đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 đến 2004

131 618 0
đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 đến 2004

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta. Từ đó đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam luôn không ngừng bổ sung, phát triển và từng bước hoàn thiện đường lối đổi mới. Công cuộc đổi mới là một cuộc cách mạng mới mẻ, mỗi bước đi là một sự tìm kiếm và khám phá, đổi mới là phù hợp với xu thế của thời đại và yêu cầu tất yếu của đất nước, đáp ứng đúng nguyện vọng của nhân dân. Trong bối cảnh hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ (KH- CN), kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi dân tộc, quốc gia. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo đất nước thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trong đó khẳng định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệpnông thôn là nhiệm vụ hàng đầu, và chỉ rõ trọng điểm chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH là vấn đề cốt lõi, là quy luật phát triển của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới, nhằm tiến kịp các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm đổi mới từ năm 1986 đến nay đã từng bước chuyển dịch mạnh mẽ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo ra bước phát triển tính đột phá trên lĩnh vực sản xuất hàng hóa, tác động mạnh đến phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ, các lĩnh vực chính trị - xã hội khác. Chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp đúng hướng đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề bước sang thời kỳ đẩy 1 mạnh CNH, HĐH là yêu cầu không thể thiếu, tạo ra sự ổn định trong đời sống chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước. Hải Dương là một tỉnh tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên, đất đai và du lịch. Đồng thời, đây còn là mảnh đất "Địa linh nhân kiệt", có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như: Côn Sơn - Kiếp Bạc, làng nghề truyền thống với những đặc sản nổi tiếng như bánh đậu xanh ở thành phố Hải Dương, vải thiều Thanh Hà, gốm Cậy - Bình Giang, gốm Chu Đậu - Nam sách, Hải Dương còn nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh (tháng 1/1997) đến nay, Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã những quan điểm mới đúng đắn, với tư duy kinh tế năng động, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh và truyền thống vẻ vang của quê hương, thu hút mạnh nguồn vốn từ trong và ngoài nước, từng bước chuyển dịch cấu kinh tế của địa phương theo hướng CNH, HĐH. Hải Dương đang được biết đến như một vùng kinh tế khởi sắc và hứa hẹn phát triển mạnh mẽ trong tương lai không xa. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch cấu kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp vẫn chưa phát huy hết tiềm năng to lớn mà vẫn đang còn những khó khăn, hạn chế, phải đối mặt với nhiều vấn đề mới nảy sinh, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh. Nhằm đánh giá đúng thực trạng và tìm ra những nguyên nhân của mặt mạnh, mặt tồn tại để từ đó đưa ra những giải pháp thực hiện chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH ở một địa phương, vì vậy tác giả đã chọn đề tài: "Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 đến 2004" làm luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, đã nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chuyển dịch cấu kinh tế ở nước ta. Tiêu biểu là một số công trình sau: GS. Đỗ Đình Giao: "Chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; GS.TS Trần Ngọc Hiên: "Mối quan hệ công - nông nghiệp - dịch vụ trong sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1997; TS. Đặng Văn Thắng, TS. Phạm Ngọc Dũng: "Chuyển dịch cấu kinh tế công, nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng thực trạng và triển vọng", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Nguyễn Sinh Cúc: "Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới", Nxb Thống kê, Hà Nội, 2003; PGS.TS Vũ Năng Dũng (Chủ biên): "Nông nghiệp Việt Nam 61 tỉnh và thành phố", Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001; Chu Hữu Quý, Nguyễn Kế Tuấn (đồng Chủ biên): "Con đường công nghiệp hóa, hiện hóa nông nghiệpnông thôn", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Ngoài ra, còn khá nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đề cập đến vấn đề này: Luận án tiến sĩ Lịch sử của Lê Văn Thai: "Quá trình hình thành và phát triển đường lối đổi mới trong nông nghiệp của Đảng (1975 - 1996)", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1997; Luận án tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn Việt Hùng: "Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo nông dân ngoại thành phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn (1986 -1996)", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001; Luận án tiến sĩ Kinh tế của Phạm Ngọc Dũng: "Sự chuyển dịch cấu kinh tế ngành công - nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng - thực trạng và giải pháp", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2002; Luận văn thạc sĩ Lịch sử của Phạm Công Thỉnh: "Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo phong trào hợp tác hóa nông nghiệp theo Chỉ thị 100 của Ban Bí thư và Nghị quyết 10 của Bộ Chính 3 trị", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996; Luận văn thạc sĩ Lịch sử của Nguyễn Ngọc Thanh: "Đảng bộ huyện Gia Lâm (Hà Nội) lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cấu kinh tế (1991 - 2000)", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2004 Những công trình khoa học, sách, báo, tạp chí nêu trên đã khẳng định tầm quan trọng của xây dựng phát triển kinh tế, chuyển dịch cấu kinh tế, trong đó kinh tế nông nghiệp, nêu bật được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, được thể hiện bằng các đường lối, chính sách phát triển kinh tế và sự vận dụng đường lối, chính sách đó vào các địa phương cụ thể. