Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 đến 2004 (Trang 113 - 119)

- Sáu mục tiêu là:

2.3.5. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

chất đáp ứng yêu cầu lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về xây dựng và phát triển kinh tế, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vì vậy đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên phải không ngừng nâng cao năng lực tổ chức thực

hiện, trình độ lý luận, chuyên môn, tu dưỡng phẩm chất đạo đức là yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.

Thực tế ở Hải Dương cho thấy, đội ngũ cán bộ, đảng viên của tỉnh chủ yếu được đào tạo, rèn luyện trong chiến tranh, trong thời kỳ bao cấp khó khăn về vật chất, họ có bản lĩnh chính trị vững vàng - đó là mặt mạnh. Nhưng trong nền kinh tế thị trường, đang đặt ra những yêu cầu mới về khả năng, trình độ năng lực lãnh đạo quản lý kinh tế - xã hội ngày một toàn diện hơn. Do vậy, để lãnh đạo thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, đúng định hướng XHCN, trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất, cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quán triệt, giáo

dục lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống, luôn phối hợp với nhân dân kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ, đảng viên đang giữ những cương vị chủ chốt.

Mỗi cá nhân cán bộ, đảng viên không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, không để cho những mặt trái của kinh tế thị trường tác động đến phong cách lối sống và làm việc, không để người thân, quen, lợi dụng trục lợi trái pháp luật... Cụ thể là, chấp hành nghiêm kỷ luật Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, làm việc trên cơ sở chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Do làm tốt công tác này, trong thời gian qua, đa số đội ngũ cán bộ, đảng viên của Hải Dương đã giữ vững được phẩm chất đạo đức cách mạng trong cơ chế thị trường, phát huy được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và thực thi nhiệm vụ có hiệu quả. Tuy nhiên, không khỏi vẫn còn một số ít cán bộ, đảng viên tha hóa, biến chất, tham ô, sách nhiễu..., làm giảm lòng tin của nhân dân vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, Đảng bộ chú trọng bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ lý

luận, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt ở cơ sở và các chuyên viên của các ban, ngành với nhiều hình thức thích hợp, nhằm đạt tới trình độ lý luận, quản lý kinh tế, đáp ứng được với quá trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hướng CNH, HĐH.

Bên cạnh đó, Đảng bộ cũng thường xuyên tổ chức cho cán bộ chủ chốt ở cơ sở và các ban, ngành của tỉnh đi tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm các mô hình kinh tế tiêu biểu, nhằm nâng cao sự hiểu biết thực tiễn và khả năng tổ chức, triển khai các chủ trương của Đảng vào cuộc sống có hiệu quả.

Thứ ba, luôn có quan điểm đúng đắn trong quá trình đánh giá, tuyển

chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ gắn với quá trình phân công, phân cấp quản lý cán bộ và đẩy mạnh cuộc đấu tranh làm trong sạch Đảng, quá trình này luôn được quán triệt trong các cấp ủy đảng.

Luôn có chính sách khuyến khích những cán bộ khoa học, kỹ thuật, cán bộ quản lý tham gia sản xuất và phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp như: Cán bộ khuyến nông, trưởng ban chăn nuôi, thú y xã. Chú trọng đào tạo, thường xuyên bồi dưỡng cập nhật những kiến thức mới, cho cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý ở cơ sở, nhất là đối với cán bộ chủ chốt ở xã và hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.

Thứ tư, các cấp ủy đảng trong đảng bộ luôn chăm lo, thống nhất quản

lý cán bộ trong hệ thống chính trị tại địa phương theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu, có chính sách đúng đắn nhằm thu hút nhân tài, có kế hoạch nhằm trẻ hóa cán bộ, đảm bảo tính liên tục. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ một cách toàn diện.

Đặc biệt trong công tác lãnh đạo, quản lý kinh tế nông nghiệp, các cấp ủy Đảng luôn đòi hỏi người cán bộ ngoài có phẩm chất chính trị và kiến thức kinh tế nói chung còn phải có những hiểu biết về quản lý, am hiểu khoa học và công nghệ mới đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hiện nay, cuộc cách mạng KH-CN, kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi dân tộc, quốc gia. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo đất nước thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong đó phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, đẩy nhanh CNH, HĐH là vấn đề cốt lõi, là quy luật phát triển của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Bởi vì, ở nước ta sản xuất nông nghiệp vẫn còn chiếm bộ phận lớn trong nền kinh tế, nền sản xuất nhỏ chiếm phần lớn trong nông nghiệp, cho nên cần phải cải tạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác, coi trọng phát triển nông nghiệp là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, giảm bất bình đẳng về thu nhập của dân cư. Chủ trương này vừa phù hợp với quy luật phát triển kinh tế vừa phù hợp với con đường định hướng XHCN mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn.

Cùng với các địa phương khác trong cả nước, dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế - xã hội của Hải Dương đang đổi mới và phát triển với những bước chuyển dịch ngày càng vững chắc, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH có những đóng góp tích cực, xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày hợp lý, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích. Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, nâng cao giá trị và hiệu quả xuất khẩu. Tuy nhiên, những thay đổi đó chưa thật sự mạnh mẽ, tỷ trọng của nông nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội của tỉnh chưa cao. Do đó, để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương cần phải thực hiện đồng bộ một cách có hệ thống các giải pháp trên cơ sở quán triệt nội dung

Nghị quyết Đại hội IX và Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX của Đảng, đồng thời phải xuất phát từ điều kiện đặc thù của địa phương.

Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi đã trình bày quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng lãnh đạo về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1997 - 2004 theo hướng CNH, HĐH. Đặc biệt trình bày tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, kết quả đạt được. Trên cơ sở đó bước đầu rút ra một số kinh nghiệm, nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo đường lối của Đảng trong thời gian tới.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH từ 1997 - 2004 của Đảng bộ tỉnh Hải Dương đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Song do thời gian và khả năng nghiên cứu của tác giả nên luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý, bổ sung của các nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 đến 2004 (Trang 113 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w