- Sáu mục tiêu là:
2.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII (tháng 12- 2000) đã thông qua Báo cáo chính trị và quyết định những vấn đề quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị nhiệm kỳ 2001-2005 và đề ra phương hướng tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2005 đó là:
Phát huy mọi nguồn lực, vượt qua khó khăn, thách thức, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn thời kỳ 1997 - 2000, và mức bình quân của cả nước. Từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, đảm bảo các yếu tố để phát triển bền vững và có
hiệu quả, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào những năm sau. Tập trung giải quyết các vấn đề về xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, khoa học - công nghệ, chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân và các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao. Đảm bảo quốc phòng, an ninh vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội [1, tr. 45].
Về mục tiêu chủ yếu: Tổng sản phẩm GDP trong tỉnh tăng bình quân 9%-10%/năm.
- Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng 4-5%/năm. Để thực hiện mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ yếu, Đại hội chỉ rõ nhiệm vụ là tiếp tục phát triển theo hướng CNH, HĐH.
- Tập trung phát triển sản xuất kinh tế nông nghiệp, nông thôn toàn diện và vững chắc, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ trồng trọt - chăn nuôi đạt 70%-80%; từng bước thực hiện chương trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học, bảo quản vào sản xuất, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển các ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn.
- Bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý, áp dụng rộng rãi các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, giữ khoảng 6,5 vạn ha đất để trồng lúa và đảm bảo ổn định bình quân lương thực đầu người 500kg/năm.
- Tiếp tục chuyển đổi diện tích cấy lúa hiệu quả thấp sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao và nuôi trồng thủy sản, đưa hơn 5.500 ha mặt nước chưa được khai thác vào nuôi trồng thủy sản.
- Mở rộng vụ đông lên 40-45% diện tích canh tác, phấn đấu giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp một năm đạt 36 triệu đồng trở lên.
- Phát triển các loại hình kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, nhất là kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại... Tiếp tục thực hiện các chương trình: trồng và bảo vệ rừng, cải tạo đất hoang hóa, kiên cố hóa kênh, mương, xây dựng giao thông, điện nông thôn... [1, tr. 46].
Nhằm đưa Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII trở thành hiện thực trong cuộc sống, ngày 4-5-2001, Ban Chấp hành Đảng bộ đã ra Nghị quyết số 04 về: Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ XIII. gồm 10 chương trình lớn và 32 đề án, trong đó có chương trình
"Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2001- 2005". Đây là môt chủ trương lớn của Đảng bộ khóa XIII nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.
Để thực hiện chương trình này, Tỉnh ủy Hải Dương xác định quan điểm và mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2001-2005 theo hướng sản xuất hàng hóa như sau:
Quan điểm: Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn toàn diện và vững chắc nhằm khai thác mọi tiềm lực và tiềm năng để ổn định và nâng cao đời sống người lao động. Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Trên cơ sở xác định nông sản phẩm mũi nhọn và lợi thế sản xuất là rau quả, thịt lợn và lúa gạo, tăng cường chỉ đạo, tập trung đầu tư xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa mũi nhọn phù hợp với tiềm năng và lợi thế từng địa phương.
Đẩy mạnh việc ứng dụng thành tựu KH-CN, công nghệ sinh học, đưa các giống cây, con có năng suất chất lượng cao vào sản xuất. Bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý để mở rộng khả năng tăng vụ và khai thác hết tiềm năng, năng suất cây trồng. Đồng thời coi trọng việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Thực hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa việc xây dựng cơ sở chế biến với quy hoạch tổ chức vùng sản xuất nguyên liệu tập trung phù hợp trên cơ sở thị trường tiêu thụ đã được định hướng.
Mục tiêu phát triển nông nghiệp Hải Dương đến năm 2005
Tốc độ tăng trưởng giá trị nông nghiệp bình quân 4,5%-5%/năm, trong đó trồng trọt - lâm nghiệp tăng 4,8%/năm, chăn nuôi - thủy sản 6%, dịch vụ nông nghiệp 5,2%/năm (gồm dịch vụ thủy nông, làm đất và cung ứng vật tư nông nghiệp), tỷ trọng GDP nông nghiệp chiếm 30% GDP chung toàn tỉnh.
Phương hướng
- Xác định sản xuất lúa gạo vẫn giữ vị trí quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực cho địa phương và quốc gia. Do đó diện tích đất lúa cần ổn định ở mức 65.000 ha, còn lại chuyển đổi sang cây trồng khác cho thu nhập cao hơn, tùy theo từng vùng sinh thái.
Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất lúa chất lượng cao, tăng sản lượng từ 10% năm 2002 lên 20% năm 2005, để vừa tăng năng suất, vừa đảm bảo chất lượng hạt gạo, nâng tỷ lệ cấy lúa lai 2 dòng, 3 dòng, phấn đấu đạt 25 - 30% diện tích lúa lai vào năm 2005. Mở rộng diện tích trồng rau vụ đông từ 21.000 ha năm 2002 lên 23.000 ha năm 2005, phát triển diện tích trồng hành, tỏi từ 7.000 ha năm 2002 lên 8.000 ha năm 2005, cung cấp đủ nguyên liệu cho chiên, sấy hành, tỏi để xuất khẩu. Tập trung xây dựng các vùng rau quy mô như vùng trồng bí xanh ở huyện Bình Giang, Cẩm Giàng; cà chua, bắp cải ở huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ; hành, tỏi ở huyện Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành. Coi trọng phát triển đa dạng các loại cây ăn quả, trong đó vải thiều, nhãn, chuối là cây
chủ lực, phấn đấu đến năm 2005 diện tích trồng cây ăn quả năm 2005 đạt 4.000 ha, chủ yếu là tăng diện tích trồng cây vải ở huyện Thanh Hà khoảng 3.500 ha. Ngoài ra các địa phương khác cũng khuyến khích việc chuyển đổi vùng đất trũng cấy lúa bấp bênh sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và nuôi cá với diện tích từ 1.500 - 2.000 ha theo quy hoạch được phê duyệt.
- Chăn nuôi, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
Tập trung đầu tư, cải tạo nâng cấp chất lượng đàn lợn trong tỉnh theo hướng tăng tỷ lệ nạc cao và tăng trọng lượng xuất chuồng. Hình thành vùng chăn nuôi tập trung, như ở huyện Bình Giang, Cẩm Giàng, Nam Sách, Gia Lộc, nuôi lợn thịt; huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà, Ninh Giang nuôi lợn nái. Đối với đàn trâu, không khuyến khích phát triển quy mô đàn, đẩy mạnh công tác tiêm phòng dịch, không để xảy ra nạn dịch bệnh lớn gây hại cho người chăn nuôi. Về đàn bò, tăng quy mô đàn bò theo lợi thế và khả năng của từng vùng, chú trọng thay đổi chất lượng đàn bò, giảm tỷ lệ đàn bò giống nội, tăng dần tỷ lệ bò ngoại và bò lai, phấn đấu đến năm 2005 đàn bò trong tỉnh đạt 40.000 con, trong đó tỷ lệ bò lai chiếm 90 - 95% theo hai hướng:
+ Nhập thêm bò đực ngoại thuần để phối giống trực tiếp.
+ Tổ chức mạng lưới đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật cho các kỹ thuật viên để truyền tinh nhân tạo đàn bò, tiếp tục thực hiện chương trình "nạc hóa" đàn lợn, "sind hóa" đàn bò, nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Đồng thời phát triển chăn nuôi gia cầm với quy mô hộ gia đình, khuyến khích phát triển nuôi gà, vịt, ngan ngỗng, quy mô bán công nghiệp, công nghiệp ở các vùng ven đô thị với các giống cho năng suất, chất lượng cao như gà Tam Hoàng, Lương Phượng, Vịt siêu thịt, siêu trứng, ngan Pháp, chim cút. Phấn đấu đến năm 2005 sản lượng thịt hơi các loại đạt 77.000 tấn, phấn đấu bán ra ngoài tỉnh và xuất khẩu khoảng 34.000 tấn.
- Đưa thêm diện tích mặt nước chưa sử dụng vào nuôi trồng thủy sản, kết hợp với diện tích vùng đất trũng để chuyển đổi lập ao nuôi thả cá đến năm
2005 diện tích nuôi cá đạt 8.000 ha, đẩy mạnh việc phổ biến và ứng dụng khoa học và công nghệ, khuyến khích đầu tư nuôi trồng thủy sản theo hướng bán thâm canh và thâm canh, đa dạng các giống cá, tận dụng diện tích mặt nước, các tầng nước để nuôi xen ghép nâng cao năng suất, phấn đấu đến năm 2005 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 15.000 - 16.000 tấn, phát triển các loại thủy đặc sản như ba ba, lươn, ếch; mở rộng quy mô các loài cá có giá trị kinh tế cao như: cá chim trắng, rô phi đơn tính, trê lai, tôm càng xanh...
Một số giải pháp chủ yếu là:
- Về tạo giống:
+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho công ty giống cây trồng của tỉnh, luôn đảm bảo sản xuất đạt từ 950 - 1.000 tấn giống lúa siêu nguyên chủng và nguyên chủng cung cấp cho các vùng sản xuất giống lúa nhân dân.
Xây dựng các vùng lúa nhân dân ở 12 huyện, thành phố quy mô định hình từ 80 - 100 ha/huyện để sản xuất từ 100 - 1.000 tấn giống cung cấp đủ nhu cầu giống tốt cho địa phương. Trước mắt cần hỗ trợ kinh phí để Trung tâm Khuyến nông tổ chức xây dựng mô hình vùng giống nhân dân, năm 2002 diện tích 200 ha ở 80 xã, năm 2003 là 250 ha ở 100 xã. Kết hợp hoạt động của Công ty Giống cây trồng. Trung tâm khuyến nông và các vùng giống lúa nhân dân, tổ chức sản xuất lúa lai để chủ động cung cấp hạt giống lúa lai với giá cả hợp lý, mở rộng diện tích cấy lúa lai năm 2005 là 42.000 ha (đạt 30% diện tích) trong đó giống lai tự sản xuất trong tỉnh đáp ứng 50%.