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất lớn và phong phú, vẫn còn nhiều nội dung cụ thể mà các nhà nghiên cứu chưa đề cập tới, nhất là chưa công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu quá trình lãnh đạo chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hải Dương theo hướng CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích + Góp phần làm rõ đường lối, quan điểm của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH và quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. + Khẳng định những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm, nhằm phát huy tốt hơn nữa việc chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hải Dương trong sự nghiệp CNH, HĐH. + Cung cấp thêm căn cứ khoa học làm sở cho việc đẩy mạnh chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh. - Nhiệm vụ 4 + Trình bày hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng lãnh đạo thực hiện việc chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp từ 1997 đến 2004 theo hướng CNH, HĐH. + Làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, kết quả của quá trình chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp từ 1997 đến 2004 theo hướng CNH, HĐH ở địa phương Hải Dương. + Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong việc chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp theo đường lối của Đảng trong những năm tiếp theo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong việc thực hiện chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh từ 1997 đến 2004. 5. sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - sở lý luận nghiên cứu Luận văn trình bày dựa trên sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời có sử dụng kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài. - Phương pháp nghiên cứu + Dựa trên sở phương pháp luận sử học mácxít. Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, phương pháp phân tích và tổng hợp. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, điều tra xã hội học để trình bày làm rõ nội dung. + Nguồn liệu, luận văn chủ yếu dựa vào các văn kiện, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải 5 Dương và các báo cáo hằng quý, hằng năm của các sở, ban, ngành, đặc biệt là của Sở Nông nghiệp và Cục Thống kê tỉnh Hải Dương. 6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài - Trình bày một cách tương đối hệ thống và toàn diện quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo thực hiện quá trình chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH từ 1997 đến 2004. - Chỉ rõ thành tựu, hạn chế của quá trình đó, bước đầu rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương. - Kết quả nghiên cứu của luận văn thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các ngành liên quan, góp phần tổng kết thực tiễn gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trên một địa bàn cụ thể, trong một lĩnh vực nhất định. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. 6 Chương 1 ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (1997 - 2000) 1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BẢN VÀ THỰC TRẠNG CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG TRƯỚC NĂM 1997 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội 1.1.1.1. Vị trí địa lý - kinh tế của tỉnh Hải Dươngtỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Từ ngàn xưa nơi đây đã là lá chắn cửa ngõ phía Đông của kinh thành Thăng Long. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, đất và người Hải Dương luôn kiên cường trong đấu tranh, cần cù và sáng tạo trong lao động, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam. Hải Dương tiếp giáp với 6 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên và Hải Phòng. Trên địa bàn, nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua, với chất lượng tốt như: đường 5, đường 18, đường 183 thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài. Thành phố Hải Dương - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của tỉnh - nằm trên trục quốc lộ số 5, cách Hải Phòng 45 km về phía Đông và cách Thủ đô Hà Nội 57 km về phía Tây. Phía Bắc của tỉnh hơn 20 km quốc lộ số 18 chạy qua nối sân bay quốc tế Nội Bài ra biển qua cảng Cái Lân (Quảng Ninh). Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Kép - Bãi Cháy đi qua Hải Dươngcầu nối giữa Thủ đô và các tỉnh phía Bắc ra các cảng biển. Là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở vị trí nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, Hải Dương vai trò quan 7 trọng làm cầu nối Thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, thành phố du lịch Hạ Long; cung cấp sản phẩm hàng hóa quan trọng và là địa bàn tham gia quá trình trung chuyển hàng hóa giữa hệ thống cảng biển và các thành phố, các tỉnh trong vùng và cả nước; do vậy, vừa hội đóng vai trò là một trong những động lực phát triển, vừa phải đối mặt với các thách thức trong cạnh tranh khai thác và phát triển các ngành hàng cùng lợi thế. Trong triển vọng, Hải Dương sẽ phải trở thành trọng điểm thu hút đầu phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giải quyết việc làm để giảm áp lực cho các thành phố lớn và trở thành một trong các đô thị lớn trong vùng. Theo kết quả điều tra của Vụ Kinh tế địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu về một số chỉ tiêu năm 2004 (Phụ lục 1), với 2,1% dân số, tổng GDP của Hải Dương mới chỉ đạt 1,76% của cả nước, do vậy GDP bình quân đầu người của tỉnh thấp hơn mức trung bình của cả nước. Hải Dương hiện đứng thứ trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cả về tổng GDP và GDP bình quân đầu người. Điều này thể hiện vị thế hiện tại của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển đối với một tỉnh đang ở vị trí cầu nối đối với các cực phát triển của cả nước (Phụ lục 2). 1.1.1.2. Tiềm năng và khả năng khai thác các nguồn lực tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Địa hình: Do cấu trúc địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Đông của tỉnh một số vùng trũng, thường bị ảnh hưởng của thủy triều và bị úng ngập vào mùa mưa. Toàn tỉnh Hải Dương được chia ra làm hai vùng chính: vùng đồi núi chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã của huyện Kinh Môn, chủ yếu là đồi, núi thấp phù hợp với xây dựng các sở công nghiệp, du lịch và trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và các loại cây công nghiệp. Vùng đồng bằng gồm các huyện, xã còn lại, độ cao trung bình 3-4 m, đất đai bằng phẳng màu mỡ phù hợp với việc trồng cây lương 8 thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Với địa hình này, Hải Dương khả năng phát triển mạnh và đa dạng các ngành sản xuất, nhất là sản phẩm nông, lâm nghiệp. Khí hậu: Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, được chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23 o C, thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng. Lượng mưa trung bình hằng năm 1.500- 1.700 mm, phân bố không đều, tập trung vào tháng 6, 7, 8, dễ gây úng lụt, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và dân sinh. Độ ẩm không khí trung bình cao từ 78-87%, tháng 3- 4 với độ ẩm trung bình từ 90-92%. Nhìn chung, điều kiện khí hậu của tỉnh thuận lợi cho sự phát triển hệ sinh thái động thực vật cũng như các hoạt động sản xuất, dịch vụ và du lịch. Đặc biệt, điều kiện khí hậu vào mùa đông rất thuận lợi cho việc phát triển cây rau, màu, thực phẩm, nhất là khả năng trồng rau xuất khẩu. Tài nguyên đất: Năm 2004, diện tích tự nhiên của tỉnh là 164.837 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 63,3%; đất lâm nghiệp chiếm 6,08%, đất canh tác 46,2%; đất ở 6,87%; đất chưa sử dụng 7,47%. Đất đồng bằng chiếm khoảng 89% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất phù sa sông Thái Bình, thuận tiện cho việc thâm canh và sản xuất nhiều loại cây trồng cho năng suất cao. Trên một số diện tích đất canh tác thuộc các huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành đã trồng luân canh được 3 - 4 vụ trong một năm, do vậy, nâng hệ số quay vòng đất của tỉnh từ 2 - 4 lần hiện nay lên 2,7 - 2,8 lần trong các năm tới là hướng khai thác có hiệu quả nguồn đất đang sử dụng. Đồi núi chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên, nằm gọn ở phía Đông Bắc thuộc hai huyện Chí Linh và Kinh Môn. Nhóm đất này nghèo dinh dưỡng, tầng mặt mỏng, nghèo mùn, độ phì thấp, chủ yếu phù hợp trồng các loại cây lấy gỗ, cây ăn quả như vải thiều, dứa, cây công nghiệp như lạc, chè 9 Tài nguyên nước: Hệ thống sông ngòi khá dầy đặc, bao gồm hệ thống sông Thái Bình, sông Luộc, các sông trục Bắc Hưng Hải và An Kim Hải, có khả năng bồi đắp phù sa đồng ruộng, cung cấp nguồn nước cho nhu cầu sản xuất của các ngành, đồng thời cũng là những tuyến giao thông thủy, tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hóa trong tỉnh, cũng như giữa Hải Dương với các tỉnh khác trong vùng. Tuy nhiên, sông ngòi nhiều thường gây nên úng lụt, rất khó khăn trong việc phòng chống lụt và ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống dân sinh. Cùng với nguồn nước mặt khá phong phú trong hệ thống các sông ngòi lớn, nhỏ, hồ, đầm và kênh, mương phân bố khắp trên địa bàn, trữ lượng nước ngầm của Hải Dương khá dồi dào. Lượng nước ngầm tại các giếng khoan đạt từ 30 - 50m 3 /ngày đêm. Nguồn nước này nằm chủ yếu trong tầng chứa nước lỗ hổng Pleitôxen, hàm lượng CL<200mg/1. Tầng khai thác phổ biến ở độ sâu trung bình từ 40 - 120 m, ở phía bắc tỉnh, thể khai thác tốt cho nhu cầu nước sinh hoạt. