Thực trạng tín dụng của Ngân hàng Ngoạ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình ppt (Trang 54 - 67)

3. Phương pháp nghiên cứu

2.4. Thực trạng tín dụng của Ngân hàng Ngoạ

Bình trong giai đoạn từ năm 2006-2008.

2.4.1. Tình hình cho vay

2.4.1.1. Doanh số tín dụng theo thời hạn cho vay

Bảng 2.4.1.1 : Bảng tổng hợp doanh số tín dụng theo thời hạn cho vay

Đơn vị tính : tỷ đồng 2006 2007 2008 Chênh lệch 06/07 Chênh lệch 07/08 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 1.067 2.037 4.065 970 90,90 2.028 99,56 Trung dài hạn 37 115 530 78 216,67 415 360,87 Tổng 1.10 4 2.152 4595 1.048 94,93 2.443 113,52

2.4.1.3.

• Nguồn : Phòng khách hàng

Tổng doanh số cho vay của ngân hàng tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2006 – 2008: Trong các loại cho vay ở Vietcombank Tân Bình thì loại cho vay trung dài hạn có tỷ lệ tăng cao nhất trong giai đoạn này. Năm 2006, doanh số cho vay trung dài hạn là 37 tỷ đồng thì sang năm 2007 là 115 tỷ đồng, tăng 78 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 216,67%; đến năm 2008 doanh số cho vay ở loại này là 530 tỷ đồng, tăng 113,52% so với năm 2007. Điều này đã cải thiện cơ cấu cho vay tại ngân hàng. Để hiểu rõ ta hãy xem xét chi tiết ở bảng sau:

Bảng 2.4.1.1b : Bảng cơ cấu tỷ trọng doanh số tín dụng theo thời hạn cho vay Đơn vị tính : tỷ đồng 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 1.067 96,65 2.037 94,66 4.065 88,47 Trung dài hạn 37 3,35 115 5,34 530 11,53 Tổng 1.104 100 2.152 100 4.595 100 • Nguồn : Phòng khách hàng

Tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm đều ở giai đoạn 2006 – 2008. Năm 2006 tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn là 96,65% so với tổng doanh số cho vay của năm thì sang năm 2007 là 94,66% và năm 2008 là 88,47%.

Tương ứng với sự giảm dần của tỷ trọng cho vay ngắn hạn là sự tăng lên của tỷ trọng cho vay trung dài hạn. Năm 2008 tỷ trọng cho vay trung dài hạn là 11,53% trong khi ở năm 2007 là 5,34% và năm 2006 là 3,35%.

2.4.1.2. Doanh số tín dụng theo thành phần kinh tế

Bảng 2.4.1.2 : Bảng tổng hợp doanh số tín dụng theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính : tỷ đồng 2006 2007 2008 Chênh lệch 06/07 Chênh lệch 07/08 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) TNHH, CTCP 861,1 2 1.614,7 5 3.676 798,6 3 92,74 2.061,25 127,65 DNTN 22,08 43,06 128,6 6 20,98 95,12 85,6 198,79 Khác 220,8 495,19 790,3 4 274,39 124,27 295,15 59,60 Tổng 1.104 2.152 4.595 1.048 94,93 2.443 113,52 • Nguồn : Phòng khách hàng

Cùng với sự gia tăng của tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay theo từng thành phần kinh tế cũng tăng trưởng theo, tuy nhiên tốc độ gia tăng ở mỗi thành phần kinh tế qua các năm lại không đều nhau, cụ thể:

Ở giai đoạn 2006 – 2008, Vietcombank Tân Bình đã đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay các công ty TNHH, CTCP và DNTN nhưng lại giảm cho vay đối với các thành phần kinh tế khác.

o Ở năm 2006, doanh số cho vay các doanh nghiệp TNHH, CTCP là 861,12 tỷ đồng thì sang năm 2007 là 1.614,75 tỷ đồng, tăng 92,74%; đến năm 2008 doanh số cho vay này lên đến 3.676 tỷ đồng tăng 127,65% so với năm 2007.

o Tương tự, NHNT Tân Bình đã từng bước chuyển dịch tăng dần sang hướng đa dạng hóa khách hàng, từng bước chọn lọc khách hàng, tập trung cho vay những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này đã được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Bảng 2.4.1.2b: Bảng cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính : tỷ đồng

2006 2007 2008

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

TNHH, CTCP 861,1 2 78 1.614,7 5 75 3.676 80 DNTN 22,08 2 43,06 2 128,6 6 2,8 Khác 220,8 20 495,19 23 790,3 4 17,2 Tổng 1.104 100 2.152 100 4.595 100 • Nguồn : Phòng khách hàng

Tương ứng với tốc độ tăng trưởng về doanh số cho vay của các doanh nghiệp TNHH, CTCP cao hơn so với tốc độ gia tăng doanh số cho vay cho các DNTN và các thành phần khác trong tổng doanh số cho vay.

