- Sáu mục tiêu là:
1.2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn Thuận lợ
- Thuận lợi
Hải Dương nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, có vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thông thủy, bộ phân bố tương đối hợp lý cho nên có nhiều lợi thế trong việc giao lưu hàng hóa từ vùng Bắc Bộ với các nước trong khu vực và thế giới.
Có điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, sông ngòi, nguồn nước ngọt,... thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Sản phẩm lương thực, thực phẩm lớn không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh mà còn cung cấp cho các tỉnh, thành trong khu vực và hướng mạnh đến xuất khẩu. Trong khi đó nhu cầu của thị trường đối với các mặt hàng này tiếp tục tăng. Nếu Hải Dương tạo ra được năng lực mạnh trong chế biến thì các sản phẩm này sẽ có khả năng mở rộng thị trường.
Lực lượng lao động dồi dào, cần cù, trình độ dân trí khá, có truyền thống và kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, có khả năng tiếp thu tiến bộ KH-CN nhanh, khả năng sáng tạo cao, có một bộ phận dân cư và đội ngũ cán bộ quản lý đã bước đầu tiếp cận và làm quen với nền sản xuất hàng hóa và cơ chế thị
trường. Nếu được đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách sử dụng tốt thì nguồn nhân lực của tỉnh sẽ trở thành một trong những nội lực quan trọng góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.
- Khó khăn
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có dấu hiệu khởi sắc nhưng còn chậm, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, trong nông nghiệp tỷ trọng chăn nuôi, cây công nghiệp và rau quả tăng chậm. Các vùng chuyên canh chưa được hình thành rõ rệt, kinh tế hộ phát triển song mang nặng tính tiểu nông, chưa chuyển mạnh sang kinh tế hàng hóa, chưa có nhiều mô hình tốt, dẫn tới chủng loại nông sản thì nhiều nhưng khối lượng từng loại ít, chất lượng thấp, giá thành cao, không đáp ứng được nhu cầu của công nghiệp chế biến và tổ chức tiêu thụ.
Trình độ sản xuất trong nông nghiệp còn lạc hậu, chủ yếu vẫn là lao động thủ công, sản xuất nhỏ, phân tán. Tỷ trọng cơ giới hóa, điện khí hóa trong các khâu sản xuất còn thấp, lao động thủ công vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Tiềm năng trong nông nghiệp chưa được phát huy, hiệu quả thấp. Giá trị thu nhập bình quân/ha đất canh tác còn thấp, bình quân toàn tỉnh đạt 22 - 25 triệu đồng/năm. Các cây công nghiệp, rau màu, thực phẩm có giá trị cao phát triển chưa mạnh. Diện tích đất trũng ven sông, ao hồ trong khu dân cư, vườn trong đất thổ cư, đất trồng rừng,... nhiều nơi chưa được khai thác có hiệu quả, còn lãng phí lớn, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn cao chiếm gần 80%, ruộng đất bình quân đầu người thấp (543 m2/nhân khẩu), chăn nuôi, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên lao động nông nghiệp, nông thôn sử dụng tối đa 70% thời gian làm việc, tình trạng thiếu việc làm trong nông thôn còn là vấn đề gay gắt. Lực lượng cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, trung học nông
nghiệp chưa được quản lý sử dụng hiệu quả. Chưa có chính sách khuyến khích họ về làm việc tại nông thôn.
Việc khai thác, huy động các nguồn vốn để đầu tư trong nhân dân chưa tốt. Vốn ngân sách đầu tư chưa tập trung, dứt điểm. Nguồn vốn tín dụng chưa được khai thác triệt để, giải ngân chậm có lúc có nơi ngân hàng ứ đọng vốn, nông dân thì thiếu vốn sản xuất. Việc khuyến khích thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài vào nông nghiệp còn hạn chế.
Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp chưa đồng bộ, chất lượng thấp như một số công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu nước được thiết kế với hệ số tiêu chí không hợp lý gây lãng phí vốn đầu tư.
Sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa thấp, việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng xuất khẩu hàng hóa chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sức hấp dẫn và cuốn hút phát triển nông nghiệp.
Công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp còn những hạn chế về nhận thức và cách làm, cải cách hành chính tiến hành chậm, còn mang tính hình thức, thủ tục hành chính ở một số nơi còn phiền hà. Một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu về năng lực, quan liêu, sách nhiễu dân trong khi thi hành công vụ. Đây là những rào cản ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
Quan hệ sản xuất ở nông thôn chậm đổi mới, trong thời gian qua, kinh tế hộ đã phát huy vị thế và tiềm năng của mình, nhưng đất canh tác của mỗi hộ lại ít, manh mún, vẫn là sản xuất nhỏ. Phân công lại lao động trong nông thôn diễn ra chậm. Mặc dù tỉnh đã thực hiện đổi mới tổ chức và quản lý HTX sớm, nhưng vẫn bị ảnh hưởng của cơ chế cũ, nhiều HTX đổi mới mang tính hình thức, chạy theo phong trào, chưa quan tâm đầy đủ đến đổi mới nội dung kinh tế. Phạm vi hoạt động dịch vụ của các HTX còn bó hẹp ở một số
khâu công việc, chưa vươn ra đáp ứng nhu cầu dịch vụ đa dạng của kinh tế hộ.
Phần lớn doanh nghiệp nhà nước phục vụ nông nghiệp hiệu quả thấp, chưa đảm bảo vai trò chủ đạo trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Những thuận lợi và khó khăn trên đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng của tỉnh.