Đẩy mạnh công tác Marketing dịch vụ ngân hàng, tăng cường tiếp thị khách hàng.

Một phần của tài liệu Mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 81 - 82)

c. Cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử

3.4.4Đẩy mạnh công tác Marketing dịch vụ ngân hàng, tăng cường tiếp thị khách hàng.

tiềm năng.

- Thứ sáu, mỗi chi nhánh, phòng giao dịch phải đảm bảo được đội ngũ cán bộ công nhân viên hướng dẫn, trả lời và giải quyết những vấn đề thắc mắc, khiếu nại của khách hàng một cách nhanh nhất, đảm bảo quyền lợi của khách hàng trên sự hài hòa lợi ích của Ngân hàng.

3.4.4 Đẩy mạnh công tác Marketing dịch vụ ngân hàng, tăng cường tiếp thị khách hàng. hàng.

Trong nền kinh tế dịch vụ, hoạt động marketing, xúc tiến và thiết lập kênh phân phối, cổ động truyền thông, quảng cáo và chăm sóc khách hàng có tác động rất quan trọng đến phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng. Bởi lẽ đơn giản là tâm lý khách hàng có thói quen bắt chước theo số đông, nhất là những dịch vụ nhạy cảm như: ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin ...Nghiên cứu và áp dụng các hình thức chăm sóc khách hàng linh hoạt để tăng khả năng cạnh tranh, giữ và thu hút khách hàng đến quan hệ tại ngân hàng. Đẩy mạnh công tác tiếp thị sản phẩm bằng nhiều biện pháp; giao chỉ tiêu đến các Phòng, Đơn vị trực thuộc, phối kết hợp giữa các bộ phận để tiếp thị đến các khách hàng của Phòng Giao dịch ngân hàng.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác Marketing nhưng đây vẫn là mảng còn yếu trong hoạt động của ngân hàng. Để có thể làm tốt công tác này đòi hỏi ngân hàng phải chú trọng các biện pháp sau:

Thứ nhất: Quảng bá thương hiệu cho ngân hàng: Để nâng cao được năng lực

cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ ngân hàng thì ngân hàng phải khẳng định được uy tín của mình với khách hàng. Uy tín quyết định đến sự sống còn của ngân hàng. Vậy làm thế nào để khi khách hàng có nhu cầu sử dụng một dịch vụ nào đó họ sẽ tìm đến NHNT HN. Để đạt được điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau song hoạt động Marketing là câu nối giữa ngân hàng và khách hàng. Muốn khách hàng biết và

hiểu rõ về ngân hàng cần tăng cường các hình thức quảng bá như phát hành bản tin, trên các website, các tờ rơi ...

Thứ hai, tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và khách hàng. Điều

này đòi hỏi ngân hàng phải phân loại được khách hàng của mình bao gồm khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng.

- Đối với khách hàng truyền thống:

+ Ngân hàng cần có những chính sách chăm sóc riêng và giao cho một phòng ban đảm nhận như gửi quà, điện hoa cho khách hàng nhân những dịp đặc biệt.

+ Thường xuyên gửi các phiếu điều tra về chất lượng dịch vụ trong từng giai đoạn để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, xem xét mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng. Từ đó có thể phán đoán được mức độ trung thành của khách hàng và có những biện pháp tiếp xúc với khách hàng nhằm tăng sự gắn kết với ngân hàng.

- Đối với khách hàng tiềm năng:

+ Ngân hàng phải lập danh sách và thường xuyên thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị lôi cuốn thu hút khách hàng thường xuyên đến với ngân hàng.

+ Nên cử những cán bộ có trình độ, năng lực và khả năng giao tiếp tốt để tiếp cận với những khách hàng này. Trước đó các nhân viên này đã có những hiểu biết nhất định về khách hàng này. Qua đó thực hiện lôi kéo khách hàng bằng việc giới thiệu những ưu điểm của NHNT HN

Thứ ba, dự báo thị trường: Bộ phận Marketing cũng phải quan tâm đến công

việc này nhằm đưa ra dự báo tình hình biến động của thị trường dịch vụ trong tương lai, từ đó có kế hoạch chuẩn bị cho công tác phát triển dịch vụ ngân hàng. Đồng thời cần phải tìm hiểu và đánh giá đối thủ cạnh tranh ở từng loại sản phẩm và tìm ra lợi thế so sánh của mình trong môi trường cạnh tranh sao cho có lợi nhất.

Một phần của tài liệu Mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 81 - 82)