Tuy nhiên tỷ trọng về doanh số cho vay của các DNTN và các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn. Xem biểu đồ:

Đồ thị 2.4.1.2 : Đồ thị doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Chủ trương tăng dần tỷ trọng cho vay cho các DNTN và các thành phần kinh tế khác phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trong kinh doanh, ngân hàng nên tập trung lựa chọn khách hàng, cho vay các khách hàng có thiện chí và năng lực trả nợ khi vay tiền để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

2.4.2. Tình hình về dư nợ tín dụng

2.4.2.1. Dư nợ phân theo thời hạn cho vay:

Bảng 2.4.2.1a : Bảng tổng hợp dư nợ cho vay theo thời hạn

Đơn vị tính : tỷ đồng 200 6 2007 2008 Chênh lệch 06/07 Chênh lệch 07/08 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 540 715 780 175 32,41 65 9,1 Trung dài hạn 360 385 420 25 6,94 35 9,1 Tổng 900 1.100 1.20 0 200 22,22 100 9,1 • Nguồn : Phòng khách hàng

Tổng dư nợ của ngân hàng tăng đều qua các năm. Tổng dư nợ của ngân hàng năm 2006 là 900 tỷ đồng thì sang năm 2007 là 1.100 tỷ đồng, tăng ở mức 300 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 22,22%; đến năm 2008 tổng dư nợ cho vay là 1.200 tỷ đồng tương ứng với tốc độ gia tăng là 9,1% so với năm 2007.

Cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ, tỷ lệ biến động về dư nợ cho vay của từng loại cho vay cũng khác nhau, cụ thể:

o Năm 2006, tổng dư nợ cho vay ngắn hạn là 540 tỷ đồng thì sang năm 2007 là 715 tỷ đồng, tăng ở số tuyệt đối là 175 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 32,41% ; đến năm 2008, tổng dư nợ cho vay ngắn hạn là 780 tỷ đồng tăng ở mức 65 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ là 9,1% so với năm 2007.

o Tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn năm 2006 là 360 tỷ đồng ở năm 2007 là 385 tỷ đồng, tăng ở mức 25 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,94%; đến năm 2008 tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn là 420 tỷ đồng tăng ở số tuyệt đối là 35 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 9,1% so với năm 2007.

Bảng 2.4.2.1b: Bảng cơ cấu tỷ trọng dư nợ cho vay theo thời hạn Đơn vị tính : tỷ đồng 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 540 60 715 65 780 65 Trung dài hạn 360 40 385 35 420 35 Tổng 900 100 1.100 100 1.200 100 • Nguồn : Phòng khách hàng

Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đã giảm dần qua các năm; tỷ trọng dư nợ ngắn hạn năm 2006 là 60% sang năm 2007, 2008 đều là 65% chiếm trong tổng dư nợ.

Tương ứng với sự tăng dần của tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, là sự giảm dần của tỷ trọng dư nợ trung dài hạn, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn giảm đều với tốc độ tăng của tỷ trọng nợ ngắn hạn. Cụ thể năm 2006 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn 60% thì năm 2007, 2008 là 65%. Trong khi đó tỷ trọng dư nợ trung dài hạn giảm từ 40% ở năm 2006 xuống còn 35% ở năm 2007,2008.

