạngkhách hàng, xem xét tài sản thế chấp Cán bộ tín dụng phải lập danh sách theo dõi một cáchcẩn trọng đầy đủ, chính xác đối với các nhóm khách hàng có quan hệ chặt chẽ về mặt kinh tế,huyết thống và phải nêu đầy đủ trong các báo cáo tín dụng
Định kỳ cán bộ tín dụng tự chấm điểm để xếp loại khách hàng tín dụng Phânloại khách hàng là một trong những cơ sở để định giá cho vay, dự phòng rủi ro cho từng kháchhàng, từng khoản vay Đồng thời cũng là cơ sở để nhận biết rủi ro tiềm ẩn cho từng khoảnvay;
Hệ thống tiêu chí chấm điểm, đánh giá, phân loại, xếp hạng khách hàng đượcthống nhất trong toàn hệ thống và do Ban Giám Đốc qui định Hệ thống này có thể được điềuchỉnh phù hợp với tình hình chất lượng tín dụng của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển ViệtNam trong từng giai đoạn hoặc theo tình hình chung của nền kinh tế…
d- Nội dung xếp loại :
Tiêu chí xếp loại :
° Các chỉ tiêu tài chính (L) :
a Khả năng thanh toán:
1 Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu độngNợ ngắn hạn
-Tài sản lưu động không tính hàng tồn kho mất phẩm chất, các khoản phải thu khó đòi
2 Khả năng thanh toán nhanh = Tiền + Đầu tư ngắn hạn+ Phải thu
Nợ ngắn hạn
- Các khoản phải thu không tính phải thu khó đòi:
b Chi tiêu hoạt động:
3 Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
4 Vòng quay vốn lưu động
= Doanh thu thuầnTài sản lưu động bình quân
5 Hiệu quả sử dụng tài sản = Doanh thu
Tổng tài sản
Trang 34c Khả năng tự tài trợ :
6 Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
d Khả năng sinh lời :
7 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu
8 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản =
Tổng tài sản
9 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = Thu nhập sau thuếVốn chủ sở hữu x 100%
e Chấp hành chế độ lập và gửi báo cáo tài chính :
10 Gửi đầy đủ, chính xác báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả
kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nếu có) theo định kỳ hàng quý, năm tới NH
° Các chỉ tiêu phi tài chính (N) :
- Dư nợ, dư nợ có TSBĐ được tính tại thời điểm xếp loại
Lãi trong kỳ chưa trảLãi phải trả trong kỳ
Thu nhập sau thuế x 100%
Thu nhập sau thuế x 100%
Trang 35- Dư nợ có TSBĐ được lấy trên các tài khoản cho vay có bảo đảm
6 Tỷ lệ giá trị TSBĐ = Giá trị TSBĐDư nợ
- Dư nợ, giá trị TSBĐ được tính tại thời điểm xếp loại
- Giá trị tài sản bảo đảm lấy theo giá trị hoạch toán ngoại bảng
c Mức độ quan hệ với BIDV:
7 Mức độ quan hệ tín dụng với BIDV = Dư nợ vay bình quân tại BIDV
Dư nợ vay bình quan các TCTD
Dư nợ vay tại BIDV, dư nợ vay các TCTD được tính bình quân theo tháng
8 Tỷ lệ chuyển doanh thu qua BIDV = Doanh thu chuyển qua BIDV
Tổng doanh thu (thu bằng tiền d/v DN xây lắp)
- Đối với khách hàng có quan hệ dưới 1 năm: Doanh thu được tính là doanh thu thực hiện của quý gần nhất
- Đối với khách hàng có quan hệ từ 1 năm trở lên: Doanh thu được tính là doanh thu thựchiện năm trước
9 Số dư tiền gửi bình quân tại BIDV
- Số dư tiền gửi được tính bình quân theo các tháng trong kỳ xếp loại
10 Lợi nhuận khách hàng mang lại cho BIDV
- Chi nhánh chủ động thu thập các thông tin cần thiết về mức độ quan hệ dịch vụ với BIDVnhư mua, bán ngoại tệ, bảo lãnh… Để đánh giá thu nhập khách hàng mang lại cho BIDV
Phương pháp xếp loại :
-Thang điểm xếp loại các chỉ tiêu tài chính
- Tổng số điểm tối đa: 50 điểm Trong đó điểm tối đa đối với mỗi chỉ tiêu: 5 điểm
Trang 36+ Chỉ tiêu thứ 10: chi nhánh chủ động căn cứ vào :
Mức độ cung cấp đầy đủ, kịp thời báo cáo tài chính quý, năm;
Mức độ chính xác của báo cáo tài chính
Thái độ hợp tác và cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng Để chủđộng cho điểm từ 0 đến 5 điểm đối với chỉ tiêu này
- Thang điểm xếp loại các chỉ tiêu phi tài chính
- Tổng số điểm tối đa: 50 điểm Trong đó điểm tối đa đối với mỗi chỉ tiêu: 5 điểm
+ Chỉ tiêu 4 : Sử dụng vốn vay đúng mục đích: 5 điểm
Có trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích (đã kiểm tra phát hiện và lập biên bản) : 0 điểm