Tăng cường sức mạnh tài chính

Một phần của tài liệu Mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 78 - 79)

c. Cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử

3.4.2Tăng cường sức mạnh tài chính

Tiềm lực tài chính là yếu tố vô cùng quan trọng đối với bất cứ ngân hàng nào, thể hiện trên những khía cạnh sau:

- Tiềm lực tài chính mạnh đồng nghĩa với việc ngân hàng có thể xúc tiến các hoạt động ra thị trường, tiến hành đầu tư các dịch vụ ngân hàng mới đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng cần nhiều vốn

- Có tiềm lực tài chính vững chắc thì mới có thể ứng dụng khoa học kỹ thuật, mua sắm thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ mà mình cung ứng và cung ứng thêm các dịch vụ khác biệt so với dịch vụ đang có trên thị trường, từ đó mở rộng cung ứng dịch vụ đa dạng, tiện ích đến các tầng lớp dân cư cũng như các doanh nghiệp

- Tăng khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng khác bởi bất cứ một khách hàng nào cũng muốn sử dụng dịch vụ tại ngân hàng có tiềm lực vốn lớn. Đặc biệt trong môi trường kinh tế quốc tế hết sức khắc nghiệt, các ngân hàng nhỏ sẽ có xu hướng bị thôn tính hoặc phải sáp nhập do khó có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng lớn – đây cũng là một xu thế phổ biến của hội nhập và điều này đã ảnh hưởng tới tâm lý của khách hàng.

Dù là một trong những NHTM trong nước có năng lực tài lớn mạnh. Tuy nhiên, năng lực tài chính của NHNT HN vẫn còn khá thấp so với các NHTM khác trong khu vực. Theo qui định của Luật các TCTD của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì một NHTM không thể đầu tư vào tài sản cố định của mình vượt

mức 15% vốn chủ sở hữu của NHTM đó và các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của NHTM như: cấp tín dụng, bảo lãnh…Vì vậy, việc tăng vốn là việc mà NHNT HN phải làm trong giai đoạn hiện nay.

Một số cách tăng vốn của NHNT HN trong giai đoạn hiện nay là:

- Tăng vốn điều lệ từ việc xin cấp vốn bổ sung từ ngân sách nhà nước, thu hồi nợ tồn đọng; nợ đã hoạch toán ngọai bảng và đã được Nhà nước cấp nguồn xử lý.

- Tăng quỹ như: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.

- Liên kết hữu hiệu với các ngân hàng trên địa bàn đặt cơ chế hợp tác nhằm giảm những chi phí dịch vụ, tăng cường huy động vốn liên ngân hàng và các tổ chức cá nhân

- Tiếp tục phát hành trái phiếu với lãi suất cạnh tranh để tăng vốn

- Cơ cấu lại dư nợ cho vay và sử dụng hợp lý cho vay ngắn hạn và trung dài hạn phù hợp tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động

- Tăng thu từ các hoạt động dịch vụ…

Một phần của tài liệu Mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 78 - 79)