+ Tiếp tục thực hiện cải tạo giống thông qua chương trình "nạc hóa" đàn lợn, "sind hóa" đàn bò, đảm bảo chất lượng, kinh phí nhà nước đầu tư cho giống chăn nuôi chủ yếu hỗ trợ cho việc phổ biến, tuyên truyền và nhân giống, bao gồm: Hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng cho chủ hộ nhập lợn nái ngoại và nhập bò đực giống để phối giống trực tiếp; hỗ trợ chi phí đào tạo các kỹ thuật viên truyền tinh nhân tạo cho giống bò và dụng cụ, thiết bị cần thiết
cho công tác chuyên môn; tiếp tục đầu tư để Trung tâm giống gia súc có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, trang thiết bị tiên tiến và đàn giống đực ngoại chất lượng cao, cung cấp giống tốt cho đàn lợn nái toàn tỉnh; mở các lớp tập huấn cho nông dân về kỹ thuật chăn nuôi và phòng ngừa dịch bệnh.
+ Về giống thủy sản, khuyến khích và hỗ trợ thích đáng việc đưa vào sản xuất các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá chim trắng, rô phi đơn tính, tôm càng xanh, chép lai ba máu. Mở rộng việc phổ biến kỹ thuật nuôi cá thâm canh trong nhân dân.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thủy nông.
+ Đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi hiện có, đảm bảo chủ động tưới cho 100% diện tích và tiêu cho 95% diện tích vùng có công trình, cần tập trung đầu tư, cải tạo nâng cấp hệ thống thủy lợi theo hướng sau như: cải tạo, nâng cấp công trình hiện có, duy trì năng lực tưới tiêu theo hướng hiệu quả bằng cách đổi mới thiết bị, ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý, điều hành. Dự kiến cải tạo thay thế máy bơm cho 20 trạm bơm máy ly tâm trục ngang 1.000 m3/h cột nước cao, tiêu tốn điện sang loại trục đứng cột nước thấp, lưu lượng lớn, tiết kiệm điện. Cải tạo, xây dựng 60 cầu, cống lớn. Tu bổ bờ vùng đê nội đồng với khối lượng 6 triệu m3, từng bước kiên cố hóa hệ thống kênh mương tưới theo năng lực tài chính của Nhà nước và vốn đóng góp của nhân dân.
- Tăng cường phổ biến chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tới người sản xuất
Tăng cường hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến chuyển giao khoa học, kỹ thuật nông nghiệp tới hộ nông dân của Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, phối hợp đồng bộ với Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học, kỹ thuật nông nghiệp: Thú y, bảo vệ thực vật, khảo nghiệm giống, quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa để chủ động phát hiện phòng ngừa diệt trừ sâu bệnh, dịch
bệnh, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, gây thiệt hại cho người sản xuất. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị cho Trường Trung học nông nghiệp của tỉnh, có đội ngũ giáo viên giỏi nhiều kinh nghiệm thực tiễn, để nhà trường trở thành trung tâm đào tạo ra đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý nông nghiệp làm nòng cốt cho cơ sở.
- Về cơ chế chính sách
+ Chính sách về đất đai. Tiến hành việc chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa
nhỏ thành ô thửa lớn, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, cần kết hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục, làm tốt công tác kế hoạch và thực hiện tốt đề án về vấn đề này, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trong trồng trọt, chăn nuôi, trong đó ngoài việc hỗ trợ tín dụng, đầu tư và việc cho thuê đất sử dụng để lập trang trại trồng trọt, chăn nuôi cần áp dụng giá ưu đãi, có kế hoạch cụ thể để đảm bảo an toàn sản xuất và môi trường sinh thái.
+ Chính sách khuyến khích và tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất
nguyên liệu đồng bộ, gắn với việc xây dựng cơ sở chế biến. Tăng cường xúc tiến thương mại, vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến rau, quả, thực phẩm, sản xuất bánh kẹo để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
+ Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp hệ thống dịch vụ sản xuất nông nghiệp.
Củng cố công ty Vật tư nông nghiệp, củng cố mạng lưới kinh doanh và công tác cán bộ của công ty, chuyển giao nhiệm vụ kinh doanh hai mặt hàng: thuốc bảo vệ thực vật và dụng cụ y tế. Tăng cường hỗ trợ để công ty có thể đảm nhiệm dịch vụ từ 15% năm 2001 lên 40% năm 2005 lượng vật tư nông nghiệp của tỉnh. Trên cơ sở xây dựng định mức thu thủy lợi phí một cách hợp lý, thực hiện việc khoán thu, khoán chi đối với các xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi
để nâng cao hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục việc chuyển đổi hình thức sở hữu theo Nghị định 44 và 103 của Thủ tướng Chính phủ đối với các doanh nghiệp nhà nước sản xuất quy mô nhỏ, theo lịch trình và bước đi cụ thể. Triển khai và thực hiện đầy đủ nội dung Quyết định số 67 ngày 30-3-