c nh hinh ậ
3.2 Đánh giá chung về môi trường kinh doanh của ngành ngân hàng đến năm
2010
- Đến năm 2010, về cơ bản Việt Nam đã hoàn thành cơ cấu lại các NHTM theo đề án cơ cấu NHTM giai đọan 2001-2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Năng lực cạnh tranh của các NHTM VN đã được nâng lên rõ rệt và cạnh tranh bình đẳng với các NHNNg.
- Các hệ số an toàn và tiêu chuẩn quản trị hoạt động ngân hàng cơ bản đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế
- Công nghệ thông tin được xây dựng hiện đại đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển đa dạng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
- Số lượng các ngân hàng nước ngòai tiếp tục tăng lên và đi cùng với đó là sự sàng lọc các ngân hàng cổ phần có qui mô nhỏ và hoạt động kém hiệu quả sẽ diễn ra gây gắt.
- Thị phần tín dụng của mỗi ngân hàng sẽ bị thu hẹp dần do có sự lớn mạnh của các kênh huy động vốn khác như: thị trường chứng khoán, các quỹ tài chính, các tổ chức tài chính phi ngân hàng…
- Hoạt động của các NHTM hướng vào phát triển các sản phẩm tiện ích ngày càng phù hợp hơn với các NHNNg.
- Thị trường nông thôn vẫn là thị trường hấp dẫn nhất đối với các NHTM trong tương lai, vì đây là thị trường bán lẻ tốt nhất, cũng là thị trường được Chính phủ và các Tổ chức thế giới quan tâm nhất.
- Khách hàng của các NHTM sẽ có bước chuyển dịch cơ bản theo hướng tăng dần các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng dần các Cty có yếu tố những ngoài và khách hàng cá nhân.
- Tăng cường các kênh bán lẻ (thông qua hệ thống ATM, POS, e- banking, mobile banking…).
- Các khách hàng có quan hệ thanh toán quốc tế sẽ chuyển sang sử dụng các sản phẩm mang tính phòng ngừa sự biến động của tỷ giá như: forward, future, ..
- Riêng khối NHTM CP đặc biệt chú trọng đến việc mở rộng chi nhánh, gia tăng thị phần, cạnh tranh thông qua đổi mới.
- Ngoài ra, các NHTM còn chú ý đến việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế, nâng cao khả năng sinh lời, nâng cao năng suất lao động, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cho vay trên tổng thu nhập và thiết lập mối quan hệ với ngân hàng nước ngòai.