Chủ trương của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 đến 2004 (Trang 39 - 46)

- Sáu mục tiêu là:

1.2.1.2. Chủ trương của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thứ nhất: Tính tất yếu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đối với mọi quốc gia, dân tộc. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp không chỉ cần thiết để tăng thêm nguồn lương thực, thực phẩm để nuôi sống xã hội mà còn tác động mạnh đến phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ, các lĩnh vực chính trị - xã hội khác, là yêu cầu không thể thiếu tạo ra sự ổn định trong đời sống chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, là yếu tố quan trọng để bảo đảm môi trường sinh thái.

Đối với nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu, đi lên CNXH, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Do đó, nông nghiệp càng có vị trí vai trò hết sức quan trọng, được thể hiện trên các nội dung sau đây:

- Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế nước ta hiện nay vì nông nghiệp sản xuất ra lương thực, thực phẩm để nuôi sống xã hội, nông nghiệp có ổn định và phát triển thì các ngành kinh tế và các lĩnh vực chính trị - xã hội mới ổn định phát triển. Bởi vì, ở nước ta có khoảng 60% lao động sản xuất trong ngành nông nghiệp và GDP của ngành nông nghiệp trong GDP của toàn nền kinh tế là 23%. Tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam mới đạt 25%, còn lại 75% là nông thôn.

- Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, trên cơ sở đó góp phần đáp ứng nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, đa dạng cho nhân dân.

- Khu vực nông nghiệp có vai trò to lớn trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tại các địa phương, đồng thời còn cung cấp một lượng lớn lao động cho các ngành kinh tế khác.

- Nông nghiệp là khu vực góp phần quan trọng trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo điều kiện, mở rộng, phân công và hợp tác quốc tế để Nhà nước tăng nguồn thu ngoại tệ, nhập khẩu các loại máy móc, vật tư thiết bị, cũng như các kỹ thuật cần thiết khác để phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Ngành kinh tế nông nghiệp phát triển, do đó đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện là điều kiện tiên quyết thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

- Sự phát triển hợp lý của ngành kinh tế nông nghiệp sẽ góp phần tích cực bảo vệ, giữ gìn và cải thiện môi trường sinh thái, đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững, xây dựng môi trường ngày càng trong sạch.

Trước vị trí, vai trò quan trọng của ngành kinh tế nông nghiệp đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân, nước ta với xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp lạc hậu, manh mún là chủ yếu, nên khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và thúc đẩy quá trình phát triển, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết hàng loạt vấn đề kinh tế, kỹ thuật, tổ chức, xã hội... Trong đó việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của một nền nông nghiệp nhiệt đới là quá trình có vai trò hết sức quan trọng.

Thứ hai: Nội dung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Xuất phát từ đặc điểm của nước ta vốn là một nước nông nghiệp, dân số chiếm khoảng 68% và lao động nông nghiệp chiếm 60% so với dân số và lực lượng lao động của cả nước; đồng thời nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực, nguyên liệu, nguồn xuất khẩu quan trọng, là thị trường tiêu thụ lớn nhất hiện nay, do đó trong thời gian tới để tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp lên một trình độ mới, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta phải có nội dung chính như sau:

- Xây dựng cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp hợp lý: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải được chuyển dịch theo hướng từ cơ cấu độc canh, thuần nông sang chuyên môn hóa và kinh doanh tổng hợp, chuyển từ cơ cấu mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa trong quá trình CNH, HĐH. Chuyển từ cơ cấu sử dụng nhiều lao động, hiệu quả thấp sang nền nông nghiệp sử dụng khai thác ít lao động, hiệu quả cao. Cụ thể:

+ Phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, lấy sản xuất lương thực làm trọng tâm. Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cấp chất lượng, bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống bởi sản xuất lương thực giữ vị trí rất quan trọng để đảm bảo "an toàn lương thực quốc gia". Đó là cơ sở đầu tiên để ổn định chính trị - xã hội. Phát triển sản xuất lương thực không phải bằng con

đường quảng canh (khai thác chiều rộng) mà phải đầu tư thâm canh (khai thác chiều sâu).

+ Thực hiện chuyên môn hóa kết hợp kinh doanh tổng hợp, xây dựng các vùng sản xuất tập trung hàng hóa, tận dụng điều kiện thích hợp của các địa bàn khác để sản xuất lương thực có hiệu quả. Nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất gạo, có chính sách bảo đảm lợi ích của người sản xuất lương thực.

+ Phát triển theo quy hoạch và chú trọng đầu tư thâm canh các vùng cây công nghiệp như chè, dâu tằm, mía, lạc... Mở rộng diện tích cây ăn quả, cây đặc sản có giá trị cao gắn với phát triển cơ sở bảo quản chế biến nhằm phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và lao động, tiến tới đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và hướng mạnh xuất khẩu.

