- Sáu mục tiêu là:
2.3.1. Luôn quán triệt và vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn của địa
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn của địa phương
Để có được những thành tựu quan trọng, bước đầu trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH ở Hải Dương, nguyên nhân đầu tiên và có ý nghĩa quyết định nhất là Đảng bộ và nhân dân
trong tỉnh luôn quán triệt và vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn của địa phương.
Để quán triệt tốt đường lối, kinh nghiệm cho thấy, trước hết là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của các cấp, các ngành cần phải nắm bắt đầy đủ, sâu sắc nội dung, yêu cầu, biện pháp triển khai các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; phổ biến, quán triệt cho các ban, ngành, cơ sở, đến các cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ.
Đặc biệt, đối với các nghị quyết quan trọng, liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh ủy phải chỉ đạo các cấp bộ đảng tổ chức thảo luận và viết báo cáo thu hoạch, trên cơ sở đó xây dựng chương trình hành động, xây dựng phương hướng phát triển kinh tế, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với thực tế địa phương.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, nếu các cấp ủy đảng, chính quyền chỉ quán triệt và nắm vững, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, nhưng lại thiếu tính năng động và vận dụng sáng tạo vào trong hoạt động thực tiễn thì không thể nào biến chủ trương, chính sách của Đảng thành hiện thực.
Nghị quyết của Đảng trong thời kỳ đổi mới xác định: nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây là một vấn đề rất lớn, rất hệ trọng, rất mới, bởi vì không chỉ đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý mà còn rất mới đối với nhân dân lao động, đặc biệt là đối với người nông dân. Nếu không quán triệt và nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước thì nhất định sẽ phạm phải những sai lầm trong việc xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp. Nhưng nếu thiếu tinh thần nhiệt tình cách mạng, năng động sáng tạo, thì nhất định sẽ rơi vào thụ
động, chủ nghĩa kinh nghiệm, khi gặp khó khăn dễ bị dao động, lúng túng và không thể đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Từ những kết quả đã đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ từ 1997-2004 cho thấy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản, giảm tỷ trọng trồng trọt (năm 2004 còn 67% trồng trọt và 33% chăn nuôi, thủy sản) với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng bộ đề ra các chương trình, đề án phát triển kinh tế nông nghiệp, các đề án này phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, hợp với lòng dân nên đã được nông dân đồng tình, ủng hộ tích cực. Đảng bộ đã đem lại niềm tin sâu sắc cho nhân dân, người dân đã tích cực đầu tư vốn, nhân lực, KH-CN... vào phát triển sản xuất, kinh doanh đã làm cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh ngày càng nâng cao.