Qua việc phân tích trên cho thấy tỷ trọng cho vay ngắn hạn tương đối tốt, chiếm 65% (2008) trong tổng dư nợ. Đây là điểm đáng mừng đối với một ngân hàng thương mại. Hiện nay, các ngân hàng thương mại thường có xu hướng cho vay với dư nợ ngắn hạn cao hơn dư nợ trung dài hạn vì các khoản nợ này có thời gian thu hồi nhanh, ít rủi ro cho ngân hàng. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao chứng tỏ ngân hàng đã dần thu hút khách hàng trong lĩnh vực tín dụng tài trợ vốn lưu động. Khách hàng thường có nhu cầu vốn lưu động rất lớn khi quá trình sản xuất kinh doanh đã đi vào ổn định. Ngân hàng cho vay đối tượng này ngoài việc có lợi từ lãi suất còn có lợi về mảng dịch vụ ngân hàng như thanh toán, xuất nhập khẩu,…Cơ cấu cho vay của NHNT Tân Bình đang chiếm ưu thế cho vay ngắn hạn tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp. Tuy tổng dư nợ còn thấp, chưa tương xứng với tầm vóc của một ngân hàng lớn trên địa bàn. Dư nợ tín dụng từ năm 2006 – 2008 mặc dù có tăng nhưng không đáng kể so với các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố. Điều này được lý giải là do sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng cũ cũng như nhiều ngân hàng mới xuất hiện trên địa bàn. Tuy nhiên đây cũng là điều mà Vietcombank Tân Bình cần xem xét lại quy trình và hoạt động thu hút khách hàng vay vốn.

Đồ thị 2.4.2.1: Đồ thị dư nợ theo thời hạn vay

2.4.2.2. Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Bảng 2.4.2.2a: Bảng tổng hợp dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính : tỷ đồng

2006 2007 2008 Tỷ lệ chênh lệch 06/07 Tỷ lệ chênh lệch 07/08

Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%)

TNHH, CTCP 702 825 960 123 17,52 135 16,36

Tổng 900 1.100 1200 200 22,22 100 9,1

• Nguồn : Phòng khách hàng

Tổng dư nợ cho vay các công ty TNHH và CTCP đã tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ của các DNTN và các thành phần khác. Cụ thể, năm 2006, tổng dư nợ cho vay các công ty TNHH và CTCP là 720 tỷ đồng thì sang năm 2007 là 825 tỷ đồng.

Trong khi đó, dư nợ cho vay các DNTN và thành phần khác lại tăng nhanh hơn do ngân hàng mở rộng đối tượng cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ cá thể có thể tiếp cận được nguồn vốn để mở rộng sản xuất; mặt khác các đối tượng này chủ động, linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh và làm ăn có hiệu quả. Đây là chủ trương đúng của NHNT nhằm tăng cường phòng ngừa, quản lý rủi ro.

Sau đây chúng ta xem xét tỷ trọng dư nợ của từng thành phần kinh tế:

Bảng 2.4.2.2b: Bảng cơ cấu tỷ trọng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính : tỷ đồng

2006 2007 2008

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

TNHH, CTCP 702 78 825 75 960 80

DNTN 18 2 22 2 33,6 2,8

Khác 180 20 253 23 206,4 17,2

Tổng 900 100 1.100 100 1.200 100

Tỷ trọng dư nợ cho vay các công ty TNHH và CTCP đã có những biến động lên xuống trong giai đoạn 2006 – 2008 như: năm 2006 tỷ trọng dư nợ cho vay các công ty này là 78% nhưng đến năm 2007 tỷ trọng này đã giảm xuống còn 75% nhưng lại tăng lên 80% trong năm 2008 trong tổng dư nợ.

Tương ứng với sự biến động đó là sự tăng không đều của các DNTN và các thành phần khác. Sự tăng này cũng góp phần giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro khi cho vay đối các CTCP và TNHH.

2.4.3. Tình hình nợ quá hạn

2.4.3.1. Nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay

Bảng 2.4.3.1a: Bảng tổng hợp nợ quá hạn phân theo thời hạn vay

Đơn vị tính : tỷ đồng

-

• Nguồn : Phòng khách hàng

Tương ứng với sự gia tăng của doanh số cho vay và dư nợ, nợ quá hạn ở NHNT Tân Bình trong giai đoạn 2006 – 2008 cũng có những biến động lớn. Tổng dư nợ quá hạn ở năm 2006 là 1,8 tỷ đồng, sang năm 2007 là 1,1 tỷ đồng, giảm 0,7 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 38,89%. Đây là năm Vietcombank Tân Bình đã giảm mạnh tỷ lệ nợ quá hạn. Nhưng qua năm 2008 nợ quá hạn của Vietcombank Tân Bình là 3,7 tỷ đồng tăng lên 336,36% so với năm 2007 là cho NHNT Tân Bình phải đứng trước những thách thức hết sức to lớn.

