Hệ thống ngân hàng Việt Nam và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 60 - 62)

c nh hinh ậ

3.1.1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế

3.1.1.1 Lộ trình hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Theo Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, cam kết lộ trình 9 năm với 7 cột mốc tháo dỡ mọi hạn chế đối với các NH Mỹ được bãi bỏ hoàn toàn. Cho đến tháng 12.2004, các nhà cung cấp dịch vụ Mỹ (trừ NH và công ty thuê mua tài chính) chỉ được hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam, sau thời gian đó những hạn chế này sẽ bị bãi bỏ. Sau 9 năm tức là từ tháng 12.2010, các NH Mỹ được phép thành lập NH con 100% vốn Mỹ tại Việt Nam. Trong thời gian 9 năm đó, các NH Mỹ có thể thành lập NH liên doanh với đối tác Việt Nam theo tỷ lệ góp vốn 30-49% vốn điều lệ của NH liên doanh. Theo đó các nhà cung cấp dịch vụ tài chính Mỹ được phép cung cấp 12 phân ngành dịch vụ NH theo lộ trình với 7 cột mốc. Lộ trình này xác định rõ mức độ tham gia các loại hình dịch vụ NH và hình thức pháp lý mà các nhà cung cấp dịch vụ Mỹ được phép hoạt động tại Việt Nam, điều này cũng đồng nghĩa với yêu cầu cắt giảm bảo hộ về kinh doanh dịch vụ NH đối

với các NHTM trong nước, phải loại bỏ dần những hạn chế đối với các NH Mỹ, cho phép họ được tham gia với mức độ tăng dần vào mọi hoạt động NH tại Việt Nam.

3.1.1.2 Các cam kết về mở cửa khu vực ngân hàng trong tiến trình hội nhập

- Các tổ chức tín dụng nước ngoài được thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức như văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam kể từ ngày 01/04/2007.

- Các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được phép cung ứng hầu hết các dịch vụ ngân hàng theo mô tả trong phụ lục về dịch vụ tài chính ngân hàng kèm theo Hiệp định GATS như cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại tệ, các công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ phái sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, cung cấp các dịch vụ thanh toán, tư vấn và thông tin tài chính.

- Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi VNĐ không giới hạn từ các pháp nhân. Việc huy động tiền gửi VNĐ từ các thể nhân Việt Nam sẽ được nới lỏng trong vòng 5 năm theo lộ trình sau:

Ngày 01 tháng 01 năm 2007: 650% vốn pháp định được cấp Ngày 01 tháng 01 năm 2008: 800% vốn pháp định được cấp Ngày 01 tháng 01 năm 2009: 900% vốn pháp định được cấp Ngày 01 tháng 01 năm 2010: 1000% vốn pháp định được cấp Ngày 01 tháng 01 năm 2011: Đối xử quốc gia đủ.

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép mở các điểm giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh, nhưng được đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc đầy đủ trong việc thiết lập và vận hành hoạt động các máy rút tiền tự động.

- Các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO.

- Một ngân hàng thương mại nước ngoài có thể có đồng thời mở một ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ dựa trên các quy định an toàn và giải quyết các vấn đề như tỷ lệ an toàn vốn, khả năng thanh toán và quản trị doanh nghiệp. Ngoài ra, các tiêu

chí đối với các chi nhánh và ngân hàng 100% vốn nước ngòai sẽ được áp dụng trên cơ chế quản lý đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm yêu cầu về vốn tối thiểu (theo thông lệ quốc tế đã được chấp nhận chung)

- Các ngân hàng nước ngoài có thể tham gia góp vốn liên doanh với đối tác Việt Nam với tỉ lệ góp vốn không vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, tổng mức góp vốn mua cổ phần của các tổ chức, cá nhân nước ngòai tại từng ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng đó, trừ khi pháp luật Việt Nam có qui định khác hoặc được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 60 - 62)