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cũng đã phát hiện một số tầng nước ngầm độ sâu từ 250 - 350 m, nhiều nơi chất lượng nước tốt, trữ lượng lớn, là tiềm năng cung cấp nước ổn định phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tài nguyên khoáng sản: Không nhiều, nhưng một số loại trữ lượng lớn, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp như đá vôi (trữ lượng khoảng 200 triệu tấn, đủ để sản xuất 4-5 triệu tấn xi măng/1 năm); cao lanh (40 vạn tấn); sét chịu lửa (khoảng 8 triệu tấn) Ngoài ra, tỉnh còn tiềm năng về than đá, than bùn, đất sét, bô xít, thủy ngân và nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất vật liệu xây dựng. Nhìn chung, tài nguyên không giàu, điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, nhưng hiệu quả quản lý khai thác chưa tốt, nhất là than, cát và đá. Tài nguyên phục vụ du lịch trên địa bàn khá phong phú, nhất là trên hai huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh là Chí Linh và Kinh Môn. 10 [...]... yếu kém 1.2 ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG QUÁN TRIỆT CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ CHUYỂN DỊCH CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG (1997 - 2000) 1.2.1 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nông nghiệp và chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 21 1.2.1.1 Chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp Ngay từ những năm đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc, Đảng ta, đứng... động hiện tại đang còn gặp nhiều khó khăn (Phụ lục 3) 14 Trên đây là một số đặc điểm bản về tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương, những đặc điểm đó tác động rất lớn, là sở để Đảng bộ tỉnh hoạch định chủ trương, chính sách đúng đắn trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch kinh tế nói chung và chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hướng CNH, HĐH 1.1.2 Thực trạng chuyển dịch. .. chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương trước năm 1997 Trước năm 1997, Hải Dương nằm trong tỉnh Hải Hưng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Hưng lần thứ VII (tháng 5/1996) đã đánh giá những thành tựu kinh tế nổi bật trong 5 năm 1991 - 1995 của Hải Hưng là: đã thoát ra khỏi suy thoái, tuy còn một số mặt chưa vững chắc Các chương trình kinh tế - xã hội triển khai sớm và thực hiện hiệu... 2- Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệpkinh tế nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế quốc doanh, kể cả kinh tế quốc doanh trong công nghiệpdịch vụ phục vụ nông nghiệp cùng với kinh tế hợp tác xã được đổi mới và phát triển hiệu quả, từng 35 bước vươn lên làm nền tảng, tạo điều kiện để củng cố liên minh công nhân - nông dân... 47] Đại hội nhấn mạnh: Trong toàn bộ quá trình xây dựng CNXH, kể cả chặng đường hiện nay, không được tách rời giữa công nghiệpnông nghiệp hoặc coi trọng một ngành kinh tế nào Ở mỗi giai đoạn, trong từng chặng đường, vị trí, vai trò của nông nghiệpcông nghiệp khác nhau Nhưng trong chặng đường hiện nay phải tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp. .. mạnh công nghiệp hóa [24, tr 53] Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội VII và thực tiễn của những năm đổi mới, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương đã xác định một hệ thống quan điểm nhằm tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong giai đoạn mới Đó là: 1- Đặt sự phát triển nông nghiệpkinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóahiện đại hóa. .. triển công nghiệp nặng phải mức độ phù hợp với điều kiện và khả năng, nhằm phục vụ thiết thực và hiệu quả cho nông nghiệpcông nghiệp hàng tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu vừa bảo đảm tiêu dùng xã hội vừa tích lũy Trên quan điểm đó phải bố trí lại cấu kinh tế, cấu đầu tư, quy định vị trí, nội dung và mức độ phát triển các ngành kinh tế, kết hợp đúng đắn ngay từ đầu công nghiệpnông nghiệp. .. VIII đề ra nội dung bản của CNH, HĐH trong những năm còn lại của thập kỷ 90 là: "Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệpnông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu" [26, tr 86] Đại hội chỉ rõ: Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các... toàn diện quản lý nền nông nghiệp thể hiện trên các nội dung sau: Một là, phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần trong nông thôn Từ chỗ tuyệt đối hóa hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể, coi nó là bản chất, nền tảng của CNXH, không thừa nhận kinh tế hộ gia đình, kinh tế cá thể và kinh tế nhân, đã tiến đến tôn trọng và khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng phát triển,... 1993 thì xu thế chuyển dịch cấu kinh tế ngày càng được mở rộng rất đa dạng, phong phú Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương cũng chuyển dịch từ độc canh lương thực sang nền nông nghiệp hàng hóa đa canh phù hợp với đặc điểm từng vùng Đối với vùng ven đô, ven thị: Từ ngày hộ nông dân được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng lâu dài, họ đã thực sự yên 16 tâm, phấn khởi sản xuất, . 1 ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (1997. quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh từ 1997 đến 2004. 5. Cơ sở lý

Ngày đăng: 19/02/2014, 14:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan