Lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các vấn đề xã hội và môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống nhân dân

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 đến 2004 (Trang 111 - 112)

- Sáu mục tiêu là:

2.3.3.Lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các vấn đề xã hội và môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống nhân dân

trường sinh thái, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống nhân dân

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Hải Dương, bên cạnh những thành tựu đã đạt được đã xuất hiện nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó có những vấn đề về xã hội. Cho nên đòi hỏi các cấp ủy đảng cần phải nhận thức một cách đầy đủ và có những giải pháp cụ thể trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhằm tạo ra một động lực mới thúc đẩy kinh tế phát triển, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân.

Trước hết, phải quan tâm đến phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao trình độ văn hóa, KH-CN và trình độ tay nghề cho dân cư nông thôn để tạo ra được đội ngũ lao động mới, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, từng bước chuyển dần lao động nông nghiệp là chủ yếu sang lao động công nghiệp và dịch vụ.

Trong thời gian qua, Đảng bộ tỉnh Hải Dương luôn vận dụng đúng đắn đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển giáo dục - đào tạo, nhằm để tạo ra nguồn nhân lực có trình độ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, đồng thời chỉ đạo mở rộng công tác đào tạo nghề, cho phép các trung tâm mở nhiều lớp dạy nghề như: chuyển giao công nghệ KH-CN để áp dụng vào sản xuất, làm hàng thủ công mỹ nghệ..., đã cung cấp số lượng lớn lao động có trình độ kỹ thuật cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Cùng với việc phát triển giáo dục - đào tạo, Đảng bộ tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến

đậm đà bản sắc dân tộc.

Coi trọng đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hóa, nếp sống văn hóa, phòng, chống các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm...), thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo nếp sống văn minh ở nông thôn, xã hội hóa chủ trương giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (số hộ nghèo giảm từ 8% năm 1997 xuống còn 4% năm 2004) làm cho đời sống của nhân dân, đặc biệt của nông dân ngày một nâng cao. Tình hình an ninh, trật tự ở nông thôn cơ bản được ổn định.

Đảng bộ tỉnh và chính quyền các cấp cũng đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái để cùng với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội, góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng.

2.3.4. Đảng bộ các cấp cần đặc biệt coi trọng lãnh đạo ứng dụngtiến bộ khoa học - công nghệ vào trong sản xuất và đời sống

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 đến 2004 (Trang 111 - 112)