Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 đến 2004 (Trang 81 - 83)

- Sáu mục tiêu là:

2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Hải Dương có lợi thế về địa lý kinh tế: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng Bắc Bộ, giữa các thành phố lớn phát triển, gần hải cảng và sân bay, Hải Dương có cơ hội được tập trung đầu tư, cải thiện kết cấu hạ tầng. Mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy tạo cho Hải Dương có vị thế của một trung tâm thương mại - dịch vụ lớn của vùng. Hải Dương đã và đang trở thành một địa bàn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp, hàng hóa và dịch vụ, là tỉnh có truyền thống trong phát triển kinh tế, với nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, lao động có trình độ văn hóa, là cơ sở để tiếp thu KH-CN mới. Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động trong tỉnh cao hơn so với mức trung bình cả nước, đội ngũ cán bộ quản lý năng động, cơ chế, chính sách được cải thiện, môi trường đầu tư thông thoáng, linh hoạt, mềm dẻo, nhiều chương trình, dự án đang phát huy tác dụng và đạt hiệu quả. Cơ sở vật chất phục vụ kinh tế - xã hội được tăng cường đáng kể: Hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh, đường giao thông nông thôn được cải tạo, nâng cấp; hệ thống bệnh viện, trường học được đầu tư; hệ thống đô thị, khu dân cư mới được quy hoạch và xây dựng theo hướng hiện đại. Các khu, cụm công nghiệp đã và đang được hình thành... tạo cho tỉnh một diện mạo mới, ngang tầm với các tỉnh trong khu vực.

- Khó khăn

Dân số nông thôn, lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn. Sự chênh lệch phát triển giữa thành thị và nông thôn có xu hướng tăng. Tỉnh chưa chủ động được về vốn đầu tư, tỷ lệ tích lũy từ nội bộ còn khiêm tốn, cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng gay gắt, khu vực doanh nghiệp trong nước trên địa bàn Hải Dương còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường. Quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ, điều kiện đổi mới công nghệ còn chậm và nhiều

hạn chế. Đội ngũ doanh nhân chưa có nhiều kinh nghiệm trong cơ chế thị trường.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, sản xuất nông nghiệp chưa gắn bó chặt chẽ với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhưng nhìn chung sản xuất còn phân tán, quy mô sản xuất hộ gia đình nhỏ lẻ đang là trở ngại cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp. Trình độ KH-CN trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản còn thấp, lao động thủ công vẫn còn phổ biến... Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước ở một số khâu chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; tệ quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội chưa bị đẩy lùi...

Như vậy, với những thuận lợi và khó khăn trên đặt ra yêu cầu Đảng bộ phải có những chủ trương, giải pháp đúng đắn để lãnh đạo và tổ chức thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 đến 2004 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w