Phân tích nợ quá hạn ra từng loại cho vay cụ thể ta có thể thấy như sau:

o Nợ quá hạn ngắn hạn ở năm 2007 đã giảm mạnh so với năm 2006 đây là tín hiệu tốt trong việc đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng trong quá trình cho vay. Nợ quá hạn ngắn hạn năm 2007 là 0,715 tỷ đồng giảm 33,80% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 nợ quá hạn lại tăng lên 3,12 tỷ đồng tương ứng tăng 336,36% so với năm 2007.

o Trong khi đó, nợ quá hạn trung dài hạn năm 2006 là 0,72 tỷ đồng, sang năm 2007 là 0,385 tỷ đồng, giảm 0,335 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 46,53% ; đến năm 2008 nợ quá hạn trung dài hạn là 1,68 tỷ đồng tăng 1,295 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 336,36% so với năm 2007. 2006 2007 2008 Chênh lệch 06/07 Chênh lệch 07/08 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 1,08 0,715 3,12 - 0,365 -33,80% 2,405 336,36% Trung dài hạn 0,72 0,385 1,68 - 0,335 -46,53% 1,295 336,36% Tổng 1,8 1,1 4,8 -0,7 -38,89% 3,7 336,36%

Bảng 2.4.3.1b: Bảng cơ cấu tỷ trọng nợ quá hạn theo thời hạn cho vay Đơn vị tính : tỷ đồng 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 1,08 60 0,715 65 3,12 65 Trung dài hạn 0,72 40 0,385 35 1,68 35 Tổng 1,8 100 1,1 100 4,8 100 • Nguồn : Phòng khách hàng

Nợ ngắn hạn chiếm trong tổng dư nợ quá hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và qua các năm tỷ trọng này có xu hướng tăng lên.

o Tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn trong năm 2006 là 60%, sang năm 2007 tăng lên 65% nhưng đến năm 2008 cũng đừng lại ở 65% trong tổng dư nợ quá hạn. Đây là kết quả của việc cho vay tập trung quá nhiều vào thể loại cho vay ngắn hạn.

o Tương ứng với sự biến đổi của tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn thì tỷ trọng nợ quá hạn trung dài hạn trong tổng dư nợ quá hạn cũng biến đổi theo; cụ thể tỷ trọng nợ quá hạn trung dài hạn ở năm 2006 là 0,72 tỷ đồng đến năm 2007 là 0,385 tỷ đồng nhưng đến năm 2008 tỷ lệ này lại tăng lên 1,68 tỷ đồng.

Đồ thị 2.4.3.1: Đồ thị nợ quá hạn theo thời hạn vay

2.4.3.2. Nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế.

Đơn vị tính : tỷ đồng 2006 2007 2008 Tỷ lệ chênh lệch 06/07 Tỷ lệ chênh lệch 07/08 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) TNHH, CTCP 1,40 4 0,825 3,84 -0,579 -41,24 3,015 365,45 DNTN 0,036 0,22 0,134 4 0,184 511,11 -0,0856 -38,91 Khác 0,36 0,253 0,8256 -0,107 -29,72 0,5726 226,34 Tổng 1,8 1,1 4,8 -0,7 -38,89 3,7 336,36 • Nguồn : phòng khách hàng

Nợ quá hạn đối với các khoản vay của các công ty TNHH và CTCP năm 2006 là 1,404 tỷ đồng, sang năm 2007 là 0,825 tỷ đồng, giảm ở số tuyệt đối là 0,579 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 41,24% nhưng đến năm 2003 nợ quá hạn đối với các công ty TNHH và CTCP tăng lên 3,84 tỷ đồng, tăng 3,015 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 365,45% so với năm 2007. Đây là sự tăng lên đột ngột trong năm 2008 điều này ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng tín dụng. Trái ngược với nợ quá hạn các khoản vay của công ty TNHH và CTCP, các khoản cho vay các DNTN ở năm 2006 là 0,036 tỷ đồng, đến năm 2007 là 0,22 tỷ đồng, tăng ở mức 0,184 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 511,11%; nhưng con số này lại giảm đột ngột xuống 0,1344 tỷ đồng năm 2008 giảm xuống 0,0856 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng là 38,91%.

Sau đây chúng ta xem xét tỷ trọng nợ quá hạn của từng thành phần kinh tế:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình ppt (Trang 54 - 67)

w