+ Phát triển và nâng cao hiệu quả, chất lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm; mở rộng phương pháp nuôi công nghiệp gắn với chế biến sản phẩm, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp.

+ Phát huy lợi thế về thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực. Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nhất là nuôi tôm theo phương thức tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi trường. Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ; chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ, nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế và trong nước. Mở rộng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá. Giữ gìn môi trường biển và sông nước, bảo đảm cho sự tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản.

+ Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 43%. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định và lâu dài theo hướng xã hội hóa lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả nghề rừng. Kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và có chính sách hỗ trợ để định canh, định cư, ổn định, cải thiện đời sống nhân dân miền núi. Ngăn chặn nạn đốt, phá rừng. Đẩy mạnh trồng rừng

kinh tế, tạo nguồn gỗ trụ mỏ, nguyên liệu cho công nghiệp, bột giấy, công nghiệp chế biến gỗ và làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm rừng.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn: Cơ cấu kinh tế mới ở nông thôn không chỉ bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp mà còn bao gồm các ngành như: công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, du lịch và các dịch vụ khác. Do vậy, cơ cấu kinh tế nông thôn phải được chuyển đổi theo hướng phát triển mạnh các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt, phát triển đa dạng các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống có giá trị xuất khẩu cao. Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Chuyển một phần doanh nghiệp gia công (may mặc, da giày...) và chế biến nông sản ở thành phố về nông thôn. Có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.

Trên cơ sở chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, từng bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tăng việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn.

- Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ KH-CN vào sản xuất nông nghiệp đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ, công nghệ và về thu nhập trên một đơn vị diện tích. Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước, tăng đáng kể thị phần của các nông sản chủ lực trên thị trường thế giới.

Chú trọng điện khí hóa, cơ giới hóa ở nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia công và dịch vụ; liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trên từng địa bàn và trong cả nước.

Tăng cường tiềm lực KH-CN trong nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin. Chú trọng tạo và sử dụng giống cây, con có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi trồng, chế biến rau quả, thực phẩm. Hạn chế việc sử dụng hóa chất độc hại trong nông nghiệp, xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao, tăng cường đội ngũ, nâng cao năng lực và phát huy tác dụng của cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống thủy lợi ngăn mặn, giữ ngọt, kiểm soát lũ, bảo đảm tưới, tiêu an toàn, chủ động cho sản xuất nông nghiệp (kể cả cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản) và đời sống nông dân. Đối với những khu vực thường bị bão lũ, cùng với các giải pháp hạn chế tác hại thiên tai, phải điều chỉnh quy hoạch sản xuất và dân cư thích nghi với điều kiện thiên nhiên, nâng cao năng lực dự báo thời tiết và khả năng chủ động phòng chống thiên tai, hạn chế thiệt hại.

Tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả việc sử dụng quỹ đất, nguồn nước, vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường. Quy hoạch các khu dân cư, phát triển các thị trấn, thị tứ, các điểm văn hóa ở làng xã, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, xây dựng cuộc sống dân chủ, công bằng, văn minh ở nông thôn.

Thứ ba: Yêu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Từ nội dung cụ thể của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp khiến cho quá trình này phải tuân thủ những yêu cầu sau:

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải tạo ra được một cơ cấu kinh tế mới hợp lý và có hiệu quả tức phải có khả năng tạo ra quá trình tái sản xuất mở rộng. Cơ cấu kinh tế phải đảm bảo được các tiêu chí sau: Phải phù hợp với sự vận động của các quy luật kinh tế, chính trị - xã hội và tự nhiên.

Phản ánh được khả năng khai thác nguồn nhân lực trong nước bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhu cầu hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế.

Phù hợp với xu thế chính trị, kinh tế - xã hội của khu vực và thế giới. - Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo ổn định, tạo ra sự cân đối trong quá trình sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu chính đáng theo pháp luật, đồng thời hỗ trợ người dân thoát nghèo, bảo đảm phát triển bền vững.

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải nhằm duy trì nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Trong đó kinh tế nhà nước (kể cả trong công nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp) giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể được đổi mới và phát triển có hiệu quả. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể từng bước vươn lên làm nền tảng từ đó tạo điều kiện phát huy vai trò của kinh tế hộ và củng cố khối liên minh công nhân, nông dân, trí thức.

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải nhằm đảm bảo triển khai thành công quá trình CNH, HĐH thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, gắn sản xuất với thị trường, mở rộng sản xuất đi đôi với mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH-CN, nhất là công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, hạ giá thành. Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh trong nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài

nước, tăng sức mua của thị trường nội địa. Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa để đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế xuất khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả. Có chính sách khuyến khích và bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước.

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với phát triển văn hóa xã hội: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, bảo vệ tài nguyên, cải thiện môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn mới... Đổi mới kinh tế đi đôi với củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nông thôn.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 đến 2004 (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w